1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO

119 2,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non trường Đại học Tân Trào...93 3.3.1... Với mong muốn đề xuất

Trang 1

Lời cảm ơn!

Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Tâm lý

- Giáo dục học đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt khoá học

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầygiáo, PGS.TS Phạm Khắc Chương đã chu đáo và tận tình hướng dẫn để emthực hiện đề tài nghiên cứu của mình

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Tân Trào, Banlãnh đạo khoa Giáo dục Mầm non, các cán bộ, giảng viên trong nhà trường vàsinh viên khoa mầm non đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trìnhđiều tra, khảo sát nghiên cứu và thực hiện đề tài

Xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè đãđộng viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài luận văncủa mình

Hà Nội, tháng 10 năm 2014.

Tác giả

Chu Thị Mỹ Nga

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON 8

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Ở nước ngoài 8

1.1.2 Ở trong nước 11

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 16

1.2.1 Đạo đức 16

1.2.2 Nghề nghiệp 18

1.2.3 Đạo đức nghề nghiệp 20

1.2.4 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp 21

1.2.5 Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp 23

1.3 GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non 23

1.3.1 Vai trò, vị trí của bậc học mầm non và giáo viên mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 23

1.3.2 Những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đặc thù của người GVMN 25

1.3.2.1 Giáo viên mầm non - Người mẹ hiền hết lòng chăm sóc, nuôi dạy trẻ 26

1.3.2.2 Giáo viên mầm non - Nhà sư phạm mẫu mực 28

1.3.2.3 Giáo viên mầm non - Người bác sĩ tận tâm 29

1.3.2.4 Giáo viên mầm non - Người cấp dưỡng cần cù, tận tụy 30

1.3.2.5 Giáo viên mầm non - Người nghệ sĩ tài hoa, duy trì và phát triển cái đẹp, thẩm mĩ 30

1.3.3 Sinh viên sư phạm mầm non và vấn đề GDĐĐNN 31

1.3.3.1 Vai trò, vị trí của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SVSPMN 31

Trang 4

1.3.3.2 Một số nội dung và nguyên tắc giáo dục đạo đức 32

1.3.3.3 Những con đường cơ bản nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non 39

Tiểu kết chương 1 43

Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 44

2.1 Khái quát về trường Đại học Tân Trào 44

2.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển của trường Đại học Tân Trào 44

2.1.2 Vai trò, vị trí của trường Đại học Tân Trào đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương 44

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, CSVC của nhà trường đại học Tân Trào 45

2.2 Vài nét về khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Tân Trào 46

2.2.1 Vai trò, vị trí của khoa Giáo dục Mầm non 46

2.2.2 Đội ngũ giảng viên, sinh viên 47

2.2.3 Điều kiện cơ sở vật chất 48

2.3 Thực trạng hoạt động GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non trường Đại học Tân Trào 49

2.3.1 Thực trạng nhận thức của các LLGD và SVSPMN trường Đại học Tân Trào về đạo đức nghề nghiệp 50

2.3.1.1 Nhận thức của các LLGD và SV về tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong công tác của người giáo viên mầm non 50

2.3.1.2 Nhận thức của các lực lượng giáo dục và sinh viên về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết, đặc thù của người giáo viên mầm non 53

2.3.1.3 Thái độ của sinh viên đối với nghề giáo viên mầm non 55

2.3.2 Thực trạng công tác GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non trường Đại học Tân Trào 58

Trang 5

2.3.2.1 Thực trạng việc thực hiện các nội dung GDĐĐNN cho sinh

viên sư phạm mầm non 58

2.3.2.2 Thực trạng các con đường GDĐĐNN đã được vận dụng 61

2.3.2.3 Thực trạng về mức độ tham gia GDĐĐNN của các LLGD trong và ngoài nhà trường 65

2.3.2.4 Hiệu quả thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp 68

2.4 Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non trường Đại học Tân Trào 71

2.4.1 Thuận lợi 71

2.4.2 Khó khăn 71

2.4.2.1 Yếu tố chủ quan 71

2.4.2.2 Yếu tố khách quan 73

Tiểu kết chương 2 75

Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 76

3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 76

3.1.1 Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên trong hoạt động dạy học, giáo dục và vai trò chủ động của sinh viên trong hoạt động học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp 76

3.1.2 Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống, tính kế thừa trong hệ thống các biện pháp GDĐĐNN cho sinh viên 77

3.1.3 Nguyên tắc thứ 3: Đảm bảo phù hợp với thực tiễn 77

3.1.4 Nguyên tắc thứ tư: Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong quá trình thực hiện 78

3.2 Biện pháp GDĐĐNN cho SVSPMN trường Đại học Tân Trào 78

3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về vị trí, vai trò của đạo đức nghề nghiệp 78

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp 78

Trang 6

3.2.1.2 Tổ chức thực hiện 79

3.2.1.3 Điều kiện thực hiện 80

3.2.2 Biện pháp 2: Kết hợp chặt chẽ và tổ chức tốt hoạt động dạy học các học phần trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện tốt mục đích "dạy chữ gắn với dạy người" 81

3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp 81

3.2.2.2 Tổ chức thực hiện 82

3.2.2.3 Điều kiện thực hiện 82

3.2.3 Biện pháp 3: Dựa vào tổ chức Đoàn TNCS HCM nhằm thực hiện nghiêm túc các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường, thực hiện các hành vi văn hóa, hành vi pháp luật, hành vi đạo đức, "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" 83

3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp 83

3.2.3.2 Tổ chức thực hiện 83

3.2.3.3 Điều kiện thực hiện 84

3.2.4 Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương nhằm bồi dưỡng, giáo dục hành vi văn hóa, đạo đức nghề nghiệp đồng thời ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn 85

3.2.4.1 Mục tiêu của biện pháp 85

3.2.4.2 Tổ chức thực hiện 85

3.2.4.3 Điều kiện thực hiện 86

3.2.5 Biện pháp 5: Khuyến khích tính tích cực, tự giác, tự quản của tập thể, nhóm, cá nhân trong việc học tập đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non tiêu biểu đã thành đạt 86

3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp 86

3.2.5.2 Tổ chức thực hiện 87

3.2.5.3 Điều kiện thực hiện 88

3.2.6 Biện pháp 6: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh

và phòng chống các tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường ảnh

Trang 7

hưởng đến mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường (trong đó có mục

tiêu giáo dục, đào tạo giáo viên mầm non) 88

3.2.6.1 Mục tiêu của biện pháp 88

3.2.6.2 Tổ chức thực hiện 89

3.2.6.3 Điều kiện thực hiện 90

3.2.7 Biện pháp 7: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức nghề nghiệp bằng cách phối hợp tự đánh giá của cá nhân, đánh giá của tập thể và đánh giá của giáo viên 90

3.2.7.1 Mục tiêu của biện pháp 90

3.2.7.2 Tổ chức thực hiện 90

3.2.7.3 Điều kiện thực hiện 91

3.2.8 Biện pháp 8: Tăng cường cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động chủ đề, chủ điểm giáo dục đạo đức nghề nghiệp 91

3.2.8.1 Mục tiêu của biện pháp 91

3.2.8.2 Tổ chức thực hiện 92

3.2.8.3 Điều kiện thực hiện 92

3.3 Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non trường Đại học Tân Trào 93

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 93

3.3.2 Lựa chọn nghiệm thể 93

3.3.3 Kết quả khảo nghiệm 93

Tiểu kết chương 3 107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Đánh giá của CBQL, giảng viên và sinh viên về nghề giáo viên mầm non 50Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong công tác của người GVMN 52Bảng 2.3 Nhận thức của CBQL, GV và SV về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết, đặc thù của người GVMN (Đơn vị: %) 53Bảng 2.4 Lý do chọn ngành học của sinh viên sư phạm mầm non 56Bảng 2.5 Tự đánh giá thái độ của sinh viên đối với nghề GVMN 57Bảng 2.6 Đánh giá của CBQL, giảng viên và sinh viên về mức độ thực hiện GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào 58Bảng 2.7 Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp 60Bảng 2.8 Thực trạng mức độ thực hiện các con đường giáo dục đạo đức nghềnghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non 62Bảng 2.9 Mức độ tham gia của các LLGD trong và ngoài nhà trường vào công tác GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non 65Bảng 2.10 Hiệu quả thực hiện các biện pháp GDĐĐNN 68Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp GDĐĐNN được đề xuất 101

Trang 9

Giáo dục trong nhà trường gồm hai quá trình không thể tách rời nhau

đó là quá trình hình thành tri thức và quá trình giáo dục phẩm chất đạo đức.Trong đó giáo dục đạo đức cho người học là một bộ phận then chốt, quantrọng của giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện Theo quan điểmtruyền thống cũng như hiện đại thì đạo đức là mặt nhân lõi của nhân cách Vì

lẽ đó để hình thành và phát triển nhân cách thì song song với giáo dục trí tuệkhông thể thiếu việc hình thành các phẩm chất đạo đức và các giá trị đạo đứcphù hợp

