Điều kiện về ý chí tự nguyện thống nhất

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 30 - 31)

DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

2.1.3. Điều kiện về ý chí tự nguyện thống nhất

Điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS 2005: “Người tham gia giao dịch hoàn

toàn tự nguyện”. Nguyên tắc tự nguyện cũng là một trong những nguyên tắc căn bản của pháp luật dân sự. Nó có ý nghĩa quan trọng bởi khi không có sự tự nguyện hoàn toàn này, giao dịch có thể rơi vào các trường hợp vô hiệu do giả tạo, do nhầm lẫn hoặc do bị lừa dối, đe dọa. Ý chí tự nguyện phải được tuân thủ một cách tuyệt đối trong di chúc chung của vợ chồng. Điều đó thể hiện ở chỗ, việc lập di chúc chung phải được vợ chồng bàn bạc thoả thuận, tự nguyện, thống nhất cao. Ở đây, loại trừ việc ý chí của vợ hoặc chồng bị lừa dối, cưỡng ép, vì như vậy đã là không hợp pháp so với giao dịch dân sự thông thường nhất, trong khi đây lại là di chúc chung. Tuy nhiên, việc vợ hoặc chồng bị giả tạo, lừa dối bởi người kia là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra, đặc biệt đây lại là vấn đề liên quan đến tài sản chung của cả hai vợ chồng. Nhưng chỉ tại thời điểm di chúc chung có hiệu lực người ta mới có thể biết được di chúc ấy có được pháp luật chấp nhận hay không. Và nếu như vậy quyền lợi của những người thừa kế rất bị ảnh hưởng và thật không công bằng với người chết trước.

Vì là di chúc chung, nên ý chí của cả vợ và chồng cũng đều phải “chung”. Cái “chung” nhắc đến ở đây là việc quyết định có lập di chúc hay không, và trong di chúc chung ấy, vợ chồng định đoạt tài sản cho ai, bao nhiêu, như thế nào cho những người thừa kế. Đó phải là ý chí tự nguyện của cả vợ và chồng. Nếu chỉ là của vợ hay của chồng thôi thì sẽ không được chấp nhận. Kết quả của

sự thỏa thuận ấy được thể hiện ở một văn bản thống nhất là di chúc chung của vợ chồng, trong đó có chữ ký xác thực của cả hai vợ chồng.

Khi vợ hoặc chồng muốn lập di chúc chung, thuyết phục sự đồng ý của người kia và sau đó người vợ hoặc chồng này tự ý định đoạt tài sản chung mà không có sự tham gia thống nhất của người còn lại. Dù hình thức vợ chồng thống nhất lập di chúc chung nhưng bản chất di chúc chung ấy không phải là sự thỏa thuận thống nhất của cả hai người. Như đã phân tích ở phần “Điều kiện về nội dung và mục đích di chúc chung”. Tính chất thỏa thuận thống nhất trong di chúc chung phải xuyên suốt từ quá trình hình thành, tồn tại đến khi chấm dứt di chúc ấy. Vợ chồng thống nhất lập di chúc chung mới chỉ là cái vỏ ngoài của bản di chúc ấy. Quan trọng hơn, trong di chúc chung của mình định đoạt cái gì, cho ai, bao nhiêu thì vợ chồng phải cùng nhau bàn bạc, quyết định nội dung cụ thể từng vấn đề mà bản di chúc ấy đề cập đến. Nếu có vấn đề gì mâu thuẫn giữa hai bên thì vợ chồng phải cùng cân nhắc xem xét lại để định đoạt cho đúng và ghi vào bản di chúc đó. Nếu chỉ một trong hai bên vợ chồng có ý kiến về định đoạt một phần tài sản nào đó mà người kia im lặng, không bày tỏ ý kiến thì có coi đó là sự thỏa thuận, ý chí thống nhất của vợ chồng không? Thiết nghĩ, đây là vấn đề liên quan đến tài sản chung, là phán ánh trực tiếp lợi ích của cả hai bên vợ chồng. Khi định đoạt một vấn đề nào liên quan đến tài sản chung mà người kia không bày tỏ ý kiến mà vẫn ký vào bản di chúc chung, thì có thể coi sự im lặng đó là mặc nhiên đồng ý. Nhưng nếu người này không đồng ý ký vào bản di chúc chung thì di chúc chung đó không được công nhận là di chúc hợp pháp.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực pháp luật di chúc chung của vợ chồng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w