1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận vai trò của hoạt động tuyên truyền trong quản lý nhà nước và tài nguyên môi trường

29 618 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

- Khái niệm về Môi trường Environment: “Môi trường bao gồm các yếutố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống,sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con

Trang 1

MỞ ĐẦU

Ngày nay, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu,mang tính toàn cầu Ở nước ta, vấn đề này đã trở thành sự nghiệp không chỉ của toànĐảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủtrương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Tài nguyên cung cấp những yếu tố cơ bản thiết yếu để tiến hành quá trình xâydựng, phát triển sản xuất, bên cạnh môi trường là điều kiện đảm bảo quá trình pháttriển, tăng trưởng bền vững

Thực tế cho thấy, quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên đòi hỏi phải tiếnhành nghiêm túc, cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng để đảm bảo yếu tố môi trường Tàinguyên môi trường luôn có mối quan hệ gắn bó thiết yếu, quan hệ mật thiết trongtiến trình phát triển Trong thời gian qua, vấn đề khai thác tài nguyên, đảm bảo giữugìn môi trường đang đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết Tài nguyên bị khai thác cạn kiệt,không tính đến yếu tố bảo tồn và mở rộng Song song đó là vấn đề ô nhiễm môitrường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, gây nhiều khó khăncho quá trình phát triển bền vững của đất nước

Thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang diễn biến phức tạp.Đặc biệt, tại khu vực Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng đang nổi lênvấn đề được quan tâm – khai thác quặng Bôxit trên địa bàn Đăk Nông Những vấn

đề này đã đặt ra những yêu cầu trong công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn tỉnh.Việc khai thác tài nguyên này đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ bởi lẽ: bôxit là mộtloại tài nguyên quý giá của quốc gia, hoạt động khai thác bôxit kéo theo những ảnhhưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên khác (rừng – nguồn tài nguyên lớncủa toàn tỉnh sẽ bị ảnh hưởng, một diện tích lớn đất đai bị san ủi phục vụ việc khai

Trang 2

thác và xây Dựng cơ sở hạ tầng, tài nguyên nước bị ảnh hưởng…) và ảnh hưởng lớnđến môi trường của vùng

Trước các vấn đề nêu trên, nâng cao hoạt động QLNN về Tài nguyên và Môitrường là cần thiết trước yêu cầu của tình hình thực tế

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 3

1 Một số vấn đề chung về Tài nguyên – Môi trường

- Khái niệm về Tài nguyên (Resource):

Hiện nay, còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tài nguyên Theo nghĩahẹp, “tài nguyên là các nguồn vật chất tự nhiên mà con người dùng nó làm nguyên,nhiên liệu cho các hoạt động chế tác của mình để có được vật dụng” Theo nghĩarộng, “tài nguyên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên có giá trị, là nguồn vật chất để conngười có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và phát triển của mình”

Ngoài cách hiểu trên, tài nguyên còn có thể được hiểu là tất cả các dạng vậtchất, văn hoá và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị

sử dụng mới cho con người Tài nguyên bao gồm các nguồn vật liệu (đất, nước,rừng, khoáng sản), năng lượng (năng lượng dầu mỏ, gió, mặt trời ), thông tin cótrên Trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ sự sống và pháttriển của mình

Hiện nay việc phân loại tài nguyên được dựa theo nhiều phương thức khácnhau như theo trữ lượng, chất lượng, công dụng, khả năng tái tạo và nguồn gốc phátsinh Tùy từng trường hợp nghiên cứu cụ thể mà có thể sử dụng một hoặc tổ hợpnhiều phương pháp phân loại tài nguyên Sự phân loại có tính chất tương đối vì tính

đa dạng và đa dụng của tài nguyên và tùy theo mục tiêu sử dụng khác nhau Cáccách phân loại phổ biến:

- Theo quan hệ với con người: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội

- Theo phương thức và khả năng tái tạo: tài nguyên tái tạo và tài nguyênkhông tái tạo

