Nhiệm tử hay tập ấm, tiến cử

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 40)

6. Bố cục

2.2.1.2. Nhiệm tử hay tập ấm, tiến cử

Để lựa chọn bổ dụng người hiền tài vào đội ngũ quan lại cho đất nước vào buổi đầu nhà Lý đã lựa chọn quan lại bằng hình thức Nhiệm tử và Tuyển cử sau đó có thêm chế độ khoa cử của nhà Tống để lựa chọn những nhân tài đã được giáo dục theo tinh thần nho giáo.

Nhiệm tửlà hình thức con cháu được tập ấm, chủ yếu là dùng để bổ dụng con cháu của các quan, các quan có ấm thì con cháu sẽ được tập ấm vào

36

triều làm quan. Hình thức tuyển chọn này có từ rất sớm, đối tượng chính được tuyển dụng thông qua hình thức này là con em quan lại có ấm sẽ được thừa ấm vào triều làm quan. Ban đầu họ được đào tạo dạy việc sau đó thông thạo sẽ được làm quan.

Còn tuyển cử là hình thức giới thiệu hoặc bảo lãnh. Đó là việc người hiền tài được vua, quan lại phát hiện sau đó lựa chọn bổ dụng ra làm quan. Hạn chế của những hình thức trên là dường như không đảm bảo được sự rèn luyện theo tinh thần cho bọn quan liêu. Cụ thể có rất nhiều người vô dụng, tài đức kém nhưng nhà có quan cao được thừa ấm vào làm quan nên không đảm bảo được tinh thần của quan lại là trong sạch, tài giỏi, mẫn cán.

Dù vậy nhưng trong buổi đầu dựng nước rất cần có một đội ngũ quan lại để điều hành bộ máy nhà nước nên nhà Lý vẫn áp dụng những hình thức này. Nhà Lý chưa có hình thức thi tuyển để lựa chọn quan võ rõ ràng mà chủ yếu vẫn thông qua tiến cử, nhiệm tử những người có tài năng thực sự về võ thuật cũng như mưu trí của người làm tướng. Mặc dù vậy nhưng một số nhân vật đỗ đạt cao cũng đã được cử tham gia vào bộ máy quản lý việc binh, trường hợp của Lê Văn Thịnh làm Binh bộ thị lang được xem là một trong những ví dụ điển hình. Như vậy khác với các triều đại trước đó thì việc tuyển chọn võ quan thời kỳ này được xem là sự khởi đầu cho một điển chế mới ở Đại Việt.

Bên cạnh việc tuyển chọn võ quan thì việc đào luyện võ quan, tướng lĩnh trong giai đoạn này cũng rất được quan tâm, chú trọng dù chưa được đặt thành lệ như các triều đại sau đó. Nhưng thời nào cũng vậy việc văn phải ôn và võ phải luyện tập là chuyện thường tình. Như vậy tuyển chọn võ quan nhà Lý thông qua nhiệm cử, tiến cử đã bổ sung một bộ phận võ quan cho đất nước lúc bấy giờ.

37

Giống với nhà Lý, quan lại nhà Trần cũng được tuyển dụng qua các phương thức như nhiệm tử (tập ấm) các quan văn võ tùy theo phẩm cấp sẽ được truyền ấm cho con cháu, tuyển cử (giới thiệu, bảo lãnh). Những người được thừa ấm tùy theo phẩm cấp sẽ được phân phong làm việc ở những vị trí tương xứng. Dưới nhà Trần việc tuyển chọn quan lại luôn tuân theo một quan điểm nghiêm ngặt đó là: người quan tước thì con cháu thừa ấm mới được vào làm quan. Chính vì vậy mà đối tượng tuyển chọn võ quan lúc đó trước hết là những người thuộc tầng lớp quý tộc tôn thất, từ những lớp người có quyền lợi gắn liền với hoàng tộc.

Cùng với chế độ nhiệm tử (tập ấm) thì nhà vua cũng chú trọng tới chế độ tuyển cử những người trong hoàng tộc có tài năng để coi giữ binh quyền. Trong đó chức Tể tướng chỉ tuyển những người có uy tín trong dòng dõi tôn thất thông hiểu thi thư và binh pháp. Còn chức phiêu kỵ tướng quân thì chỉ dành riêng để phong cho các hoàng tử hoặc thiên tử nghĩa nam. Dưới thời Trần có một trường hợp rất đặc biệt đó là trường hợp của Trần Khánh Dư, con nuôi của vua Trần Thánh Tông được phong chức Phiêu kỵ đại tướng quân và làm phó tướng cho Trần Quốc Tuấn. Ngoài ra thì còn nhiều thân vương, tôn thất được cử làm Thái úy như Trần Liễu, Trần Nhật Hạo trong số đó thì Thái úy Trần Quang Khải từng giữ chức Thượng tướng thái sư và tướng quốc trông coi những việc lớn trong triều.

Ngoài những đối tượng chính yếu nói trên thì nhà nước Đại Việt thời Trần còn chú ý sung tuyển vào hàng ngũ võ quan những người tàì năng thuộc dòng họ khác. Các vua Trần đã từng lựa chọn trong hàng ngũ các quan viên người nào có tài năng, giỏi giang võ nghệ cũng như am hiểu tinh thông thao lược thì không kể tôn thất cho làm tướng coi quân. Đó chính là những tài năng nổi bật như Lê Tần, Nguyễn Khoái, Đỗ Khắc Chung… Đặc biệt hơn đó là trường hợp của Phạm Ngũ Lão, mặc dù chỉ là một gia thần của Trần Quốc

38

Tuấn nhưng Quốc Tuấn nhận thấy Ngũ Lão là người có tài năng khí độ vượt trội hơn người nên đã gả người con gái cho và cũng nhân đó tiến cử lên triều đình. Sau đó Phạm Ngũ Lão đã theo Hưng Đạo vương đi đánh giặc lập được nhiều công lớn nên được triều đình rất trọng dụng.

Để tuyển dụng sung vào hàng ngũ võ quan thì ngoài những biện pháp trên thì nhà Trần còn áp dụng phương pháp tiến cử những người không thuộc trong dòng dõi tôn thất. Tiến cử tức là hình thức giới thiệu người có tài, có đức nổi tiếng để quan xem xét và vua bổ dụng. Đó được xem là một hình thức tốt để tuyển dụng quan lại thời Trần, cụ thể đó là những tấm gương như Yết Kiêu, Dã Tượng, đặc biệt là phạm Ngũ Lão đã được Trần Quốc Tuấn phát hiện và bỗi dưỡng thành tài rồi sau đó tiến cử lên triều đình là những trường hợp cụ thể.

Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì hình thức này đã phát huy tác dụng to lớn, người hiền tài được lựa chọn rất có chất lượng. Nên đã sát cánh cùng những võ quan được đào tạo có tổ chức trong Giảng Võ Đường làm nên những thắng lợi vang dội như đánh bại quân Tống, quân Nguyên - Mông. Như vậy với những phương thức trên thì đội ngũ võ quan nhà Trần đã được bổ sung thêm ngày một đông đảo hơn, góp phần rất lớn đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)