Vai trò của hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý-Trần

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 68)

6. Bố cục

3.2. Vai trò của hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý-Trần

binh chế tiến bộ với những quy chế khá chặt chẽ trên nhiều phương diện. Binh chế đó mang tính nhân dân, theo quan điểm chiến tranh toàn dân “bách tính giai binh” (toàn dân là lính), “cử quốc nghênh địch” (cả nước đánh giặc). Chính vì vậy mà khi giai cấp phong kiến nhà Trần còn đại diện cho lợi ích dân tộc thì binh chế đó còn phát huy hiệu lực to lớn. Và trên thực tế, từ binh chế đó nhà Trần đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông - Nguyên và nhiều lần đẩy lùi quân giặc xâm phạm biên giới để có thể bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Dưới thời Trần nhân dân ai cũng là binh nên mới phá được giặc dữ làm cho thế nước được mạnh nên đến như vậy.

3.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TUYỂN CHỌN VÕ QUAN THỜI LÝ -TRẦN -TRẦN

Những đóng góp to lớn trong việc ổn định xã hội, bảo về đất nước, giữ vững bờ cõi non sông đã khiến triều đình phong kiến hết sức quan tâm, chú trọng tới đội ngũ võ quan. Để ca ngợi vai trò to lớn cũng như tầm quan trọng của bộ phận này thì người xưa đã có câu:

“ Văn quan cầm bút an thiên hạ Võ tướng đề đao định thái bình.”

Qua hai câu thơ trên đã chứng tỏ người xưa không những chỉ học văn mà họ còn rất chú trọng đến việc học võ, rèn luyện võ thuật để chống loạn, dẹp giặc mang lại nền thái bình cho nhân dân. Đó cũng là sự kết hợp giữa quan văn và quan võ để làm nên sự thịnh trị yên bình của đất nước. Từ đây có thể khẳng định rằng vai trò hết sức quan trọng của quan lại nói chung và của bộ phận võ quan nói riêng. Do đó triều đại phong kiến nào cũng rất chú tâm vào việc tuyển chọn quan lại, trong đó chủ yếu là võ quan. Đây là bộ phận

64

quan trọng của quốc gia dân tộc, trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ, giữ vững sự bình an cho đất nước cũng như góp phần to lớn trong công cuộc mở rộng lãnh thổ. Xuất phát từ tầm quan trọng đó có thể chỉ ra được những vai trò chính của hoạt động tuyển chọn võ quan như sau:

Thứ nhất là đối với bộ máy nhà nước, việc tuyển chọn võ quan đã góp

phần to lớn trong việc hoàn chỉnh bộ máy quan lại. Thông thường bộ máy nhà nước được chia làm hai ban chính là ban văn và ban võ. Hai ban này được đặt ngang hàng nhau nhưng chức năng và quyền hạn của ban võ cao hơn cả. Bởi võ ban có vai trò quan trọng hơn nên được rất được vua cùng triều đình coi trọng. Hơn nữa bộ phận võ quan cao cấp chủ yếu là thuộc dòng dõi quý tộc tôn thất nên đặc quyền của bộ phận này nhiều hơn không lấy gì là khó hiểu. Như vậy nếu không có hoạt động tuyển chọn võ quan thì sẽ làm cho bộ máy quan liêu mất cân đối cũng như mất đi một phần rất quan trọng trong việc tổ chức bộ máy chính quyền. Càng cho thấy chức năng của bộ máy quan lại chưa đầy đủ, còn nhiều yếu kém, sơ sài. Vì vậy cần phải liên tục tiến hành tuyển chọn võ quan.

Ngoài ra, bộ phận võ quan là những người trực tiếp quyết định sự ổn định, bền vững của tình hình chính trị. Đất nước có yên ổn, chiến thắng được ngoại xâm thì nền chính trị mới có thể ổn định được. Khi chính trị ổn định thì mới có nền tảng để đưa đất nước đi lên. Nền chính trị ổn định lại là nhân tố quyết định sự phát triển của kinh tế. Với sự phát triển đó thì đã tác động đến sự ổn định của xã hội. Có thể thấy vai trò của bộ phận võ quan có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các lĩnh vực của đất nước thì đã chứng tỏ tầm quan trọng của bộ phận này trong lịch sử.

