Ưu điểm, hạn chế của các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 80)

- Số người được giới thiệu việc làm '' 284 298 306

2.3.4.Ưu điểm, hạn chế của các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

2.3.4.1. Ưu điểm

nhiều thành phần do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo ra nhiều thuận lợi để người lao động có cơ hội tự tạo việc làm và có việc làm, đáp ứng yêu cầu bức xúc về đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Có thể đánh giá khái quát về giải quyết việc làm cho dân cư nông thôn của huyện Kim Bảng như sau:

- Các biện pháp giải quyết việc làm thông qua sự hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp, sự phát triển của thị trường lao động đã phát huy hiệu quả như tạo việc làm từ chương trình mục tiêu quốc gia việc làm, các chương trình kinh tế - xã hội, xuất khẩu lao động; giới thiệu việc làm thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm, từ nhiều mô hình tổ chức giải quyết việc làm phong phú, đa dạng ở các địa phương, ngành, có sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội.

Số lao động được tạo việc làm mới hàng năm tuy có biến động, nhưng nhìn chung có xu hướng tăng, mặc dù tốc độ tăng còn chậm. Toàn giai đoạn 2010 – 2013 có 28.797 người đã được tạo việc làm mới, Cụ thể số việc làm tạo ra qua các năm trên địa bàn như sau:

Bảng 2.20: Số việc làm mới được tạo ra qua các năm giai đoạn 2010 – 2013.

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Lao động được GQVL thông qua đào tạo nghề 1218 1256 1512 1903

Lao động được GQVL thông qua XKLĐ 318 359 323 332

Lao động được GQVL thông qua các chương

trình khác: trang trại, tổ sản xuất, HTX, vv... 331 472 557 656 Lao động được GQVL thông qua phát triển các

làng nghề 5219 5176 4678 4487

Cộng 7086 7263 7070 7378

(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Kim Bảng)

- Theo cơ cấu ngành kinh tế, việc làm được tạo ra chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng. Trong giai đoạn 2010 – 2013, lĩnh vực này đã tạo việc làm cho 28.797 người chiếm 47,3%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã tạo việc làm cho 9.359 người chiếm 32,5%; ngành dịch vụ tạo việc làm cho

5817 người, tương ứng 20,2 %. Cùng với số lượng, chất lượng việc làm cũng được cải thiện, ngày càng có nhiều việc làm bền vững được tạo ra ở tất cả các lĩnh vực. Có thể thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần phân bổ lại lao động giữa các thành phần kinh tế theo hướng hợp lý hơn. Tất cả những điều này đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho người lao động.

- Nhận thức của xã hội về giải quyết việc làm cơ bản đã được thay đổi, các cấp, các ngành và người lao động đã chủ động tìm việc làm, không chỉ thụ động và trông chờ vào sự bố trí của Nhà nước. Huyện đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện về cơ chế, chính sách đầu tư phát triển và hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tự tạo việc làm, đã làm cho lao động ngày càng linh hoạt hơn. Vai trò của Nhà nước đã chuyển từ chủ yếu là chỉ đạo thành vai trò đảm bảo và trọng tài, tạo điều kiện và môi trường cho người sử dụng lao động, người lao động đứng vào vị trí trung tâm, năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

- Xuất khẩu lao động được coi là mũi nhọn góp phần làm giầu cho người lao động, xây dựng lực lượng lao động cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nhờ có các chính sách giải quyết việc làm của các cấp chính quyền huyện, qua đó đã giúp người lao động nâng cao tay nghề giải quyết được việc làm và đã có nhiều chuyển biến tích cực, số việc làm mới được tạo ra tăng lên (tốc độ tăng quy mô việc làm nhanh hơn tốc độ tăng LLLĐ), thu nhập của người lao động được nâng lên, đời sống của người dân đã có nhiều khởi sắc. Chất lượng đào tạo nghề của cơ sở được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động góp phần thực hiện tốt công tác tạo việc làm, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2010 – 2013.

- Sự chuyển đổi cơ cấu lao động gắn với cơ cấu kinh tế còn chậm, thị trường lao động chưa phát triển rộng, hệ thống thông tin thị trường lao động, thông tin quản lý lao động, việc làm còn yếu kém, chưa đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và nghiên cứu đề xuất chính sách. Phương thức quản lý thị trường lao động, nhất là quản lý hoạt động của các cơ sở dịch vụ việc làm còn nhiều yếu kém, gây nhiều thiệt thòi cho lao động nông thôn.

- Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

+ Chất lượng lao động của huyện chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường lao động.

