Đặc điểm của hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý-Trần

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 55)

6. Bố cục

3.1. Đặc điểm của hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý-Trần

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN THỜI LÝ - TRẦN LÝ - TRẦN

Hệ thống võ quan thời Lý - Trần được tuyển chọn với nhiều hình thức khác nhau như nhiệm tử, tuyển cử, Giảng Võ đường… Cùng với quá trình lựa chọn tuyển dụng đó thì võ quan, quân đội đã được đào tạo một cách bài bản, nên có thể thấy việc tuyển chọn võ quan thời này có nhiều đặc điểm mới so với thời kỳ trước. Cụ thể là:

Đặc điểm thứ nhất là ưu tiên những người thân thuộc trong hàng

ngũ quý tộc, dòng họ.

Chế độ tuyển chọn quan lại của nhà Lý trước hết là ưu tiên những người thân thuộc trong quý tộc nhà Lý. Tất cả con cháu của vua đều được phong vương kể cả đến ngoại thích cũng đều được bổ dụng làm quan lại cao cấp. Cụ thể, sau khi lên ngôi vua Lý Thái Tông đã phong cho cha của các hoàng hậu làm Phụ Quốc thượng tướng, An Quốc thượng tướng, Khương Quốc thượng tướng. Ngay cả những người có công giúp trợ triều đình, phụ tá trực tiếp của nhà vua thì cũng phải “quý tộc hóa” theo kiểu ban quốc tính. Đó là trường hợp của Lý Thường Kiệt vốn họ tên thật là Ngô Tuấn khi lập nhiều công lớn đã được vua ban là “thiên tử nghĩa đệ”. Như vậy có thể thấy tính chất dòng tộc, tôn thất rất rõ trong việc lựa chọn để ra làm quan.

Nhà Trần cũng vậy rất chú trọng tới việc đưa người thân dòng tộc vào làm quan. Do đó ở thời Trần, tầng lớp quý tộc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo nên cái thế như vua Trần Thánh Tông thường nói: “Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông, người nối nghiệp tổ tông nên cùng anh em trong họ

51

hưởng phú quý; tuy bên ngoài thì là cả thiên hạ phụng một người tôn quý, nhưng bên trong ta cùng với các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui, các khanh nên nhớ câu nói ấy mà truyền cho con cháu để

nhớ lâu đừng quên, thế là phúc muôn năm của tôn miếu xã tắc vậy ” [10, 292]

làm điểm tựa vững chắc, đáng tin cậy để xây dựng chính quyền. Nhà nước Trần đứng trước mâu thuẫn có hai khuynh hướng chủ yếu: một mặt là ra sức tăng cường, bảo vệ quyền lợi dòng họ và mặt khác gặp sự đấu tranh của các tầng lớp xã hội; mặt khác công cuộc quản lí đất nước ngày càng rộng lớn phải mở rộng thành phần chấp chính nên cũng như các triều đại trước bên cạnh tầng lớp quý tộc thân cận thì cần phải tuyển chọn ra nhân tài bổ sung vào đội ngũ quan lại đất nước.

Để tăng cường vai trò cũng như quyền lực của dòng họ Trần tiến thêm một bước nữa so với các triều đại khác là sử dụng hôn nhân đồng tộc (tức là cho phép những người trong họ lấy nhau) để đề phòng nạn ngoại thích. Cụ thể là vua Trần Thái Tông lấy chị dâu mình là vợ của Trần Liễu, hay Trần Thủ Độ lấy chị họ, Trần Quốc Tuấn lấy em họ… ngoài ra còn rất nhiều cuộc hôn nhân khác. Như vậy có thể thấy chế độ hôn nhân đặc biệt của nhà Trần cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của dòng tộc. Bên cạnh đó thì việc tuyển chọn võ quan cũng như văn quan thời Trần luôn tuân theo một quan điểm nghiêm ngặt đó là có người quan tước thì con cháu thừa ấm mới được vào làm quan. Vì vậy mà đối tượng tuyển chọn võ quan lúc bấy giờ trước hết phải là những người thuộc tầng lớp quý tộc tôn thất, từ lớp người có quyền lợi gắn liền với hoàng tộc. Do đó các vương hầu, quý tộc nhà Trần có phủ đệ và lực lượng vũ trang riêng nên khi có chiến tranh được lệnh cử làm tướng thì sẽ chỉ huy quân của mình và quân ở các lộ nơi mình trấn trị giúp vua đánh giặc nhằm tăng thêm thế mạnh đánh giặc giữ nước.