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục,rèn luyện đạo đức nhân cách cho thế hệ trẻ, theo Người: “Có tài mà không cóđức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.Đồng thời Bác cũng nhấn mạnh: “…công tác giáo dục đạo đức trong trườnghọc là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của nhà trường XHCN”

Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho người học đã được nhấn mạnh vàkhẳng định trong văn bản của Đảng và Nhà nước ta Đây là vấn đề lớn trongchiến lược con người mà Đảng và Nhà nước ta xác định phải quan tâm trongthời kì đổi mới, thời kì CNH - HĐH đất nước Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XI ghi rõ: “Giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hoá - hiện đại hoá”[21] Đảng ta luôn coi phát triển giáo dục vàđào tạo là một trong những động lực quan trọng, là yếu tố cơ bản để phát triển

xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Trang 10

Tại Điều 34 - Luật giáo dục năm 2005 cũng đã xác định: “Nội dunggiáo dục nghề nghiệp là phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghềnghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kĩ năngtheo yêu cầu đào tạo của từng nghề…”[36] nhằm đạt mục tiêu: đào tạo ngườilao động vừa có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, vừa có đạo đức và lươngtâm nghề nghiệp…

Để thành công trong nghề nghiệp, cá nhân không chỉ cần phải có kiếnthức, kỹ năng mà đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu Bởiđạo đức là cái gốc quan trọng giúp mỗi người đứng vững với nghề, nâng cáinghề ấy trở nên cao quý

Muốn phát triển giáo dục và đạo tạo đạt hiệu quả cao, trước tiên phảinâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Theo Giáo sư - Viện sĩ Phạm MinhHạc: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và nhân cách ngườithầy giáo là nhân tố đảm bảo chất lượng giáo dục (…) người thầy khôngnhững phải có vốn kiến thức phong phú, sâu rộng mà còn phải có phẩm chấtđạo đức trong sáng (…) Do đó việc hình thành những phẩm chất đạo đức củangười thầy giáo cho sinh viên ngay từ khi còn ở trên giảng đường là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của nhà trường sư phạm Bởi những phẩm chấtđạo đức không thể hình thành trong một sớm một chiều mà cần một quá trìnhlâu dài và liên tục Những phẩm chất đạo đức muốn có được phải được tổchức giáo dục chặt chẽ, khéo léo ngay từ khi sinh viên mới bước vào trườngchuyên nghiệp

1.2 Cơ sở thực tiễn

Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập và phát triển Cùng với

đó là những biến động mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Xãhội tồn tại những quan điểm đạo đức đối lập nhau, những biểu hiện tiêu cực

về đạo đức đang tồn tại và ngày càng trở nên phức tạp

Trong công cuộc đổi mới đất nước, đại đa số sinh viên có ý chí vươnlên trong học tập, có ý thức tu dưỡng đạo đức, có hoài bão và khát vọng đưa

Trang 11

đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu Tuy vậy, trong những năm gần đây dotác động của cơ chế thị trường và nhiều nguyên nhân khác, đã ảnh hưởng đếntâm lí, lối sống của nhiều tầng lớp xã hội đặc biệt là sinh viên Sinh viên làlứa tuổi nhạy cảm, dễ chịu ảnh hưởng của những tác động từ môi trường xungquanh Sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đã ảnh hưởngrất lớn đến đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của giới trẻ Giáo dục những giátrị đạo đức tốt đẹp và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện sai lệch để các emphát triển lành mạnh là một vấn đề khó, phức tạp và có tính cấp thiết.

Nhà trường sư phạm có nhiệm vụ GD - ĐT nguồn nhân lực là nhữngngười thầy giáo, cô giáo trong tương lai Đó là những con người vừa hồng,vừa chuyên để tiếp tục dìu dắt các thế hệ học trò của đất nước Tuy nhiên, một

bộ phận không nhỏ sinh viên sư phạm có biểu hiện đi xuống về đạo đức và do

đó ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của họ Nếu nhà trường sư phạmkhông có những biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp phù hợp, hiệu quả,thì không thể có chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của xã hội

Trường Đại học Tân Trào nằm trong hệ thống các trường đại học đangành, trong đó có nhiệm vụ đào tạo các thầy, cô giáo trong tương lai Côngtác giáo dục đạo đức cho sinh viên của nhà trường cũng đã được thực hiện,nhưng còn nhiều bất cập như: nội dung còn nghèo nàn, hình thức thiếu phongphú, đa dạng, quá trình thực hiện chưa đồng bộ, quá trình đào tạo còn nặng vềtrang bị, cung cấp kiến thức khoa học mà xem nhẹ việc giáo dục, rèn luyệnphẩm chất đạo đức của người giáo viên do đó hiệu quả chưa thực sự rõ rệt

Đối với sinh viên chuyên ngành sư phạm mầm non, những phẩm chấtđạo đức tốt đẹp, tâm hồn lành mạnh, trong sáng và tình yêu nghề, yêu trẻ lànhững yêu cầu vô cùng quan trọng để họ có thể thực hiện xuất sắc nhiệm vụ,hoàn thành sứ mệnh cao cả mà xã hội giao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

“Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ.

Trang 12

Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu Dạy trẻ cũng như trồng cây non Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt (…) Anh chị em giáo viên

và mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo ”

[34] Trong những năm gần đây, khi xu hướng toàn cầu hoá và kinh tế thịtrường diễn ra, thì mặt trái của nó cũng đã len lỏi, xâm nhập, tác động vào đờisống nghề nghiệp của GVMN Bên cạnh những tấm gương đạo đức cao đẹp,

đã có không ít những biểu hiện lệch lạc, sa sút về đạo đức, mờ nhạt về lítưởng và hoài bão, ước mơ… Do đó, việc giáo dục đạo đức và đạo đức nghềnghiệp cho sinh viên mầm non ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhàtrường sư phạm là một yêu cầu vô cùng quan trọng, cấp thiết, không thể thiếutrong toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo của nhà trường

Xuất phát từ lí luận và thực tiễn, bản thân là một giảng viên của trườngĐại học Tân Trào, tôi luôn nhận thức được vai trò quan trọng của việcGDĐĐNN cho các thế hệ sinh viên sư phạm Đó là một trong những nhiệm

vụ then chốt của nhà trường nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên có năng lực sángtạo và phẩm chất đạo đức tốt góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục trongthời kì CNH - HĐH đất nước Với mong muốn đề xuất được những biện phápnhằm nâng cao chất lượng GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục - đào đạo của nhà trường Đại học Tân

Trào, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp giáo dục đạo đức

nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non trường Đại học Tân Trào”.

Đề tài mang ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn đặc thù của địa phương khôngtrùng lặp những đề tài đã được công bố

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định một số biện pháp GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm nontrường Đại học Tân Trào, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của

Trang 13

nhà trường Đại học Tân Trào, góp phần phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đấtnước trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm mầm non ở trườngĐại học Tân Trào

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầmnon trường Đại học Tân Trào

4 Giả thuyết khoa học

Trường Đại học Tân Trào đã tiến hành GDĐĐNN cho sinh viên sưphạm mầm non nhưng hiệu quả còn rất hạn chế Nếu nhà trường có nhữngbiện pháp GDĐĐNN phù hợp, đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quảGDĐĐNN, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non

đủ đức, đủ tài phục vụ đất nước

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc GDĐĐNN trong nhà trường sư phạmhiện nay

5.2 Khảo sát thực trạng GDĐĐNN cho SVSPMN ở trường Đại học Tân Trào.5.3 Đề xuất một số biện pháp GDĐĐNN cho SVSPMN trường Đại học TânTrào và khảo nghiệm những biện pháp đó

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinhviên sư phạm mầm non trường Đại học Tân Trào

6.2 Giới hạn về khách thể khảo sát

Nghiên cứu trên đối tượng khảo sát là:

+ 30 cán bộ giảng viên (Trong đó: Ban giám hiệu: 3; Lãnh đạo khoaMầm non: 2; Giảng viên: 25)

Trang 14

+ 165 sinh viên hệ cao đẳng năm thứ 2 và thứ 3 khoa Mầm non (Trong

đó SV năm thứ 2: 82; SV năm thứ 3: 83)

+ Cán bộ quản lý địa phương

+ Phụ huynh của sinh viên

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Sưu tầm, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa hệ thống hóa các văn bản,tài liệu sách báo, tạp chí chuyên ngành, tạp chí thông tin khoa học, các côngtrình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp vàcác biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

- Tìm hiểu những quy định về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nhữngnội quy, quy chế trường mầm non, Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