+ Thị trường lao động chủ yếu tập trung vào một số thị trường cũ (Đài Loan, Malaysia…) trong khi các thị trường tiềm năm có thu nhập cao (Anh, Mỹ…) vẫn chưa được khai thác do các thị trường này yêu cầu khắt khe về trình độ tay nghề, ngoại ngữ.

+ Chi phí đầu tư xuất khẩu tốn kém. + Công tác tuyên truyền chưa hiệu quả.

- Tạo việc làm thông qua đào tạo nghề

+ Chất lượng lao động qua đào tạo nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội.

+ Các ngành nghề đào tạo còn ít, quy mô nhỏ, hình thức đào tạo chưa đa dạng, linh hoạt.

+ Công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mực, mức đầu tư hạn hẹp + Công tác dạy nghề chưa gắn với giải quyết việc làm.

+ Chất lượng đội ngũ đào tạo nghề thấp.

- Tạo việc làm thông qua phát triển làng nghề truyền thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chất lượng lao động trong các làng nghề còn thấp.

+ Chính sách phát triển làng nghề chưa hiệu quả cao.

- Giải quyết việc làm cho người lao động còn thiếu bền vững, thu nhập của người lao động còn thấp.

2.3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

* Nguyên nhân chủ quan

- Kim Bảng vẫn là huyện chủ yếu là nông nghiệp, điểm xuất thấp, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ nhỏ bé.

- Thực trạng cơ cấu kinh tế: công nghiệp phát triển còn chậm, hoạt động sản xuất chỉ mang tính chất manh mún và hầu hết tập trung ở thị trấn, trang thiết bị còn nghèo nàn lạc hậu.

- Do ảnh hưởng của việc tăng nhanh dân số từ những năm trước đây dẫn đến tăng lao động gây ra sức ép cho công tác giải quyết việc làm và tạo việc làm cho người lao động.

- Trình độ dân trí vẫn còn thấp, nhận thức của người dân chưa cao nên việc thoát ly đi học nghề và tham gia sản xuất công nghiệp gặp nhiều hạn chế, gây khó khăn cho công tác tạo việc làm.

- Chưa tổ chức công tác tuyên truyền sâu rộng để toàn thể nhân dân đặc biệt là các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội có liên quan xác định rõ nhiệm vụ tạo việc làm là cần thiết và cấp bách.

- Mâu thuẫn giữa cung - cầu lao động gay gắt, trong khi nguồn cung chủ yếu là lao động phổ thông, thì cầu về lao động lại đòi hỏi chủ yếu là lao động lành nghề làm cho quan hệ cung - cầu về lao động vốn đã mất cân đối lại càng mất cân đối gay gắt hơn, dẫn đến một thực tế hiện nay là: trong khi hàng chục ngàn người lao động đang không tìm được việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu

lao động đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm là lực cản lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Doanh nghiệp chưa gắn đào tạo với sử dụng. Một số doanh nghiệp có đào tạo chủ yếu là các ngành nghề đơn giản như may công nghiệp, làm đồ mỹ nghệ… thu nhập không cao, khả năng lao động gắn bó với doanh nghiệp là rất ngắn. Các doanh nghiệp đầu tư vào huyện chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng thu hút lao động phổ thông vào làm việc không đồng đều.

- Vẫn còn một bộ phận người lao động chịu ảnh hưởng của cơ chế bao cấp có tư tưởng trông chờ được Nhà nước bố trí, sắp xếp việc làm ở khu vực kinh tế Nhà nước, không chủ động tìm việc làm ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

- Các mô hình tạo việc làm trong huyện còn đơn giản, chưa có hiệu quả cao. - Ngân sách cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động mặc dù có tăng trong thời gian vừa qua nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết được việc làm cho nhiều lao động trong huyện, mà đặc biệt là lao động nông thôn vừa thiếu vốn vừa thiếu kiến thức.

* Nguyên nhân khách quan

- Cơ sở hạ tầng còn thấp kém, giao thông, mạng lưới thông tin và các dịch vụ xã hội khác chưa đáp ứng so với nhu cầu. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm và cung cấp thiết bị vật tư thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng còn thiếu.

- Do điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai không thuận lợi cho sản xuất, thiên tai hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra trên địa bàn huyện ở diện rộng làm thiệt hại một phần lớn tài sản của Nhà nước và nhân dân đã đầu tư gây ra những tác động không nhỏ đến vấn đề xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cho người lao động.

- Ngoài ra khủng hoảng tài chính thế giới trong thời gian gần đây đã gây ra những thách thức mới làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước nói

chung, đến sự phát kinh tế - xã hội của huyện Kim Bảng nói riêng tạo nên sức ép lớn đối với công tác tạo việc làm của huyện vì người dân ngày càng thắt chặt chi tiêu.

Như vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều bất cập, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, làm lãng phí sức lao động, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Vì thế giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 80)