52

Cùng với chế độ phong vương hầu, quý tộc và cấp phủ đệ thì nhà vua còn chú trọng tuyển chọn những người trong hàng ngũ quý tộc để coi giữ binh quyền. Điển hình như chức Tể tướng chỉ tuyển những người có uy tín trong dòng dõi tôn thất thông hiểu thi thư và binh pháp, hay chức Phiêu kỵ tướng quân chỉ dành riêng để phong cho các hoàng tử hoặc thiên tử nghĩa nam. Có thể nói rằng, dưới triều Trần vương hầu, quý tộc đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, với một phương thức cai trị điển hình nền chuyên chính dòng họ. Ở đây ta có thể tìm thấy bóng dáng xa xưa của những mối quan hệ tông tộc cổ truyền được thích ứng trong một cơ chế nhà nước quân chủ tập quyền mới được thiết lập. Trên thực tế khi dựa chắc vào tầng lớp quý tộc tôn thất để tạo nên cái thế “tông tử duy thành”, các vua Trần đã xây dựng quanh mình một hệ thống quan lại trung thành đáng tin cậy vừa gắn bó bằng quan hệ huyết thống, vừa ràng buộc bởi mối quan hệ vua tôi với một hệ thống quan tước trong bộ máy chính quyền.

Mặc dù có những ưu tiên cho người thân thuộc dòng dõi tôn thất, nhưng nhà Lý -Trần vẫn có chính sách trọng dụng những người có nguồn gốc xuất thân từ dân thường, gia nô, gia đồng. Trường hợp đó là Nội thị Lý Nhân Nghĩa, Lê Phụng Hiểu dẹp loạn ba vương cũng như lập nhiều chiến công đã được triều đình trọng dụng. Hay trường hợp Yết Kiêu, Dã Tượng là gia nô của Trần Quốc Tuấn có lòng trung thành và tài năng nên Trần Quốc Tuấn đã chú ý đào tạo rồi bổ nhiệm.

Đặc điểm thứ hai là đã có phương thức tuyển chọn cụ thể hơn so với các triều đại trước.

Nếu như các triều đại trước đây Ngô, Đinh, Tiền Lê việc tuyển chọn võ quan chưa có hình thức cụ thể mà chủ yếu là tự phát thì đến triều đại Lý – Trần đã có hình thức tuyển chọn rất rõ ràng. Ngoài việc dựa vào tiêu chuẩn thân tộc thì đã sử dụng hình thức tập ấm, tuyển cử, tiến cử, Giảng Võ Đường,

53

các cuộc kháng chiến… để lựa chọn quan võ cho triều đại mình. Cụ thể trong từng hình thức tuyển chọn đã được trình bày rất rõ ràng ở trên.

Trong từng hình thức tuyển chọn lại có những quy định tiêu chí đặt ra rất rõ ràng. Vì vậy có thể thấy hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý – Trần đã có phương thức tuyển chọn cụ thể hơn so với các triều đại trước.

Bên cạnh những hình thức tuyển chọn quan lại trên thì nhà Lý còn cho áp dụng chế độ “khảo khóa” hay “khảo tích” để xét việc thăng giáng hay thuyên chuyển quan lại. Đây là việc xét thành tích cai trị hạnh kiểm cũng như tài năng của quan lại, nếu không có lỗi gì thì sẽ được thăng chức theo thứ bậc khác nhau. Nếu có lỗi, có tội do làm sai thì sẽ bị giáng chức hay cách chức. Chế độ khảo khóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện tổ chức văn quan và khoa cử. Nội dung chính của khảo khóa chủ yếu là xét về công lao, đây là nét tiến bộ tích cực so với chế độ nhiệm tử phong ấm hay dựa vào thân phận quý tộc họ Lý, mua bán quan chức. Tuy nhiên do thời hạn khảo khóa dài nên tác dụng của nó còn rất hạn chế. Nhìn chung tổ chức bộ máy nhà nước từ triều đình cho tới cấp cơ sở hương huyện về nhiều mặt vẫn là kiểu chính quyền nặng về quý tộc, võ quan và hào trưởng.

Chất lượng của đội ngũ quan chức làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước thời Lý khá đảm bảo, vì đội ngũ quan lại thời Lý vừa không được hưởng chế độ lương bổng thường xuyên của triều đình lại vừa phải trải qua một chế độ tuyển chọn tương đối quy củ và chế độ khảo khóa nghiệm ngặt. Nhờ thế, vương triều Lý cũng như thể chế chính trị ấy mới có điều kiện tồn tại vững vàng trong hơn hai thế kỷ, góp phần đưa quốc gia Đại Việt thời Lý phát triển lên một bước mới. Dù là hình thức này hay hình thức cũng như chưa cụ thể rõ ràng nhưng ta vẫn có thể khẳng định việc tuyển chọn cũng như đào tạo quan võ đã có từ thời Lý. Chính vì vậy mà nhà Lý đã tồn tại được trên 200

54

năm lịch sử với những thắng lợi vẻ vang trong cuộc bảo vệ đất nước cũng như chống giặc ngoại bang xâm lược.