- Những văn bản tổng kết, đánh giá kết quả dạy học và giáo dục củanhà trường trong những năm gần đây

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu thực trạng GDĐĐNNcho sinh viên Quan sát thông qua dự giờ học, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt tậpthể, sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa

Quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường Đại học Tân Trào đểtìm hiểu những biện pháp GDĐĐNN cho SVSPMN sau đó đối chiếu với kếtquả điều tra

7.2.2 Phương pháp điều tra (bằng Ankét)

Sử dụng phương pháp điều tra bằng ankét nhằm khảo sát thực trạngGDĐĐNN cho SVSPMN Thông qua hệ thống câu hỏi nhằm khẳng định mộtcách khoa học những vấn đề đã trao đổi, tiếp xúc với đối tượng điều tra Từ

đó đề xuất biện pháp GDĐĐNN cho SVSPMN trường Đại học Tân Trào

Trang 15

Trao đổi với cán bộ quản lý của địa phương và phụ huynh của sinh viên

về tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp và vấn đề phối hợp với nhàtrường trong việc GDĐĐNN cho SV

Thăm dò dư luận xã hội về vấn đề đạo đức của SV sư phạm hiện nay

7.2.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia để được tư vấn, định hướngtrong quá trình nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp GDĐĐNN choSVSPMN trường Đại học Tân Trào

7.2.5 Phương pháp khảo nghiệm

Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

7.2.6 Phương pháp thống kê toán học

Được sử dụng để xử lý số liệu đảm bảo tính chính xác khoa học nhằmnâng cao tính khách quan của đề tài nghiên cứu

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp chosinh viên sư phạm mầm non

- Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sưphạm mầm non trường Đại học Tân Trào

- Chương 3: Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sưphạm mầm non trường Đại học Tân Trào

Trang 16

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Ở nước ngoài

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành rất sớm tronglịch sử phát triển nhân loại và được mọi giai cấp, mọi xã hội và thời đại quantâm Giáo dục đạo đức cho con người là vấn đề đã được đặt ra từ xa xưa vàluôn được đổi mới để thích ứng với thực tiễn của thời đại

Khổng Tử (551 - 479 TCN) một nhà giáo dục tiêu biểu của Trung Hoa

cổ đại đã cho rằng: Nhân - Nghĩa là cốt lõi của đạo đức Bàn về đạo đức của

người thầy giáo, Khổng Tử nhấn mạnh: người thầy giáo phải "Học không biết chán, dạy không biết mỏi" ("Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện"), "Ôn hòa, hiền lương, cung kính, tiết kiệm, khiêm nhường" ("Ôn, lương, cung, kiệm, nhượng dĩ đắc chi"), bốn điều tuyệt đối không làm "không riêng tư, không quyết rằng điều đó tất đúng, không cố chấp, không vì mình" (Tử tuyệt tứ: vô ý,

vô tất, vô cố, vô ngã), Không nói, không dạy những điều quái dị, vũ lực, phản loạn, quỷ thần (Tứ bất ngữ, bất giáo: Quái, lực, loạn, thần).

Ở phương tây, Nhà triết học Xôcrat (470 - 399 TCN) hướng triết học

vào việc giáo dục con người có đạo đức Ông cho rằng: "Nguyên nhân sâu xa của hành vi có hay không có đạo đức là do nhận thức" Aritxtốt thì xem đạo

đức và chính trị là triết học về con người Đạo đức là cái thiện của cá nhân,còn chính trị là cái thiện của xã hội

Sau này trên thế giới có nhiều triết gia, nhiều nhà khoa học, nhà giáodục khác đã bàn về đạo đức và giáo dục đạo đức:

Trang 17

J.A Cômenxki (15921670) nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc trong quá trình giảng dạy cho thanh niên, học sinh, ông quan tâm đến phươngpháp nêu cho học sinh bắt chước, đặc biệt là sự gương mẫu của thầy giáo, cha

-mẹ và những người thân, phải giáo dục trẻ bằng tình yêu thương chân thành

Người thầy giáo phải "phải yêu thương học sinh chân thành" hay "Anh không như một người cha thì cũng không thể như một người thầy" Theo ông: "Việc trau dồi đức hạnh cần phải bắt đầu từ lúc còn thơ, trước khi tâm hồn bị hoen ố" và "đức hạnh của con người có thể trau dồi được bằng cách luôn luôn xử sự chân chính" [38]

Theo Pétxtalôdi (1746 - 1827) - nhà giáo dục người Thụy Sĩ- người

thầy giáo phải là "người cha của mọi đứa trẻ, tất cả cho người khác, không gì riêng cho mình" [2]

Theo K.Đ Usinxki (1824 - 1870), người thầy giáo là người giữ gìn,truyền đạt di huấn thiêng liêng của các bậc tiền bối đã đấu tranh cho chân lý

và hạnh phúc "Dạy học là một nghề vinh quang nhưng phải thường xuyên bồi dưỡng để tiến kịp với thời đại" [2]

Theo N.I.Nôvicốp (1826 - ?), "không có gì tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ bằng quyền lực của sự làm gương và giữa muôn vàn tấm gương, không có tấm gương nào sâu sắc và bền chặt bằng tấm gương của các bậc cha mẹ và thầy cô giáo".[2]

Tại Bungari vào những năm 1977 - 1978, trung tâm nghiên cứu khoahọc về thanh niên đã tiến hành một số đề tài nghiên cứu khoa học về giáo dụcđạo đức cho thanh niên Các nhà khoa học đã đề cập đến vấn đề định hướnggiá trị cho thanh niên nói chung, trong đó các giá trị đạo đức như: lý tưởngcộng sản chủ nghĩa, đạo đức cộng sản, tinh thần tập thể XHCN; giáo viênphải có đủ các giá trị đạo đức nêu trên

Trang 18

Năm 1975, nhà xuất bản thuộc trường đại học Tổng hợp quốc gia Ngacông bố tuyển tập các báo cáo của N.I Bônđưrev Trong đó nổi bật là vấn đề

"chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông" Ôngcho rằng một sinh viên sư phạm trước khi làm công tác giáo dục ở nhà trườngphổ thông cần được chuẩn bị hành trang hết sức công phu và kĩ càng Cụ thể,sinh viên sư phạm cần có đủ các năng lực giáo dục, năng lực giao tiếp và đặcbiệt phải có lý tưởng nghề nghiệp, yêu trẻ, bao dung và độ lượng Ông nhấnmạnh chỉ có sự chuẩn bị như thế sinh viên sư phạm mới trở thành những giáoviên có phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng những yêu cầu của nhàtrường XHCN

Nhà giáo dục P.N Gônôbôlin cho rằng uy tín đích thực của người giáo

viên được xây dựng trên hệ thống các phẩm chất Ông viết: "có người nói mối quan hệ xấu nhất giữa giáo viên và học sinh xảy ra khi nào các em thoáng nghi ngờ về khả năng nhận thức của thầy Chúng tôi xin bổ sung thêm là người giáo viên còn lâm vào cảnh bất hạnh hơn nếu đó là sự ngờ vực về phẩm chất đạo đức" [24]

Nhiều tác giả như A.X Xukhômlinxki, G Bađeladge và M Calinincũng đánh giá cao về vai trò của các phẩm chất đạo đức trong nhân cách sưphạm, thậm chí còn quan trọng hơn cả năng lực nghề nghiệp Nhìn chung cáctác giả đều thừa nhận người giáo viên chỉ được xem là "toàn diện" khi và chỉkhi hội hội tụ đủ các phẩm chất đạo đức trong sáng Các phẩm chất đó tácđộng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của học sinh

Trong cuốn "Đào tạo và đánh giá dựa trên năng lực" của Viện Đại họcDouglas Mauson - Bang Adelaie - Nam Úc, các tác giả cho rằng ĐĐNN làmột yêu cầu không thể thiếu của bất cứ loại hình công việc nào, mỗi loại nghềnghiệp lại đòi hỏi người hoạt động trong lĩnh vực đó ba thành tố: Tri thức(knowledgement), thái độ (attitue) và kĩ năng (skills) Tại bang Victoria (Úc),

Trang 19

các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề dạy học bao gồm nhiều phẩm chất:

Sự tôn trọng người khác, lòng nhân hậu, sự nghiêm minh và công bằng, tínhlương thiện và ngay thẳng Các chuẩn mực ĐĐNN này là cơ sở để cụ thế hóacác hành vi đạo đức mà giáo viên phải tuân theo, đồng thời đó cũng là căn cứ

để giáo viên soi mình, xem xét, điều chỉnh và hoàn thiện ĐĐNN trước conmắt của người học, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng

Có thể nói, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục là nhữngtiền đề quan trọng, là cơ sở lý luận để tham khảo, xây dựng khái niệm ĐĐNNcũng như việc đề xuất các biện pháp GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm nóichung và SVSPMN nói riêng