Thứ hai là đối với sự phát triển quân đội, hoạt động tuyển chọn võ

quan đã quyết định rất nhiều đến chất lượng quân đội. Cùng với quá trình đào tạo võ quan thì quân đội cũng được huấn luyện nâng cao năng lực và trình độ

65

tác chiến. Thông qua các cuộc thao diễn, diễn tập lớn thì cả quan và quân đều trưởng thành hơn, biết cách phối hợp ứng phó hơn trong khi đánh. Không chỉ vậy cùng với quá trình tuyển chọn võ quan thì chất lượng quân đội được tăng lên rất nhiều. Thông qua hoạt động đào tạo võ quan thì lực lượng quân đội cũng được tổ chức môt cách chặt chẽ gồm nhiều loại quân (cấm quân, sương quân, quân các lộ)… để rèn luyện theo phương pháp cụ thể. Ngoài ra khi tuyển chọn quân đội thì không có số lượng nhất định, mà chỉ chọn những đinh nam khỏe mạnh, trong đó lại chọn những người nhanh giỏi luyện tập võ nghệ. Với những yêu cầu đó thì lực lượng quân đội được chọn mặc dù ít nhưng rất có chất lượng. Vai trò của quân đội thể hiện rất rõ trong việc bảo vệ kinh đô, triều đình trong thời bình và là lực lượng chủ lực xuất chinh đánh giặc trong thời chiến. Cụ thể hơn là nắm giữ vai trò chủ lực trong các trận đánh quyết định như sông Như Nguyệt (1077), Bành Lệ Nguyên, Đông Bộ Đầu (1258), Tây Kết - Chương Dương… Vì lẽ đó mà Trần Hưng Đạo đã nói “quân đội cốt tinh không cốt nhiều”. So với các triều đại trước quân đội nhà Lý - Trần được tổ chức theo quy định chặt chẽ hơn rất nhiều. Vì vậy có thể nói quân đội là công cụ bảo lực chủ yếu, là trụ cột của lực lượng an ninh, quốc phòng của chính quyền quân chủ và cũng là chủ lực quân của nhà nước Đại Việt trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Thứ ba là đối với sự phát triển văn hóa, dưới thời Lý -Trần bộ phận

võ quan có công rất lớn trong việc đưa tới sự thịnh vượng, phát triền văn hóa, giáo dục của đất nước. Sự thịnh vượng này cùng với những chiến công oai hùng trong các cuộc chiến tranh giữ nước thời Lý -Trần đã mang ý nghĩa và ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm dân tộc và đời sống của nhân dân. Nó đã thúc đẩy các yếu tố văn hóa, tư tưởng phát triển. Những yếu tố này thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của quốc gia. Và tinh thần đó đã thấm sâu trong

66

mọi tầng lớp nhân dân nhất là trong giai đoạn bừng bừng khí thế chống giặc ngoại xâm xâm lược.

Do yêu cầu của công cuộc giữ nước cũng như bản thân các cuộc kháng chiến vĩ đại đã thúc đẩy nền văn hóa, văn học mang đậm màu sắc và ý thức dân tộc. Ra đời trong không khí hào hùng của dân tộc nên nền văn học Lý - Trần đã chứa đựng một tinh thần dân tộc mạnh mẽ, một ý thức tự hào dân tộc sâu sắc. Đó là Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu… là những tác phẩm văn học, những áng thơ hay tiêu biểu nhất thể hiện sinh động chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng thời Lý -Trần. Bên cạnh đó trong xã hội cũng có nột nền văn hóa dân gian đa dạng và phong phú. Trong nông thôn Đại Việt, người nông dân công xã vẫn bảo lưu những phong tục tập quán cổ truyền, cũng như vẫn duy trì quan hệ cộng đồng chặt chẽ sớm kết hợp tình làng nghĩa xóm với ý thức quốc gia dân tộc, gắn chặt nước với làng. Các lễ hội truyền thống rất thịnh hành, thắm đượm tinh thần thượng võ như bơi thuyền, đánh gậy, đánh phết, đánh đu, cướp cù… Các lễ hội thường gắn liền với việc đề cao tinh thần yêu nước, truyền thống đánh giặc giữ nước và suy tôn các anh hùng dân tộc. Điều đó tạo nên những yếu tố thuận lợi để cả nước huy động nhân lực, vật lực cho quân đội, cho chiến tranh, đồng thời yếu tố văn hóa truyền thống đó cũng tăng thêm sức mạnh cho những võ quan, người lính xuất thân từ các cộng đồng làng xã. Nhân dân Đại Việt đã xây dựng nên một nền văn hóa rực rỡ, là cốt cách, là tinh thần dân tộc có ảnh hưởng tích cực đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thứ tư là đối với an ninh chủ quyền đất nước, thông qua hoạt động