- Theo bản chất tự nhiên: tài nguyên đất, nước, rừng, biển, khoáng sản, khíhậu, năng lượng, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin

Trang 4

- Khái niệm về Môi trường (Environment): “Môi trường bao gồm các yếu

tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống,sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”(Mục 1, điều 3 Luật Bảo vệmôi trường năm 2005 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005)

Khái niệm môi trường chung này tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà được phânchia một cách chi tiết hơn Theo cách phân chia tương đối theo nguồn gốc thì môitrường được quan niệm thành 3 dạng là môi trường tự nhiên, xã hội và nhân tạo:

* Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học, còn được gọi là

môi trường vật lý, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người

+ Môi trường vật lý (Physical environment): để chỉ các yếu tố nhiệt độ, bức

xạ, áp suất khí quyển, màu, mùi, vị

+ Môi trường hoá học (Chemical environment) : chỉ những nguyên tố và cáchợp chất hoá học Đây là dạng môi trường “vô sinh” (abiotic)

+ Môi trường sinh học (Biological environment): gồm động vật, thực vật, visinh vật Đây là dạng “biotic”

Khái niệm “môi trường sinh thái” được sử dụng nhiều vì suy cho cùng mọivấn đề môi trường đều do nguyên nhân suy giảm sinh thái

* Môi trường xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa con người và con người tạo

nên sự thuận lợi hay cản trở cho sự phát triển xã hội

* Môi trường nhân tạo: môi trường của tất cả các yếu tố vât lý hoá học

-sinh học và xã hội, chịu sự chi phối của con người và sự biến đổi do hoạt động củacon người Ví dụ: những toà nhà - những khối bê tông khổng lồ đặc biệt ở các “tradecenter” ở các nước phát triển

Trang 5

Ngoài cách phân loại dựa trên nguồn gốc ở trên, môi trường còn có thể đượchiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

- Theo nghĩa rộng: môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội cóảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người và các nguồn tài nguyên phục vụcho đời sống con người Theo nghĩa này khái niệm môi trường bao gồm cả nghĩa tàinguyên

- Theo nghĩa hẹp: môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội, ảnhhưởng tới chất lượng sống của con người mà không xem xét đến vấn đề tài nguyên.Theo nghĩa này thì môi trường chỉ “chất liệu môi trường”

Tuy nhiên, sự phân chia các khái niệm này chỉ là tương đối, phục vụ cho cácmục tiêu nghiên cứu chuyên ngành Các hợp phần và yếu tố của môi trường luôn cómối liên hệ và quy ước với nhau

2 Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường:

* Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: QLNN về tài nguyên và

môi trường là tổng hợp các giải pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật nhằmhạn chế tác động có hại của phát triển kinh tế xã hội đến môi trường

Nội dung QLNN về tài nguyên và môi trường thể hiện cụ thể trong từng vấn

đề tài nguyên cũng như môi trường: chính sách tài nguyên môi trường, tiêu chuẩnmôi trường, đánh giá môi trường chiến lược; bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiênnhiên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường

đô thị và khu dân cư, bảo vệ môi trường biển… Về cơ bản, nội dung QLNN về môitrường bao gồm các nội dung sau:

- Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn và bộ chỉ thị về môi trường; thẩm định, phêduyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);

Trang 6

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ môitrường;

- Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường; đánh giá hiện trạng, dựbáo diễn biến môi trường và quản lý thống nhất thông tin, dữ liệu về môi trường;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách thuế, phí về bảo vệ môitrường;

- Bảo đảm ngân sách đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường, các kết cấu hạ tầng quan trọng về môi trường và các dịch vụ bảo vệ môitrường mà khu vực ngoài nhà nước không thể đầu tư;

- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và kinh nghiệmquản lý trong bảo vệ môi trường;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lựccho hoạt động bảo vệ môi trường;

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm phápluật về môi trường;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, bồi thường thiệt hại về môi trường

* Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường:

