1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

107 606 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 747 KB

Nội dung

Yêu cầu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn gắn với sản xuất hàng hóa lớn theo hướng công nghiệphiện đại ở huyện Kim Bảng đang tỏ ra mâu thuẫn với hiện trạng trong

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sĩ đề tài “Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay” được tác giải nghiên cứu lần

đầu tiên Kết quả, số liệu trích dẫn và giới thiệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu hoàn toàn độc lập, những kết quả này chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào.

Học viên

Đinh Thị Thu Hà

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa

GQVL : Giải quyết việc làm

GTVL : Giới thiệu việc làm

LLLĐ : Lực lương lao động

LĐ – TB&XH: Lao động – Thương binh và Xã hội

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VI

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 5

1.1 Việc làm cho lao động nông thôn 5

1.1.1 Lao động nông thôn 5

1.1.2 Việc làm cho lao động nông thôn 8

1.1.2.1 Khái niệm và phân loại về việc làm cho lao động nông thôn 8

1.1.2.2 Thiếu việc làm và thất nghiệp của lao động nông thôn 13

1.1.2.3 Một số học thuyết kinh tế về việc làm 16

1.2 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 19

1.2.1 Khái niệm giải quyết việc làm 19

1.2.2 Vai trò của giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế xã hội 21

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 22

1.2.4 Nội dung của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 27

1.2.4.1 Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn 27

1.2.4.2 Các chính sách phát triển sản suất và thu hút lao động nông thôn ở cấp huyện 28

1.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số địa phương 30

1.3.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 30

1.3.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN KIM BẢNG, 34

TỈNH HÀ NAM 34

Trang 4

2.1 Khái quát một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,

văn hóa của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 34

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 34

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 37

2.1.2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật 39

2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế 40

2.1.2.4 Đặc điểm văn hoá, xã hội 43

2.2 Thực trạng việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 44

2.2.1 Thực trạng lao động nông thôn tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.44 2.2.1.1 Thực trạng về số lượng lao động 44

2.2.1.2 Thực trạng chất lượng lao động 45

2.2.2 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam 48

2.3.Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam 55

2.3.1 Chủ trương, chính sách, giải quyết việc làm của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 55

2.3.2.Hoạt động giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 56

2.3.2.1 Thực trạng giới thiệu việc làm 56

2.3.2.2 Thực trạng đào tạo nghề 58

2.3.3.Thực trạng các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam 68

2.3.3.1 Phát triển làng nghề 68

2.3.3.2 Chương trình tín dụng tạo việc làm 71

2.3.3.3 Xuất khẩu lao động 72

2.3.3.4 Các giải pháp giải quyết việc làm khác 75

2.3.4 Ưu điểm, hạn chế của các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 77

2.3.4.1 Ưu điểm 77

Trang 5

2.3.4.2 Hạn chế 79

2.3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 80

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 83

3.1 Quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm cho nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam cho đến năm 2020 83

3.1.1 Quan điểm giải quyết việc làm cho nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 83

3.1.2 Phương hướng giải quyết việc làm cho nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam 85

3.2 Những giải pháp giải quyết việc làm cho nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam 86

3.2.1 Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình 86

3.2.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn,huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam 88

3.2.3 Khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp 91

3.2.4 Phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ 92

3.2.5 Tăng cường xuất khẩu lao động 94

3.2.6 Phát triển thị trường lao động 94

3.2.7 Củng cố hệ thống sự nghiệp về giải quyết việc làm 95

3.3 Điều kiện để thực hiện được các giải pháp 96

KẾT LUẬN 99

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Dân số huyện Kim Bảng giai đoạn 2011 – 2013 36

Bảng 2.2: Cơ cấu dân số huyện Kim Bảng theo giới tính 36

Bảng 2.3 : Cơ cấu dân số huyện Kim Bảng theo khu vực 37

Bảng 2.4: Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của huyện Kim Bảng giai đoạn 2011 – 2013 38

Bảng 2.5: Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Kim Bảng năm 2013 39

Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng giai đoạn 2010 – 2013 42

Bảng 2.7: Số lượng ước tính lực lượng lao động của khu vực năm 2010-2013 44

Bảng 2.8: Trình độ văn hóa của lao động huyện Kim Bảng năm 2010 -2013 45 Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động huyện năm 2010-2013 46

Bảng 2.11: Số lượng lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm tại trung tâm GTVL năm 2010-2013 57

Bảng 2.12: Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (2010- 2013) 60

Bảng 2.13: Số lượng ngành nghề đào tạo lao động nông thôn huyện Kim Bảng (2010 - 2013) 62

Bảng 2.14: Đánh giá chung của người lao động về chất lượng đào tạo nghề.65 Bảng 2.15: Số lao động được giải quyết việc làm sau đào tạo nghề giai đoạn 2011 – 2013 66

Bảng 2.16: Số lao động làm việc tại các làng nghề huyện Kim Bảng năm 2010-2013 69

Bảng 2.17: Số dự án và tổng vốn hỗ trợ việc làm từ 2010 - 2013 72

Bảng 2.18 : Số lao động được tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động giai đoạn 2010 – 2013 73

Bảng 2.19: Số lao động đi xuất khẩu lao động ở các thị trường giai đoạn 73

2010– 2013 73

Bảng 2.20: Số việc làm mới được tạo ra qua các năm giai đoạn 2010 – 2013 77

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những chính sách quantrọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lựclượng lao động lớn như ở Việt Nam Giải quyết việc làm hiệu quả là tiền đềquan trọng để sử dụng tối ưu nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tếvững chắc và ổn định xã hội

Là địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà Nam nói chung vàhuyện Kim Bảng nói riêng có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế Giải quyếtviệc làm nhằm cải thiện đời sống cho người lao động và gia đình họ, là mộttrong những mục tiêu được lãnh đạo huyện ưu tiên trong định hướng pháttriển bền vững Lao động nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam hiện đangchiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và lao động của địa phương Phần lớn lựclượng lao động này đang tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh cácngành nghề ở nông thôn với các công cụ, phương pháp sản xuất còn lạc hậu,năng suất lao động thấp Yêu cầu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn gắn với sản xuất hàng hóa lớn theo hướng công nghiệphiện đại ở huyện Kim Bảng đang tỏ ra mâu thuẫn với hiện trạng trong lĩnhvực lao động - việc làm của huyện: trình độ của lực lượng lao động nông thônthấp, số lao động chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ cao: năm 2013 có 70.653người chiếm tỷ lệ 56,06%; lao động làm việc công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷtrọng nhỏ; ý thức kỷ luật của người lao động còn chưa cao Công nghiệp hóa,

đô thị hóa, bên cạnh những tác động tích cực chung của nó, cũng đang tạo ranhững khó khăn to lớn cho những người nông dân mất đất nông nghiệp, khi đa số

họ lâu đời nay chỉ quen với nghề nông, và cuộc sống ở nông thôn, chưa có sựchuẩn bị cần thiết cho một cuộc sống "phi nông nghiệp, phi đất đai" Hiện trạngnày đang và sẽ còn là vấn đề nhức nhối liên quan chặt chẽ đến vấn đề giải quyếtviệc làm cho lao động nông thôn của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Trang 9

Xuất phát từ áp lực về vấn đề lao động, việc làm ngày càng gia tăng ở

nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, học viên lựa chọn đề tài “Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với

mong muốn đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn của huyện Kim Bảng nơi học viên đang công tác

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớinhiều địa phương trong cả nước cũng như các quốc gia Do vậy, đến nay đã

có nhiều công trình nghiên cứu về lao động, việc làm trong và ngoài nước.Tiêu biểu như:

- Đề tài cấp nhà nước 70 A.02.02 “Sử dụng nguồn lao động và giảiquyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần”, của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Hà Nội, 1994

- “Thị trường sức lao động thực trạng và giải pháp” của Phó Tiến sĩ

Nguyễn Quang Hiền, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1995

- Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển của Thạc

sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2002

Các tác giả cho vấn đề việc làm cho người lao động và thất nghiệp làmột trong những vấn đề toàn cầu, đề ra phương pháp tiếp cận tổng quát vềchính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thựctrạng vấn đề việc làm ở Việt Nam Nội dung của các công trình đã đề xuất hệthống các quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm và khuyến nghị, địnhhướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Việt Nam

- Đề tài “Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

Trang 10

(2009) do PGS.TS Trần Văn Chử làm chủ nhiệm đề tài Các cộng tác viên của

đề tài đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động vớigiải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Các tác giả cho rằng: việc nâng cao chất lượng nguồn lao động không chỉnhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển, mà còn góp phần giải quyết việc làm,giảm thất nghiệp Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ lao động và giải quyết việc làm ở nước ta

Cũng đã có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu viết về thực trạng laođộng, vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta như:

+ Nguyễn Sinh Cúc (2008), "Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra;Tạp chí Con số và Sự kiện, số 8 Tác gỉa đưa ra những vấn đề

đã được những thành quả của việc sử dụng chính sách phát triển các làng nghề truyền thống trong hệ thống các chính sách giải quyết việc làm của lao động nông thôn năm 2008, và những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.