tuyển chọn võ quan dưới thời Lý -Trần thì hàng vạn tướng lĩnh đã được phát hiện và bồi dưỡng cất nhắc để trở thành các võ quan giỏi. Dưới thời Lý - Trần

67

để bảo vệ đất nước, nền độc lập tự chủ dân tộc bộ phận quan võ đã không ngừng trưởng thành trong rèn luyện chiến đấu.

Thông qua hoạt động tuyển chọn nhà nước Đại Việt đã xác lập được một nền giáo dục quân sự, nhằm đào tạo nhân tài quân sự, những tướng soái chỉ huy quân đội sau khi tuyển chọn được. Tại kinh thành Thăng Long có Giảng Võ Đường và các bãi tập quân sự. Đây được xem là trường võ bị cao cấp - nơi giáo dục và học tập binh thư, binh pháp cho tầng lớp vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh, có khi cả quân đội. Dưới thời Trần một nền quân sự đã phát triển, thể hiện tính ưu việt của nó trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Đây là sự phát triển hơn cả của nhà Trần so với nhà Lý, bởi trong trường võ bị cao cấp nhà Trần đã có sách học võ nghệ cũng như chỉ đạo chiến đấu mà các triều đại trước chưa có cũng như chưa làm được.

Như vậy, với vai trò to lớn của công cuộc tuyển chọn võ quan dưới triều đại Lý -Trần thì đã đại được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội ổn định. Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực đã tăng cường sức mạnh cho nền quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quân sự của dân tộc, nhất là trong giai đoạn đất nước có chiến tranh.

68

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Thông qua hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần đã thấy được đặc điểm của việc tuyển chọn quan võ trong giai đoạn này. Nó tiến bộ hơn rất nhiều so với các triều đại trước đó, đồng thời thể hiện nhận thức của bậc đế vương trong việc tiến hành tuyển chọn, đào tạo quan lại. Với những quy định cụ thể trong hoạt động tuyển chọn này đã góp phần làm phong phú hình thức cũng như nội dung tiến hành tuyển chọn.

Hoạt động tuyển chọn võ quan thời Lý - Trần còn có vai trò hết sức to lớn. Mục đích chính là để tuyển chọn ra những người vừa có tâm, có tài để bổ sung vao bộ phận võ quan của đất nước. Bộ phận võ quan này tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, giữ vừng nền hòa bình thịnh trị, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

69

KẾT LUẬN

Với vai trò và vị trí trong bộ máy nhà nước thì có thể khẳng định tầm quan trọng của võ quan trong lịch sử. Từ khi lập nước tới bây giờ (thời Lý - Trần) những thủ lĩnh quân sự sau này trở thành vua đều là những quan võ tài giỏi. Nên trong mỗi triều đại việc tuyển chọn võ quan là công việc vô cùng hệ trọng được tiến hành ngay sau khi đất nước ổn định.

Để có thể tồn tại lâu dài trong lịch sử với những thành tựu nổi bật trên tất cả các mặt, đặc biệt là trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thì vai trò của đội ngũ quan võ triều đình rất đáng kể. Để tuyển chọn được những võ tướng tài ba đó thì nhà Lý - Trần đã áp dụng rất nhiều hình thức khác nhau, so với các triều đại trước đó thì hoạt động tuyển chọn quan võ lúc bấy giờ tiến bộ chặt chẽ hơn rất nhiều. Với những đóng góp quan trọng như vậy đã góp phần đưa tới sự ổn định thịnh vượng của nhà Lý trên hai trăm năm cùng với quá trình bảo toàn và mở rộng lãnh thổ. Đồng thời để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử vương triều Trần. Đóng góp to lớn nhất của võ quan nhà Trần là bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc trước kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới vào thời điểm ấy. Đó là ba lần đánh bại quân Mông -Nguyên mãi mãi là niềm tự hào dân tộc, là truyền thống, là chiếc nôi nuôi dưỡng lòng yêu nước, hào khí của một dân tộc “Con lạc cháu hồng”.