Mục tiêu chủ yếu của QLMT là phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng

BVMT Và ngược lại bảo vệ môi trường tạo các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới

chính trị, pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia mà mục tiêu QLMT

có thể khác nhau

Trang 7

Theo Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hànhTrung ương Đảng, một số mục tiêu cụ thể của công tác QLMT Việt Nam hiện naylà:

- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trongcác hoạt động sống của con người

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành cácchính sách phát triển KT-XH phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hànhLuật Bảo vệ môi trường

- Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững được Hội nghịThượng đỉnh về Môi trường và phát triển bền vững tại Rio de Janneiro (Braxin)tháng 6/1992 thông qua

Để xây dựng xã hội phát triển bền vững, các nhà môi trường đế ra 9 nguyêntắc bảo vệ môi trường Những nguyên tắc này bao gồm:

 Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất

 Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức vì sự phát triển bền vững

 Tạo cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển bền vững

 Xây dựng khối liên minh toàn thế giới về bảo vệ và phát triển bền vững

Trang 8

Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của một thếgiới vốn nhiều biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa Sau RIO-92, đã có thêm rấtnhiều cố gắng mới trong nghiên cứu các nguyên tắc phát triển bền vững, nhằm mụctiêu bổ sung hoàn thiện, hoặc chi tiết hóa làm rõ nghĩa hơn, hoặc giản lược hóa, làmcho nó dễ hiểu và dễ áp dụng hơn Một trong những cố gắng theo hướng giản lượccác nguyên tắc của phát triển bền vững đã được thực hiện bới Luc Hens, một giáo sưngành sinh thái nhân văn học người Bỉ Đó là các nguyên tắc:

 Bình đẳng giữa các thế hệ;

 Bình đẳng trong nội bộ một thế hệ;

 Người gây ô nhiễm phải trả tiền;

 Người sử dụng phải trả tiền

Luc Hens đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của Tuyên bố Rio-92 về Môitrường và phát triển để xây dựng một hệ thống các nguyên tắc mới của phát triển bềnvững Mặt khác, trong các nguyên tắc này của Luc Hens, ông quan tâm nhiều tớikhía cạnh thể chế Các nước trên thế giới cũng đã bước đầu thể chế hóa các nguyêntắc này, trong đó có cả ở Việt Nam

Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa IX nêu lên 3 mục tiêu chủ yếu về bảo vệ môi trường củanước ta trong thời gian tới là:

Trang 9

- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường

do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra Sử dụng bền vữngnguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học

- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêmtrọng, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môitrường

- Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữatăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọingười đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường

* Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường:

- Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế

xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường

- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cưtrong việc quản lý môi trường

- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụtổng hợp thích hợp

- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiênhơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường

- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây

ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm Người sử dụng các thànhphần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó

II VAI TRÒ, TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN TRONG QLNN VỀ TN-MT:

1 Định nghĩa

Trang 10

- Hoạt động tuyên truyền là quá trình đưa ra những chủ trương, chính sách,biện pháp của chủ thể quản lý đến với đối tượng quản lý nhằm hướng đối tượng theo

ý chí của chủ thể, đạt mục tiêu đề ra

- Hiện nay hoạt động tuyên truyền cần hiểu đúng hơn là “hoạt động truyềnthông” Đây là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ giữacác cá thể, các nhóm người

“ Truyền thông môi trường” là quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúpcho người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụthuộc lẫn nhau giữa chúng và tác động thích hợp để giải quyết vấn đề về môi trường

Theo khoản 2, Điều 5, luật Bảo vệ môi trường :“ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền,

giáo dục, vận động, kết hợp các biện pháp tài chính, kinh tế và các biện pháp khác

để xây dưng ý thức tự giác, kỷ cương trong bảo vệ môi trường”

- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường là tráchnhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt nó là trách nhiệm của các cơ quan

quản lý nhà nước Cụ thể: UBND các cấp ( điểm d, khoản 2, Điều 122, Luật Bảo vệ

môi trường), của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ( Khoản 1, Điều 124, Luật Bảo vệ môi trường)

- Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện hoạt động tuyên truyền

về giữ gìn tái tạo nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường Cụ thể:

+ Tuyên truyền giáo dục môi trường là hoạt động chủ yếu trong công việc tổchức và quản lý của các cơ quan nhà nước ( Đây chính là công cụ quản lý của nhànước về tài nguyên và môi trường

+ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng, huy động toàn dân thamgia thì công tác bảo vệ mới thành công Công tác này có vai trò to lớn trong sựnghiệp bảo vệ môi trường

Trang 11

+ Thực hiện tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về môi trường đểvấn đề này trở thành trách nhiệm của toàn xã hội, “ sự nghiệp của toàn dân”.

2 Vai trò của hoạt động tuyên truyền trong QLNN về TN-MT

Thứ nhất: Giúp các đối tượng liên quan nhận thức và có sự quan tâm đến vấn

đề môi trường, tìm kiếm các giải pháp khắc phục, giúp các đối tượng bị ảnh hưởng

có giải pháp tự vệ trước sự ô nhiễm môi trường

Thứ hai: Huy động các biện pháp,kinh nghiệm, kỷ năng, bí quyết tham gia

vào chương trình bảo vệ môi trường

Thứ ba: Thương lượng, hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về

môi trường giữa các cơ quan và trong nhân dân

Thứ tư : tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào bảo vệ môi

trường, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Thứ năm: Tác động đến ý thức người dân làm cho họ thay đổi hành vi của

mình tác động tiêu cực đến môi trường

3 Tác động của hoạt động tuyên truyền trong QLNN về TN-MT

a Phương thức tác động:

Để vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, củatoàn dân thì hoạt động tuyên truyền cần thực hiện thông qua một vài phương thứcsau:

Một là: phổ biến kiến thức pháp luật, tuyên truyền, phổ cập hóa nhận thức môi

trường theo các chương trình và các thông tin môi trường trên các phương tiện thôngtin đại chúng ( báo chí, ti vi, radio, pa nô, áp phích, tờ rơi, phim ảnh )

Hai là: mở các lớp tập huấn nhằm chuyển thông tin tới các nhóm thông qua

hội thảo tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan, khảo sát

Trang 12

Ba là: đưa nội dung này vào trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học, trong

đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

Bốn là: đào tạo chuyên gia về môi trường.

Năm là: có biện pháp khuyến khích những tập thể, cá nhân, doanh nghiệp có

những việc làm tốt, có những sáng kiến trong giữ gìn, bảo vệ môi trường

b Tác động của hoạt động tuyên truyền:

Thông qua các biện pháp, phương thức tuyên truyền phong phú, đa đạng mà

có sự tác động chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức, hành vi của đối với người dân,các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… Cũng như làm thay đổinhận thức của nhân dân về vai trò của TN-MT đối với cuộc sống, đối với sự pháttriển trên toàn xã hội, giúp họ hiểu được thực trạng của TN- MT hiện nay của đấtnước ta như thế nào

Thứ nhất: Tác động đến hành vi, ý thức đến người dân, các tổ chức, các doanh

nghiệp, các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh…

Một là, tác động đến ý thức:

- Người dân:

Người dân đã có ý thức giữ gìn vệ sinh chung Ở thành thị hầu hết người dânđều tham gia đóng đầy đủ phí và lệ phí nhằm bảo vệ môi trường, đó là các phí đánhvào người sử dụng các dịch vụ công cộng về xử lý và cải thiện chất lượng môitrường như hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý chất thải, phí sử dụng nước

sạch, phí sử dụng đường và bãi đỗ xe Cụ thể như: “phí vệ sinh” Phí này dung để

trả cho việc chất lượng môi thu gom rác thải của từng hộ gia đình, (mức phí là15000đ/ tháng/ gia đình) Ở nông thôn, nhiều phong trào “xanh, sạch, đẹp từ trongnhà ra đến ngõ”, “ nhà nhà sạch, làng làng sạch” Hệ thống kênh mương được xử lýtheo định kỳ hàng tháng

