Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
488,31 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********* NGUYỄN THỊ MINH LÝ HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN THỜI LÝ - TRẦN (1009 - 1400) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NINH THỊ HẠNH HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Đề hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo ThS. Ninh Thị Hạnh người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; trường Đại học KHXH& NV cùng cán bộ Thư viện quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu để làm khóa luận. Em xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Minh Lý LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của ThS. Ninh Thị Hạnh. Các số liệu, dữ liệu, kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Các nguồn tài liệu, trích dẫn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Minh Lý MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của khóa luận 5 6. Bố cục 6 Chƣơng 1. HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN TRƢỚC THỜI LÝ - TRẦN 7 1.1. Hoạt động tuyển chọn võ quan trước thời Lý - Trần 7 1.2. Đặc điểm hoạt động tuyển chọn võ quan trước thời Lý - Trần 17 Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN THỜI LÝ - TRẦN (1009 - 1400) 24 2.1. Bối cảnh lịch sử 24 2.1.1. Tình hình kinh tế 24 2.1.2. Tình hình chính trị 27 2.1.3. Tình hình văn hóa - giáo dục 28 2.1.4. Tình hình xã hội 30 2.2. Hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần 31 2.2.1. Hình thức tuyển chọn 31 2.2.1.1. Giảng Võ Đường 32 2.2.1.2. Nhiệm tử hay tập ấm, tiến cử 35 2.2.1.3. Thông qua cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm 38 2.2.2. Các tiêu chí tuyển chọn 42 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN THỜI LÝ - TRẦN 50 3.1. Đặc điểm của hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần 50 3.2. Vai trò của hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần 63 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa đến nay việc tuyển chọn quan lại, chọn người hiền tài để phục vụ đất nước là công việc vô cùng quan trọng của mỗi triều đại, quốc gia. Thân Nhân Trung từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí”. Như vậy có thể thấy được vai trò tầm quan trọng của người hiền tài đối với sự phát triển của đất nước. Dân tộc ta sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đặc biệt, thường xuyên bị đe dọa bởi thiên tai và dịch họa, do đó dân tộc ta không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu đi tinh thần yêu nước và khí phách anh hùng của toàn thể dân tộc. Trên nền tảng vật chất và tinh thần ấy trong lịch sử thường xuyên xuất hiện nhiều nhân tài lỗi lạc đem trí tuệ và lòng yêu nước của mình để phục vụ đất nước. Cho dù ở thời đại nào cũng cần đến đội ngũ những bậc hiền tài để phục vụ đất nước. Đất nước muốn giàu mạnh phát triển thì chắc chắn cần phải có một đội ngũ trí thức lớn, có cả tâm và tài. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, việc tuyển chọn quan lại có vai trò cũng như ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là một trong những công việc cần thiết ngay từ khi bắt đầu thành lập bởi việc tuyển chọn quan lại nhằm xây dựng lên một hệ thống quan trường vững chắc, góp phần củng cố và phát triển hơn nữa quyền lực các triều đại. Với một đội ngũ quan lại đông đảo có đức có tài sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển đi lên của đất nước. Nằm trong công việc chung của tuyển chọn quan lại là việc tuyển chọn võ quan. Ngay từ thời kỳ đầu lịch sử những người am hiểu võ thuật làm điều 2 trượng nghĩa luôn được khen ngợi cũng như là tấm gương sáng để mọi người soi vào học tập. Vì vậy mà từ rất sớm võ thuật đã giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống, người