TỈNH HÀ NAM
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Kim Bảng là huyện bán sơn địa, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam, có tọa độ địa lý là 20029’ đến 20039’ vĩ độ Bắc, 105046’ đến 105054’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội. Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.
Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức - Hà Nội và huyện Lạc Thủy-Hòa Bình. Thị trấn Quế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện nằm ở trung tâm của huyện cách thành phố Phủ Lý 7 km về phía Đông, cách thành phố Nam Định 40 km về phía Đông Nam. Huyện nằm gần trục quốc lộ 1A ở phía Đông và vùng du lịch nổi tiếng Chùa Hương Tích của Hà Nội nằm ở phía Tây. Từ Đông sang Tây được nối liền bởi sông Đáy và có các trục quốc lộ 21A, 21B, tỉnh lộ 793 và 798. Từ Bắc xuống Nam được nối liền bởi sông Nhuệ, tỉnh lộ 797 và các tuyến đường liên huyện, liên xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện giao lưu, thông thương, trao đổi hàng hóa, thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu công nghệ hiện đại cũng như vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức ngoài huyện nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hòa nhập với khu vực.
Là một huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng lại tiếp giáp với giải đá trầm tích ở phía Tây nên địa hình Kim Bảng rất đa dạng có cả đồng bằng và núi đồi. Kim Bảng có 16 xã và 2 thị trấn (trong đó có 6 xã, 1 thị trấn miền núi). Con sông Đáy chảy qua địa phận huyện chia huyện thành hai vùng rõ rệt:
Vùng tả ngạn sông Đáy: bao gồm 13 xã, thị trấn đây là vùng đồng bằng lớn nhưng địa hình thấp, nhiều ô trũng, độ cao trung bình 2m, nơi thấp nhất 1,5-1,7m
Vùng hữu ngạn sông Đáy: bao gồm 5 xã, thị trấn còn lại. Đây là vùng bán sơn địa có những cánh đồng lớn nhỏ khác nhau nằm ven sông Đáy và xen kẽ các thung lũng đá vôi nhưng diện tích nhỏ.
Do đặc điểm riêng: dải đồi núi kéo dài suốt phía Tây của huyện có nguồn gốc Caxtơ nên đã tạo ra nhiều hang động, hồ đầm độc đáo có giá trị cho phát triển du lịch.
Rừng ở Kim Bảng có cây tự nhiên thưa, không tốt, mọc trên đồi núi đá. Những năm gần đây, nhân dân đã đầu tư trồng các loại cây ăn quả như nhãn, na. Diện tích rừng trồng đến nay là 1.184,1 ha, diện tích rừng tự nhiên khoanh nuôi là 1.890 ha.
Trữ lượng đá vôi có khoảng 162 triệu tấn, đôlômit khoảng gần 100 triệu tấn. Ở Ba Sao có vùng than bùn với diện tích 2 km2 nằm dưới lớp sét dày 0,5 - 1,5m, mỏ sét Trầm Tích trữ lượng hơn 30 triệu m3, nguồn nước khoáng lạnh .
Do địa bàn rộng, diện tích đất rừng nhiều; cùng với chính sách xã hội hóa lâm nghiệp giao rừng, giao đất nên tạo điều kiện tốt trong việc bảo vệ rừng của người dân. Trữ lượng tài nguyên khoáng sản phong phú, địa phương đã có nhiều nhà máy chế biến vật liệu được xây dựng gần vùng nguyên liệu (nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy xi măng X77…) góp phần thu hút, tạo việc làm tại chỗ cho bộ phận không nhỏ lao động địa phương vào lĩnh vực công nghiệp. Tổ chức khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên có sẵn không chỉ vừa tạo được việc làm cho người lao động giúp họ nuôi sống bản thân và gia đình, mà còn giúp địa phương có thể phát triển được kinh tế xã hội.
* Dân số:
Bảng 2.1. Dân số huyện Kim Bảng giai đoạn 2011 – 2013
Năm 2010 2011 2012 2013
Số người 126.519 126.560 128.575 127.556
(Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Kim Bảng)
- Qua bảng trên có thể thấy tình hình dân số của huyện những năm gần đây có xu hướng tăng. Năm 2010, dân số toàn huyện là 126.519 người, đến năm 2013 tăng 1.037 người lên đến 127.556 người. Từ đó có thể thấy rằng việc thực hiện các biện pháp Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện chưa có nhiều tiến triển tốt.
- Quy mô dân số những năm qua đã giảm nhưng xét về cơ cấu dân số theo giới tính thì tỷ lệ nữ giới lại tăng qua các năm (thể hiện ở bảng 2.2). Từ bảng số liệu có thể thấy năm 2010 số lượng nam giới là 63.794 người (chiếm 50,37% dân số), số lượng nữ giới là 62.725 người (chiếm 49,57% dân số). Tuy nhiên, từ năm 2012 trở đi tỷ lệ nữ giới liên tục tăng (năm 2011 là 50,66%; năm 2012 là 50,7%, năm 2013 là 50,41%), còn tỷ lệ nam giới đến năm 2013 là 49,59%. Từ thực tế này có thể thấy, quan niệm trọng nam khinh nữ đã dần mất đi, trình độ nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao. Lao động nữ của huyện phần lớn là lao động nông nghiệp; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nên khó thích ứng và tự tìm kiếm việc làm. Số lao động nữ tự tạo việc làm rất hạn chế.
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số huyện Kim Bảng theo giới tính
Năm Tổng số Nam Nữ
Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
201 0 126.519 63.794 50,43 62.725 49.57 201 1 126.560 62.440 49.34 64.120 50.66 201 2 128.575 63.391 49.3 65.184 50.7 201 127.556 63.253 49.59 64.303 50.41
3
(Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Kim Bảng)
Xét về cơ cấu dân số theo khu vực thì dân số huyện Kim Bảng hầu hết là dân số ở nông thôn
Bảng 2.3 : Cơ cấu dân số huyện Kim Bảng theo khu vực
Năm Tổng số Nông thôn Thành thị Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2010 126.519 115.759 91.49 10.760 8.51 2011 126.560 116.070 91.71 10.490 8.29 2012 128.575 117.858 91.66 10.717 8.34 2013 127.556 116.392 91.25 11.164 8.75
(Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Kim Bảng)
Năm 2010, tỷ lệ dân số ở nông thôn là 91,49%, thành thị là 8,51%. Năm 2013, tỷ lệ dân số ở khu vực nông thôn là 91,25% so với cả huyện. Phân bố dân cư theo lãnh thổ không đồng đều tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, có sự chênh lệch về mật độ dân số giữa các xã và thị trấn trong huyện (Thị Trấn Quế 1933 người/km2, Thị Trấn Ba Sao 165 người/km2). Điều này làm hạn chế sự phân công lao động, giảm khả năng chuyên môn hóa trong tổ chức sản xuất xã hội. Ở những nơi có mật độ dân số quá cao như Thị Trấn Quế có thể dẫn tới sự mất cân đối giữa sản xuất và lao động, đưa đến những trở ngại cho vấn đề tạo việc làm và sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên như con người, đất đai…. Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cần phải có sự điều chỉnh, phân bố lại mật độ dân cư giữa các đơn vị hành chính trong huyện nhằm tạo ra sự phù hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất ở từng địa phương