Trường hợp di chúc chung định đoạt tài sản riêng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 41 - 43)

DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

2.4.1. Trường hợp di chúc chung định đoạt tài sản riêng

Theo Điều 663 BLDS 2005 thì vợ chồng không thể định đoạt tài sản riêng của mình trong di chúc chung. Do vậy, nếu muốn định đoạt tài sản riêng vợ hoặc chồng, hoặc cả hai phải lập một tờ di chúc khác. Nhưng thực tế có thể xảy ra những trường hợp sau:

* Trường hợp di chúc chung định đoạt phần tài sản riêng của vợ hoặc chồng

Nếu trong di chúc chung, vợ chồng định đoạt cả tài sản chung và tài sản riêng và sự định đoạt với cả hai loại tài sản đó đều được chấp nhận. Tài sản riêng mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng định đoạt trong di chúc chung có thể là một phần hoặc toàn bộ tài sản riêng. Khi đó di chúc chung sẽ phát sinh hiệu lực vào hai thời điểm khác nhau trong khi chỉ dựa vào một tờ di chúc. Theo đó, hiệu lực pháp luật của di chúc định đoạt tài sản chung của vợ chồng sẽ chịu sự điều chỉnh của Điều 669 BLDS 2005. Đó là khi người sau cùng chết hoặc tại thời điểm cả hai vợ chồng cùng chết. Còn hiệu lực pháp luật của di chúc định đoạt tài sản riêng hoặc của vợ, hoặc của chồng, hoặc của hai vợ chồng sẽ tuân theo quy định tại Điều 667 BLDS 2005. Đó là “thời điểm người có tài sản chết”

(Điều 633 BLDS 2005). Như vậy sẽ phải chia thừa kế nhiều lần trên cùng sản nghiệp của một người. Và sẽ càng khó khăn hơn khi người đó có nhiều sản nghiệp khác nhau. Ví dụ, họ đã chia một phần tài sản trong hôn nhân, hay đã

chia toàn bộ tài sản chung thành tài sản riêng rồi sau đó lại sáp nhập vào tài sản chung, hay nguồn tài sản đã có với chồng hoặc vợ hợp pháp khác…

* Trường hợp di chúc chung định đoạt toàn bộ tài sản riêng bao gồm cả phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng

Như đã biết một trong những điều kiện có hiệu lực của di chúc chung là di chúc ấy phải định đoạt tài sản chung. Vậy nên nếu cả vợ và chồng cùng định đoạt tài sản riêng trong di chúc thì sẽ không có sự tồn tại di chúc chung ở đây nữa. Chúng ta chỉ đi xem xét trường hợp một bên hoặc vợ hoặc chồng định đoạt toàn bộ tài sản riêng mình trong di chúc chung.

Nếu việc định đoạt của người có tài sản riêng (bao gồm tài sản riêng của mình và phần tài sản trong khối tài sản chung) chỉ định đoạt trong số tài sản riêng của mình, không liên quan đến phần tài sản của người kia trong khối tài sản chung và không có sự tham gia của người kia hoặc nếu người kia có tham gia nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn là ở người có tài sản thì bề ngoài là di chúc lập chung nhưng bản chất đó là di chúc riêng của người có tài sản. Vì tài sản đã được định đoạt là tài sản riêng, lại không có sự thống nhất ý chí giữa vợ chồng.

Nếu người này định đoạt quá số tài sản riêng của mình, tức là định đoạt cả phần tài sản của người kia trong khối tài sản chung mà không có sự thống nhất với người đó thì sự định đoạt đó sẽ không được công nhận. Nhưng nếu người kia đồng ý với sự định đoạt ấy của người có tài sản thì cần phải xem xét lại những tài sản chung của vợ chồng ấy đã được định đoạt như thế nào. Vì một khi có sự định đoạt tài sản chung, có sự thống nhất như vậy thì phần di chúc chung đó có giá trị hiệu lực.

Nếu người có tài sản riêng cùng thỏa thuận thống nhất định đoạt tài sản với người kia thì liệu sự tham gia của người không có tài sản về số tài sản riêng của người kia có được công nhận không vì bản chất vẫn là di chúc riêng định đoạt tài sản riêng của người có tài sản. Nhưng thiết nghĩ nếu đã có sự phân biệt

rạch ròi tài sản riêng và phần tài sản trong khối tài sản chung mà vợ chồng đã có đó thì không còn gọi là di chúc chung nữa.

* Trường hợp di chúc chung định đoạt một phần tài sản riêng trong khối tài sản chung của vợ chồng

Lúc này nếu người có tài sản riêng đồng ý thì sự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung và một phần tài sản riêng đó có thể coi là có hiệu lực như một bản di chúc lập chung. Tuy nhiên, sau này, khi người có tài sản riêng muốn lấy lại tài sản của mình và định đoạt theo ý mình thì cũng hoàn toàn hợp lý vì vốn dĩ tài sản đó thuộc sở hữu riêng của họ. Người kia không có quyền gì đối với số tài sản riêng đó. Nếu như vậy thì thật khó đảm bảo giá trị hiệu lực của một bản di chúc chung mà có tài sản riêng ở trong đó, trừ khi người có tài sản riêng quyết định nhập vào khối tài sản chung.

Có thể thấy, tất cả những trường hợp có sự định đoạt tài sản riêng trong di chúc chung được nêu ở trên thì không thể coi người có tài sản đã nhập số tài sản riêng của mình vào tài sản chung và cùng người kia định đoạt trong di chúc chung. Vì bản chất đó là tài sản riêng thuộc quyền sở hữu riêng của người có tài sản. Sự định đoạt ấy chỉ có thể coi như là một di chúc riêng. Mặt khác, bản chất của di chúc chung là định đoạt tài sản chung. Nếu người có tài sản riêng định nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung thì phải lập thành văn bản, có căn cứ rõ ràng để tránh những mâu thuẫn sau này khiến bản di chúc chung mà vợ chồng đã lập không có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w