Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 35)

6. Bố cục

2.1.4. Tình hình xã hội

Xã hội Đại Việt thời Lý - Trần là một xã hội tương đối ổn định với sự phân tầng đẳng cấp trên quy mô quốc gia với 2 đẳng cấp chính là vua quan và thứ dân, dưới thứ dân là tầng lớp nô tỳ. Tuy nhiên sự phân hóa xã hội chưa sâu sắc như các triều đại sau này và giữa hai đẳng cấp này vẫn có những mối quan hệ gần gũi. Các cộng đồng làng xã còn khá thuần nhất, lúc này sự phân hóa các hạng dân ở đây chủ yếu theo lứa tuổi (tiểu hoàng nam, đại hoàng nam, lão, long lão). Tục trọng lão, trọng xỉ (thiên tước) còn rất đậm trong các làng xã.

Nhà vua là người đứng đầu đại diện cho quốc gia dân tộc, trên danh nghĩa có uy quyền tối thượng và toàn năng. Tới nhà Trần thì áp dụng một chế độ mới rất tiến bộ là chế độ “Thái thượng hoàng” khi vua còn trẻ quyền hành thực tế nằm trong tay Thái thượng hoàng. Tuy nhiên khoảng cách giữa danh và thực ở đây còn khá lớn. Các vua Lý cũng như các vua Trần thường tự coi mình là cha mẹ của dân thi hành chính sách thân dân kiểu gia trưởng kết hợp với tư tưởng nhân từ bác ái của đạo Phật. Đồng thời thường xuyên thăm hỏi việc đắp đê, gặt hái cũng như xuống dự dân chúng, xem đấu vật, đua thuyền trong các dịp hội hè.

Dù ở bất kỳ triều đại nào quý tộc tôn thất luôn là chỗ dựa của nhà vua và triều đình trong các cuộc kháng chiến chống Tống, chống Nguyên… cũng như trong công cuộc trị nước. Trong triều đại này chủ yếu tầng lớp quý tộc tôn thất nắm giữ các chức vụ cao cấp. Một số ít quan liêu không phải là tông thất đã gia nhập vào tầng lớp quý tộc bằng cách được ban quốc tính (lấy họ vua) như Lý Thường Kiệt hoặc được nhận làm nghĩa tử (con nuôi vua). Dần dần tầng lớp nho sĩ quan liêu phi quý tộc càng có nhiều cơ hội tham chính trong bộ máy nhà nước thông qua con đường thi cử, lập nhiều công lớn trong chiến tranh.

31

Tăng ni, tăng quan thời Lý - Trần đã giữ một vị trí quan trọng trong xã hội cũng như trong triều đình. Thời Lý một số vị sư giỏi được giữ chức cố vấn cho vua như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Pháp Loa, Huyền Quang … nhà chùa có ruộng đất riêng và nô tỳ riêng.

Đẳng cấp thứ dân bao gồm chủ yếu bộ phận nông dân tự do trong các làng xã, họ cày ruộng công và có một ít ruộng tư, có nghĩa vụ nộp tô thuế, lao dịch và binh dịch cho nhà nước. Ngoài ra còn có nô tỳ, tuy không hẳn là một đẳng cấp riêng biệt nhưng lại là một tầng lớp xã hội khá đông đảo. Sự ổn định về tình hình xã hội dưới thời Lý - Trần đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển đất nước, trong đó có lĩnh vực giáo dục, khoa cử. tạo điều kiện để Đại Việt ta có những điều kiện tốt nhất để phát triển văn hóa giáo dục. Trong đó ưu tiên hơn cả là việc lựa chọn tuyển dụng nhân tài.

Vớinhững yếu tố trên đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để đưa Đại Việt tuần tự phát triển đi lên thoát khỏi âm mưu nhòm ngó xâm lược của phương Bắc cũng như để ra uy với phương Nam. Để có sức mạnh đó thì vai trò của bộ phận võ quan trong triều không nhỏ, do đó để bổ sung vào hàng ngũ võ quan thì triều đình đã ra sức lựa chọn.

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)