Tình hình chính trị

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 32)

6. Bố cục

2.1.2. Tình hình chính trị

Ngoài việc phải đối phó với kẻ thù xâm lược bên ngoài nhìn chung chính trị thời Lý - Trần tương đối ổn định. Về bộ máy nhà nước, vua là người nắm trong tay toàn bộ quyền lực như: ban hành pháp luật, thực thi pháp luật, giữ quyền xét xử tối cao, đồng thời đứng đầu quân đội, ngoại giao và chính sách thuế. Dưới vua là bộ máy giúp việc gồm Quan đại thần với các chức quan như: Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo), Thái úy, Thiếu úy, Bình chương sự. Ngoài ra cơ quan chuyên môn còn có: Hàn lâm viện, Khu mật sứ, Quốc tử giám cùng một vài cơ quan khác triều đình đặt hệ thống quan chức theo 9 phẩm, đứng đầu có các chức vinh hàm Tam thái, Tam thiếu (Sư, Phó, Bảo). Chức Thái úy có vai trò như Tể tướng (Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành từng giữ chức này), Thiếu úy coi việc cấm binh. Giúp việc cho Tể tướng có chức Hành khiển. Ở địa phương nhà Lý chia cả nước ra làm 24 lộ, phủ, đặt các chức Tri phủ, Tri châu, dưới phủ là huyện, hương. Nhà Trần kế thừa gần như nguyên vẹn bộ máy nhà nước thời Lý, trên cơ sở đó bổ sung thêm chức Tam tư và đổi 24 lộ của nhà Lý thành 12 lộ gồm có: “Thiên Trường (Nam Hà), Long Hưng (Thái Bình), Quốc Oai (Hà Tây), Bắc Giang (Bắc Ninh, Bắc Giang), Hải Đông (Quảng Ninh và một phần Hải Dương), Trường Yên (Ninh Bình), Kiến Xương (đông Thái Bình), Hồng (phần Hải Dương), Khoái (phần Hưng Yên), Thanh Hóa (Thanh

Hóa), Hoàng Giang (phần đất Hà Nam), Diễn Châu (Bắc Nghệ An)” [4, 178]

Về thể chế chính trị thì khác xa so với các triều đại sau đó là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền thì nhà Lý - Trần đã cho xây dựng một thể chế chính trị phù hợp với vương triều mình. Đó là chế độ quân chủ thân dân, vua

28

quan có mối quan hệ gần gũi thân thiết với dân chúng, thường xuyên tiếp cận dân chúng trong các dịp lễ hội. Với chế độ chính trị như vậy nó đã quy định phương thức tuyển chọn quan lại của triều đại này, không phải là thi cử, tuyển chọn chặt chẽ gắt gao như các triều đại sau này mà ngược lại hệ thống quan lại nắm giữ vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước đều là tầng lớp quý tộc, tôn thất. Sau này có thêm những người tài năng bên ngoài dòng họ.

Luật pháp Lý - Trần được xem là luật cổ thành văn đầu tiên ở nước ta, đó là những bộ luật nổi tiếng như Hình thư (nhà Lý), Hình luật (nhà Trần). Do đó nó mang giá trị giáo dục và tính răn đe to lớn. Nó cũng góp phần quan trọng trong việc ổn định xã hội, giữ vững và bảo vệ sức sản xuất cũng như những quy định về kỷ cương phép nước.

Với nền chính trị thân dân tiến bộ trên đã đưa tới sự ổn định đất nước. tạo điều kiện cho việc thi tuyển lựa chọn quan lại phát triển, quan trọng nhất trong đó là bộ phận võ quan với vai trò bảo vệ giữ vững chủ quyền, lãnh thổ đất nước,

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)