1.1.2 Ở trong nước

Ở Việt Nam, từ xa xưa đã có rất nhiều tác giả bàn về đạo đức và giáodục đạo đức Tiêu biểu phải kể đến cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Chu Trinh.Trong "Khổng đăng học" cụ Phan Bội Châu đã rút ra 6 tính tốt cần rèn luyệngọi là lục ngôn: Nhân, Trí, Tín, Trực, Dũng, Cương Bởi theo cụ giáo dục 6đức tính đó sẽ tăng cường bản lĩnh cho con người trong thời đại ấy

Với "Đạo đức và luân lí", cụ Phan Chu Trinh đã cho thấy sức mạnh chodân cho nước là ở sức mạnh đạo đức, nhân cách và bản lĩnh của con người.Một dân tộc muốn khẳng định mình, không bị khuất phục thì phải có một nềnđạo đức vững chắc

Sau này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm, tư tưởngtriết lý giáo dục hết sức vĩ đại và sâu sắc nhưng cũng rất cụ thể và gần gũi vớimọi đối tượng Trong đó phải kể đến những lời dạy của Người đối với côngtác giáo dục - đào tạo nói chung, trong đó có giáo dục đạo đức nhân cách chonhững người thầy, cô giáo nói riêng

Theo Hồ Chủ Tịch, người thầy giáo trước hết phải là một công dân mẫumực, phải mang trong mình đạo đức cách mạng Đó là thứ đạo đức mới, đạo

Trang 20

đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng,của nhân dân, của dân tộc và của loài người Đạo đức cách mạng thể hiện vắntắt trong những phẩm chất: Nhân (Là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡđồng chí, đồng bào), Nghĩa (Là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việcbậy, không có việc gì phải giấu Đảng), Trí (Không có việc gì là mù quáng chonên đầu óc trong sạch, sáng suốt, dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng, biếtxét người, biết xét việc), Dũng (Là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có ganlàm, cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng), Liêm (Là không tham địa vị,không tham tiền tài, không tham sung sướng, không tham người tâng bốcmình, quang minh, chính đại Chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của người thầy giáo

trong sự nghiệp cách mạng: "Tôi mong rằng trong một thời kì rất ngắn lòng hăng hái và sự nỗ lực của anh chị em sẽ có kết quả vẻ vang Đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết Cái vinh dự đó thì tượng đồng, bia đá nào cũng không bằng".[34], hay "thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất Dù tên tuổi không đăng báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh" [34].

Từ những đạo đức cách mạng khái quát, Bác Hồ đòi hỏi người thầygiáo phải có những phẩm chất cụ thể Bác đã từng nhắc nhở:

+ "Các thầy giáo, các cô giáo phải gần gũi dân chúng Các thầy giáo cũng như các trí thức khác là lao động trí óc Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc thì không đủ Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò" [34]

+ "Các thầy giáo, các cô giáo cần luôn luôn bồi dưỡng tư tưởng XHCN, đấu tranh tiêu diệt cá nhân chủ nghĩa” [34].

Trang 21

+ “Làm mẫu giáo tức là thay cha, mẹ dạy trẻ Muốn làm như thế thì trước hết phải yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ, chịu khó nuôi dạy các cháu".[34]

+ "Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu Các cô, chú phải nhận rõ trách nhiệm về mình".[34]

+ Thầy giáo phải như trò phải thật thà yêu nghề, yêu trường của mình Nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang Muốn làm tròn trách nhiệm đó thì phải gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị, phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ".[34]

+ Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức Tài là văn hóa, chuyên môn, đức

là chính trị Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức Thầy giáo,

cô giáo phải gương mẫu, nhất là với trẻ con".[34]

Ngày 29/6/1962, cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã có bài phát biểu tại trường

Đại học Sư Phạm Hà Nội, đồng chí nhấn mạnh: "Những thầy giáo không yêu nghề cũng có nghĩa là đồng chí đó không yêu người Càng yêu nghề bao nhiêu thì càng yêu người bấy nhiêu" Lời căn dặn của đồng chí Tổng bí thư đã

trở thành phương châm hành động của rất nhiều thế hệ giáo viên Các phẩmchất yêu người và yêu nghề là phẩm chất trụ cột, nền tảng trong ĐĐNN củanghề dạy học

Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu xoayquanh vấn đề giáo dục đạo đức, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức Có thể

Trang 22

cách được coi là giá trị đích thực, cao quý của con người, của mỗi cá nhân mà

xã hội đang đòi hỏi, mong đợi Các tác giả cũng nhấn mạnh phải coi trọng cảviệc kế thừa những giá trị truyền thống lẫn giá trị hiện đại trong việc giáo dụcgiá trị cho thế hệ trẻ

- "Về phát triển toàn diện con người thời kì CNH-HĐH" thuộc đề tàikhoa học cấp nhà nước do Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc chủ trì, mã sốKHXH 04 - 04 (2001) Trong đó dành hẳn một chương nói về định hướngchiến lược xây dựng đạo đức con người Việt Nam Các tác giả trình bày thựctrạng đạo đức, nêu rõ mục tiêu giáo dục đạo đức trong gia đoạn hiện nay cũngnhư việc đề ra các giải pháp giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam thời kìCNH-HĐH

- Tác giả Bùi Văn Huệ đã phân tích vị trí của người giáo viên trong xãhội hiện đại, chỉ ra những đặc thù lao động của người giáo viên tiểu học Tácgiả cho rằng: công cụ lao động của người giáo viên là phẩm chất và trí tuệ củamình Tác giả cũng đã đưa ra hệ thống phẩm chất đạo đức của người giáoviên tiểu học bao gồm: Lý tưởng nghề dạy học: yếu tố tạo nên sức mạnh tinhthần giúp giáo viên có sức mạnh vượt qua những khó khăn để hoàn thànhnhiệm vụ; Tư duy giáo dục: yếu tố giúp cho người giáo viên như là "thầntượng của học sinh, các em dễ tin, dễ nghe theo lời dạy của mình"; Yêu nghề,yêu trẻ

- Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo trong nghiên cứu của mình, ông phân tíchmặt tâm lý hoạt động của người cán bộ giảng dạy và đã chỉ ra những yếu tốliên quan trực tiếp tới nhân cách của người hành nghề sư phạm Tác giả cũng

đã đề cập tới những vấn đề: Hình thành xu hướng nghề nghiệp của nhân cáchsinh viên; Những tình cảm và những phẩm chất ý chí; Những cơ sở tâm lý của

sự hình thành sự sẵn sàng hoạt động lao động khi sinh viên tốt nghiệp Những phân tích sâu sắc của tác giả có ý nghĩa trong quá trình tiến hành hoạtđộng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo sinh sư phạm

Trang 23

- Trong bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục (tháng 1/1993),tác giả Trần Trọng Thủy đã chỉ ra một số phẩm chất đạo đức mà sinh viênmới ra trường cần phải có đó là: lòng yêu nghề, lòng mến trẻ, có lý tưởng đàotạo thế hệ trẻ trở thành những công dân có ích cho xã hội.

- Trong công trình nghiên cứu của mình, hai tác giả Phạm KhắcChương và Hà Nhật Thăng đã chỉ ra một số phẩm chất cao quý của người

thầy giáo, "thầy giáo là người giàu lòng nhân ái, sống mẫu mực, đạo đức trong sáng, không tham công danh, phú quý Có thể nói, cái tâm, cái trí của thầy giáo là tấm gương sáng của con người trong các thời kỳ lịch sử" [16].

