GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Toán ở Tiểu học
môn Toán ở Tiểu học
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp đươc sử dụng rộng rãi ở Tiểu học nói chung và ở trong môn Toán nói riêng. Với mục đích giúp học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào trong quá trình học tập. Chúng ta có thể tiến hành cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề theo quy trình các bước nêu ở trên như sau:
Bước 1: Thâm nhập, phát hiện vấn đề.
Bước 2: Học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề. Bước 3: Trình bày giải pháp.
Bước 4: Nghiên cứu sâu hơn về giải pháp.
Nội dung môn Toán ở Tiểu học bao gồm một số nội dung tương đối khó, càng lên lớp cao (lớp 4, 5) thì nội dung càng khó và trừu tượng hơn. Do vậy nhiệm vụ của người giáo viên là phải hình thành ở học sinh kiến thức của toán học đồng thời phải hình thành ở học sinh kĩ năng thực hành tính toán. Có
rất nhiều kiến thức đòi hỏi học sinh phải tích cực suy nghĩ độc lập mới có thể giải quyết được vấn đề mà giáo viên đưa ra. Chính vì vậy, tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề được xem là một cách làm không thể thiếu trong dạy học nội dung môn Toán ở Tiểu học.
Tuy nhiên, để tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề đạt kết quả thì cũng cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Tình huống đưa ra để học sinh giải quyết cần đảm bảo vừa sức đối với học sinh tức là không nên quá dễ hoặc quá phức tạp.
- Việc lựa chọn hình thức để tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề phải hết sức linh hoạt, tùy thuộc vào đặc điểm nhận thức của học sinh. Có thể lựa chọn hình thức vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Đối tượng học sinh được giáo viên tổ chức trong hoạt động học tập phát hiện và giải quyết vấn đề tùy thuộc vào nội dung; yêu cầu của bài mà mọi đối tượng học sinh trong lớp hay học sinh khá, giỏi hoặc học sinh yếu kém.
- Giáo viên phải nhận xét, đánh giá, tổng hợp các ý kiến để đưa ra các kết luận của bài.
Chúng ta đều biết, đặc điểm nội dung môn Toán gắn với thực tế đời sống của học sinh. Sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập để tìm ra tri thức cho bản thân. Mỗi một nội dung kiến thức nội dung của môn Toán sẽ trở thành quá trình học sinh đi tìm ra tri thức chứ không phải sự tiếp nhận thụ động từ phía giáo viên. Thành công của tiết dạy phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên trong lớp dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.