Điều kiện về quản lý di sản khi một người chết trước

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 34 - 36)

DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

2.1.5.Điều kiện về quản lý di sản khi một người chết trước

Điều 668 BLDS 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực vào thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết”. Luật không quy định trong trường hợp một người chết trước thì vấn đề di chúc chung giải quyết như nào. Đây lại là trường hợp thường xảy ra trên thực tế. Có thể thấy khi một người chết trước, người còn sống sẽ là người quản lý di sản của người chết và tài sản của mình trong khối tài sản chung. Nếu người còn sống sửa đổi, bổ sung phần tài sản của mình trong di chúc chung, thì những người thừa kế của người chết trước có quyền yêu cầu Toà án chia thừa kế đối với phần di chúc của người đã chết ấy để đảm bảo quyền lợi của mình. Nhưng nếu người còn sống không có bất kỳ thay đổi nào về di chúc chung đã lập, tức là khi đó di chúc chung đã lập sẽ có hiệu lực vào thời điểm người sau cùng chết như luật định. Trong khoảng thời gian đó, người còn sống sẽ quản lý di sản của người chết và tài sản của mình trong khối tài sản chung. Câu chuyện sẽ không có gì nếu người còn sống không làm hao hụt toàn bộ chỗ tài sản mà mình quản lý do quá trình bảo quản, lưu thông dân sự bởi tài sản là . Khi đó, đối tượng của di chúc chung không còn, di chúc chung sẽ không có hiệu lực. Quyền lợi những người thừa kế bị ảnh hưởng rất lớn. 2.2. Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng

2.2.1. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung

Điều 668 BLDS 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết”.

Ở đây, pháp luật dự liệu hai trường hợp mà theo đó, di chúc chung của vợ chồng đương nhiên có hiệu lực là “từ thời điểm người sau cùng chết” hoặc “tại thời điểm vợ chồng cùng chết”. Khi đó việc thực thi di chúc chung đã được đơn

giản hoá vì chỉ chia di chúc một lần. Tuy nhiên, cũng có một vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến quyền lợi của người thừa kế. Đó là có những người chết sau thời điểm mở thừa kế của người vợ hoặc chồng chết trước, nhưng lại chết trước thời điểm di chúc chung có hiệu lực. Như vậy, quyền thừa kế của họ đã bị ảnh hưởng.

Về việc xác định “thời điểm người sau cùng chết” trong quy định về tính hiệu lực di chúc chung của vợ chồng lại phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khác.

Khi một người chết trước theo quy định của pháp luật di chúc chung của vợ chồng chưa có hiệu lực. Nhưng nếu người còn sống sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Khi đó, di chúc chung của vợ chồng không có hiệu lực. Di chúc của người chết trước được coi là có hiệu lực pháp luật. Lúc này, những người thừa kế của người chết trước có thể yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo di chúc đó. Tuy nhiên, phải xác định rõ ràng di chúc của người chết trước ấy có hiệu lực từ thời điểm nào? Từ thời điểm người đó chết hay tại thời điểm người còn sống sửa đổi. Có quan điểm cho rằng, nên lấy thời điểm có hiệu lực của di chúc đó là thời điểm người đó chết. Vì di chúc mà người đó lập chung giờ đã trở thành di chúc riêng của người chết trước và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về di chúc thông thường. Pháp luật quy định “Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế” (khoản 1 Điều 667 BLDS 2005) và “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết” (khoản 1 Điều 633 BLDS 2005). Nhưng nếu người còn sống phải mất một thời gian lâu sau mới sửa đổi, bổ sung phần tài sản trong khối tài sản chung của mình. Và trong khoảng thời gian đó, người còn sống phát triển khối gia sản và làm ra tài sản mới thì trong trường hợp này, tài sản đó là tài sản riêng của người còn sống hay là tài sản chung đã được định đoạt trong di chúc chung. Tác giả luận văn cho rằng, không thể coi thời điểm có hiệu lực của di chúc người chết trước là thời điểm người đó chết. Mà phải coi hiệu lực của di chúc người chết trước bắt đầu từ thời điểm người còn sống sửa đổi phần tài sản trong khối tài sản chung. Bởi khi lập di chúc chung, việc sửa đổi bổ sung di chúc chung của người còn sống nằm ngoài sự tính toán

của người chết trước. Nói cách khác, người đó không chủ đích sửa đổi di chúc

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 34 - 36)