6. Bố cục
2.2.1.3. Thông qua cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
Ngoài những phương thức tuyển chọn võ quan trên thì thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nhà Lý đã lựa chọn thêm vào bộ phận võ quan của triều đại mình rất nhiều tướng giỏi, tài ba.
Dưới sự trị vì của nhà Lý có rất nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như những cuộc trấn trị thế lực phản động trong nước. Cụ thể là trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 1075 - 1077, với nước Champa, hay với cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao… để bảo vệ lãnh thổ
39
của Đại Việt và giữ vững sự ổn định trong nước. Thông qua các cuộc kháng chiến đó đã phát hiện và bồi dưỡng một bộ phận không nhỏ các võ quan tướng lĩnh cho triều đình nhà Lý lúc bấy giờ. Đối tượng tuyển chọn của hình thức này là những người lập được công lớn sau họ được phong tướng. Để nâng cao trình độ chiến đấu của mình thì họ tiếp tục về kinh học tập, luyện rèn võ nghệ ở trường võ bị cao cấp của triều đình. Với đội ngũ võ quan đông đảo có tài cùng với sự tinh nhuệ của quân đội thì đã trở thành những điều kiện cơ bản giúp nhà Lý lúc bấy giờ có đủ binh lực mạnh mẽ để dụng binh thắng lợi mà và toàn lãnh thổ phía Bắc cũng như phát triển lãnh thổ vào phía Nam.
Trong sự nghiệp bảo toàn lãnh thổ và phát triển vùng biên cương ấy thì người có công lớn nhất đó chính là Lý Thường Kiệt. Ông quê ở Thăng Long và là con của một quan võ cao cấp. Ngay từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra là người có tài năng và có chí lớn khi đêm ngày chăm chỉ học tập cũng như đọc sách nho cùng các binh thư rồi rèn luyện võ nghệ. Vì vậy mà khi ngoài hai mươi tuổi nhờ có phụ ấm thì Lý Thường Kiệt đã được giữ chức Kỵ mã hiệu úy. Không lâu sau thì Phật Mã nhận thấy Lý Thường Kiệt là con người khôi ngô tài bộ đã khuyên tự yêm để làm hoạn quan lúc ấy ông mới 23 tuổi. Với tài năng quân sự cũng như võ thuật tuyệt vời của mình thì Lý Thường Kiệt đã giữ nhiều chức vụ quan trọng và trở thành võ quan cao cấp lập lên nhiều chiến công hiển hách đem lại sự yên bình thịnh trị cũng như vẻ vang cho lịch sử dân tộc.
Vào thời điểm có những cuộc chiến tranh lớn thì vua Trần đã thường xuyên xuống chiếu cho phép các vương hầu, quý tộc thống lĩnh quân các lộ đi giúp vua đánh giặc. Với điều này đã cho thấy đây là những cuộc chiến tranh huy động toàn dân tham gia chiến đấu đánh giặc.
Biểu hiện cụ thể là trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Nguyên - Mông hồi thế kỷ XIII đã khẳng định vai trò to lớn của quân các lộ,
40
phủ trong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước. Không chỉ vậy mà quân ở các phủ châu phía nam và phía tây còn đảm nhận nhiệm vụ chống lại sự xâm phạm, sách nhiễu, cướp bóc của người Chiêm Thành, Ai Lao và Chân Lạp. Có khi họ còn độc lập chiến đấu, cũng có khi họ phối hợp với quân triều đình và quân các vương hầu quý tộc để đánh giặc.Trong các cuộc chống giặc ngoại xâm có rất nhiều quân đội của vương hầu quý tộc lập được nhiều công lớn trong chiến đấu đã được phong chọn vào hàng ngũ võ quan.
Khác với nhà Lý, dưới nhà Trần một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến đó chính là lực lượng quân vương hầu. Đây là lực lượng được nhà nước thừa nhận dưới sự cai trị của vương hầu quý tộc, tôn thất và làm nhiệm vụ bảo vệ họ. Khi đất nước có chiến tranh thì các vương hầu quý tộc nhà Trần được quyền “mộ binh và thống lĩnh binh” của mình. Lúc này quân vương hầu không chỉ có gia nô, thân thuộc mà có cả những trai tráng trong các làng xã lân cận được tổ chức thành đạo quân cứu nước, đặt dưới quyền chỉ huy thống nhất của triều đình. Năm Trùng Hưng thứ nhất (năm 1285) việc biên giới khó khăn nhà vua đã “truyền cho các tôn thất,
vương hầu quý tộc mộ thêm dũng sĩ, đinh tráng làm quân gia thuộc” [30, 95].
