- Số người được giới thiệu việc làm '' 284 298 306
BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚ
3.3. Điều kiện để thực hiện được các giải pháp
Lao động việc làm thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội rộng lớn phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức kinh tế - xã hội. Vì vậy, để hoạt động giải quyết việc làm có hiệu quả cần phải có sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quyết định tới việc tạo mở việc làm mới cho người lao động. Thực tế trong những năm qua ở Hà Nam các cấp Uỷ đảng, chính quyền đã thường xuyên quan tâm đến công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Tuy vậy, vai trò lãnh đạo của cấp Uỷ đảng, quản lý của chính quyền đối với giải quyết việc làm còn bộc lộ nhiều thiếu sót tồn tại. Để khắc phục những yếu kém trong lãnh đạo của cấp Uỷ đảng, quản lý của Nhà nước về việc làm ở Hà Nam, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
* Đối với cấp ủy Đảng:
Một là, từ Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về công tác giải quyết việc làm các cấp ủy đảng cần phải cụ thể hoá thành chương trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chiến lược về giải quyết việc làm một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Biến Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết về giải quyết việc làm trở thành hiện thực.
Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền về công tác giải quyết việc làm, nhằm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và trong toàn thể nhân dân về chủ trương đường lối phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm, khuyến khích, động viên các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mỗi gia đình và mỗi người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.
Ba là, các cấp ủy đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cụ thể hoá đường lối Nghị quyết của Đảng thành những chính sách, giải pháp cụ thể để giải quyết việc làm cho người lao động, gắn giải quyết việc làm với phát triển sản xuất trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh) và các tổ chức xã hội khác tích cực vận động hội viên, đoàn viên của tổ chức mình đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, tạo mở việc làm.
Bốn là, đưa vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dảng bộ, chi bộ, là nội dung quan trọng để xem xét, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của chi bộ, đảng bộ.
* Đối với chính quyền:
Uỷ ban nhân dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam tiếp tục xây dựng chương trình giải quyết việc làm từ nay đến hết năm 2020. Trên cơ sở đó mà thể chế hoá đường lối, Nghị quyết của Đảng bộ thành những chính sách, giải pháp cụ thể, hữu hiệu để phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều cơ hội
Chính quyền cấp huyện cần phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội kiểm tra, kiểm soát, thực hiện các chương trình, dự án giải quyết việc làm.
Thực hiện công tác cải cách hành chính trong ngành lao động - thương binh xã hội; Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ quản lý Nhà nước, nghiên cứu với thực hành và ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào lĩnh vực hoạt động của ngành, triển khai chương trình tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước về lao động và việc làm để nâng cao năng lực bộ máy quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
KẾT LUẬN
Kim Bảng là một trong các huyện nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, mật độ dân số cao, tài nguyên có hạn, tốc độ phát triển kinh tế chậm, tình trạng thất nghiệp còn nhiều. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao độnglà rất cần thiết.
Nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề giải quyết việc làm, trong những năm qua, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho người lao động. Bốn năm qua đã tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn người lao động. Chất lượng nguồn lao động bước đầu có tiến bộ, từng bước đáp được yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài huyện.
Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót và tồn tại:
+ Số người đến tuổi lao động ngày một tăng, số người thất , số người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn nhiều gây sức ép rất lớn về nhu cầu giải quyết việc làm cho chính quyền các cấp.
+ Trong những năm qua, kinh tế tuy phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bước đầu có kết quả song còn chậm; lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có tiềm năng nhưng do nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên chưa được mở rộng và phát triển. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp chưa được phát triển nên sản xuất cầm chừng, khả năng mở rộng sản xuất thu hút lao động bị hạn chế, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
+ Trình độ tay nghề của người lao động còn thấp chưa đáp ứng được đòi hỏi của người sử dụng lao động nên gặp khó khăn trong tìm việc làm.
+ Cơ chế chính sách giải quyết việc làm còn thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh. Vì vậy, sức ép về lao động và việc làm ở nông thôn vẫn còn là vấn đề bức xúc và khó khăn. Để nhanh chóng giảm được sức ép về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn cần phát huy thế mạnh và
tiềm năng của huyện hướng vào sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, trước mắt cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
+ Phát triển kinh tế xã hội và đa dạng hoá các ngành nghề để tạo mở việc làm cho người lao động (đây là giải pháp cơ bản quan trọng).
+ Hỗ trợ trực tiếp cho lao động thất nghiệp và thiếu việc làm (thông qua các chính sách như hỗ trợ về vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề…).
+ Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, đây là một lĩnh vực có tiềm năng lớn đang được khai thác và mở rộng, cần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động.
+ Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: Thu hút đầu tư nhằm xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp của huyện, mở rộng dạy nghề đặc biệt là dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn, coi trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Đầu tư bổ sung, lồng ghép các chương trình để giải quyết việc làm cho người lao động.
+ Tổ chức tốt công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chương trình giải quyết việc làm ở các cấp, hướng dẫn các chủ dự án mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều chỗ làm việc cho người lao động.
Những giải pháp trọng yếu trên vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Đó là những bước đi vững chắc về lao động và việc làm trong những năm tới góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, xây dựng huyện Kim Bảng trở thành huyện có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.