- Trong các bài viết xoay quanh vấn đề "Đạo đức của giáo viên qua bộluật đạo đức nghề nghiệp của một số nước" đăng trên Tạp chí Giáo dục củatác giả Nguyễn Thanh Hoàn như: "Bộ luật ứng xử cho giáo viên", "Chuẩn đạođức nghề nghiệp cho giáo viên" hay "Bộ luật đạo đức nghề nghiệp", tác giả đãcho thấy các bộ luật này quy định những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệpcủa giáo viên Trong các nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra mô hìnhngười giáo viên gồm 3 thành tố: Phẩm chất cá nhân, kiến thức và kỹ năng

- Luận án tiến sĩ: "Những biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp chosinh viên sư phạm trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" của tác giảNguyễn Anh Tuấn đã chỉ ra những tác động của nền kinh tế thị trường tớisinh viên nói chung và sinh viên các trường sư phạm nói riêng Tác giả đã đưa

ra những biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm có ý nghĩa lýluận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc

Những phẩm chất đạo đức mà người giáo viên cần phải có đã đượckhẳng định trong Luật giáo dục sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005 Luật giáo dục ghi rõ: "Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, đạt trình

độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, đủ sức khỏe theo yêu

Trang 24

cầu nghề nghiệp, lý lịch bản thân rõ ràng" [36] Trên cơ sở những tiêu chuẩn

đó, nhà giáo phải có các tiêu chuẩn sau: "Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu,nguyên lý, chương trình giáo dục" cụ thể là: Gương mẫu thực hiện nghĩa vụcông dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; giữ gìn uy tín,phẩm chất, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách người học, đối xử côngbằng với người học, bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của người học,không ngừng học tập, rèn luyện đề cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, nêu cao gương tốt cho người học…

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành quyết định số BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 "Quy định về đạo đức nhà giáo" Quyếtđịnh số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Đâychính là những căn cứ pháp lý quan trọng để chúng ta tiến hành công tácGDĐĐNN cho sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên sư phạm mầm nonnói riêng

16/2008/QĐ-Tóm lại, đã có rất nhiều công trình khoa hoa học trong nước và ở nướcngoài đã đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghềnghiệp Tuy nhiên, việc nghiên cứu GDĐĐNN cho sinh viên một ngành nghề

cụ thể như sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non còn rất hạn chế Đốitượng mà chúng tôi muốn hướng tới là sinh viên chuyên ngành sư phạm mầmnon của trường Đại học Tân Trào Sinh viên ở một tỉnh miền núi có nhiềuđiểm khác biệt so với các địa phương khác Do đó, đây là một đề tài nghiêncứu rất mới mẻ, thiết thực, có giá trị thực tiễn cao nhằm phục vụ cho sựnghiệp giáo dục và đạo tạo của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, khu vực miền núinói chung

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện sớm trong quá trìnhvận động, phát triển của xã hội, gắn liền với biến đổi của nền kinh tế xã hội

Trang 25

Từ khi xã hội hình thành, phạm trù về đạo đức đã được phản ánh một cáchsinh động trong đời sống xã hội thông qua mối quan hệ biện chứng giữa conngười với con người, giữa con người với xã hội Đạo đức luôn là một trongnhững phương thức hữu hiệu điều chỉnh hành vi của con người, góp phầnquan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội trong các chế độ xã hội.

Ở bất cứ thời đại nào cũng tồn tại mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội,giữa các cá nhân với nhau Đạo đức được nảy sinh từ nhu cầu của xã hội điềuhòa và thống nhất các mâu thuẫn giữa lợi ích chung của tập thể, xã hội và lợiích riêng của cá nhân Để giải quyết các mâu thuẫn đó thì một trong nhữngphương thức của xã hội là đề ra các yêu cầu dưới dạng các chuẩn mực giá trịđược mọi người công nhận và được củng cố bằng sức mạnh của phong tục,tập quán, dư luận, lương tâm

Vậy đạo đức là gì? Mỗi lĩnh vực, mỗi nhà khoa học với những góc độkhác nhau của cuộc sống lại đưa ra quan niệm, cách nhìn nhận, đề cập tới đạođức ở những khía cạnh, nội dung và phạm vi khác nhau:

- Các Mác cho rằng: "Đạo đức chính là lực lượng bản chất của conngười trong sự phát triển của nó theo hướng ngày càng đạt tới giá trị đích thựccủa cái thiện" Theo C Mác, bất luận trong mối quan hệ xã hội nào thì đạo đứccũng là quan hệ thực sự người, là sự phản ánh tồn tại xã hội, cho nên mỗi hìnhthái kinh tế - xã hội hay mỗi giai đoạn lịch sử đều định hình những nguyêntắc, chuẩn mực đạo đức tương ứng

- Theo từ điển Tiếng Việt: "Đạo đức là những tiêu chuẩn, nhữngnguyên tắc, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội.Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những chuẩn mựcđạo đức của một giai cấp nhất định"

Trang 26

- "Đạo đức là toàn bộ các quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánhgiá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với

tự nhiên".[17]

- "Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giáctrong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng

xã hội, với tự nhiên và cả bản thân mình".[17]

Như vậy, dù tiếp cận theo góc độ nào thì cần hiểu: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực do xã hội đề

ra, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội.

Đạo đức thể hiện ở hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội Thể hiện ởcác quan niệm về thiện và ác, lòng nhân ái, lương tâm, lòng tự trọng, nghĩa

vụ, danh dự, lẽ công bằng… Căn cứ vào các chuẩn mực đó, con người đánhgiá hành vi của người khác và của chính mình Các chuẩn mực đạo đức có thểkhông được ghi thành văn bản pháp quy nhưng chúng vẫn được mọi ngườithực hiện do sự thôi thúc của lương tâm cá nhân và dư luận xã hội

Xét đến cùng, đạo đức thuộc về ý thức con người, nó được biểu hiện ởnhận thức, động cơ hành động và sự tự đánh giá Nhờ đó mỗi cá nhân tự kiểmsoát, tự điều chỉnh hành động và cách ứng xử trong cuộc sống phù hợp vớichuẩn mực, nguyên tắc đạo đức xã hội

1.2.2 Nghề nghiệp

Nghề nghiệp, chữ La tinh là Professio, có nghĩa là công việc chuyênmôn được hình thành một cách chính thống, là dạng hoạt động đòi hỏi mộttrình độ học vấn nào đó, là cơ sở hoạt động giúp con người tồn tại

Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động xã hội”.[38]

Trang 27

Tác giả E.A.Klimov thì: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho

xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có) Nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”.

Như vậy, có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính

xã hội (sự phân công xã hội) vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) trong đócon người với tư cách là chủ thể của hoạt động, sử dụng sức lao động của mình

để tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần cho cá nhân và cho xã hội

Nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị kiếnthức, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghềmang lại Nghề là cơ sở để con người có “nghiệp’ - việc làm, sự nghiệp

Có thể nói nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi con người phải cómột quá trình đào tạo chuyên biệt để có những kiến thức chuyên môn, kỹnăng, kỹ xảo nhất định Nghề nghiệp là công việc mà người ta thực hiện trong

thời gian lâu dài

Bất cứ một loại hình nghề nghiệp nào cũng có đối tượng quan hệ trực tiếpcủa nó Căn cứ vào đặc điểm này mà người ta chia nghề nghiệp thành 4 loại:

- Nghề quan hệ với kĩ thuật (Sửa chữa máy móc, lắp ráp, gia công…)

- Nghề quan hệ với tín hiệu (Thợ lắp chữ, sửa bản in, đánh máy…)

- Nghề quan hệ với động vật và thiên nhiên (Chăn nuôi, địa chất…)

- Nghề quan hệ trực tiếp với con người (Cán bộ quản lý, thầy thuốc, sưphạm, bán hàng, hướng dẫn viên du lịch…)

Căn cứ vào trình độ chuyên môn được đòi hỏi, có thể phân loại nghềnghiệp như sau:

- Các nghề không chuyên môn hoá: Những nghề này cần sự thích ứngtrong khoảng thời gian ngắn với những yêu cầu của lao động thấp (chỉ cần đạtđược một số ít tri thức và kĩ xảo nghề nghiệp) Ví dụ: Nghề bốc dỡ vận chuyểnnguyên vật liệu

Trang 28

- Các nghề nửa chuyên môn hoá: là những nghề đòi hỏi một trình độchuyên môn hạn chế, các tri thức và kĩ năng kĩ xảo nghề nghiệp chỉ đủ đểthực hiện những thao tác đơn giản hay những thao tác được chuyên môn hoámột cách chặt chẽ.

- Các nghề chuyên môn hoá: Là những nghề đòi hỏi một quá trình đàotạo nghề nghiệp chính quy, cá nhân nhận giấy chứng nhận tay nghề do các cơ

sở đạo tạo cấp Trên cơ sở đó người lao động được nhận vào làm việc thuộclĩnh vực nghề nghiệp tương ứng

1.2.3 Đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội Nói tới đạođức nghề nghiệp tức là muốn thu hẹp phạm vi của khái niệm đạo đức nóichung và được cụ thể hoá cho từng nghề nghiệp nhất định Đạo đức nghềnghiệp là tên gọi khoa học về cách sử dụng nghề nghiệp của con người

Đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống chuẩn mực đạo đức của một lĩnh vực lao động, sản xuất, hoạt động xã hội Nó phản ánh những phẩm chất mà con người cần có khi hoạt động trong một ngành, một nghề cụ thể, quy định

và điều chỉnh hành vi ứng xử, thái độ của con người trong lao động, với đối tượng lao động, với sản phẩm và vị trí của nghề nghiệp trong sự phát triển của xã hội Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi họ phải tự giác thực hiện, giúp họ

hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất

Như vậy, đạo đức nghề nghiệp là hệ thống những yêu cầu đạo đức đặcbiệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó Mỗiloại hình nghề nghiệp luôn đặt cho người hoạt động trong lĩnh vực nghềnghiệp đó những yêu cầu, quy tắc, chuẩn mực đòi hỏi họ phải tự giác thựchiện Đạo đức nghề nghiệp luôn thể hiện qua hành vi nghề nghiệp và kết quảlao động Khi cá nhân không thực hiện những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp hoặc thực hiện không đúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu

Trang 29

quả của hoạt động nghề nghiệp Cá nhân tuân theo các chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng lao động, xây dựng cácmối quan hệ tốt đẹp trong lao động và trong sự phát triển chung của xã hội.