thượng võ thì được đề cao trong xã hội. Do đó dù ở thời kỳ nào thì người có võ cũng không bao giờ bị thất thế. Khi đất nước, quốc gia dân tộc được xác lập thì đã đẩy mạnh quá trình tuyển chọn quan lại, trong đó ý nghĩa cũng như mục đích của việc tuyển chọn võ quan không nằm ngoài việc tuyển chọn quan lại. Quan võ đóng vai trò quan trọng hơn cả trong bộ máy nhà nước, họ trực tiếp nắm giữ vận mệnh của đất nước cũng như gách vác trọng trách cao cả bảo vệ non sông đất nước. Thông qua công tác tuyển chọn võ quan nhằm phát hiện, bồi dưỡng nhân tài võ thuật cho đất nước. Cũng như hoàn thành trách nhiệm dân tộc giao phó. Dưới thời Lý - Trần việc tuyển chọn quan lại đã dần dần đi vào quy củ, có quy định rõ ràng. Vì vậy việc tìm hiểu hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu hoạt động tuyển chọn võ quan của các triều đại sau nói riêng và hoạt động tuyển chọn quan lại trong lịch sử Việt Nam nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ quan lại nên triều đại nào cũng quan tâm chú trọng tới vấn đề này, trong đó vai trò của quan võ là quan trọng hơn cả. Trong lịch sử dân tộc dưới hai triều đại này có rất nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chính điều đó đã làm rõ thêm vai trò quan trọng của đội ngũ võ quan trong giai đoạn này. Bởi giữ vai trò quan trọng như vậy cho nên trong lịch sử chưa bao giờ thôi nhắc đến công lao thành tích của đội ngũ võ quan ở mỗi triều đại. Việc tuyển dụng quan võ dưới thời Lý chưa được rõ ràng cũng như chưa có quy định, quy chế cụ thể. Nhưng đến thời Trần việc tuyển chọn này có quy củ rõ ràng hơn, cũng được các sử gia ghi chép lại nhiều hơn. Cụ thể đó là việc thành lập Giảng Võ đường vào năm 1253 cho phép con em tôn thất quý tộc vào học tại đây. Đồng thời đây cũng là nơi phát hiện, bồi dưỡng những tướng 3 lĩnh giỏi, văn võ toàn tài cũng như mưu cao trí lược. Thể hiện sự đặc biệt quan tâm của triều đình đối với bộ phận quan võ. Nghiên cứu tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần là việc tập trung đi sâu, làm rõ vấn đề tuyển dụng quan võ qua các hình thức đồng thời chứng minh rằng triều đại sau phát triển, tổ chức thi cử chọn lựa tiến bộ hơn triều đại trước. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần (1009 - 1400)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tuyển chọn võ quan ở mỗi triều đại là một trong những vấn đề khá quan trọng được nhiều học giả quan tâm chú ý nghiên cứu tới. Cụ thể như: Một là sách thông sử như: “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên do Nxb Văn học (2009) ban hành, “Lịch triều hiến chương loại chí” - Phan Huy Chú là cuốn chính sử cung cấp những sự kiện xác thực nhất về việc tuyển chọn võ quan. Trong đó trình bày cụ thể lịch sử nước ta từ trước triều đại nhà Lý cùng các triều đại sau đó. Hai là sách chuyên khảo: “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX” của Đào Duy Anh, tác phẩm do Nxb Khoa học xã hội xuất bản (2002). Cuốn “Lịch sử văn hóa Việt Nam” của Huỳnh Công Bá - Nxb Thuận Hóa - năm 2008. Và cuốn “Lịch Sử Việt Nam” tập I do tác giả Phan Huy Lê chủ biên, Nxb Giáo dục ban hành. Đây là cuốn sử viết cụ thể và sâu sắc về hai triều đại phong kiến Lý - Trần cũng như việc thi tuyển nhằm tuyển chọn quan lại mà cụ thể trong đó là quan võ, đồng thời cuốn sách cũng chỉ rõ cách thức tổ chức huấn luyện đào tạo võ quan dưới hai triều đại này. Quan trọng hơn cả là những cuốn sách đi sâu vào tìm hiểu hoạt động tuyển chọn võ quan trong thời kỳ này như cuốn “Lịch sử quân sự Việt Nam” tập 3, 4 của Bộ quốc phòng và Viện lịch sử quân sự Việt Nam do Nxb Chính 4 trị quốc gia ban hành, Hà Nội năm 2003. Đây là cuốn sách viết rất chuyên sâu về việc tuyển chọn cũng như đào luyện võ tướng dưới triều đại Lý - Trần. Ngoài ra còn có cuốn “Những danh tướng chống giặc ngoại xâm thời Trần” của tác giả Quốc Chấn và do Nxb Thanh Hóa năm 2006 ban hành. Cuốn sách này đã trình bày một cách có hệ thống về công lao và vai trò của các vị võ tướng dưới triều đại nhà Trần. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích của đề tài Đề tài nhằm làm rõ việc tuyển chọn võ quan dưới hai triều đại phong kiến Lý - Trần để nhìn thấy rõ được sự tiến bộ, phát triển của triều đại sau so với triều đại trước. Đồng thời có thể rút ra được những nhận định, đánh giá về vấn đề này. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích đã nêu, đề tài lần lượt giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tìm hiểu khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục thời Lý - Trần. - Tập trung nghiên cứu việc tuyển chọn võ quan dưới hai hai triều đại này, đặc biệt là phương thức, cơ quan tuyển chọn và vai trò của võ quan trong lịch sử nói chung và dưới triều đại Lý - Trần nói riêng. - Đưa ra nhận xét, đánh giá về việc tuyển chọn võ quan của hai triều đại, bước đầu đưa ra những so sánh sự tiến bộ của triều đại sau so với triều đại trước. 3.3. Phạm vi - Về mặt nội dung: Tập trung nghiên cứu việc tuyển dụng quan võ dưới hai triều đại phong kiến Lý - Trần và tác dụng của công tác tuyển chọn này đối với triều đại phong kiến. 5 - Về mặt thời gian: Từ khi nhà Lý được thành lập cho đến hết triều đại nhà Trần (1009 - 1400). 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành khóa luận chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu sau: Các cuốn sách thông sử về lịch sử dân tộc và sách chuyên khảo thời Lý - Trần. Các cuốn sách chính chuyên sâu về vấn đề tuyển chọn quan lại mà chủ yếu là võ quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Phương pháp lịch sử: Đó là đi sâu vào tìm hiểu hoạt động tuyển chọn quan lại nói chung và hoạt động tuyển chọn võ quan nói riêng, nhất là dưới thời Lý - Trần. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đi sâu tìm hiểu hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần, từ đó có sự so sánh và đối chiếu với các triều đại trước và sau đó. Phương pháp lý thuyết: Đi sâu nghiên cứu hoạt động tuyển chọn quan võ thời Lý - Trần thông qua các cuốn sách chuyên sâu, chuyên khảo. 5. Đóng góp của khóa luận Đề tài có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên quan tâm đến lịch sử Việt nam nói chung và việc tuyển chọn võ quan dưới thời Lý - Trần nói riêng. Đề tài cũng có giá trị thực tiễn trong việc rút ra những bài học nhất định về nghệ thuật tuyển dụng quân sự, võ thuật để áp dụng vào công tác đào tạo cũng như huấn luyện binh sĩ hiện nay. [...]... thành 3 chương: Chương 1: Hoạt động tuyển chọn võ quan trước thời Lý - Trần Chương 2: Hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần (1009 - 1400) Chương 3: Đặc điểm và vai trò của hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần 6 Chƣơng 1 HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN TRƢỚC THỜI LÝ - TRẦN 1.1 HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN TRƢỚC THỜI LÝ TRẦN Ngay từ sớm võ nghệ đã giữ một vị trí hết sức quan trọng trong cuộc sống... phương Nam Để có sức mạnh đó thì vai trò của bộ phận võ quan trong triều không nhỏ, do đó để bổ sung vào hàng ngũ võ quan thì triều đình đã ra sức lựa chọn 2.2 HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN THỜI LÝ - TRẦN 2.2.1 Hình thức tuyển chọn Để xây dựng lên bộ máy quân sự thì vai trò của việc tuyển chọn quan lại là rất lớn Chính vì vậy mà có thể nói việc tuyển chọn quan lại là việc mà từ trước tới nay, bất kỳ một... lĩnh cao cấp không có gì khó hiểu cả Nhận thức được tầm quan trọng của bộ phận quan võ nên thời kỳ nào bộ phận võ quan cũng được quan tâm đào tạo, huấn luyện… mặc dù trong thời kỳ trước nhà Lý - Trần hoạt động tuyển chọn quan võ chưa có quy định quy chế rõ ràng nhưng ta không thể phủ định được vai trò của bộ phận quan trọng này Có thể dễ dàng lý giải được điều này là bởi nước ta sau một nghìn năm Bắc... của chế độ võ trị nên bộ phận quan võ luôn được đặc biệt quan tâm, và nắm giữ vị trí to lớn quan trọng chủ chốt trong triều đình, quyết định sự tồn tại hay suy vong của mỗi triều đại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược 23 Chƣơng 2 HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN THỜI LÝ - TRẦN (1009 - 1400) 2.