+ Nguyễn Hữu Dũng (2011), “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí

Lao động và Xã hội, số 247 Tác giả đã đưa ra được những phương hướnggiải quyết thực trạng di cư tăng nhanh của người dân do chuyển đổi đất nôngnghiệp dẫn đến mất việc làm, thất nghiệp tăng

+ Bùi Văn Quán (2007), “Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và một

số giải pháp cho đến năm 2010 ”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số chuyên đề 3.

Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết vềvấn đề việc làm ở một số tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, KiênGiang với những cách tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có đề tài, công trìnhkhoa học nào phân tích, đánh giá vấn đề giải quyết việc làm ở nông thônhuyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam dưới dạng một luận văn khoa học kinh tế Đểthực hiện đề tài khoa học này, tác giả có lựa chọn và kế thừa một số kết quả

Trang 11

nghiên cứu đã công bố, kết hợp khảo sát thực tiễn ở nông thôn huyện KimBảng, tỉnh Hà Nam để phân tích, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tìnhhình thực tế của địa phương trên cơ sở những đường lối, quan điểm, chủ tr-ương phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và của huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam đề ra trong những năm tới.

3 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn; Nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nôngthôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả hoạt động này trên địa bàn huyện

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến giảiquyết việc làm của lao động nông thôn huyện Kim Bảng từ năm 2010-2013

- Phạm vi nghiên cứu: giải quyết việc làm nông thôn huyện Kim Bảngtỉnh Hà Nam giai đoạn 2010-2013 và đề xuất một số giải pháp cho nhữngnăm tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp sử dụng những tài liệu thứ cấp: thống kê, mô tả, so sánh,phân tích, tổng hợp

- Phương pháp khảo sát: điều tra lao động đang làm việc tại doanhnghiệp trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

6 Kết cấu của luận văn

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1 Việc làm cho lao động nông thôn

1.1.1 Lao động nông thôn

Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc chủ yếu của nông dân Đâycũng là nơi diễn ra nhiều loại việc làm trên tất cả các lĩnh vực của đời sốngkinh tế xã hội

* Khái niệm về lao động nông thôn:

Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo

ra sản phẩm của những người sống ở nông thôn Do đó, lao động nông thônbao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch

vụ nông thôn

* Đặc điểm cơ bản của lao động khu vực nông thôn

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có khác so với đặc điểm của cácngành khác, vì vậy lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác với laođộng của các ngành kinh tế khác, biểu hiện ở các mặt sau

+ Lao động ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động

Theo niên giám thống kế năm 2012, tính đến thời điểm 1/10/2012, cảnước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, bao gồm52,1 triệu người có việc làm Gần 70% lực lượng lao động thuộc khu vựcnông thôn Đặc điểm này cho thấy tiềm năng lao động ở nông thôn nước ta rất

to lớn và dồi dào Hàng năm chúng ta có một lực lượng trên 1 triệu lao độngtrẻ bước vào độ tuổi lao động đòi hỏi phải sắp xếp việc làm, trong đó đại đa

số ở nông thôn Đây là lực lượng lao động trẻ, khỏe có khả năng tiếp thu vànắm bắt kỹ thuật mới nhanh, sử dụng công nghệ mới, tiếp thu kiến thức kinhdoanh tốt nếu được bồi dưỡng và đào tạo một cách chu đáo Đồng thời điều

Trang 13

này cũng hứa hẹn một thị trường tiêu thụ rộng lớn ở nông thôn Tuy nhiên sốlao động ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh lại gây sức ép rất lớnđối với việc giải quyết việc làm, làm cho mâu thuẫn giữa khả năng tạo việclàm còn hạn chế với nhu cầu giải quyết việc làm quá lớn vốn đã căng thẳnglại càng căng thẳng hơn.

+ Lao động nông thôn mang tính thời vụ

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi chúng lànhững cơ thể sống Trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuấtkinh tế đan xen nhau Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khácnhau có điều kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng vàphát triển khác nhau Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thểxóa bỏ được trong quá trình sản xuất Chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảmtính thời vụ của sản xuất nông nghiệp Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụngcác yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao độngnông thôn một cách hợp lý

+ Lao động nông thôn chất lượng, hiệu quả thấp

Trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề của lao động nông thôn ởmức rất thấp Hầu hết là lao động giản đơn, thô sơ dựa vào kinh nghiệm làchính Lực lượng lao động chất xám không đáng kể, lại phân bố không đều,chưa gắn với sản xuất, với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Hàng năm, đa

số thanh niên nông thôn đến độ tuổi lao động bổ sung vào nguồn lao độngkhông qua các trường lớp đào tạo nghề Đây là yếu tố gây cản trở rất lớn đếnviệc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng năng suất lao động và sửdụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động nông thôn nước ta hiện nay Bêncạnh đó, nguồn lao động nông thôn của nước ta đông về số lượng nhưng chấtlượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất nướcđang hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi đất nước đã gia nhập tổ chức WTO

Trang 14

mà trong đó nông nghiệp được xem là một trong những thế mạnh Do đó, để

có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì Nhà nướccần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để có nguồn lao động đủ trình độ

để phát triển đất nước

Thực tế đã cho thấy sức khỏe của người lao động liên quan đến lượngcalo tối thiếu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày Nhìn chung người lao động ởnông thôn nước ta có thu nhập thấp, dẫn đến những nhu cầu thiết yếu hàngngày chưa được đáp ứng được đầy đủ Vì vậy, sức khỏe của lao động của cảnước nói chung và của nông thôn nói riêng là chưa tốt

+ Lực lượng lao động nông thôn đang giảm dần tỷ trọng

Lực lượng lao động nông thôn đang chuyển dịch theo hướng giảm dần

tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng lao động trong cácngành công nghiệp và dịch vụ Trên phạm vi cả nước từ 2005 đến năm 2010,

tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực I (nông, lâm, thuỷ sản) giảm từ57,10% năm 2005 xuống còn 51,5% năm 2010, bình quân giảm gần0,9%/năm Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực II (công nghiệp) tăng từ16,6% năm 2005 lên 19,2% năm 2010, bình quân tăng 0,43%/năm Tỷ trọnglao động làm việc trong khu vực III (dịch vụ) tăng từ 26,3% năm 2005 lên29,3% năm 2010, bình quân tăng 0,5%/năm

Trong quá trình CNH, HĐH mạnh mẽ như hiện nay thì sự chuyển dịchlao động trên càng diễn ra nhanh chóng Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vàosản xuất đã tạo ra nhiều ngành nghề sản xuất ở các địa phương kéo theo sựxuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ có khả năng thu hút đông đảo lực lượnglao động Mặt khác, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ làmcho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên Như vậy, nông nghiệpkhông những thực hiện tốt vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyênvật liệu cho thành thị và công nghiệp mà còn cho phép giải phóng một bộphận lao động chuyển dịch sang các nghề khác Do đó, quá trình giảm tỷ

Trang 15

trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động ở các ngành côngnghiệp và dịch vụ diễn ra đồng thời Đây là xu hướng vận động phù hợp với

xu thế chung của thế giới nhưng đồng thời cũng đặt ra yêu cầu phải thích ứngnhanh của lao động nông thôn