Nhà Trần đã kế thừa những tiến bộ của nhà Lý trong việc lựa chọn, tuyển dụng đội ngũ quan lại nói chung và bộ phận võ quan nói riêng. Giống nhà Lý thì việc đặt ra các kỳ thi để thi tuyển quan lại cũng được nhà Trần tổ chức. Về phương thức tuyển dụng võ quan, tướng lĩnh thời Trần thì ngoài biện pháp nhiệm cử hay tập ấm tức triều đình đứng đầu bổ nhiệm những những nhân tài thuộc hàng ngũ quý tộc, tôn thất thì nhà Trần còn áp dụng phương thức tiến cử những người không thuộc dòng dõi tôn thất. Cụ thể như Yết Kiêu, Dã Tượng, đặc biệt Phạm Ngũ Lão sau này trở thành võ quan cao cấp của triều đình. Đây được xem là một hình thức tốt để tuyển dụng những quan võ có tài năng thực sự vào bộ máy nhà nước.

Khác với nhà Lý là quan lại thời nhà Trần có lương bổng. Vào năm 1236 Thái Tông quy định cho các quan văn võ ở triều đình cho tới các quan ở địa phương kể cả quan giữ lăng miếu đều được phát lương bổng theo thế bậc, mức độ cao thấp khác nhau. Đây được coi là bước phát triển hết sức tiến bộ trong việc tổ chức chính quyền. Năm 1244, nhà nước lại điều chỉnh lương bổng thêm một lần nữa.

Có thể thấy nhà nước thời Trần được xây dựng chủ yếu trên hai cơ sở xã hội là quý tộc họ Trần và sĩ phu, vì vậy mà phương thức tuyển chọn quan trọng hơn cả là nhiệm tử. Đó là việc người nắm chính quyền được bổ nhiệm theo họ hàng (mà trước hết là quý tộc). Với những phương thức tuyển chọn như trên đã góp phần quy định bản chất chính quyền nhà Trần, một chính quyền chủ yếu và chủ chốt là của quý tộc học Trần và sĩ phu Nho học tham gia. Sau lại thêm hình thức nộp tiền tuyển quan. Nhờ vậy đáp ứng được yêu cầu quản lí và điều hành công việc .

55

Dưới nhà Lý ở kinh thành Thăng Long đã có Xạ Đình (tức là bãi tập bắn) do triều đình xây dựng để đội ngũ võ quan cũng như quân đội của triều đình có thể tập luyện. Sử cũ có chép: “vua (Lý Anh Tông năm 1170) tập bắn và cưỡi ngựa ở phía nam thành Đại La gọi là Xạ Đình, sai các quan võ hàng

ngày luyện tập phép công chiến, phá trận” [29, 79]. Ngay từ đầu thời Lý đã

rất chú trọng tới việc xây dựng cơ sở tập luyện để nâng cao trình độ cũng như khả năng chiến đấu cho bộ phận võ quan, tướng lĩnh cùng với quân đội. Không chỉ vậy lúc bấy giờ việc cưỡi ngựa, sử dụng cung kiếm xem là yêu cầu bắt buộc đối với các vương hầu, võ quan, tướng lĩnh của triều đình. Ngoài Xạ Đình thì ở kinh thành còn có thêm cả Điện Giảng Võ, ở đây có bãi tập và trường đua ngựa. Lúc bấy giờ có quan Thái úy Lý Tự Khánh nổi tiếng có tài bắn cung. Chế độ tuyển chọn võ quan cũng như xây dựng cơ sở tập luyện nói trên đã được xem là sự khởi đầu cho một điển chế mới ở Đại Việt, mặc dù ở thời kỳ này vấn đề đào luyện võ quan tướng lĩnh chưa đặt thành lệ cụ thể. Nhưng việc văn phải ôn võ phải luyện là bình thường.

Bên cạnh việc đào luyện võ quan tướng lĩnh thì nhà Lý còn hết sức chú trọng tới việc đào tạo và tổ chức quân đội. Đó là đã cắt đặt phiên chế và chỉ huy để có thể nâng cao chất lượng luyện tập của quân đội trong thời bình cũng như khi có chiến tranh. Quan võ có trau dồi tinh thông võ nghệ và hiểu biết trận pháp thì mới có thể chỉ huy được ba quân, tướng sĩ. Việc xây dựng ở kinh thành Thăng Long Điện Giảng Võ và Xạ Đình đã tập trung những võ quan cao cấp của triều đình về đây ôn luyện. Đồng thời đây cũng là nơi để các Thái tử, Thân vương, tướng lĩnh trong triều tới học tập và rèn luyện tinh thông võ nghệ.

Ngoài ra nhiều vua Lý nhất là vua Lý Anh Tông ngay cả khi đất nước hòa bình thì vẫn thường xuyên chú ý sửa sang binh nhung, cho lập thêm Xạ Đình, tiến hành giảng binh pháp võ bị và nhắc nhở các quan võ cũng như

56

quân đội phải thường xuyên luyện tập thì mới có thể nâng cao được năng lực võ thuật cũng như trình độ kỹ năng chiến đấu. Cùng với đó vấn đề học binh pháp, tập cưỡi ngựa, bắn tên, rèn tập võ nghệ cùng thao diễn quân đội đã được triều đình hết sức quan tâm.

Song song với quá trình đào luyện võ quan thì vấn đề đào tạo luyện rèn quân đội cũng được nhà Lý đặc biệt coi trọng. Quân đội nhà Lý không chỉ có hệ thống biên chế tổ chức hợp lý mà vấn đề huấn luyện cho các võ quan, tướng sĩ cũng theo những quy định riêng và thống nhất mà người Tống đã đặt tên và gọi đó là An Nam hành quân pháp. Thái Diên Khánh, tri châu đất Hoạt thường học được phép tổ chức quân đội nhà Lý nên đã viết sách An Nam hành quân pháp rồi dâng lên vua Tống và xin phỏng theo đó để chia quân đội ra làm chính binh và phiên binh. Trong đó chính binh thì có cung thủ tiễn (quân cung nỏ) và nhân mã đoàn (lính kỵ mã), tất cả gồm có 9 tướng, mỗi tướng lại đem quân bộ, quân kỵ và khí giới chia ra làm bốn bộ tả, hữu, tiền và hậu gộp thành trăm đội, trong đó có đội “trú chiến” và đội “thác chiến”. Còn phiên binh thì người và ngựa chia ra làm những đội khác nhau để không lẫn với chính binh và cũng như để đề phòng phiên binh nổi loạn. Đối với những binh lính già yếu thì thường không bắt đi xa mà cho ở nhà canh giữ các thành trại gần. Vua Tống Thần Tông xem xong đã tấm tắc khen ngợi và ra lệnh cho thi hành ngay. Điều này đã cho thấy binh pháp cũng như phương thức tổ chức và huấn luyện trong quân đội nhà Lý đã thích dụng và hữu hiệu để có thể đạt đến được trình độ tiên tiến đương thời. Vì vậy mà Lê Quý Đôn đã viết trong sách Vân đài loại ngữ rằng: “binh pháp nhà Lý được triều Tống bắt trước như thế. Nước ta thời đó … đánh đâu được đấy, là do (binh pháp) đó”.

Trong đó chính sách “ngụ binh ư nông” được vận dụng một cách triệt để đối với ngoại binh. Theo chính sách đó thì bộ phận “đến phiên” sẽ thực hiện nhiệm vụ canh giữ và luyện tập để nâng cao trình độ võ nghệ. Với chính

57

sách này đã cho phép hầu hết các đinh nam trong nước đều được tham gia luyện tập võ nghệ trong quân đội thường trực ngay cả khi đất nước ở trong thời hòa bình. Hơn nữa chính sách này còn giúp nhà nước giảm được một phần chi phí nuôi quân nhưng vẫn đảm bảo được trong nước thường xuyên có số lượng quân thường trú thích hợp vừa đủ để trấn trị, canh phòng và luyện tập. Để có thể sẵn sàng ứng phó với quân địch, cũng như có sẵn lực lượng dự bị hùng hậu đã được huấn luyện quân sự để có thể sẵn sàng bổ sung vào quân ngũ khi cần thiết.

Bên cạnh lực lượng chính binh và ngoại binh thì quân đội nhà Lý còn có Cấm quân. Cấm quân nhà Lý là lực lượng nòng cốt của quân đội, thường xuyên túc trực tại ngũ để có thể vừa canh phòng cũng như vừa rèn tập võ nghệ. Sử cũ đã chép rằng: “Lý Nhân Tông, niên hiệu Hội tường đại khánh thứ 10 năm 1110, duyệt quân Võ Tiệp, Võ Lâm. Kén chọn trai tráng khỏe mạnh

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)