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ Triều đại Lý - Trần được coi là thời đại hưng thịnh và vẻ vang trong lịch sử Việt Nam với... thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương” [10, 120] Ngay từ thời Ngô triều đình đã chia thành hai bên là quan văn và quan võ, tuy nhiên việc lựa chọn tuyển dụng cũng như đào tạo đội ngũ võ quan thời kỳ này cũng chưa được ghi chép cụ thể Chủ yếu vẫn là bổ nhiệm những người có công cầm quân đánh giặc làm quan võ, đó là những võ tướng chỉ huy cầm... không ngừng hoàn thiện của lịch sử dân tộc, cụ thể là phải tới thời Lý - Trần mới bắt đầu manh nha hình thành con đường thi tuyển lựa chọn ra quan võ để bổ sung vào đội ngũ võ quan đất nước Dù đến lúc này mới có phép thi tuyển chọn nhưng không có nghĩa những triều đại trước đó bộ máy nhà nước thiếu vắng bộ phận quan trọng này Họ vẫn được vua quan triều đình trọng dụng thông qua những con đường khác nhau... tầm quan trọng trong việc giành và giữ nền độc lập tự chủ của dân tộc thì tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam ngay từ khi mới thành lập đã ra sức nâng cao sức mạnh của mình bằng việc nâng cao sức mạnh của quan và quân Để làm được điều này thì việc quan tâm, chú trọng tuyển chọn cũng như đào tạo quan lại hết sức được quan tâm Dù chưa có quy định quy chế cụ thể cho việc tuyển chọn quan võ trong thời. .. ngũ quan võ cũng như quan quân Vì vậy dù ở triều đại nào thì đội ngũ võ quan cũng luôn được ra sức tuyển chọn, huấn luyện và triều đại sau phát triển tổ chức quy củ hơn triều đại trước Do đó chất lượng võ quan được đào tạo càng về sau càng tài giỏi thao lược hơn và đồng nghĩa với điều đó là càng ngày càng trưởng thành có thể đánh bại được nhiều kẻ thù nguy hiểm hơn Đặc điểm thứ nhất là hoạt động tuyển. .. điểm thứ nhất là hoạt động tuyển chọn võ quan trước thời Lý Trần mang tính tự phát Đặc điểm này có thể khẳng định được ngay từ những triều đại đầu tiên, bộ phận võ tướng rất được coi trọng, đề cao cụ thể đó là thông qua cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam của Trương Hữu Quýnh… đã viết: “Việc tuyển chọn quan lại đương thời chưa có chế độ cụ thể Những người nắm quyền chủ yếu là võ tướng đã từng tham gia cuộc... Như vậy, việc tuyển chọn quan lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đó chính là công việc quan trọng của quốc gia đất nước Mỗi một triều đại sau khi thành lập việc đầu tiên cần làm là tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó tuyển chọn quan lại được tiến hành đầu tiên Để lựa chọn ra những người giỏi văn giỏi võ thì nhà vua đã đặt ra những lệ thi, quan chế nhưng ở thời kỳ đầu dựng nước này thì lệ thi và quan chế chưa . HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN TRƢỚC THỜI LÝ - TRẦN 7 1.1. Hoạt động tuyển chọn võ quan trước thời Lý - Trần 7 1.2. Đặc điểm hoạt động tuyển chọn võ quan trước thời Lý - Trần 17 Chƣơng 2. HOẠT. 1: Hoạt động tuyển chọn võ quan trước thời Lý - Trần. Chương 2: Hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần (1009 - 1400). Chương 3: Đặc điểm và vai trò của hoạt động tuyển chọn võ quan thời. chí tuyển chọn 42 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN THỜI LÝ - TRẦN 50 3.1. Đặc điểm của hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần 50 3.2. Vai trò của hoạt động