Vào những thời điểm đó quân triều đình, quân các lộ, quân vương hầu được tăng cường nhanh chóng về cả số lượng cũng như chất lượng. Trong đó nhiều cuộc diễn tập được tổ chức để rèn luyện binh tướng, lựa chọn nhân tài để cho các quân quen với hình thức chiến đấu hiệp đồng thành thạo chỉ huy và tác chiến. Các sử gia phong kiến đánh giá rất cao vai trò của quân vương hầu quý tộc, trong đó có những chiến binh vốn là gia nô, gia thần hoặc là những nông nô ở các điền trang, phủ đệ. Ngô Thì Sĩ chép rằng: “Lúc nhà Trần đương thịnh đánh nhau với giặc Hổ (tức giặc Nguyên - Mông), nhờ sức
các gia nô của vương hầu nhiều lắm” [11, 58]. Cụ thể là đạo quân gia nô và
41
các trận đại phá quân Nguyên ở Tây Kết, Chương Dương, Thăng Long, Như Nguyệt. Hay các gia nô khác như là Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô nổi tiếng về tinh thần kỷ luật, về sự trung thành và trí dũng trong chiến đấu. Dưới trướng của Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu và Dã Tượng rất mực trung thành và chăm lo rèn luyện võ nghệ đã trở thành những chiến binh dũng cảm vừa tài giỏi chiến đấu trên bộ lại vừa giỏi bơi lội khi đánh thuyền giặc.
Trong đội ngũ gia thần, gia nô và gia đồng đó có những người vì tài năng quân sự cũng như có nhiều cống hiến đóng góp lớn trong chiến tranh đã trở thành những võ quan cao cấp trong hàng ngũ võ quan. Đó là trường hợp của Phạm Ngũ Lão. Sách Việt sử thông giám cương mục chép: “Ngũ Lão là gia thần của Quốc Tuấn. Quốc Tuấn thấy tài năng khí độ vượt hơn mọi người gả con gái cho, nhân đó tiến cử lên triều đình. Ngũ Lão theo Quốc Tuấn đánh
giặc có công to” [21, 86]. Đến năm 1300 Ngũ Lão được trao chức Thân vệ
đại tướng quân quản quân Thiên Thuộc.
Như vậy có thể thấy dưới triều Trần lực lượng nông nô, nô tỳ đã gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu. Phần lớn họ được tổ chức thành các đạo quân dưới sự chỉ huy của các vương hầu, quý tộc và đã lập được nhiều công lớn. Một trong số đó đã được phát hiện và bồi dưỡng tài năng trở thành những võ quan cao cấp. Vì vậy chỉ cần có tài năng quân sự thực sự thì có rất nhiều cách để có thể đứng trong hàng ngũ quan võ làm nhiệm vị đấu tranh bảo vệ đất nước.
Trên đây là những hình thức đào luyện, tuyển chọn võ quan dưới thời Lý - Trần. Trong ba hình thức đó thì Giảng Võ Đường được xem là hình thức đào tạo cơ bản nhất. Bởi nòng cốt, sức mạnh chủ yếu của mỗi triều đại thuộc về hàng ngũ quý tộc tôn thất cho nên đối tượng đầu tiên cần rèn luyện đào tạo để nắm giữ sức mạnh quốc gia phải là bộ phận này. Hơn nữa dù không phải là tôn thất, quý tộc thì những võ quan được lựa chọn bằng những con đường
42
khác nhau muốn nâng cao trình độ vẫn phải đến nơi này rèn luyện. Mà theo chủ ý của các vua Lý - Trần trong việc xây dựng Điện Giảng Võ hay Giảng Võ Đường là muốn nơi đây trở thành trường võ bị cao cấp chuyên sâu đào tạo võ quan. Từ những lý do trên thì có thể khẳng định Giảng Võ Đường là hình thức tuyển chọn đào tạo chính và cơ bản nhất.