Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 29)

6. Bố cục

2.1.1. Tình hình kinh tế

Trong nông nghiệp, nước ta là nước có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu nên các vua nhà Lý cho tới các vua nhà Trần sau này luôn luôn chăm lo quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Cụ thể trong việc bảo vệ sức sản xuất, sức kéo. Năm 1010, Lý Công Uẩn đã xuống chiếu bắt những người trốn tránh phải trở về quê cũ, vua Lý Thánh Tông ra nhiều chiếu khuyến nông. Hàng năm vào đầu mùa xuân các vua Lý thường thân chinh cày vài đường trong lễ “tịch điền” để khuyến khích sản xuất nông nghiệp và cũng có lần vua đích thân đi xem cấy gặt để tỏ lòng khuyến khích. Ngoài ra để bảo vệ sức sản xuất thì nhà Lý - Trần cũng đã chú ý bảo vệ nhân đinh - nguồn lao động chủ yếu trong xã hội cũng như lực lượng sản xuất trực tiếp. Nhà nước đã có những luật lệnh để bảo vệ trâu bò nên tội trộm trâu hay giết trâu thường bị cho vào tội rất nặng. Cụ thể năm 1117 thái hậu Linh Nhân đã nói rằng: “Gần đây ở kinh thành, hương ấp có nhiều người trốn làm nghề trộm trâu, trăm họ cùng quẫn, mấy nhà cày chung nhau một con trâu. Trước đây ta đã từng nói tới việc ấy, nhà nước đã có lệnh cấm. Nay giết trâu lại nhiều hơn trước. Bấy giờ vua mới ra lệnh là kẻ nào ăn trộm trâu, giết trâu phạt 80 trượng đồ làm khao giáp, vợ xử 80 trượng đồ làm tang thất phụ và đền trâu. Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng” [10, 209 - 210]. Để có lực lượng lao động

25

thường xuyên thì nhà Lý đã cho thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. Ngoài ra thì triều đình cũng cho phép các vương hầu quý tộc có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương. Với những chính sách trên sức sản xuất không những được tăng lên mà còn góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức kéo, tăng cường nguồn lực chính của nông nghiệp.

Để nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp thì vấn đề thủy lợi rất được quan tâm. Cụ thể nhà Lý rất quan tâm công tác thủy lợi như đào sông, đào kênh, đắp đê… nhưng công tác đắp đê phòng lũ và ngăn mặn còn mang tính “vùng - địa phương” nên tác dụng của những con đê còn hạn chế. Phải đến thời Trần thì công tác đắp đê, trị thủy mới có tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Để tránh ngập lụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng của nhân dân nên vua Thái Tông cũng như các vua sau đó đã sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là Hà đê sứ. Đây là sự tiếp nối tiến bộ của nhà Trần so với nhà Lý. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào giúp đỡ dân chúng. Nhà Trần đã ý thức được rằng muốn bảo vệ mùa màng, nhà cửa, tính mạng một cách ổn định lâu dài thì phải có quy hoạch đắp đê quy mô theo cả dòng sông. Sử cũ đã ghi

Đắp đê để giữ nước sông gọi là đê quai vạc, đắp suốt từ đầu nguồn cho tới

bờ biển để ngăn nước lũ tràn ngập. Đắp đê quai vạc bắt đầu từ đấy” [4, 21].

Nhờ đó, tình hình nông nghiệp thời Lý - Trần đã có những bước phát triển mới, đời sống nhân dân được ổn định tạo ra cơ sở vững chắc cho công cuộc xây dựng đất nước cũng như góp phần làm nên những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Trong thủ công nghiệp, dưới nhà Lý - Trần có hai bộ phận là thủ công

nghiệp Nhà nước và thủ công nghiệp dân gian. Thủ công nghiệp nhà nước triều đình đã trưng tập các thợ khéo, thợ giỏi về làm trong các xưởng gọi là

26

thợ bách tác với mục đích sản xuất phục vụ riêng nhu cầu Nhà nước đúc tiền, chế tạo vũ khí, làm các phẩm phục triều nghi… những sản phẩm này họ không được tự bán trong dân gian. Còn thủ công nghiệp dân gian thì thợ thủ công dân gian sản xuất và buôn bán trong các phường phố ở kinh thành và thôn quê. Họ là những người nông dân kiêm thợ thủ công. Trong các nghề thủ công thì dệt là nghề thủ công truyền thống phổ biến, sau nữa là nghề đúc đồng, làm gốm, khắc bản in, nghề mộc… với những tác phẩm hết sức nổi tiếng mang tính chất Phật giáo (An Nam tứ khí).

Trong thương nghiệp, với sự ổn định đất nước cũng như nhu cầu trao

đổi hàng hóa trong nước ngày càng tăng mà thương nghiệp thời kỳ này khá phát triển. Cụ thể nhà Lý đã cho đúc tiền bằng hợp kim đồng giống như tiền lưu hành ở vùng Đông Nam - Trung Quốc. Tuy nhiên thì tiền do triều đình đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa nên nhiều đồng tiền nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước. Mạng lưới chợ có mặt ở làng xã, phố phường như ở kinh thành Thăng Long có chợ Hoàng Hoa, chợ Bạch Mã… để phục vụ mục đích trao đổi hàng hóa với nhau. Với sự phát triển khá phồn thịnh và tự do của thương nghiệp nên triều đại Lý - Trần đã xác định: “tiền là phương tiện lưu thông hàng hóa. Các vua Đại Việt thời Lý-Trần đều có đúc tiền. Ngoài ra, trên thị trường còn sử dụng nhiều tiền Trung Quốc. Nhà Trần đã mở rộng việc mua bán đất bằng tiền, nộp tiền để

lấy quan chức” [4, 206]. Như vậy có thể thấy quan hệ tiền tệ đã xâm nhập vào

đời sống chính trị và tín ngưỡng của tầng lớp nhân dân cũng như tầng lớp quan lại bấy giờ.

Dưới triều đại Lý - Trần nền kinh tế của đất nước hết sức được quan tâm chú ý, do đó mà kinh tế của đất nước đã có những bước phát triển quan trọng đáp ứng được nhu cầu trao đổi kinh tế trong nước, ngoài nước và quốc phòng an ninh. Đồng thời với sự phát triển nền kinh tế đất nước đã tạo nên

27

nền tảng vững chắc để triều đại Lý - Trần có thể ổn định phát triển bền vững, cũng như có tiềm lực quốc phòng để chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước thông qua các phương pháp tuyển chọn người tài.

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)