Những thắng lợi quân sự quan trọng dưới hai triều đại này được các sử gia đánh giá rất cao vị trí và vai trò của võ quan trong lịch sử. Cùng với quá trình lựa chọn, tuyển dụng thì tổ tiên ta thời Lý - Trần đặc biệt coi trọng giáo dục tướng sĩ và binh lính lòng yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết chiến đấu, lòng tự hào dân tộc và lòng căm thù giặc. Trần Quốc Tuấn còn căn dặn: “phải xây quân đội như cha con một nhà thì mới dùng được”. Trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Tống và Mông - Nguyên thì 2 danh tướng

70

nổi tiếng đã có hai bài chiếu dụ khích lệ tinh thần chiến đấu quân sĩ của mình là Lý Thường Kiệt với bài thơ Nam quốc sơn hà và Trần Quốc Tuấn có bài

Hịch tướng sĩ, các vua thường ra các chiếu, dụ gửi tướng hiệu và quân sĩ.

Tất cả những điều trên đều nhằm mục đích động viên, khích lệ lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống và chí căm thù; quyết tâm đánh giặc giữ nước. Vì thế, quân nhà Lý tập kích vào Ung Khâm Liêm “như vào chỗ không người, đánh tan giặc như mặt trời đốt giá”; nhà Trần có đạo quân “Sát Thát”, quyết sống mái với giặc Nguyên với tinh thần “phá cường tặc báo hoàng ân”, “thề với thần dân dốc lòng báo đền ơn nước”. Các tướng lĩnh thì đồng tâm hiệp lực, vì nước vì vua mà từ bỏ mọi hiềm khích; khi lâm trận thì dũng cảm mưu trí, tự mình xông lên phía trước khiến quân thù phải khiếp phục như Lê Phụ Trần, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản... Đó là kết quả của tuyển chọn đúng đắn, xây dựng, rèn luyện tố chất tinh thần và khả năng chiến đấu của đội ngũ võ quan, quân đội. Khi nhận xét về quân đội Đại Việt, sử gia Phan Huy Chú viết: “quân đội thời Lý Trần nổi tiếng là hùng mạnh”, “cái chiến công dẹp quân Chiêm phá quân Tống, cái oai hùng của hai lần đại phá quân

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc – thế kỷ XIX, NXB Khoa học xã hội.

2. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hóa thông tin.

3. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử văn hóa Việt Nam, NXB Thuận Hóa. 4. Quốc Chấn (2006), Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần, NXB

Thanh Hóa.

5. Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí tập 1, NXB Giáo dục.

6. Phan Huy Chú (2009), Lịch triều hiến chương loại chí tập 5, NXB Giáo dục.

7. Phan Huy Chú (2009), Lịch triều hiến chương loại chí quyển 19, NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Tiến Cường (1998), Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt

Nam thời phong kiến, NXB Giáo dục.

9. Quỳnh Cư & Đỗ Đức Hùng (2009), Các triều đại Việt Nam, NXB văn hóa thông tin.

10.Lê Quý Đôn toàn tập (1977), Kiến văn tiểu lục, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

11.Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm mũ áo, NXB Công ty Cổ phần Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam.

12.Vũ Ngọc Khánh (2007), Võ tướng Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin. 13.Phan Huy Lê (2012) chủ biên, Lịch sử Việt Nam tập I, NXB giáo dục Việt

Nam.

72

15.Nguyễn Quang Ngọc (2009), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục. 16.Lương Ninh (2000), chương V - Đại Việt trong các thế kỷ X - XIV (thời

Lý- Trần), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị quốc gia. T. 125-

Một phần của tài liệu Hoạt động tuyển chọn võ quan thời lý trần (1009 1400) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)