- Số người được giới thiệu việc làm '' 284 298 306
BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2.4. Phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
nghiệp vừa và nhỏ
- Phát triển mạnh kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn có vai trò to lớn để thực hiện mục tiêu xã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần tạo sự phát triển bền vững.
Để tạo được nhiều việc làm từ doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp sau:
+ Thúc đẩy cải cách hành chính ở nông thôn, tạo điều kiện áp dụng hiệu quả luật doanh nghiệp vào cuộc sống, đảm bảo thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp dễ dàng, không rắc rối, phiền hà.
+ Xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường vai trò của quỹ tín dụng nhân dân, phát triển hệ thống tín dụng nông thôn, hoạt động lành mạnh, sôi nổi theo cơ chế thương mại, tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn thuận lợi với nhiều quy mô và tại bất cứ thời điểm nào.
+ Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, nhằm nâng cao khả năng tạo ra các sản phẩm độc đáo, chứa đựng bản sắc truyền thống và hiện đại, chất lượng cao có giá trị đối với thị trường trong và ngoài nước.
+ Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa nhỏ nông thôn hoạt động trong các ngành nghề thu hút nhiều lao động, sản xuất kinh doanh gắn với các vùng nguyên liệu, sản phẩm sản xuất có giá trị cao đối với thị trường trong nước và xuất khẩu, đảm bảo được môi trường sinh thái.
+ Thúc đẩy hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, hỗ trợ đất để làm địa điểm kinh doanh cho các hộ, các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ nông thôn.
+ Dùng chính sách thuế để khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, tại việc làm cho người lao động. Trong đó, đặc biệt là chính sách giảm thuế cho các trung tâm, cơ sở dạy nghề, kể cả dạng nghề truyền thống để cung ứng lao động chuyên môn kỹ thuật cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, giảm thuế đối với doanh nghiệp thu hút nhiều lao động.
- Cùng với các loại hình kinh doanh nêu trên cần đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại ở nông thôn.
+ Có chính sách thích hợp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo đặc thù sản xuất của từng vùng, đó là các chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Khuyến khích các hộ nông dân "Ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó”, trên cơ sở đó đa dạng hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến tìm việc làm, thông qua chế độ ưu đãi về cho thuê mặt bằng, tín dụng ban đầu.
+ Từng bước phát triển kinh tế hộ nông, lâm, ngư trại thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác.