Các tiêu chí tuyển chọn

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 47)

6. Bố cục

2.2.2. Các tiêu chí tuyển chọn

Từ xưa tới nay việc tuyển chọn quan lại chủ yếu là thông qua hình thức nhiệm tử (tập ấm), tuyển cử, tiến cử. Tuyển chọn võ quan thì thêm một vài hình thức nữa là Giảng Võ Đường và thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nhưng nhìn chung dù là tuyển chọn văn quan hay võ quan thì đều có những tiêu chí cụ thể:

Tiêu chí đầu tiên là chọn người có tài, có đức.

Cụ thể là người ra làm quan phải là người vừa có đức cũng như vừa có tài. Đây là một việc làm quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề chất lượng đội ngũ quan lại. Danh xưng phụ mẫu chi dân (coi như cha mẹ của dân) mà người ta thường chỉ các quan là một bằng chứng điển hình về vai trò quan trọng cũng như nghĩa vụ nặng nề của quan lại thời bấy giờ.

Đã là quan lại phải có nghĩa vụ với vua, với dân chúng và cả với bản thân. Thứ nhất đối với vua thì quan lại phải thành thực, phải tỏ lòng tôn kính đối với vua hay hoàng gia, phải thi hành nhanh chóng, nghiêm chỉnh và cẩn thận mệnh lệnh của nhà vua ban ra. Thứ hai là đối với dân chúng thì quan phải thanh liêm, phải giữ bí mật công vụ và phải làm việc nhanh chóng, cần mẫn. Quan lại chính là người thay mặt cho nhà vua và được coi như cha mẹ của dân do đó nên cần phải có một nếp sống khả kính để làm gương cho dân chúng noi theo.

Và trong suốt chiều dài lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam cũng đã đặt ra những quy định quy chế cụ thể để quan lại thực hiện tốt hơn công việc của mình. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, quyển

43

thứ 19 có viết: “Nếu không có quy chế để khuyên răn và phân biệt kẻ hay người kém thì lấy gì để răn những kẻ tham lam, khuyến khích những người biết giữ khí tiết, ủy thác làm cho phên dậu để giữ gìn nước nhà, giao phó tính mệnh của dân chúng mà để mặc các quan chức chăm chú về lộc vị, chỉ vơ vét cho đầy túi tham thì tài nào chả làm xấu quan trường và hại dân chúng. Cho nên muốn cho dân yên thì không gì bằng chỉnh đốn quan lại, mà cách chỉnh đốn ắt phải có khảo sát công việc, xét rõ hạng thượng hạng, làm cái mức cho thăng giáng mới phân biệt được người có liêm sỉ và chính trị được hoàn toàn. Yếu điểm của bậc đế vương để làm nên cuộc thịnh trị đều không vượt qua nỗi ấy” [19, 96]. Có thể thấy vai trò quan trọng, dường cột của đội ngũ quan lại đối với nền thịnh trị của đất nước.

Ngoài ra không phải cứ có ngạch bậc càng cao là được giao các chức vụ càng quan trọng. Những người ruột thịt của nhà vua thường được phong tước vị cao, phẩm hàm ngoại ngạch, nhưng nếu không có thực tài và tư cách đạo đức tốt thì chỉ được giao những chức vụ không quan trọng. Như vậy có thể thấy rằng cho dù bất cứ kỳ thi tuyển quan văn hay quan võ thì tiêu chuẩn đầu tiên vẫn phải là người có tài năng và đức độ thực sự. Đây là một tiêu chuẩn hết sức quan trọng, nó bất di bất dịch không thể thay đổi được trong suốt chiều dài lịch sử. Dù có thân vua, quan hệ mật thiết với vua mà tài năng không có thì cũngkhông được trọng dụng

Tiêu chí thứ hai là tuân theo những quy định cụ thể của từng hình thức tuyển chọn.

Thời Lý - Trần đã có những hình thức cụ thể để tuyển chọn đội ngũ võ quan cho triều đại này. Đi cùng với những hình thức đó là những yêu cầu, tiêu chí, quy định cụ thể.

Tuyển chọn võ quan thông qua Giảng Võ Đường đã được triều đình Lý - Trần quy định là chỉ dành riêng cho tầng lớp vua quan, thái tử, vương hầu, quý tộc tôn thất. Vì đây là trường học võ bị cao cấp của triều đình nên đối

44

tượng chính yếu đầu tiên phải là hoàng thân quốc thích. Bên cạnh đối tượng chính yếu nói trên thì còn có những võ tướng tài ba khác lập công lớn trên chiến trường được vua ban phong, sau đó thì vào đây học tập rèn luyện nâng cao năng lực chiến đấu. Cụ thể như Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành, Trần Quốc Tuấn, Trần Tự Khánh … đều được tuyển chọn đào tạo ở nơi này.

Tuyển chọn võ quan thông qua nhiệm tử (tập ấm), tuyển cử, tiến cử thì phải thỏa mãn những yêu cầu bắt buộc đối với từng hình thức. Với nhiệm tử (tập ấm) thì yêu cầu bắt buộc là con cháu quan lại sẽ được thừa ấm vào triều làm quan, tùy theo phẩm cấp thừa ấm sẽ được phân phong vào những vị trí cụ thể. Còn theo tuyển cử và tiến cử yêu cầu bắt buộc là phải lập được công, chứng tỏ được tài năng của mình với vua quan sau đó nhà vua xem xét lại rồi tiến hành bổ nhiệm. Với hình thức này đã có Phạm Ngũ Lão được Trần Quốc Tuấn tiến cử lên triều đình, bởi ông là người có tài năng thực sự biết cách cầm quân đánh giặc. Ngoài ra Phạm Ngũ Lão còn là người có phẩm chất tư cách tốt, đó là trung thành với chủ tướng, thương binh lính quân đội như anh em.

Tuyển chọn võ quan thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì không có tiêu chuẩn cụ thể về đối tượng, bao gồm tất cả mọi người không phân biệt đẳng cấp, xuất thân. Nhưng yêu cầu bắt buộc phải là những người giỏi có tài năng thực sự được vua quan chứng kiến thông qua thành tích đạt được trong các cuộc chiến đấu. Như Lê Phụng Hiểu, Lý Nhân Nghĩa (nhà Lý), Lê Tần, Yết Kiêu, Dã Tượng (nhà Trần)… đây đều là những gia thần, gia nô, kẻ hầu dưới hai triều đại này. Trường hợp đó là Nội thị Lý Nhân Nghĩa, Lê Phụng Hiểu dẹp loạn ba vương cũng như lập nhiều chiến công đã được triều đình trọng dụng. Hay Yết Kiêu, Dã Tượng quyết ngồi đợi cho bằng được tướng của mình dù quân giặc đã gần tới nơi. Như vậy cùng với lòng trung thành và tài năng của mình thì triều đình đã không phân biệt đẳng cấp, nguồn gốc xuất thân để lựa chọn, trọng dụng vào đội ngũ quan võ của triều đình.

45

Tiêu chí thứ ba là phải có cống hiến to lớn

Trong đó vấn đề tuyển chọn ra đội ngũ võ quan thanh liêm, cần mẫn, yêu thương dân, cẩn thận trong công việc đã được mỗi triều đại đặt ra những quy định riêng.

Dưới triều đại nhà Lý, bên cạnh tiêu chuẩn thanh liêm, trong sạch thì người quan võ phải là người có tài năng thực sự. Tài năng ấy thể hiện rất rõ thông qua thực tiễn chiến đấu lập công. Từ đó sẽ lựa chọn để bồi đắp thêm vào hệ thống võ quan.Hơn nữa việc thi tuyển quan võ đã có từ thời Lý nhưng phải đến thời Lê Sơ mới được tổ chức một cách quy củ và có nề nếp. Mặc dù vậy nhưng việc tuyển chọn quan lại vẫn được xây dựng thành một chế độ có tính khách quan nhằm quy tụ và sử dụng được nhiều nhân tài cho đất nước. Bởi thông qua việc tuyển chọn quan lại nói chung và tuyển chọn quan võ nói riêng đã chọn lọc, đào tạo ra được hệ thống quan lại thanh liêm, trong sạch giúp ích cho vua cũng như quốc gia đất nước. Vua hiền thì ắt sẽ có bề tôi giỏi như ở nhà Lý đã có những vị vua hiền như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông… nên có rất nhiều bề tôi giỏi, trung thành (chủ yếu là những quan võ) mà ngày nay họ cũng được tôn thờ cùng với các vua Lý ở Đền Đô (Bắc Ninh) như Đào Cam Lộc, Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt….

Thông qua việc tuyển chọn quan võ thì triều đình đã chọn ra được nhiều vị tướng giỏi có công lao to lớn đối với việc bảo vệ đất nước như vị tướng Lý Thường Kiệt chẳng hạn góp phần vào việc dẹp loạn, đánh bại quân xâm lược Tống để lại dấu ấn lịch sử vẻ vang muôn đời. Chính nhờ việc tuyển chọn võ quan mà một hệ thống các quan võ đã đóng góp công lao của mình vào sự tồn tại bền vững trên 200 năm trong lịch sử triều Lý.

Dưới thời Trần việc tổ chức chính quyền nhà nước phong kiến Đại Việt được chia thành hai ban văn và võ. Riêng ban võ bao gồm quý tộc, tôn thất am hiểu võ nghệ, các tướng lĩnh trực tiếp cầm quân chỉ huy các đơn vị. Tất cả

46

đều nằm trong hệ thống võ quan tướng lĩnh từ trung ương tới địa phương và chia thành hai cấp quan trong (tức quan trong kinh chỉ huy quân triều đình) và quan ngoài (quan ở các địa phương, lộ, phủ). Năm 1225 vua Trần Thái Tông trao phẩm cấp cho các quan văn võ theo thứ bậc khác nhau. Đến năm 1337 vua Trần Hiến Tông xét định các quan văn võ, năm 1342 vua Trần Dụ Tông lại định phẩm trật các quan văn võ.

Trong các triều đại quân chủ ở nước ta vua luôn là người thủ lĩnh quân sự tối cao, nhà Trần cũng vậy các vua Trần đứng đầu triều đình và là thủ lĩnh quân sự cao nhất, bình thường thì vua trao quyền trực tiếp điều khiển bách quan cho Tể tướng hoặc Phụ quốc thái úy hay Tướng quốc. Đặc biệt trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược khi nhiệm vụ quân sự trở lên cần kíp hơn bao giờ hết thì vua Trần đã trao quyền chỉ huy quân đội cho một số quý tộc có tài năng quân sự, đó là trường hợp của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn được trao quyền tiết chế, thống lĩnh trư quân (tổng chỉ huy) vào năm 1283. Điều này đã thể hiện sự tin tưởng của các vua Trần đối với những nhân tài quân sự của đất nước khi giao cho trọng trách hết sức quan trọng cầm quân đánh giặc.

Cũng giống nhà Lý thì quan niệm tiêu chuẩn lựa chọn võ quan, tướng lĩnh vẫn là những người có đức và có tài thực sự. Đức chính là lòng nhân nghĩa, sự trung thành, là lòng yêu nước, còn tài là mưu lược, quyền biến và giỏi võ nghệ. Người võ quan phải là người trí dũng song toàn. Đặc biệt hơn cả là nhà Trần rất coi trọng công tác đào luyện các võ quan, tướng lĩnh trên cả hai mặt là đức và tài. Hình thức bồi dưỡng, rèn luyện đức độ có thể bằng ban chiếu dụ, truyền hịch, hoặc là tổ chức cho các tướng học tập, họp bàn, tuyên thệ… Nội dung rèn luyện trước tiên là bồi dưỡng tình cảm của võ quan với quê hương đất nước, đối với quân sĩ cũng như để cao lòng nhân nghĩa “trung quân ái quốc”, tinh thần trách nhiệm của người cầm quân. Cụ thể hơn khi

47

chuẩn bị bước vào cuộc đọ sức quyết liệt với giặc Nguyên năm 1285 thì ở cương vị Quốc công tiết chế (Tổng chỉ huy quân đội), Trần Quốc Tuấn đã ra Hịch tướng sĩ để kêu gọi cũng như khơi dậy tinh thần yêu nước, dân tộc trong toàn bộ tướng lĩnh quân đội.

Từ đó đã tạo ra sức mạnh tinh thần về ý chí quyết chiến, quyết thắng trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Một sự kiện khác đó là tháng 11 - 1283 vua Trần Nhân Tông đã cho triệu tập các vương hầu, quý tộc đến Bình Than bàn kế đánh giặc. Qua hội nghị đó triều đình Trần đã chung đúc trí tuệ, mưu lược của các tôn thất, tướng sĩ để đạt tới một phương lược giữ nước tối ưu, để mọi người có thể cùng thống nhất ý chí và hành động. Đồng thời cũng qua hội nghị đó triều đình nhà Trần đã động viên tinh thần đánh giặc của các tướng sĩ và làm cho những người tham gia hội nghị hay không đều nhận thấy bổn phận của người tướng trước nguy cơ giặc ngoại xâm. Do đó mà trong thời kỳ này đã xuất hiện rất nhiều nhân tài quân sự và được triều đình bổ sung vào trong hệ thống võ quan của triều đình.

Để nâng cao chất lượng quân đội vốn thuộc về chức năng quân sự, tức là thông thạo binh pháp, giỏi võ nghệ thì vai trò của đội ngũ võ quan, tướng lĩnh không thể thiếu được. Các vua Trần nói chung đều trọng võ, lúc đó xu hướng coi trọng võ nghệ đã trở thành phương châm sống của vua quan, quý tộc Trần. Sử chép: Bấy giờ các vương hầu phần nhiều lấy sự đánh nhau tay không và một mình đi “ăn cướp” là dũng cảm. Vũ Uy Vương (con Trần Thái Tông) cũng thường trốn thành ra đấu võ ở Bến Đông. Tại kinh thành vua thường tổ chức cho quân sĩ đánh nhau với hổ (con vật này tất nhiên đã được bẻ móng, rọ mõm). Hơn nữa Thượng hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nói rằng: “nhà ta vốn là người ở vùng hạ lưu, đời đời ưa chuộng hùng dũng…

nếp nhà theo nghề võ…” [10;306]. Như vậy ngay từ đầu, nhà Trần đã mang

48

tộc hoặc nhiều người khác cũng đã sớm quan tâm đến việc học tập và rèn luyện võ nghệ. Khi đã trở thành các võ quan của triều đình họ lại tiếp tục học tập quân sự một cách thường xuyên có hệ thống theo quy chế của triều đình.

Cùng với việc chú trọng đào luyện phẩm chất và tài năng quân sự cho các võ quan, tướng lĩnh thì triều Trần còn rất quan tâm đến vấn đề tổ chức tập trận và rèn luyện sĩ tốt. Dưới thời Trần vào các giai đoạn chuẩn bị cho kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thì không khí luyện tập võ nghệ sôi nổi vô cùng. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn nhắc nhở các tướng phải chăm lo “rèn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên” khiến ai ai cũng giỏi cung kiếm. Trong quân đội binh lính được tập cưỡi ngựa, học bắn cung nỏ, múa kiếm, phóng lao… Không chỉ vậy nhà nước còn khuyến khích mở các lò luyện võ và cho phép các vương hầu quý tộc đôn đốc rèn tập và trang bị cho quân lính dưới quyền. Việc rèn luyện kỹ năng chiến thuật thường thông qua các buổi tập trận, trong sách chính sử đã ghi chép rất nhiều về hình thức tập trận lớn, các đợt thao diễn quân đội do chính nhà vua hoặc Quốc công tiết chế chỉ huy như ở bãi phù sa sông Bạch Hạc, Vạn Kiếp…

Thông qua các kỳ tập trận và thao diễn đã làm cho các tướng sĩ và quân lính quen dần với chiến trận và địa hình, cũng như biết hiệp đồng chiến đấu giữa các đơn vị, các loại quân đồng thời nâng cao sĩ khí trước khi bước vào cuộc đọ sức quyết định với quân giặc. Chính nhờ thế mà chất lượng quân đội cũng như đội ngũ võ quan thời Trần ngày một tinh nhuệ, tài giỏi, sự đối phó với quân giặc cũng được chủ động và có hiệu quả. Với sự chuẩn bị đó mà binh lực thời bấy giờ tổ chức tốt, luyện tập có quy chế và bài bản, kỷ luật nghiêm minh nên mặc dù số lượng ít nhưng rất dũng mãnh phi thường là thế. Do đó mà triều Trần đã dám đương đầu và đánh bại kẻ thù mạnh nhất lúc bấy giờ.

49

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Như vậy với tình hình kinh tế phát triển, chính trị ổn định, văn hóa - xã hội ổn định trên đây đã tạo điều kiện rất lớn cho hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần. Hoạt động tuyển chọn này rất phong phú đa dạng bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: Giảng Võ Đường, nhiểm tử, tuyển cử, tiến cử, qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm… Trong từng hình thức tuyển chọn đó lại có những quy định yêu cầu bắt buộc riêng, với những yêu cầu đó nhằm đảm bảo hơn nữa chất lượng của đội ngũ võ quan trong quá trình tuyển chọn.

Thông hoạt động tuyển chọn này mà một bộ phận lớn đã được tuyển chọn, đào tạo và trở thành những võ tướng giỏi của dân tộc. Họ đã đóng góp tinh thần và trách nhiệm của mình đối với sự bình yên thịnh trị của đất nước. Công lao to lớn của họ đã được lịch sử ghi nhận, người đời nhớ ơn.

50

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)