Giảng Võ Đường

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 37)

6. Bố cục

2.2.1.1. Giảng Võ Đường

Để tuyển chọn bổ sung vào bộ máy nhà nước những vị quan văn thanh liêm cũng như những vị quan võ tài giỏi thì nhà nước Lý - Trần đã tuyển chọn thông qua hình thức Giảng Võ Đường.

Nhằm nâng cao trình độ cũng như chất lượng của đội ngũ võ quan thì nhà Lý đã cho lập Điện Giảng Võ ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Các triều đại trước chưa từng nghĩ và làm được việc này thì nay đến nhà Lý đã làm được. Nó thể hiện sự tiến bộ mang tính vượt bậc về tư duy của các vua Lý trong việc chú ý đào tạo lâu dài những người tài năng thực sự cho đất nước.

Vua Lý tiến hành thành lập Điện Giảng Võ để làm nơi giảng dạy cũng như luyện tập cho các tướng sĩ và binh lính. Đây được xem là nơi để các võ tướng tới rèn luyện cũng như thao lược võ nghệ vì ở đó có bãi tập và trường đua ngựa. Bên cạnh việc rèn luyện binh sĩ cũng như tướng lĩnh ở khu Giảng Võ thì nhà Lý còn có Xạ Đình tức là bãi tập bắn. Việc thành lập Điện Giảng Võ hay cho lập thêm Xạ Đình còn để nâng cao trình độ cũng như khả năng võ nghệ thì vua thường sai các quan võ hàng ngày lên đến nơi đây để luyện tập phép công chiến cũng như phá trận. Dưới thời Lý việc cưỡi ngựa, sử dụng

33

cung kiếm được xem là yêu cầu bắt buộc đối với các vương hầu, võ quan, tướng lĩnh trong triều đình lúc bấy giờ. Và quan Thái úy Lý Tự Khánh được xem là người nổi tiếng với tài bắn cung.

Đối tượng chính và chủ yếu được lựa chọn tuyển thẳng vào Điện Giảng Võ học tập, rèn luyện võ nghệ là con em trong hàng ngũ quý tộc tôn thất nhà Lý. Cùng với đó là các thân vương, hoàng tử. Điện Giảng Võ được xem là trường học quân sự cao cấp của triều đình, vì đây là nơi dành riêng cho vua quan, thái tử, thân vương, võ quan, tướng lĩnh cùng với con em hàng ngũ quý tộc. Ngoài việc học quân sự binh pháp ra thì đây còn là chỗ luyện tập, thao lược võ nghệ bởi ở đây còn có bãi tập.

Hình thức đào tạo chủ yếu là cho học binh pháp, tập cưỡi ngựa, bắn tên, rèn tập võ nghệ. Đây được xem là những yêu cầu cơ bản nhất đối với việc đào tạo võ quan cho đất nước. Đồng thời yêu cầu người võ quan phải là người biết trau dồi tinh thông võ nghệ, hiểu biết trận pháp thì mới có thể chỉ huy được ba quân tướng sĩ. Để chất lượng đào tạo được nâng thêm nữa, vua còn nhắc nhở các quan võ ngày ngày cần phải chăm lo rèn luyện võ nghệ để không ngừng nâng cao trình độ của mình. Do tài liệu về võ quan tướng lĩnh khá ít ỏi nên không thể khảo lại được những võ quan nổi tiếng được tuyển chọn thông qua hình thức này.

Nhà Trần cũng như nhà Lý đã cho lập Giảng Võ Đường (tương đương với Điện Giảng Võ) ở phía Tây kinh thành Thăng Long để làm nơi huấn luyện quân sĩ. Sang thời Trần không gọi tên Điện Giảng Võ nữa mà chuyển sang thành Giảng Võ Đường. Còn nội dung thì không có gì đổi khác, đây vẫn là trường học quân sự cao cấp và chính quy của triều đình. Nhằm tuyển chọn để đi tới đào tạo, huấn luyện ra thành những võ quan tài ba có ích cho đất nước, cũng như nâng cao sức mạnh chiến đấu của dân tộc.