Trang 13

- Tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất:

Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, thuế ý thức bảo vệ môi trường.chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thong qua việc đóng đầy đủ cácloại thuế, phí và lệ phí nhằm bảo vệ môi trường Cụ thể: thuế Tài nguyên, thuếTNDN, thuế TTĐB, lệ phí cấp giấy phép hành nghề chế biến gỗ vá các lâm sảnkhác, lệ phí cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, lệ phícấp giấy phép sử dụng nguồn nước, phí bảo vệ môi trường, phí kiểm tra vệ sinh thúy…

Khái niệm “sản xuất sạch hơn” đã được hình thành Sản xuất sạch hơn thựchiện các biện pháp đổi mới hoặc cải tiến dây chuyền công nghệ, cải tiến quá trìnhquản lý trong quá trình tổ chức sản xuất sao cho nguyên, nhiên vật liệu được sử dụngmột cách có hiệu quả cao hơn, chi phí cho nguyên nhiên vật liệu ngày càng thấphơn, các chất phế thải ngày càng ích hơn và sạch hơn

“Sản xuất sạch hơn” có các nội dung cơ bản :

bỏ các chất liệu độc hại, giảm chất thải, giảm độc tính của các dòng thải, giảm chấtthải trước khi chúng ra khỏi quá trình sản xuất

đối với các sản phẩm từ khâu khai thác cho đến khâu thải bỏ cuối cùng

liên quan đến vấn đề thiết kế, lựa chọn tốt hơn cho phát triển dịch vụ

“Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ thì các bên sử dụng dịch

vụ môi trường rừng phải chi trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ.”

Theo Nghị định, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi

từ dịch vụ môi trường rừng sẽ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng tính bằng 1-2%

Trang 14

trên doanh thu thực hiện trong kỳ Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng,cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừngcho nuôi trồng thủy sản cũng phải trả tiền dịch vụ môi trường”.

Như vậy hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất đều ý thức đượctrách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc tham gia bảo vệ môi trường

Hai là, tác động đến hành vi của người dân, tổ chức:

Mọi người dân từ thành thị cho đến nông thôn đều có ý thức giữ gìn vệ sinhchung, không xả rác bừa bãi, tố giác các hành vi xâm hại đến môi trường, phá hoạiđến tài nguyên, đồng thời khai thác hợp lý nguồn tài nguyên

Ví dụ điển hình cho hành vi tố giác của người dân đối với hành vi xâm hại tớimôi trường: sáng 18/8/2003 hơn 250 hộ dân thôn Phú Sơn, xã Hòa Khương, HòaVang, Đà Nẵng đồng loạt kéo đến nhà máy xi măng Cosevco 19 yêu cầu đơn vị nàytạm đóng cửa vì gây ô nhiễm môi trường ( Báo Lao động ngày 19/8/2003)

Hay mới đây là vụ công ty Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải làm thiệt hại chohơn 5000 hộ dân sống quanh khu vực sông Người dân đã lên án, tố cáo buộc công

ty phải bồi thường thiệt hại cho họ và phải ngừng mọi hoạt động khi chưa có hệthống xử lý nước nước thải đạt tiêu chuẩn

Thứ hai: làm thay đổi nhận thức của nhân dân về vai trò của TN-MT đối với cuộc

sống, đối với sự phát triển trên toàn xã hội, giúp họ hiểu được thực trạng của

TN-MT hiện nay:

Người dân nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của nguồn tài nguyên, ý nghĩacủa hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ trong hiện tại mà cho cả tương lai, làyếu tố quan trọng chi sự phát triển bền vững- định hướng mà bất kỳ quốc gia nàocũng đặt lên hàng đầu “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững” là mục tiêu mà Đảng

Ngày đăng: 07/12/2015, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w