Hoạt động nghề nghiệp là phương thức sống chủ yếu nhất của conngười Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp chính là một phần quan trọng trong đạođức xã hội Để sống, con người phải lao động và để lao động có kết quả tốtnhất, con người phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp Để tự giác tuân thủ đạođức nghề nghiệp, trước hết con người phải có nền tảng về đạo đức xã hội nóichung, tích cực, chủ động vận dụng chuẩn mực đạo đức vào mối quan hệnghề nghiệp, nâng cao giá trị đạo đức và việc thực thiện và tuân thủ đạo đức

sẽ gia tăng lợi ích kinh tế

Mỗi loại nghề nghiệp có những nguyên tắc, chuẩn mực đặc thù Có baonhiêu loại nghề nghiệp thì cũng có bấy nhiêu loại đạo đức nghề nghiệp tươngứng Phẩm chất đạo đức cá nhân trong xã hội đều có nét chung, nhưng đạođức trong lĩnh vực nghề nghiệp có những đặc thù và yêu cầu riêng biệt Ví dụ:Thầy thuốc phải có lòng trắc ẩn; Thầy giáo phải là người mô phạm; Nhà báophải trung thực; Nhà chính trị phải có lòng nhân hậu đặc biệt với nhân dân

Đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học là một bộ phận quan trọngtrong nhân cách của cá nhân hoạt động sư phạm Nó là thước đo phẩm chất,phản ánh năng lực, tạo ra nội lực bên trong, điều chỉnh sự hoàn thiện nhâncách của người giáo viên

1.2.4 Giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Để người học có khả năng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp trongtương lai, nhà trường, cơ sở đào tạo nghề phải tiến hành các nhiệm vụ quantrọng: trang bị cho người học những kiến thức nghề nghiệp cơ bản, cần thiết;hình thành ở người học những kĩ năng, kĩ xảo mà nghề nghiệp yêu cầu; giáodục, hình thành và rèn luyện cho người học những phẩm chất đặc thù củanghề nghiệp

Trang 30

Như vậy, có thể nói giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức củanghề nghiệp cho người học là một trong những nội dung, nhiệm vụ quantrọng, không thể thiếu trong các trường chuyên nghiệp Đó là quá trình tácđộng qua lại giữa các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp với người họcnhằm hình thành ở họ những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết, giúp họ có thể

tự tin hành nghề một cách tích cực, phù hợp với những yêu cầu của nghề

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống các hoạt động, các giải pháp nhằm giáo dục những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho người đang học nghề (học sinh, sinh viên) để khi hành nghề, mỗi cá nhân biết kết hợp hài hòa giữa năng lực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong cơ sở đào tạo nghề phải nhằm hìnhthành ở người học nghề ý thức đạo đức nghề; thái độ, tình cảm đạo đức vớinghề; hình thành hành vi, thói quen đạo đức nghề nghiệp đúng đắn và bền vững

Như vậy, nếu xem xét dưới góc độ lý thuyết hệ thống thì GDĐĐNNbao gồm nhiều thành tố: Mục đích, yêu cầu; nội dung; phương pháp; biệnpháp; phương tiện, các lực lượng tham gia, người dạy nghề, người học nghề

và kết quả GDĐĐNN Các thành tố này còn có mối quan hệ chặt chẽ với cáclĩnh vực khác của đời sống xã hội như: chính trị, đạo đức, pháp luật, vănhóa Các thành tố GDĐĐNN luôn vận động và phát triển trong mối quan hệbiện chứng, tác động qua lại với nhau, thành tố này quy định và ảnh hưởngđến thành tố khác làm nên sự vận động chung của cả hệ thống Trong cácthành tố của GDĐĐNN thì người học nghề luôn giữ vai trò chủ động, tíchcực, sáng tạo, điều này được thể hiện trong quá trình người học tự rèn luyện,

tự bồi dưỡng các phẩm chất nghề nghiệp cho bản thân

GDĐĐNN cho sinh viên nói chung luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng.Trong đó, GDĐĐNN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm lạicàng quan trọng hơn Đảng ta coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lượcphát triển con người trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Mới đây nhất, vấn đề này tiếp tục được Đảng ta khẳng định

Trang 31

trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáodục, đào tạo: " tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tráchnhiệm nghề nghiệp "; " Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, trithức pháp luật và ý thức công dân ".

1.2.5 Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Theo từ điển Tiếng Việt: Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành,cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể

Biện pháp trong tổ chức hoạt động giáo dục là một bộ phận củaphương pháp giáo dục, là con đường, cách thức chuyển tải nội dung Phươngpháp giáo dục có thể gồm nhiều biện pháp giáo dục (Ví dụ: Phương phápgiáo dục nhằm điều chỉnh hành vi của sinh viên có các biện pháp như: Phốihợp các LLGD, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, tạo dư luận xã hội…)

Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp là con đường, cách thức tác động của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục để họ tự giác biến những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính khách quan thành nhu cầu, động

cơ bên, thành ý thức, niềm tin, tình cảm, thói quen và hành vi đạo đức nghề nghiệp của bản thân.

Trong quá trình giáo dục, biện pháp đóng một vai trò đặc biệt quantrọng làm cho các hoạt động giáo dục trở nên hấp dẫn, làm cho phương pháptác động phù hợp với đặc điểm của sinh viên, với mục tiêu giáo dục Từ đó,nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

1.3 GDĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non

1.3.1 Vai trò, vị trí của bậc học mầm non và giáo viên mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo Điều 4 - Luật Giáo dục năm 2005, hệ thống giáo dục quốc dânViệt Nam bao gồm: giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên với các bậchọc: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáodục đại học

Trang 32

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, là một bộ phận cấu thành của hệthống giáo dục quốc dân Việt Nam Giáo dục mầm non có vị trí đặc biệt quantrọng trong sự nghiệp phát triển con người, nguồn nhân lực của đất nước.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là “giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh

lý, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo”.[36]

Giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu, đặt nền móng cho sự hìnhthành và phát triển nhân cách trẻ em Sự phát triển của trẻ em trong thời kỳnày rất đặc biệt Những gì trẻ được học, được trang bị ở trường mầm non cóthể sẽ là những dấu ấn theo trẻ suốt cuộc đời Có nhà giáo dục đã từng nói:Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ, đã hình thành trước tuổi lên năm,những điều dạy cho trẻ trong thời kỳ đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ

Về sau giáo dục đào tạo con người vẫn còn tiếp tục, nhưng đó chỉ là bước đầuđếm quả, còn những nụ hoa thì được trồng năm năm đầu tiên

Vậy nên, đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc rấtnhiều vào tuổi thơ của các bé ra sao, được dẫn dắt bằng cách nào? Thực hiệnđiều này có vai trò to lớn của gia đình, cha mẹ và đặc biệt là của môi trườnggiáo dục mầm non

Với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non, với vai trò quan trọng củaviệc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này cho nên giáo dục mầm non có nhiệm vụ đặcbiệt mà không một bậc học nào có được, đó là thực hiện đồng thời 3 nhiệmvụ: nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi Ngườigiáo viên mầm non đã được Đảng và nhân dân giao cho những trọng trách vôcùng quan trọng và vẻ vang Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm

chăm lo tới sự nghiệp GDMN Người từng căn dặn: “Làm mẫu giáo tức là

Trang 33

thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt"[34] Hơn

bất kì một nghề nghiệp nào trong xã hội, giáo viên là một nghề trực tiếp tạo ranhân cách con người, một nghề dùng chính nhân cách để hình thành và pháttriển nhân cách Người giáo viên nuôi dạy trẻ là những người gánh trên vaitrách nhiệm nuôi dạy những mầm non tương lai của đất nước Họ phải đảmnhận rất nhiều vai, không chỉ là một người thầy mà thực sự còn là một ngườicha, người mẹ hiền, họ vừa là bác sĩ, một ẩm thực gia đồng thời lại vừa làngười nghệ sĩ trên lớp học Tất cả những con người ấy đều tồn tại trong mộtgiáo viên mầm non Đối với trẻ nhỏ, cô giáo là chuẩn mực tuyệt vời nhất đểchúng noi gương và học tập, bắt chước theo Chính điều đó đã khẳng định vaitrò của những người giáo viên mầm non với sự nghiệp giáo dục nói chung vàcông tác chăm sóc nuôi dạy trẻ nói riêng