34

Đối tượng tuyển chọn chủ yếu của Giảng Võ Đường vẫn là tầng lớp trên của xã hội, đó là các thái tử, thân vương, tướng lĩnh, con em của quý tộc tôn thất Trần.

Sau khi được lựa chọn tuyển dụng thì họ được đưa vào đào tạo. Hình thức đào tạo chủ yếu ở đó là vua cùng với các vương hầu tướng lĩnh được học binh thư, binh pháp cũng như học cách bày trận và phá trận để thông thuộc binh thư, nâng cao trình độ tác chiến, khả năng chiến đấu của mỗi người. Trong hoạt động tuyển chọn quan võ ở Giảng Võ Đường thì có thể nói nhà Trần đã có sự tiến bộ hơn so với nhà Lý. Nếu như Điện Giảng Võ thời Lý chỉ nơi rèn luyện thao tập của tướng lĩnh, binh sĩ thì đến nhà Trần nơi đây còn là nơi học tập võ thuật thông qua sách võ gia truyền (đánh dấu việc dạy võ nghệ bằng sách vở). Trần Quốc Tuấn đã có những tác phẩm lý luận quân sự nổi tiếng như Binh thư yếu lượcVạn kiếp tông bí truyền thư để làm tài liệu giảng dạy nội bộ cho con em quan lại quý tộc. Theo lời của Trần Khánh Dư thì lúc bấy giờ đã cho lấy sách này dạy bảo con em làm gia truyền và không hề tiết lộ cho người ngoài được biết. Đây được xem là cuốn sách để làm tài liệu giảng dạy trong trường võ học này, trong đó có bí thuật của Trần Quốc Tuấn về phương pháp bày binh bố trận theo cách riêng nhưng nội dung chính vẫn là quân cốt tinh nhuệ. Đồng thời cũng khẳng định một điều rằng “Nước

lấy dân làm gốc, binh lấy tướng làm gốc, quân lấy tướng làm chủ”.

Do có phương pháp đúng về tuyển chọn và đào luyện tướng sĩ nên trong giới quý tộc Trần xuất hiện nhiều tướng lĩnh lỗi lạc được học tập và sau này trở thành những võ quan tài giỏi trong trường võ bị này. Đại diện tiêu biểu nhất là Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật… hay những vị tướng trẻ tuổi đã có khí phách như Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản… Các sử gia nhà Lê đã không ngớt lời ca ngợi đội ngũ tướng sĩ nhà Trần như khi giao cầm quân thì cùng nhau sống chết, dụng binh

35

thì tinh diệu, chiến tất phải thắng, đánh tất phải được và khi đối địch với giặc thì tự mình xông pha lên phía trước quân sĩ, giặc trông thấy phải tránh lui, không kẻ nào có thể địch nổi.

Dù việc đào luyện tướng sĩ ở mỗi triều đại có chỗ khác nhau nhưng nhìn chung nhà Lý - Trần luôn chú ý trên cả hai phương diện đức và tài đó là vừa phát huy phẩm chất cũng như vừa nâng cao năng lực của tướng lĩnh nhằm mục đích tạo ra một đội ngũ tướng lĩnh chỉ huy quân đội có tài cán và lòng trung thành với triều đình.

Thông qua hình thức tuyển chọn Giảng Võ Đường thì nhà nước Đại Việt đã xác lập được một nền giáo dục quân sự nhằm đào tạo nhân tài quân sự làm tướng soái chỉ huy quân đội. Trường võ bị cao cấp đó là nơi giáo dục và học tập binh thư, binh pháp cho tầng lớp vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh. Đồng thời Giảng Võ Đường còn bổ sung vào bộ phận võ quan triều đình những người tài năng đã được luyện rèn trong qua trình đào tạo nơi đây. Có thể thấy dưới nhà Trần một nền khoa học quân sự đã phát triển, nó thể hiện tính ưu việt trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Với hình thức tuyển chọn quan võ như trên thì dưới triều đại Lý - Trần đã đào tạo cũng như lựa chọn ra được nhiều vị tướng giỏi, tài ba làm nên những chiến thắng vẻ vang cho đất nước, và góp phần rất lớn vào công cuộc giữ vững quyền làm chủ đất nước trong suốt những thế kỷ qua.

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)