Tình hình văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 33)

6. Bố cục

2.1.3. Tình hình văn hóa giáo dục

Văn hóa Đại Việt phát triển một cách rực rỡ và đạt tới đỉnh cao dưới nhà Lý - Trần.

Về mặt tôn giáo, tín ngưỡng dưới nhà Lý phật giáo được đưa lên vị trí

quốc giáo còn nho cũng đã có sự phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để phát triển mạnh mẽ như các triều đại sau đó. Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định thể hiện trong chế độ thi cử. Văn hóa Lý - Trần được xem là giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của văn hóa Đại Việt, nó đã khôi phục lại yếu tố văn hóa Việt cổ, đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh tạo nên một phong cách riêng cho mình. Do đó văn hóa Đại Việt mang tính dân tộc sâu sắc.

29

Văn học thời này rất phong phú đa dạng với nhiều thể loại, trong đó có

2 dòng chính là văn học phật giáo và văn học yêu nước dân tộc. Cụ thể có các tác phẩm như Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục, Thiền tông chỉ nam…

Ngoài ra còn có dòng văn thơ yêu nước, dân tộc phản ánh tinh thần anh dũng, bất khuất chống giặc, lòng tự hào dân tộc qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm như Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu…

Trong giáo dục, khoa cử, thời đầu Lý nền giáo dục Đại Việt chủ yếu là

Phật học, sau đó nho giáo từ từ phát triển. Đến năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Lúc đầu khi mới mở trường Quốc Tử Giám chỉ có các quý tộc quan liêu và con em được theo học nên nhìn chung việc giáo dục nho học ở thời Lý còn hạn chế. Sang thời Trần giáo dục nho học đã có sự tiến bộ hơn, Quốc Tử Giám với nhiều tên gọi mới ngày càng được củng cố và mở rộng đối tượng học tập. Tại các lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng. Chính vì vậy mà nhiều khoa thi liên tục được mở ra để nhằm tuyển dụng nhân tài cho đất nước. Nhà Trần tồn tại 175 năm trong lịch sử đã tổ chức được 14 khoa thi (trong đó 10 khoa chính thức và 4 khoa phụ) và lấy được 283 người đỗ. Như vậy dựa trên tình hình xã hội và sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng tạo nên nền văn hóa phong phú đậm đà bản sắc dân tộc.

Với một nền văn hóa - giáo dục phát triển như vậy đã góp phần làm nên sự tồn tại lâu dài của hai triều đại này, đồng thời cũng đã tạo nên đặc điểm riêng mang đậm bản sắc dân tộc ta trong lịch sử. Cũng như đưa nền giáo dục Đại Việt ta đi lên một tầm cao mới là thông qua phép thi tuyển để tuyển chọn nhân tài phục vụ đất nước trong đó có bộ phận võ quan.

30

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)