Nhận thức được vị thế của mình trong việc hình thành nhân cách trẻ,người giáo viên mầm non càng phải ý thức được lương tâm nghề nghiệp củamình, nghề "cô nuôi dạy trẻ" là nghề cao quý nhất, là công việc vất vả nhấtnhưng cũng mang lại ý nghĩa to lớn nhất Không vì lợi ích nhỏ của bản thân

mà làm mất đi ý nghĩa của công việc cao cả Đối với giáo viên mầm non, yêutrẻ chính là yêu nghề và ngược lại yêu nghề tức là yêu trẻ Khi làm được điều

đó thì người giáo viên mầm non đã thực sự khẳng định được vai trò không thểthiếu của mình với sự nghiệp giáo dục và với sự phát triển chung của xã hội

1.3.2 Những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đặc thù của người GVMN

Trong hoạt động sư phạm của người giáo viên mầm non, giáo viên làchủ thể của hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục Hoạt động sư phạmcủa người GVMN có sắc thái rất riêng, khác biệt hẳn với hoạt động sư phạmcủa giáo viên ở các bậc học khác Đối tượng hoạt động sư phạm của GVMN

là trẻ em rất nhỏ, còn non nớt đang ở giai đoạn khởi đầu của quá trình hình

Trang 34

thành và phát triển những phẩm chất của nhân cách con người mới Nhâncách của trẻ trong tương lai như thế nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào công việcdạy dỗ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của giáo viên mầm non, là ngườithường xuyên bên cạnh trẻ Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sưphạm của mình, bên cạnh kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ thì nhữngphẩm chất đạo đức đặc thù của người giáo viên mầm non là những điều kiện

vô cùng quan trọng giúp họ thành công trong nghề nghiệp vinh quang này

1.3.2.1 Giáo viên mầm non - Người mẹ hiền hết lòng chăm sóc, nuôi dạy trẻ

Có hai khái niệm trong đặc thù lao động và có liên quan đến bản chấtnhân cách của người giáo viên mầm non là: "Mẫu dưỡng" và "Mẫu giáo"

"Mẫu dưỡng": có nghĩa là chăm sóc trẻ như mẹ chăm sóc con: bồng bế, vuốt ve,

cho ăn, cho uống, thoa gãi, tắm rửa, chải tóc, mặc quần áo tạo nên mối quan

hệ ruột thịt âu yếm, yêu thương "Mẫu giáo": là dạy dỗ, chăm sóc trẻ như mẹ

dạy dỗ, chăm sóc con Dạy trẻ những thói quen tốt và kĩ năng sống gần gũi,cần thiết

Như vậy có nghĩa là người giáo viên mầm non cũng phải như người mẹhiền: yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cái, luôn bao dung, vị tha và độlượng, luôn nhìn thấy những điểm tích cực, đáng yêu của trẻ và dành cho contất thảy mọi điều tốt đẹp nhất

Để có thể làm được những điều cao cả ấy, thì động cơ thúc đẩy mỗithanh niên lựa chọn con đường vất vả nhưng đầy vinh quang này và thúc đẩymỗi người giáo viên hiến dâng cuộc đời mình cho công tác giáo dục mầm nonkhông gì khác đó chính là tình yêu thương trẻ em và nhu cầu quan tâm đến

thế hệ đang lớn lên Đúng như P.N Gônôbôlin đã từng chia sẻ: "Cái thúc đẩy mạnh mẽ con người ta bước vào nghề sư phạm là khuynh hướng quan tâm tới người khác, muốn giúp đỡ người khác, muốn đem lại niềm vui cho mọi người

và trước hết là trẻ em"

Trang 35

Mỗi cô giáo mầm non hàng ngày tiếp xúc, chăm sóc và dạy dỗ vớinhiều trẻ Mỗi ngày làm việc của các giáo viên mầm non thường kéo dài trên

10 tiếng Chỉ với 2 cô một lớp nhưng phải chăm, dạy khoảng trên dưới 40cháu Có lẽ ít công việc nào cực nhọc, vất vả như nghiệp giữ trẻ mầm non.Người ta thường nói "bận như con mọn", với cô giáo mầm non thì sự bận rộn

ấy còn tăng lên gấp bội, bởi mỗi trẻ là một cá tính khác nhau, với những đặcđiểm sinh lý, tâm lý tính cách là không giống nhau Các cô không chỉ cónhiệm vụ dạy học như các cấp học khác mà còn phải chăm sóc mọi mặt, từ ănuống, sinh hoạt cá nhân, tới việc theo dõi diễn biến tâm lý, sức khỏe các cháu

Cô giáo mầm non vừa là cô giáo, vừa như mẹ hiền Vì vậy, trong quá trìnhchăm sóc, nuôi dạy trẻ, để có được sự thành công, hiệu quả tốt, cô giáo luônphải gần gũi, quan tâm, thấu hiểu từng trẻ, như người mẹ hiền thấu hiểu từngđứa con của mình Hiểu những "đứa con" của mình một cách thấu đáo không

dễ dàng Để dạy hay giáo dục được chúng đòi hỏi phải hiểu sâu sắc về chúng

Có hiểu biết sâu sắc về đối tượng giáo dục để có thể hết lòng chăm sóc vànuôi dạy chúng, đó là những phẩm chất không thể thiếu để có được sự thành

công trong nghề Nhà sư phạm người Xô Viết V.A Xukhômlinxki đã từng nói: "Nếu không nắm vững đối tượng trẻ em - học sinh của mình, nếu không tìm ra con đường đi vào tâm hồn các em, nếu không hiến cả trái tim mình cho các em thì sẽ không thể thành công được"

Có thể nói, để như là người mẹ hiền hết lòng chăm sóc, nuôi dạy trẻ, thìkhông gì khác mỗi cô giáo mầm non nhất định phải có lòng yêu trẻ như người

mẹ hiền hết lòng thương yêu các con Vì "Chỉ khi nào yêu trẻ người thầy giáo mới mãi mãi giữ được tinh thần hăng hái, trí tuệ minh mẫn, ấn tượng tươi mát, tình cảm nhạy bén Mà thiếu những thứ đó thì lao động của thầy giáo trở thành một cực hình" (V.A Xukhômlinxki).

Trang 36

1.3.2.2 Giáo viên mầm non - Nhà sư phạm mẫu mực

Theo âm Hán Việt, "sư" có nghĩa là thầy, "phạm" là khuôn thước, mẫumực Như vậy, theo cách hiểu giản dị nhất, sư phạm có nghĩa là người thầymẫu mực, khuôn phép, là tấm gương sáng cho học trò noi theo

Trong trường mầm non, giáo viên là tấm gương sáng và có ảnh hưởngtrực tiếp đến trẻ Trẻ em luôn nhìn giáo viên mầm non giống như người mẹ,

"thần tượng" của mình Đặc điểm nổi bật của trẻ em mầm non là lứa tuổi hiếuđộng, tinh nghịch và rất dễ bắt chước Vì vậy, để hình thành nên những thóiquen, nhân cách tốt cho trẻ thì cô giáo phải có đạo đức, lối sống chuẩn mực từ

thái độ, lời ăn tiếng nói đến phong cách K.D Usinxki đã khẳng định: "Chỉ

có nhân cách mới có thể tác động đến sự phát triển và sự xác định nhân cách Chỉ có bằng tính cách mới có thể hình thành nên tính cách".

Đối với trẻ mầm non trường, lớp, cô giáo ở trường mầm non là đặc biệtquan trọng gắn liền với trẻ vì thời gian hoạt động học tập, vui chơi, ăn ngủcủa trẻ khi ở trường chiếm phần lớn thời gian trong ngày Vì thế, thói quen,tính cách của trẻ được hình thành và phát triển trong giai đoạn này chịu ảnhhưởng rất nhiều từ môi trường lớp học mầm non thông qua bạn bè, các đồdùng đồ chơi của trẻ, và đặc biệt là ảnh hưởng từ cô giáo trực tiếp chăm sóc

và giáo dục trẻ Trẻ dễ trở thành "bản sao" của cô giáo: giọng nói của cô nhẹnhàng và tình cảm trẻ sẽ học theo; cô dịu dàng hay mạnh bạo, cô vui tươi haysầu não đều có ảnh hưởng đến trẻ Bản thân các hành vi, thái độ, cách ứng xử

và ngôn ngữ hàng ngày của giáo viên mầm non phải trở thành một nội dung,phương tiện sinh động đóng vai trò quan trọng trong giáo dục thường xuyêncho trẻ Sự mẫu mực của cô giáo mầm non phải được thể hiện rất rõ nét trongmọi hoạt động, không chỉ mẫu mực về tri thức, mà còn đẹp ở nếp sống, hơn

cả là trách nhiệm, bổn phận, danh dự và đạo đức Cô giáo làm gương cho trẻ

từ lời nói, dáng đi, cử chỉ, hành vi không chỉ trong giờ học mà ở mọi lúc, mọinơi vì trẻ có thể bắc chước bất cứ lúc nào và bất kì nơi đâu Mỗi giáo viên

Trang 37

phải là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, thể hiện tâm hồn, đạo đức,nhân cách sáng ngời Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự côngbằng và trách nhiệm của một nhà giáo Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạođức, thường xuyên trau dồi năng lực chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non trở thànhnhững chủ nhân tương lai của đất nước.