Ngoài ra, lực lượng lao động nông thôn phân bố không đồng đều giữacác ngành và các vùng Chủ yếu lực lượng lao động vẫn tập trung nhiều ở khuvực sản xuất nông nghiệp Do ảnh hưởng của nền nông nghiệp lúa nước,trồng trọt là chủ yếu nên phần lớn lực lượng lao động tập trung ở những nơi

có điều kiện tự nhiên thuận lợi Vùng đồng bằng nơi đất chật người đôngthường thiếu việc làm Trong khi đó, những vùng có điều kiện tự nhiên kémthuận lợi hơn như trung du, miền núi đất đai rộng lớn thì dân cư lại thưa thớt,thiếu lao động

Khối lượng việc làm của lao động nông thôn còn rất hạn chế Do bìnhquân đất nông nghiệptrên đầu người thấp, vì vậy thu nhập của lao động thấp

Tóm lại, lực lượng lao động nông thôn chiếm phần lớn lực lượng laođộng của cả nước Đây là nguồn lực to lớn đóng vai trò quan trọng trong sựnghiệp CNH, HĐH đất nước Tiềm năng về lao động ở nông thôn rất lớnnhưng chưa được khai thác và phát huy đầy đủ Do đó, để thúc đẩy nhanh sựphát triển kinh tế xã hội cần có biện pháp sử dụng và phát huy hiệu quả nguồnlực lao động ở nông thôn

1.1.2 Việc làm cho lao động nông thôn

1.1.2.1 Khái niệm và phân loại về việc làm cho lao động nông thôn

* Khái niệm việc làm Việc làm hay hoạt động lao động sản xuất luôn

gắn liền với con người và xã hội loài người Từ thủa khai thiên lập địa, conngười đã biết tìm kiếm ở thế giới xung quanh những sản phẩm phục vụ chonhu cầu bản thân Khi xã hội loài người phát triển, những hoạt động lao độngsản xuất được phân chia thành những ngành nghề khác nhau và người laođộng lựa chọn nơi phù hợp với khả năng lao động của mình Mỗi người thamgia lao động sản xuất một việc cụ thể để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân vàđóng góp cho xã hội

Trang 16

Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giải quyết việclàm là công việc quan trọng của tất cả các quốc gia Sự tồn tại và phát triểncủa mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính sách giải quyếtviệc làm Với tầm quan trọng như vậy, việc làm được nghiên cứu dưới nhiềugóc độ khác nhau như kinh tế, xã hội học, lịch sử Việc làm là vấn đề kinh tế

xã hội phức tạp Đây là công việc của mỗi cá nhân nhưng lại gắn liền với xãhội Có việc làm nghĩa là người lao động có thu nhập nuôi sống bản thân vàtạo ra một lượng của cải cho xã hội

Việc làm là vấn đề có ý nghĩa kinh tế, xã hội và chính trị quan trọngcủa mỗi quốc gia Vì đó là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự pháttriển bền vững Thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH cùng với xu thế hội nhập kinh

tế quốc tế đang tạo ra những cơ hội và thách thức đối với vấn đề việc làm.Chính vì vậy, nhận thức đúng đắn về việc làm có ý nghĩa quan trọng tạo cơ sở

lý luận để đưa ra những giải pháp tích cực giải quyết việc làm, phát huynguồn lực lao động của xã hội

Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp,người lao động Việt Nam được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận,trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốcdoanh, tập thể) Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các thànhphần kinh tế khác và cũng không thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp Ngàynay, quan điểm về việc làm đã được hiểu rộng hơn, đúng đắn và khoa học

hơn Theo Điều 3 Luật Việc làm năm 2013: "Việc làm là hoạt động lao động

tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm"

Từ các căn cứ trên,học viên đưa ra khái niệm “Việc làm là những hoạt động sản xuất trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội mang lại thu nhập cho người lao động mà không bị luật pháp ngăn cấm” Theo đó,

việc làm là các hoạt động 1) Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương

Trang 17

hoặc hiện vật cho công việc đó 2) Làm những công việc tự làm mang lại lợiích cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả nhữngcông việc không được trả công bằng hiện vật.

Một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện i) hoạtđộng đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và các thành viêntrong gia đình ii) người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó không

bị pháp luật cấm Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm Hai điều kiện trên

có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạt động đượcthừa nhận là việc làm, góp phần mở rộng quan niệm về việc làm, khi đa số laođộng đương thời chỉ muốn chen chân vào trong các doanh nghiệp, cơ quannhà nước

Quan niệm về việc làm như vậy phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ởViệt Nam Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngườilao động có thể làm bất cứ việc gì, ở bất cứ đâu, miễn là không vi phạm luậtpháp để mang lại thu nhập và thu nhập cao hơn Quan niệm trên đã mở rahướng giải quyết việc làm, tạo ra một thị trường phong phú và đa dạng, thuhút nhiều người lao động, thực hiện mục tiêu giải phóng triệt để sức lao động

và tiềm năng toàn xã hội

* Phân loại việc làm của người lao động ở nông thôn:

Là toàn bộ những hoạt động lao động từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụđến quản lý kinh tế xã hội… mang lại thu nhập và không bị luật pháp cấm.Việc làm bao giờ cũng gắn liền với điều kiện sinh sống và làm việc của ngườidân Do đó, người lao động ở nông thôn thường làm trong những ngành khaithác các điều kiện tự nhiên sẵn có: Nông, lâm, ngư nghiệp và những ngànhsản xuất có liên quan Người ở vùng duyên hải thì sống bằng nghề biển…

Trang 18

Việc làm ở nông thôn khá phong phú đa dạng với hàng trăm ngànhnghề khác nhau Do đó, để tiện theo dõi người ta thường phân chia việc làm ởnông thôn thành việc làm thuần nông và phi nông nghiệp.

Việc làm thuần nông là những việc làm trong lĩnh vực trồng trọt và

chăn nuôi Trải qua nhiều năm phát triển thì đây vẫn là hai ngành sản xuấtchính của nông nghiệp nước ta Trong đó, trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao 73%,chăn nuôi chiếm 27% Trong trồng trọt thì cây lương thực vẫn chiếm ưu thếvới 78,2% cơ cấu cây trồng, cây rau màu và cây công nghiệp chỉ chiếm21,8% Ở nông thôn chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn dư thừa chăn nuôi nhỏ

lẻ nên ngành này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Sản xuất mang tính chất mùa vụ, lặp đi lặp lại nên người lao động làmtheo kinh nghiệm, ít quan tâm đến việc cải tiến, sáng tạo… làm cho năng suất

và hiệu quả công việc không có sự tăng trưởng đột biến Quá trình đó cứ diễn

ra hàng ngàn năm làm cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn trở nênchậm chạp Bởi vậy, tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa

bỏ được trong quá trình sản xuất Chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tínhthời vụ của sản xuất nông nghiệp Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng cácyếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao độngnông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng Do sản xuất mang tínhmùa vụ nên ở nông thôn sẽ thiếu việc làm trong lúc nông nhàn Trong khi đó,quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ dẫn đến một diện tích không nhỏ đấtnông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng làm cho người nông dân bị mất

tư liệu sản xuất cùng với trình độ học vấn, tay nghề và khả năng thích ứngthấp họ sẽ khó khăn khi tìm kiếm việc làm Như vậy, trong quá trình CNH,HĐH thì người lao động làm việc thuần nông đứng trước nguy cơ thất nghiệpcao nhất

