Điều kiện về hình thức

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 31 - 34)

DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

2.1.4. Điều kiện về hình thức

Di chúc chung là sự thể hiện ý chí chung của hai vợ chồng, cùng tự nguyện thống nhất trong vấn đề lập, cũng như các vấn đề về nội dung di chúc chung ấy. Kết quả của sự thỏa thuận ấy thông thường được thể hiện ở một văn

bản thống nhất là di chúc chung của vợ chồng, trong đó có chữ ký xác thực của cả hai vợ chồng

Việc lập di chúc chung bằng văn bản là một trong những điều kiện cần và tiên quyết, là biểu hiện của sự thống nhất chung, cũng là để tránh những tranh cãi, mâu thuẫn sau này. BLDS 2005 Điều 655 quy định: “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc”. Việc viết vào bản di chúc những nội dung mà vợ chồng đã thỏa thuận là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng, việc ghi vào bản di chúc chung ấy sẽ thực hiện bởi một người hay là cả hai vợ chồng? Nếu cả hai vợ chồng cùng viết vào bản di chúc chung thì sẽ phải có người viết trước người viết sau. Trong quá trình người vợ viết thì người chồng giám sát và ngược lại. Về nguyên tắc, một người sẽ viết nội dung di chúc chung trên cơ sở nội dung đã thoả thuận với người kia, sau đó cả hai người sẽ phải ký vào cuối tờ di chúc chung đó. Điều quan trọng cuối cùng của việc đảm bảo về hình thức bản di chúc chung đó là, sau khi thống nhất được mọi vấn đề vợ chồng phải cùng nhau ký vào bản di chúc chung đã lập. Trước khi ký vợ chồng đều phải đọc lại bản di chúc ấy một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng, tránh trường hợp có sự nhẫm lẫn, lừa dối… Có một trường hợp thực tế xảy ra và Tòa án đã tuyên không công nhận giá trị pháp lý của di chúc chung. Đó là trường hợp vợ chồng thỏa thuận thống nhất lập di chúc chung. Sau khi lập người chồng ký trước vào cuối bản di chúc có người làm chứng, người vợ ký sau lại không có người làm chứng. Sự khác nhau về thời điểm ký và người làm chứng đã dẫn đến tình trạng không có hiệu lực của bản di chúc chung này. Do vậy vợ chồng cần đặc biệt chú ý việc ký này phải được thực hiện đồng thời, tránh người ký trước ký sau trong một khoảng thời gian nhất định, và người ký trước ký trong điều kiện như thế nào (ví dụ trước mặt người làm chứng, bao nhiêu người…) thì người sau cũng phải tuân theo những điều kiện như thế ấy để tránh tình trạng sửa đổi, làm giả chữ ký, đánh tráo di chúc chung đã lập nhằm trục lợi cho bản thân mình.

Mặt khác, nhằm đảm bảo nguyên tắc di chúc viết tay phải được viết trực tiếp bằng chữ viết tay. Vậy nên, không thể thay mặt người kia lập di chúc chung,

vợ chồng cũng không thể ký thay nhau vào tờ di chúc chung đó, không thể uỷ quyền cho nhau có bất cứ thay đổi nào với di chúc chung đã lập.

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể di chúc chung của vợ chồng phải lập bằng hình thức như thế nào. Tức là, khi không lập được di chúc bằng văn bản và trong những điều kiện cụ thể phù hợp với các quy định của pháp luật, vợ chồng hoàn toàn có thể lập di chúc bằng miệng. Những điều kiện mà pháp luật quy định đó là “bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản” (khoản 1 Điều 651 BLDS 2005) và “thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực” (khoản 5 Điều 652 BLDS 2005). Di chúc chung của vợ chồng được xác lập bởi hai chủ thể cùng thỏa thuận thống nhất, đó là vợ và chồng. Để có thể lập được di chúc chung bằng miệng cả hai vợ chồng cùng phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật, đó là cùng phải rơi vào trường hợp “bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác”. Điều đó dường như là không thực tế. Bởi rất hiếm trường hợp cả hai vợ chồng cùng bệnh tật đến mức như vậy. Nếu chỉ có một trong hai người, hoặc vợ hoặc chồng đáp ứng các điều kiện của việc lập di chúc bằng miệng và nếu cả hai người đều thỏa thuận thống nhất lập di chúc chung thì trường hợp này vợ chồng có được lập di chúc bằng miệng không? Pháp luật không quy định, nhưng có thể thấy, việc lập di chúc chung là việc của cả hai bên vợ và chồng, cùng phải lập và định đoạt di chúc chung trong những điều kiện tương đối giống nhau, Ở đây, một người đã không đáp ứng được các điều kiện của việc lập di chúc bằng miệng thì thiết nghĩ, việc lập di chúc chung bằng miệng của cả hai vợ chồng trong trường hợp này không được chấp nhận.

Như vậy, việc lập di chúc chung bằng miệng là hình thức bất đắc dĩ và trên thực tế rất hiếm trường hợp này, bởi muốn lập được di chúc bằng miệng, vợ chồng phải tuân theo những điều kiện nhất định của pháp luật. Và thông thường

để đáp ứng các yêu cầu đó trong điều kiện mà pháp luật đặt ra đó là rất khó. Biện pháp tốt nhất cho hình thức di chúc chung của vợ chồng văn bản có người làm chứng hoặc có chứng thực.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w