1.3.2.3 Giáo viên mầm non - Người bác sĩ tận tâm

Công việc của người giáo viên mầm non không chỉ yêu cầu họ phải làmột nhà sư phạm mẫu mực, phải như người mẹ hiền hết lòng yêu thương contrẻ mà còn phải là một bác sĩ tận tâm

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển về mọi mặttâm lý và sinh lý Trẻ đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện, sức đềkháng còn yếu, các hệ cơ quan trong cơ thể dễ bị tổn thương, do đó trẻ dễ mắcphải những bệnh thường gặp như: cảm cúm, tiêu chảy, ho, viêm họng, nôntrớ… Trong quá trình hoạt động, chơi đùa không may trẻ có thể bị trầy xước,chảy máu thậm chí có thể nặng là tổn thương hệ xương, cơ… Đặc biệt ởtrong mỗi lớp có nhiều cháu, bên cạnh những điểm chung, mỗi cháu lại cónhững biểu hiện khác nhau trong những vấn đề về sức khoẻ thể chất và tinhthần Vì vậy, giáo viên phải như người bác sĩ, có phương pháp chăm sóc sứckhoẻ ban đầu, hiểu biết về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, hiểu biết

về một số bệnh thường gặp ở trẻ em, và đặc biệt còn phải biết cách sơ, cấpcứu khi cần thiết Quan trọng hơn, đó là tình yêu thương, sự chăm sóc, thămhỏi, ân cần, tinh tế, sự kiên nhẫn, tận tuỵ, tận tâm, nhạy cảm để nhận biết vàphát hiện ra những dấu hiệu mệt mỏi, ốm đau, những biến đổi bất thường ởmỗi trẻ và giúp đỡ trẻ trong những tình huống cụ thể một cách thoả đáng,đồng thời họ phải có sức khoẻ tốt để luôn hết mình với nhiệm vụ chăm sócđảm bảo an toàn về sức khoẻ của trẻ em

Trang 38

1.3.2.4 Giáo viên mầm non - Người cấp dưỡng cần cù, tận tụy

Lao động của người giáo viên mầm non không chỉ là chăm sóc, giáodục trẻ mà còn có chức năng nuôi dưỡng trẻ Vì thế, mỗi giáo viên mầm non phải

là một người cấp dưỡng cần cù và tận tuỵ, có trách nhiệm chăm lo cho trẻ từngbữa ăn ngon, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện nay, trong các nhà trường mầm non, giáo viên thường phải thaynhau chuẩn bị các bữa ăn cho trẻ Mỗi ngày ở trường các cháu có 2 bữa ăn (cótrường là 3 bữa): bữa trưa và bữa chiều Bữa trưa là bữa chính, thường bắt đầulúc 11 giờ, bữa phụ buổi chiều lúc 14 giờ Công việc cấp dưỡng của các côthường bắt đầu từ sáng sớm đến hết giờ hành chính buổi chiều Từ đi chợ, lựachọn thực phẩm tươi ngon, đến chế biến, nấu nướng, phục vụ các cháu trongbữa ăn, sau cùng là dọn dẹp, vệ sinh bếp núc sạch sẽ Công việc tưởng chừngnhư đơn giản nhưng thực sự là nhiều vất vả Để chuẩn bị những bữa ăn đảmbảo đa dạng dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp cho tất cả cáccháu, đòi hỏi các cô phải có kiến thức về dinh dưỡng, có kỹ năng trong chếbiến các món ăn và có hiểu biết về đặc điểm thể chất, nhu cầu dinh dưỡng củatrẻ Trên hết, đó là tâm trong sáng, sự kiên trì, linh hoạt, tận tâm, tận tuỵ vàđặc biệt là tình yêu thương trẻ vô bờ bến Yêu trò như yêu con là động lực để

cô giáo - người cấp dưỡng đem tất cả niềm vui, tình thương yêu gửi gắm vàotrong từng bữa cơm, món ăn dành cho trẻ Đó là một sự cống hiến không vụlợi Họ đã đóng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc giáo dục trẻ em

ở hiện tại và tầm vóc con người lao động trong tương lai

1.3.2.5 Giáo viên mầm non - Người nghệ sĩ tài hoa, duy trì và phát triển cái đẹp, thẩm mĩ

Công việc của người giáo viên mầm non yêu cầu họ phải như là mộtngười nghệ sĩ thực thụ Họ có thể biến hoá thành những con người khác nhauvới sự đa dạng về tài năng

Trang 39

Để chuẩn bị cho các giờ lên lớp từ đôi bàn tay khéo léo các cô phải tựhọc, tự thiết kế và sáng tạo ra những đồ dùng dạy học, đồ chơi đẹp cho các bé,với những bức tranh tự vẽ, xé dán để trang trí lớp học sao cho thật sinh động lúc ấy các cô là một hoạ sĩ.

Để tổ chức và hướng dẫn cho trẻ hát hay, múa dẻo các cô cũng phảibiết múa dẻo, hát hay Như vậy các cô giáo mầm non là nghệ sĩ múa, ca sĩđồng thời còn là nhà biên đạo tài ba khi tổ chức các lễ hội cho các bé

Để kể những câu chuyện thật hấp dẫn, thu hút, khơi gợi sự hứng thúcủa trẻ đồng thời mang tính giáo dục cao, các cô phải nhập vai vào các nhânvật trong các câu chuyện đó Khi đó cô giáo lại trở thành một người diễn viên

và sự đam mê Các cô cần phải yêu trẻ, từ tình yêu trẻ nảy sinh ra tình yêu laođộng sư phạm và tình yêu đó tạo ra tài nghệ trong công tác

1.3.3 Sinh viên sư phạm mầm non và vấn đề GDĐĐNN

1.3.3.1 Vai trò, vị trí của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SVSPMN

Nghề giáo viên mầm non là lĩnh vực hoạt động lao động giáo dục trẻ

em dưới 6 tuổi Trong nhà trường mầm non, người giáo viên giữ vai trò chủđạo, là người tổ chức và điều khiển quá trình hình thành nhân cách trẻ em.Vai trò to lớn của nghề và của người giáo viên ở bậc học mầm non đã được xãhội ghi nhận Muốn thành công trong nghề nghiệp này, người giáo viên phải

có năng lực chuyên môn vững vàng và những phẩm chất đạo đức nghề nghiệpđặc trưng

Trang 40

Giáo sinh sư phạm mầm non là những người đang học trong cơ sở đàotạo nghề sư phạm mầm non, đang học nghề, thực hành tay nghề dưới sự giámsát của giáo viên hoặc người có chuyên môn sâu, có bằng cấp về chuyên môn

và có nghiệp vụ nhất định Như vậy, trong tương lai sinh viên sư phạm mầmnon sẽ tham gia vào hoạt động lao động trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dụctrẻ dưới 6 tuổi ở một trong những cơ sở giáo dục mầm non Công tác giáo dụcmầm non là một trong những lĩnh vực lao động phức tạp và đòi hỏi ở conngười tính chuyên nghiệp cao Tính chuyên nghiệp của nghề giáo viên mầmnon được thể hiện ở việc: họ được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn để họ

có thể giải quyết các công việc của mình một cách hiệu quả hơn những ngườibình thường khác; Hơn nữa họ phải có ý thức trách nhiệm, có đạo đức nghềnghiệp đúng đắn Hơn ai hết, họ hiểu rõ nhân cách của mình có ảnh hưởng rấtlớn đến những người xung quanh, đặc biệt là đến trẻ em Đạo đức nghềnghiệp còn đảm bảo cho họ có thể đứng vững và lâu bền trong nghề nghiệp

1.3.3.2 Một số nội dung và nguyên tắc giáo dục đạo đức

* Một số nội dung giáo dục đạo đức

Nội dung giáo dục đạo đức là một vấn đề lớn và là một thành tố quantrọng của quá trình giáo dục đạo đức, nó quy định các hoạt động giáo dục đạođức trong thực tiễn Nội dung giáo dục đạo đức được xây dựng xuất phát từmục đích giáo dục đạo đức của xã hội và của nghề nghiệp và từ các yêu cầukhách quan của đất nước và thời đại

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:09

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w