Trang 19

Việc làm phi nông nghiệp là lĩnh vực rộng lớn và đang phát triển mạnh

mẽ ở nông thôn Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước cùng với những tác động từ bên ngoài làm cho cácloại ngành nghề ở nông thôn phát triển phong phú, đa dạng Ở nông thôn đãxuất hiện rất nhiều loại công việc ngoài nông nghiệp: Các làng nghề truyềnthống sản xuất đồ gỗ, gốm sứ, thêu ren, thủ công mỹ nghệ; Các ngành chếbiến và dịch vụ sau thu hoạch nông, lâm, thuỷ sản: Chế biến gạo, cà phê, hạtđiều, hoa quả tươi, gỗ, thuỷ sản…; Hoạt động gia công cơ khí, sửa chữa đồgia dụng, nông cụ, máy móc nông nghiệp… Nhiều loại hình dịch vụ đời sốngtrước đây chỉ có ở thành thị nay đã xuất hiện khá phổ biến ở nông thôn: Dịch

vụ làm đẹp, vui chơi giải trí, vệ sinh nông thôn, cung cấp nước sạch… Nhiềuviệc làm trước đây bị xã hội coi rẻ nay đã được thừa nhận: giúp việc gia đình,chạy chợ… Tất cả đã tạo ra một bức tranh muôn màu, muôn vẻ về thị trườngviệc làm cho người lao động ở nông thôn Tuy nhiên, việc phát triển của việclàm phi nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về tay nghề, trình độquản lý của người lao động, nguồn vốn hạn hẹp, trang thiết bị kỹ thuật nghèonàn, lạc hậu lại khó tiếp cận với công nghệ mới Người dân có việc làm phinông nghiệp vẫn chưa mạnh dạn bứt hẳn khỏi đồng ruộng để tập trung vàophát triển nghề

Tuy còn nhiều khó khăn trong phát triển ngành nghề ở nông thônnhưng so với việc làm thuần nông thì việc làm phi nông nghiệp đang chiếm

ưu thế và trong xu hướng phát triển mạnh Nguyên nhân là do việc làm phinông nghiệp không bị giới hạn nhiều về tự nhiên lại đang có nhiều điều kiệnthuận lợi để phát triển nhất là trong quá trình CNH, HĐH đất nước

Trang 20

1.1.2.2 Thiếu việc làm và thất nghiệp của lao động nông thôn

- Thiếu việc làm Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) người thiếu

việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức quyđịnh chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu cầu thêm việc làm Theo một

số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì “Người thiếu việc làm lànhững người đang làm việc có mức thu nhập dưới mức lương tối thiểu và họ

có nhu cầu làm thêm” hoặc “Thiếu việc làm còn được gọi là bán thất nghiệphoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người lao động có việc làm ít hơn mức

mà mình mong muốn” Như vậy, người thiếu việc làm là người lao động đang

có việc làm nhưng họ làm việc không hết thời gian theo pháp luật quy địnhhoặc làm những công việc mà tiền lương thấp không đáp ứng đủ nhu cầu củacuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ sung thu nhập

ILO cũng khuyến nghị các nước dùng khái niệm người thiếu việc làmhữu hình (dạng nhìn thấy được) và dạng người thiếu việc làm vô hình (khóxác định) Thiếu việc làm hữu hình: Là khái niệm để chỉ hiện tượng người laođộng làm việc có thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm đang tìmkiếm thêm việc làm và sẵn sàng để làm việc Tình trạng việc làm hữu hìnhđược biểu thị bởi hàm số sử dụng thời gian lao động như sau:

K = Số giờ làm việc thực tế x 100%

Số giờ quy định(Tính theo ngày, tháng, năm)

Thiếu việc làm vô hình là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gianthậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp Nguyênnhân của tình trạng này là do tay nghề hoặc kỹ năng của người lao động thấpkhông sử dụng hết khả năng hiện có hoặc do điều kiện lao động tồi, tổ chứclao động kém Thước đo khái niệm thiếu việc làm vô hình là mức thu nhậpthấp hơn mức lương tối thiểu

Trang 21

Nguyên nhân thiếu việc làm 1) Do nền kinh tế chậm phát triển, diệntích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và giảm dần do đô thị hoá 2)

Do lực lượng lao động tăng quá nhanh, trong khi đó số chỗ làm việc mới tạo

ra quá ít, do trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của người lao động cònthấp kém 3) Do tính chất thời vụ, thời tiết khí hậu, do chính sách đầu tư chưahợp lý, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được v.v

Thất nghiệp Thất nghiệp luôn là mối quan tâm chung của toàn xã hội.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cố gắng xây dựng chính sách kinh tế vĩ

mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, cải thiện việc làm và giảm

tỷ lệ thất nghiệp Thất nghiệp cũng là mối lo của người lao động vì nó ảnhhưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của họ

Thất nghiệp là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tách rời sức lao độngvới tư liệu sản xuất Trong đó, con người có khả năng lao động nhưng chưa

có việc làm nên không có thu nhập Điều này đặt người lao động và gia đình

họ trước nguy cơ mất nguồn nuôi dưỡng chủ yếu ILO coi thất nghiệp là tìnhtrạng một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thểtìm được việc làm ở mức lương thịnh hành Cũng có quan điểm cho rằng:Thất nghiệp là hiện tượng có những người mất thu nhập do không có khảnăng tìm được việc làm khi vẫn còn trong độ tuổi lao động, có khả năng laođộng, muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan môi giới nhưng chưa được giải

quyết Có thể coi thất nghiệp là người: Có khả năng lao động, mong muốn tìm việc làm nhưng chưa có việc làm.

Các đặc trưng của người thất nghiệp 1) Có khả năng lao động 2) Hiệnđang không có việc làm (tuỳ theo quy định của từng quốc gia về độ dài thờigian nghỉ việc của lao động đó) 3) Đang tích cực tìm kiếm việc làm

Các loại thất nghiệp 1) Xét về nguồn gốc thất nghiệp có thể chiathành:i) Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất định

Trang 22

số lao động ở trong tình trạng không có việc làm ii) Thất nghiệp tạm thời: Làloại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của ngành lao độnggiữa các vùng, giữa các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau củacuộc sống iii) Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mấtcân đối giữa cầu - cung lao động trong một ngành hoặc một vùng nào đó iiii)Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sảnlượng của nền kinh tế Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh, tổnggiá trị sản xuất giảm dần, hầu hết các nhà sản xuất giảm sản lượng cầu đối vớicác đầu vào, trong đó có lao động Đối với loại thất nghiệp này, những chínhsách nhằm khuyến khích tăng cầu thường mang lại kết quả tích cực 2) Xét vềtính chủ động của người lao động, thất nghiệp có thể chia thành i) Thấtnghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người laođộng không muốn làm việc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh con) thấtnghiệp loại này thường gắn với thất nghiệp tạm thời ii) Thất nghiệp không tựnguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấpnhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu

về lao động 3) Ngoài thất nghiệp hữu hình (thất nghiệp tự nguyện và không

tự nguyện) còn tồn tại thất nghiệp trá hình- xuất hiện khi người lao động được

sử dụng ở dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng làmviệc Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của một ngành nào đóthấp Thất nghiệp loại này thường gắn với việc sử dụng không hết thời gianlao động 3) Xét theo hình thức thất nghiệp có thể chia thành i) Thất nghiệptheo giới tính: Là loại thất nghiệp của lao động nam (hoặc nữ) ii) Thất nghiệpchia theo lứa tuổi: Là loại thất nghiệp của một lứa tuổi nào đó trong tổng sốlực lượng lao động iii) Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: Là hiện tượngthất nghiệp xảy ra thuộc vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miềnnúi…) iiii) Thất nghiệp chia theo ngành nghề: Là loại thất nghiệp xảy ra ởmột ngành nghề nào đó

Trang 23

1.1.2.3 Một số học thuyết kinh tế về việc làm

Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam về lao động, việc làm, việclàm ở nông thôn Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) xác định “Nhànước cố gắng tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tìmviệc làm” Đây là khâu đột phá có tính cách mạng trong lĩnh vực việc làm ởnước ta: Nhà nước không bao cấp toàn bộ về việc làm mà bước đầu có sự kếthợp với người lao động, gia đình và xã hội Đến Đại hội lần thứ VII, lần đầutiên Đảng ta đã đưa ra phương hướng cơ bản và toàn diện về giải quyết việclàm phù hợp với giai đoạn đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường “Coi trọng

cả phát triển sản xuất và dịch vụ Kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ với phân

bố lại lao động theo vùng, lãnh thổ, xây dựng các khu kinh tế mới, hình thànhcác cụm kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ nhỏ ở nông thôn, ở các thị trấn, thị tứ,đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động, đa dạng hoá việc làm có thu nhập đểthu hút người lao động Đại hội lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) khẳng định

