Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn,huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 92)

- Số người được giới thiệu việc làm '' 284 298 306

BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn,huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

Bảng tỉnh Hà Nam

* Đổi mới giáo dục đào tạo:

- Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; bổ sung ngân sách để hỗ trợ xây dựng trường học và mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy; thực hiện tốt chương trình đưa tin học vào nhà trường.

- Tăng cường xây dựng và hoàn thiện đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

- Đa dạng hoá loại hình đào tạo, chú trọng công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động hiện có để đáp ứng yêu cầu trình độ công nghệ mới.

- Đào tạo nhân lực cho nông thôn nhằm trang bị cho nông dân các kiến thức cơ bản về những ngành nghề ở nông thôn thông qua các lớp khuyến nông, tạo điều kiện cho nông dân đa dạng hoá hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập.

- Hỗ trợ phát triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động để thu ngoại tệ và tạo việc làm.

- Tuyên truyền phổ cập kiến thức về phát triển bền vững nhằm nâng cao dân trí và nâng cao nhận thức cho mọi người dân. Trên cơ sở đó huy động toàn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững.

- Củng cố nâng cao hiệu quả đào tạo tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho trung tâm dạy nghề.

* Đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động nông thôn.

- Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để toàn xã hội, mà trước hết là các ngành, các cấp, các đoàn thể và các tổ chức xã hội quán triệt và có nhận thức đúng đắn đối với sự nghiệp đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, yếu tố quan trọng có tính chất quyết định để phát triển kinh tế - xã hội.

- Quy hoạch, phát triển tập trung đào tạo nghề kỹ thuật, các nghề chế biến nông sản, lâm sản, may…; dạy nghề để xuất khẩu lao động cho những người đến độ tuổi lao động để cung ứng nguồn lao động cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cho các ngành kinh tế trong huyện và trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, thực hiện các chế độ chính sách ưu tiên đối với những người tàn tật, đảm bảo cho những đối tượng này có cơ hội học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm, có thu nhập ổn định đời sống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

- Phát triển hệ thống các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…) tham gia vào công tác dạy nghề dưới nhiều hình thức. Trên cơ sở các Trung tâm dịch vụ việc làm, các Trung tâm khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, Trung tâm phát triển cộng đồng ở các xã, thị trấn, các đơn vị kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội, các sở ban ngành đã và đang tham gia tổ chức dạy nghề mỗi năm tổ chức được từ 3.000- 5.000 lượt người. Tiếp tục khuyến khích hỗ trợ kinh phí từ các nguồn trong chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, từ chương trình dạy nghề cho người lao động nông thôn, cho người tàn tật

- Tổ chức dạy nghề:

+ Khuyến khích việc kết hợp hướng nghiệp, dạy nghề, chuyển giao kiến thức về công nghệ phù hợp tại trung tâm dạy nghề của huyện và các đơn vị cơ sở, đặc biệt là mở lớp cơ động tại các xã .

+ Mở các lớp học của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, nghề nghiệp, hội kinh tế, kỹ thuật, nghề nghiệp (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội làm vườn…)

+ Khuyến khích các hộ gia đình trong làng xã có kinh nghiệm tổ chức và phát triển sản xuất giỏi, biết làm giàu từ sản xuất, dịch vụ, nhận đỡ đầu hướng dẫn cho người nghèo. Hình thức này dễ thực hiện, mà hiệu quả cao, không tốn kém; nên động viên người làm ăn giỏi hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp có những dự án về đào tạo, tạo việc làm cho người lao động.

- Có cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển dạy nghề ở huyện Kim Bảng trong giai đoạn tới.

+ Đối với cán bộ giáo viên dạy nghề: huyện cần có chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề như tiền lương, nhà ở, các quyền lợi khác để thu hút giảng viên giỏi, các chuyên gia có học hàm, học vị, các nghệ nhân về dạy nghề và truyền nghề tại Kim Bảng.

+ Có chính sách đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên dạy nghề, tổ chức hội thi, hội giảng giáo viên dạy nghề các cấp và tham gia hội thi toàn quốc để lựa chọn giáo viên giỏi nhằm biểu dương, tôn vinh những cống hiến của giáo viên nghề.

+ Cần xây dựng mức học phí, học bổng, lệ phí trong học nghề để đảm bảo cho cơ sở dạy nghề đủ trang trải chi phí, có cơ chế chính sách học bổng và trợ cấp khó khăn cho các đối tượng chính sách như con em thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, dân tộc miền núi…. để các đối tượng trên có đủ điều kiện đi học nghề và tìm việc làm sau học nghề.

+ Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các địa phương tham gia vào công tác dạy nghề cho người lao động bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tiến trình đô thị hoá. Tổ chức nhiều loại hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân.

- Tăng cường công tác công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy nghề, định kỳ sơ kết, tổng kết dạy nghề để rút kinh nghiệm, bổ xung kịp thời cơ chế chính sách, khen thưởng động viên thành tích về dạy nghề và học nghề.

* Nâng cao thể lực cho người lao động:

+ Cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục sức khoẻ và dinh dưỡng cho cộng đồng bằng các hình thức truyền thông, giáo dục và thông tin.

+ Làm tốt công tác phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) trong nhân dân, tăng lượng lương thực, thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày đảm bảo cung cấp đủ và hợp lý cơ cấu dinh dưỡng hàng ngày.

+ Tăng cường phổ biến kiến thức đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, đề phòng các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin ở trẻ…

+ Cần đầu tư xử lý các chất thải làm ô nhiễm môi trường sinh thái, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w