“Nhà nước đầu tư tạo thêm chỗ làm việc và tạo điều kiện cho người lao động

tự mình hoặc giúp đỡ người khác tạo việc làm” Đại hội lần thứ IX của Đảngkhẳng định:“Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản của mỗi quốcgia Bằng nhiều biện pháp hằng năm tạo ra nhiều việc làm mới, tận dụng sốngày công lao động chưa được sử dụng đến nhất là trên địa bàn nông nghiệp,nông thôn” Đại hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh “Ưu tiên dành vốn đầu tưcủa Nhà nước và huy động vốn của toàn xã hội để giải quyết việc làm, giảm

tỷ lệ thất nghiệp Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triểnnhanh các loại hình doanh nghiệp để thu hút lao động Chú trọng đào tạonghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyểnđổi do quá trình CNH, HĐH Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ đờisống của người lao động ở những khu công nghiệp Tiếp tục thực hiệnchương trình xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào

Trang 24

tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động”.Đại hội lần thứ XI của Đảng coi “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thunhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhândân Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm

an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ chonhân dân” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước

Từ khi xã hội loài người xuất hiện, lao động sản xuất là hoạt động đầutiên và cơ bản nhất của con người Vì hoạt động này đảm bảo cho con ngườitồn tại sau đó mới có thể thực hiện được các hoạt động văn hoá, nghệ thuật,chính trị, xã hội… Do đó, hoạt động lao động sản xuất thu hút sự quan tâmnghiên cứu của nhiều nhà kinh tế và dần hình thành hệ thống quan điểm

Ngay từ thời kỳ cổ Hy Lạp, những người nô lệ đã là bộ phận cơ bảncủa lực lượng sản xuất Tuy vậy, họ chỉ được coi là công cụ biết nói Trongthời kỳ này, thái độ coi khinh lao động chân tay và đề cao lao động quản lýđược Xenopone (430 - 354 TCN) đề cập đến trong học thuyết của mình ĐếnPlaton (427 - 347 TCN) đã bước đầu có tư tưởng về phân công lao động

Đến thời tây Âu cận đại, Wiliam Petty (1623 - 1687) thì cho rằng laođộng sản xuất là nguồn gốc sáng tạo ra của cải vật chất và tiền tệ AdamSmith (1723 - 1790) nhận thức rõ vai trò của lợi ích kinh tế là động lực thúcđẩy xã hội phát triển Ông đặc biệt đề cao vai trò của lao động và coi đây lànhân tố quan trọng để tạo ra của cải của các nước Như vậy, đến giai đoạnnày những nhà kinh tế học đã nhận thức rõ vai trò của lao động và có quanđiểm khá đầy đủ về các yếu tố liên quan đến lao động, việc làm

Thời tây Âu hiện đại, Keynes (1883 - 1946) xuất phát từ thực tế: việclàm tăng kéo theo thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm tăng Song tiêu dùng tăngchậm mà tiết kiệm lại tăng nhanh dẫn đến tiêu dùng giảm Tiêu dùng giảmdẫn đến cầu có hiệu quả, quy mô sản xuất, việc làm, thu nhập đều giảm

Trang 25

Muốn khắc phục điều này, phải có sự can thiệp của Nhà nước thông qua việcduy trì cầu đầu tư Mức độ cân bằng việc làm sẽ phụ thuộc vào khối lượngđầu tư hiện tại Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thunhập với số dành cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó Keynes cho rằng ởnhững người có thu nhập thấp, thu nhập bao nhiêu, tiêu dùng bấy nhiêu Khichuyển sang mức thu nhập cao, con người sẽ dành ra một phần cho tiết kiệm.

Số nhân là hệ số phản ánh mỗi một sự gia tăng của đầu tư sẽ khuếch đại thunhập lên bao nhiêu lần Tăng đầu tư sẽ dẫn tới cầu bổ sung công nhân, quỹlương, tiêu dùng, giá cả, việc làm, thu nhập, đầu tư đều tăng Theo Keynes,nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do sự giảm sút của cầu có hiệu quả, thuhẹp quy mô sản xuất, giảm việc làm và dẫn đến thất nghiệp Giải pháp đưa ra

là tập trung vào kích cầu: đầu tư và tiêu dùng Kích cầu sẽ mở rộng quy môsản xuất, tăng việc làm, chống thất nghiệp Ông đề cao vai trò can thiệp củaNhà nước để đảm bảo sự cân bằng của nền kinh tế không thể dựa vào cơ chếthị trường tự phát Nhà nước phải có những biện pháp để duy trì cầu đầu tư,thông qua những hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, các đơn đặthàng, hệ thống thu mua của nhà nước Mục đích để tạo ra sự ổn định về môitrường kinh doanh, thị trường, lợi nhuận cho các công ty Hạn chế lớn nhấtcủa Keynes là xem nhẹ, bỏ qua vai trò của cơ chế thị trường và tự do kinh tế.Ông quá say sưa với vai trò điều chỉnh can thiệp thậm chí thổi phồng vai tròcủa Nhà nước

P.A.Samuelson lại rất đề cao vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế Theoông, kinh tế thị trường không có sự điều tiết của Nhà nước thì chẳng khác nàomuốn vỗ tay bằng một bàn tay Lạm phát và suy thoái là căn bệnh khó tránhkhỏi của một nền kinh tế thiếu vắng sự điều tiết của Nhà nước Để khắc phụcnhững thăng trầm của chu kỳ kinh doanh Nhà nước phải thực hiện chính sáchđiều tiết kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân

Trang 26

hàng, lãi suất để can thiệp vào nền kinh tế nhằm tạo thêm việc làm và ổn địnhnền kinh tế Ông còn đưa ra lý thuyết về thất nghiệp Đây là một trong nhữngvấn đề trung tâm của xã hội hiện đại Thất nghiệp ở mức cao gây ra lãng phítài nguyên, thu nhập của người lao động bị giảm sút Ông đưa ra khái niệm,phân loại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Đặc biệt, ông đưa ra những biện phápgiảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Nhà nước sử dụng đồng bộ các chính sáchnhư cải thiện thị trường dịch vụ lao động; Tạo điều kiện cho người lao độnghiểu biết và tự tìm kiếm việc làm; Chú trọng đào tạo bồi dưỡng tay nghề chongười lao động để đáp ứng được lao động cung cấp cho sự thay đổi cơ cấu và

để điều kiện tìm việc làm dễ dàng hơn; Khi người lao động có đủ điều kiện vềtrình độ tay nghề, sẵn sàng làm việc thì vấn đề còn lại là ở phía Nhà nước.Nhà nước phải có những chính sách để tạo việc làm

Như vậy, vấn đề việc làm, giải quyết việc làm luôn thu hút sự quan tâmnghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học từ trước đến nay Cùng với sự phát triểncủa sản xuất, quan điểm về việc làm có nhiều phát hiện mới và phù hợp hơnvới thực tiễn lịch sử Những nước đang phát triển như nước ta có thể học tập

và áp dụng những lý thuyết này vào thực tiễn

1.2 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

1.2.1 Khái niệm giải quyết việc làm

Tạo được việc làm cho người lao động hoặc tạo nhiều việc làm luôngắn với quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát huy sức mạnh tiềm năng củacon người, phát huy trí tuệ người lao động để tạo ra nhiều của cải cho xã hội.Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ “Giải quyết việc làm làyếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh

tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bứcxúc của nhân dân” [7], [12]quyết việc làm cho người lao động là cần thiết,không những mang tầm quốc gia mà vượt ra bên ngoài khu vực và thế giới

Trang 27

Tuỳ thuộc vào các cách thức tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau màngười ta đưa ra khái niệm về giải quyết việc làm Trong luận văn này, họcviên đưa ra khái niệm.

Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước

Với khái niệm trên, việc giải quyết việc làm không chỉ có nhiệm vụchức năng của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quandoanh nghiệp và ngay bản thân người lao động Hiện nay, các chính sách củaNhà nước luôn quan tâm chú trọng đến tạo công ăn việc làm cho người laođộng thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách

hỗ trợ tới tận hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc Chính vì vậy, chínhsách nhà nước là một trong những tác động quan trọng rất mạnh đến việc làmcủa người lao động như khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuấtnhư giảm thuế tiền sử dụng đất, thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ sở

hạ tầng điện đường, trường trạm nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất Chính sách chính sách nhà nước tác động toàn diện đến vấn đề giải quyết việclàm Bên cạnh đó, các chương trình, chiến lược phát triển, các hoạt động cụthể của các doanh nghiệp tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho ngườilao động như đào tạo nguồn lao động, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động phùhợp năng lực và yêu cầu

Trong khái niệm trên, giải quyết việc làm còn có một ý nghĩa là tạothêm được công ăn việc làm mới cho người lao động Ở đây là tạo thêm công

ăn việc làm mới cho người lao động mang tính chất là người lao động đangkhông có việc làm nay có việc làm chứ không phải là người lao động đang đilàm có thêm được việc làm khác nữa Với khái niệm như vậy, theo cách hiểu

Trang 28

trên thì giải quyết việc làm là tạo thêm việc làm mới từ các cơ chế chính sáchcủa Nhà nước cũng như việc tuyển dụng thêm lao động của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, hình thành môi trường cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động

và tư liệu sản xuất Ở đó thông qua cơ chế chính sách khuyến khích thu hútcủa Nhà nước, thông qua sự hoạt động đầu tư của nhà sản xuất nhằm tạo thêmnơi làm việc mà người lao động có thể vận dụng sức lao động của mình màsản xuất của cải cho xã hội

1.2.2 Vai trò của giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội Bởi vì, con người vừa là mục tiêu, độnglực của sự phát triển kinh tế vừa là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế - xã hội

Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, làyếu tố khách quan của người lao động Con người tồn tại phải được tiêu dùngmột lượng tư liệu sinh hoạt nhất định như: Thức ăn, đồ mặc, nhà ở, học tập,phương tiện đi lại Để có những thứ đó con người phải sản xuất và tái sảnxuất với quy mô ngày càng mở rộng Như vậy, để tồn tại và phát triển conngười bằng sức lao động của mình, là yếu tố của quá trình sản xuất, là lựclượng sản xuất cơ bản nhất tạo ra giá trị hàng hoá dịch vụ

Giải quyết việc làm tốt cho lao động nông thôn tạo ra tinh thần tích cựclàm việc cho người lao động, đồng thời mang lại thu nhập ổn định cho họ,làm cho họ không nghĩ đến việc di chuyển lên các đô thị hoặc các vùng khác.Hiện nay, các hộ gia đình có việc làm phi nông nghiệp thu nhập cao gấp 4 lần

so với hộ làm thuần nông Do đó, việc làm phi nông nghiệp giúp tăng tỷ lệ hộgiàu, tăng tích lũy, thuận lợi cho việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, cảithiện đời sống cho nhân dân Bên cạnh đó việc làm phi nông nghiệp có vai trò

to lớn trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộng theo hướng hiện đại: Tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch

vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp

Trang 29

Làm giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rỗi đồng thời từng bướcnâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động Giảm bớt sức ép đối vớikhu vực thành thị Vì bà con nông dân trong giai đoạn nông nhàn thường kéonhau ra thành phố tìm việc gây ra nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế, chính trị

và xã hội cho khu vực thành thị Đây là vấn đề nhức nhối của hầu hết cácquốc gia có nền nông nghiệp chưa phát triển Việc làm ở nông nghiệp giúpthực hiện chủ trương “Ly nông nhưng không ly hương” của Đảng và Nhànước ta

Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn góp phần tích cựcthực hiện chủ trương giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, miềnnúi và đồng bằng của Đảng và Nhà nước ta; Khai thác hiệu quả các nguồn lực đẩynhanh quá trình CNH, HĐH đưa đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Có nhiều nhân tố tác động đến vấn đề việc làm của người lao độngnông thôn Những nhân tố chủ yếu có thể kể đến như:

- Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái của nông thôn Việt Nam.

Như đã biết vị trí địa lý của nước ta trải dài 15 vĩ độ Diện tích phần lớn là đồinúi và cao nguyên( chiếm 3/4 diện tích cả nước), vị trí địa hình chia cắt phứctạp, điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau Nếu như ở miền Bắc nắng nóngmưa nhiều thì miền Nam khí hậu lại ôn hoà còn miền Trung thì nắng nóngkhô hạn hơn Mặt khác, trong những năm gần đây hạn hán lũ lụt thường xảy

ra Do đó, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi, sẽ có nhiều dự

án, nhiều chương trình kinh tế - xã hội đầu tư và như vậy nơi đây sẽ có điềukiện hơn trong giải quyết việc làm cho người lao động Ngược lại, không thể

có sự thuận lợi trong giải quyết việc làm tại chỗ đối với người lao động sống

ở những nơi điều kiện tự nhiên bất lợi (sa mạc, vùng băng giá, vùng núi cao,hải đảo ) Vấn đề đặt ra là phải bảo đảm cho môi trường nhân tạo hoà hợp

Trang 30

với môi trường thiên nhiên, coi đây là một mục tiêu chính quan trọng tronggiải quyết việc làm Đồng thời, phải có giải pháp khắc phục tác động với thiêntai, sự biến động khí hậu bất lợi và hậu quả chiến tranh còn lại đối với môitrường sinh thái nước ta

- Dân số, lực lượng lao động nông thôn Việt Nam : Dân số, lao động,

việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xãhội của đất nước Tăng trưởng dân số với tốc độ và quy mô hợp lý là nguồncung cấp nguồn nhân lực vô giá Tuy nhiên, nếu dân số phát triển quá nhanh,quy mô phát triển lớn vượt khả năng đáp ứng và yêu cầu của xã hội, thì tăngtrưởng dân số không phải là yếu tố tích cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh

tế Mức sinh, mức chết, cơ cấu giới, tuổi của dân số đều ảnh hưởng đến quy

mô của lực lượng lao động Nếu mức sinh cao dẫn đến gia tăng nhanh chóng

số lượng người trong độ tuổi lao động tương lai Ngoài ra, vấn đề di dân vàcác dòng di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra đô thị gây ra các áp lựckinh tế - xã hội và chính trị còn nguy hiểm hơn so với tỷ lệ gia tăng dân sốnhanh chóng Quá trình đô thị hoá gây ra hậu quả trực tiếp đến vấn đề việclàm, để có thể thu hút hết số lao động này, cần phải nhanh chóng tạo ra một

số lượng lớn chỗ làm việc

- Giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ cho nông dân Việt Nam.

Giáo dục - đào tạo giúp cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàngđáp ứng mọi yêu cầu của công việc Người lao động qua quá trình đào tạo sẽ

có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp Giáodục và đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo việc thựchiện những mục tiêu kinh tế - xã hội Giáo dục và đào tạo nhằm vào địnhhướng phát triển, trước hết cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động mới

đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả để đảm bảo việcthực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trang 31

Năm 1992, UNESCO khẳng định “Không có một sự tiến bộ và thànhđạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành tựu trong lĩnh vực giáo dục đàotạo Một quốc gia không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục cóhiệu quả thì số phận của quốc gia đó coi như đã an bài và điều đó còn tồi tệhơn cả sự phá sản”.

- Về Khoa học - công nghệ Khoa học công nghệ là nhân tố tham gia

đắc lực vào quá trình biến đổi lực lượng sản xuất Ngày nay, khoa học côngnghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Khoa học công nghệ có mốiquan hệ mật thiết với trình độ của người lao động Nó đòi hỏi người lao độngphải thích ứng và luôn đứng ở vị trí nắm bắt khoa học, điều khiển công nghệ

Ở các nước đang phát triển như nước ta hiện nay vẫn tồn tại tình trạng kháphổ biến là người lao động không đủ trình độ và gạt ra khỏi những dâychuyền công nghệ hiện đại Do đó, việc đào tạo nâng cao trình độ cho ngườilao động và lựa chọn công nghệ phù hợp luôn là bài toán khó làm đau đầunhững nhà kinh tế khi đi tìm lời giải

Trong nền kinh tế phát triển, người lao động muốn thích ứng với cáccông việc xã hội yêu cầu Trước hết, họ phải là những người được trang bịnhất định về khoa học - công nghệ Tuy nhiên, trong thực tế ở những nướcsản xuất kém phát triển thường có mâu thuẫn: Nếu công nghệ sản xuất tiêntiến với các dây chuyền sản xuất tự động hoá, chuyên môn hoá cao thì trình

độ người lao động chưa bắt kịp dễ dẫn đến tình trạng một bộ phận người laođộng bị gạt ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh Vì thế, bên cạnh công việc đàotạo nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động, vấn đề lựa chọn áp dụngmức độ công nghệ nào trong dây chuyền kinh doanh phải tính toán thận trọng

- Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam Trong nhiều năm qua,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, xác định

là hướng đi tất yếu để phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc

Trang 32

hậu, chậm phát triển; đồng thời, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách,giải pháp đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế nói chung và ở các đô thị nói riêng Tuy nhiên, quá trìnhthay đổi này diễn ra chậm chạp Nhu cầu việc làm phi nông nghiệp trở nênbức xúc đối với lao động nông thôn vì đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp

do quá trình đô thị hoá Trong khi phát triển ngành nghề phi nông nghiệp cònnhiều bất cập Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người nông dân lâu nay vẫnsống bằng nghề truyền thống quá thấp so với nhu cầu của thị trường lao động

Do đó, muốn rút lao động nông nghiệp sang những ngành nghề mới phảichuẩn bị nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và kỹnăng phù hợp

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam và ảnh hưởng tới nông thôn.

Chính sách kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trườngthuận lợi để người lao động có khả năng tìm và tự tạo việc làm trong cơ chếthị trường Có rất nhiều chính sách hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh có quan

hệ gắn bó với nhau tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cung cầu lao động

Nhóm chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức vàvùng có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường: Chínhsách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chính sách phát triển các khuvực phi kết cấu; Chính sách di dân và phát triển các vùng kinh tế mới; Chínhsách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Chính sách khôiphục và tạo điều kiện phát triển các làng nghề…Nhóm chính sách hướng ưutiên vào đối tượng người có công với cách mạng hoặc yếu thế trong vấn đềtìm việc làm: thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người tàn tật, các đốitượng xã hội…Nhóm chính sách về việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hộinhưng biện pháp giải quyết không những mang nội dung kinh tế mà còn đềcập đến những vấn đề thuộc về tổ chức kinh doanh như tạo ra môi trường vàhành lang pháp lý phù hợp, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, xây dựng kếtcấu hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng quy mô vốn…

Trang 33

- Quá trình CNH, HĐH của Việt Nam và ảnh hưởng tới nông thôn Khi

nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu thì lao động trong nông nghiệp thường chiếmtuyệt đại đa số Nhưng dưới tác động của quá trình CNH, HĐH sẽ xuất hiện

sự tách rời lần lượt các ngành công nghiệp ra khỏi nông nghiệp Do ứng dụngnhững thành tựu công nghệ hiện đại, sử dụng máy móc trong sản xuất làmcho năng suất lao động trong nông nghiệp không ngừng tăng lên và cho phépmột bộ phận lao động chuyển sang làm các ngành nghề khác Đối với bộ phậndân cư cần thiết để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, bộ phận này càng ít đi baonhiêu thì bộ phận dôi ra để dùng cho các việc khác càng nhiều bấy nhiêu

CNH, HĐH còn làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới ở khu vực nôngthôn nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới như: chế biếnbảo quản sản phẩm, chế biến thủy sản, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủysản… nhờ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ có khả năng thu hút laođộng rất lớn Tuy nhiên, CNH, HĐH đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về sốlượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu

- Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế của Việt Nam và ảnh hưởng tới nông thôn Số lượng việc làm ở khu vực này có thể tăng lên nhưng lại giảm đi ở

khu vực khác, một số loại việc làm sẽ mất đi nhưng một số loại việc làm mớixuất hiện Những biến đổi về quy mô và cơ cấu việc làm, sẽ gây không ít khókhăn và những chi phí lớn của cá nhân, gia đình và toàn xã hội Do mất việclàm người lao động phải tìm chỗ làm việc mới, phải học tập những kiến thức

và kỹ năng mới, phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác để tìm việc làm, phảithích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi Điều đó, đã gây gánh nặng

về đào tạo lại, trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp do chính phủ phải gánh chịu.Trong điều kiện thế giới ngày nay, để khai thác và sử dụng tốt các yếu tố bênngoài, đồng thời phải phát huy tối đa nội lực, kết hợp nội lực với ngoại lựcthành sức mạnh tổng hợp trong giải quyết việc làm một cách năng động, hiệuquả, bền vững, tránh được những rủi ro

Trang 34

1.2.4 Nội dung của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn yếu tố chính sách

là vô cùng quan trọng và có tính quyết định Mỗi chính sách cụ thể, thích hợpmang tính thực tiễn và kịp thời sẽ đưa ra định hướng đúng đắn, tạo ra độnglực thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển ở cả bề rộng lẫn bề sâu, cả trước mắt

và lâu dài Trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn,chính sách là một yếu tố quan trọng hành đầu, có tính xuyên suốt và rất quyếtđịnh cho sự thành công Song yếu tố chính sách lại cần rất cụ thể, rất thiếtthực, phải đồng bộ và phải kịp thời Để hỗ trợ giải quyết nhiều việc làm laođộng nông thôn, chúng ta cần phải có cả một hệ thống chính sách được thựchiện đồng bộ

1.2.4.1 Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

- Hoạt động hướng nghiệp:

+ Khai sáng nghề nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nghềnghiệp trên cơ sở đó hình thành cho người học thái độ tích cực và hứng thúđối với các dạng hoạt động nghề nghiệp, tạo dựng ý thức chủ động trong lựachọn nghề

+ Thông tin về nghề, hướng dẫn cách tiếp cận nghề

+ Tư vấn nghề cho lao động để lựa chọn được nghề phù hợp với điềukiện tâm sinh lý, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế và xu hướngphát triển của xã hội

- Hoạt động đào tạo nghề:

+ Đào tạo nghề nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong

lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt độngnghề nghiệp Ngoài ra, Đào tạo còn nhằm thay đổi hành vi và thái độ làmviệc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn và hiệu quảcủa công việc chuyên môn

Trang 35

+ Các loại hình đào tạo: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo từ xa, đào tạo

mở rộng, đào tạo lại

- Hoạt động giới thiệu việc làm :

+ Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, baogồm: nhu cầu tuyển lao động, tiêu chuẩn lao động, nhu cầu cần việc làm, tiềnlương, tiền công trên địa bàn huyện và cả nước cho người lao động

+ Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệlao động

+ Thực hiện tư vấn quan hệ lao động, tuyên truyền phổ biến pháp luậtlao động, tư vấn pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động

+ Tổ chức, tham gia các cuội giao lưu, hội thảo hội nghị, hội chợ việc làm

1.2.4.2 Các chính sách phát triển sản suất và thu hút lao động nông thôn ở cấp huyện

- Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường áp dụng cácthành tựu khoa học – kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất lao động,phát triển việc làm

+ Tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để tạo môitrường phát triển việc làm

+ Đầu tư phát triển nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản…

- ương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ

+ Phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu công nghệcao, khu kinh tế mở… thu hút lao động làm việc trong khu vực này

+ Tạo việc làm thông qua việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ: Doanh

nghiệp nhỏ thông thường là doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ (50 laođộng trở xuống), hoạt động linh hoạt, dễ thích ứng với biến động của thịtrường, phù hợp với khả năng huy động vốn lực chọn công nghệ và trình độ

Trang 36

quản lý Quy mô lao động của loại hình doanh nghiệp này nhỏ, nhưng bù lại

số lượng doanh nghiệp nhiều nên khả năng tạo được nhiều việc làm Để pháttriển doanh nghiệp nhỏ tạo nhiều việc làm thông qua hình thức này nhà nướccần tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho nhân dân tin tưởng đầu

tư vào sản xuất kinh doanh và thu hút lao động Ban hành đồng bộ các chínhsách khuyến khích và trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ như: chính sách miễn, giảmthuế trong thời gian đầu; cho vay vốn ưu đãi khi có phương án mở rộng sản xuấtthu hút thêm lao động; hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ…

+ Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hóa các ngành

có lợi thế cạnh tranh, phát triển các ngành dịch vụ thu hút nhiều lao động như:văn hóa, thể thao, du lịch, ngân hàng…

- Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm

Các chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm hướng vào các hộ gia đình

là một hướng mở tạo việc làm có tính xã hội rộng rãi Một số hệ thống tíndụng có vai trò quan trọng với tạo việc làm đó là:

+ Tín dụng nông thôn (Ngân hàng nông nghiệp, tín dụng các chương tìnhtrồng rừng…)

+ Tín dụng từ chương trình xóa đói giảm nghèo

+ Tín dụng từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môitrường hợp tác lành mạnh, bình đẳng môi trường kinh tế giữa các thành phầnkinh tế là hướng quan trọng để tạo mở việc làm Xu hướng tạo việc làm từhuy động vốn đầu tư nước ngoài như sau:

+ Tạo việc làm từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài

+ Tạo việc làm từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)

- Xuất khẩu lao động : Là hình thức tạo việc làm cho người lao động

Trang 37

thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài Để thực hiện có hiệuquả mô hình này cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, đồng thời nângcấp và phát triển hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đảm bảohoạt động năng động, có hiệu quả, đúng pháp luật.

1.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số địa phương

1.3.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Xác định công tác giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng đối vớichuyển dịch cơ cấu lao động, là động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phầngiảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội nên các cấp quản lý huyện đã bám sátchương trình việc làm của tỉnh và xây dựng chương trình giải quyết việc làmcủa huyện mình

Những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưngthị trường lao động của huyện vẫn không ngừng phát triển Nhờ đó, số lượtngười lao động được giải quyết việc làm tăng đều qua các năm Năm 2013,Thanh Liêm đã giải quyết việc làm cho 5077 lao động, đạt 101,2% kế hoạch,trong đó xuất khẩu lao động 415 người, tạo việc làm trong nước cho 4662người Tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm mới chiếm 40,6% Songsong với đó, cấp ủy chính quyền huyện quan tâm duy trì, phát triển, làngnghề, nghệ nhân, thợ giỏi và thống nhất với các doanh nghiệp đầu tư trên địabàn về việc ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ tạo việc làm tăng thu nhập ổnđịnh cho con em địa phương Đến nay người lao động trong độ tuổi đều cóviệc làm Một số xã có tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề, có nghề đạtcao như: xã Liêm Thuận: 50,4%, Thanh Nguyên: 41,3%, Thanh Phong:37,5%; Tỷ lệ người lao động có việc làm thường xuyên đạt cao, như: xãThanh Nguyên: 97,3%, Thanh Thủy: 90%, Thanh Tân: 78%

Đạt được những kết quả trên huyện Thanh Liêm đã có nhiều chủtrương, chính sách đúng đắn phát triển kinh tế tạo mở việc làm và đã thu đượcnhững kết quả quan trọng Kinh nghiệm của huyện Thanh Liêm có thể kháiquát như sau:

Trang 38

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, khôi phục phát triểnlàng nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước ngoài,đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thànhphần kinh tế Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Liêm đã xây dựng chương trìnhsản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2010-2015 với nhữngmục tiêu giải pháp như: Khôi phục phát triển làng nghề, xây dựng khu côngnghiệp và cụm công nghiệp, điểm công nghiệp có tính khả thi cao phù hợpvới tình hình thực tế địa phương Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng để tạo nênsức hút đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có công nghệphù hợp với khả năng, trình độ của người lao động

Phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuấthàng hoá Để đẩy nhanh phát triển nông nghiệp, Thanh Liêm đã tập trung đẩymạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trongnông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ.Thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nôngnghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị cây trồng, vật nuôi

Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào pháttriển kinh tế như: Cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao

kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp đã tạo được nhiều việc làm chongười lao động

1.3.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm lao động nông thôntrên địa bàn huyện đạt được một số thành tựu khả quan để lại nhiều bài họckinh nghiệm quý báu:

Trang 39

Thực hiện giải quyết vấn đề lao động – việc làm các cấp lãnh đạo địaphương đã ban hành hệ thống cơ chế chính sách thuận lợi tạo việc làm và thunhập cho người lao động, nổi bật đó là công tác dạy nghề theo mô hình thíđiểm cho lao động nông thôn Bằng việc triển khai và các hình thức đào tạonghề đa dạng, trong 3 năm (từ 2011 – 2013) toàn huyện Duy Tiên đã đào tạođược tổng số hơn 3.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 35% lên43% Qua đó, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện

từ 13 triệu đồng/người/năm vào năm 2011, lên 24,5 triệu đồng/người/năm đếnhết năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm xuống còn 7,2% Số lao độngđược giải quyết việc làm mới và việc làm thêm bình quân đạt khoảng 6.400người/năm, chủ yếu là chuyển đổi nghề và làm thêm sau học nghề

Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống và nghề mới, tiểu thủcông nghiệp Tỉnh chủ trương lựa chọn phát triển mạnh các ngành nghềtruyền thống đã có và đang phát huy hiệu quả: Sản xuất cói, mây tre đan, thêuren, may mặc, mộc mỹ nghệ cao cấp, … Để thực hiện tốt chủ trương trên,huyện rất chú trọng công tác xây dựng vùng nguyên liệu: cói, mây tre, bươngnứa… phục vụ cho chế biến, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế trang trại, các loại hình doanh nghiệpvừa và nhỏ tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn

Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động là hướng quan trọng của tỉnhvừa thực hiện phương châm thu ngoại tệ phát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảomục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động nhất là lao động nông thôn

Khuyến khích việc kết hợp giữa hướng nghiệp và dạy nghề, chuyểngiao kiến thức và công nghệ tại các trung tâm dạy nghề của tỉnh đặc biệt là

mở các lớp cơ động ngay tại xã phường

Khuyến khích các hộ gia đình trong làng xã có kinh nghiệm trong tổchức và phát triển sản xuất nhận đỡ đầu, hướng dẫn cho người nghèo cáchlàm ăn Đây là hình thức dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao

Trang 40

Tăng cường giáo dục sức khoẻ và dinh dưỡng cho cộng đồng, nâng caochất lượng dinh dưỡng trong từng bữa ăn của các gia đình bằng việc hướngdẫn họ tự tăng gia, sản xuất để cải thiện chất lượng bữa ăn.

Như vậy, những bài học kinh nghiệm trong giải quyết việc làm ở đâyrất bổ ích để Kim Bảng có thể tham khảo, học hỏi trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội Từ kinh nghiệm của các tỉnh có thể rút ra một số bài học kinhnghiệm đối với Kim Bảng về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn:

Thứ nhất, Kim Bảng cần có những chính sách vĩ mô về vai trò quản lýnhà nước để chống thất nghiệp, thiếu việc làm, giải quyết việc làm cho ngườilao động Từ đó, đề ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ,đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế bằng con đường CNH, HĐH bền vững.Trước hết thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đưa công nghiệplớn từ đô thị về nông thôn, song hành với quá trình giải phóng lao động nôngnghiệp Đồng thời, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nôngthôn làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn;

Thứ ba, kinh nghiệm giải quyết việc làm, rút lao động khỏi nôngnghiệp, ly nông bất ly hương Chính quyền các cấp và nông dân tập trung pháttriển xí nghiệp hương trấn, xây dựng thêm nhiều thành phố trên địa bàn nôngthôn góp phần tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn

Thứ tư, bài học kinh nghiệm về CNH nông nghiệp, nông thôn bền vữngvới việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp biến kinh nghiệm quốc tế

Tuỳ vào điều kiện tự nhiên, văn hoá, kinh tế - xã hội của mỗi địaphương Hà Nam, mà có những giải pháp giải quyết việc làm khác nhau Tuynhiên, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nam cầntham khảo và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của các tỉnh, nhất lànhững tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng để giải quyết tốt việc làmcho người lao động ở nông thôn

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w