Nội dung của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 31)

Trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn yếu tố chính sách là vô cùng quan trọng và có tính quyết định. Mỗi chính sách cụ thể, thích hợp mang tính thực tiễn và kịp thời sẽ đưa ra định hướng đúng đắn, tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển ở cả bề rộng lẫn bề sâu, cả trước mắt và lâu dài. Trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chính sách là một yếu tố quan trọng hành đầu, có tính xuyên suốt và rất quyết định cho sự thành công. Song yếu tố chính sách lại cần rất cụ thể, rất thiết thực, phải đồng bộ và phải kịp thời. Để hỗ trợ giải quyết nhiều việc làm lao động nông thôn, chúng ta cần phải có cả một hệ thống chính sách được thực hiện đồng bộ.

1.2.4.1. Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

- Hoạt động hướng nghiệp:

+ Khai sáng nghề nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nghề nghiệp trên cơ sở đó hình thành cho người học thái độ tích cực và hứng thú đối với các dạng hoạt động nghề nghiệp, tạo dựng ý thức chủ động trong lựa chọn nghề.

+ Thông tin về nghề, hướng dẫn cách tiếp cận nghề

+ Tư vấn nghề cho lao động để lựa chọn được nghề phù hợp với điều kiện tâm sinh lý, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế và xu hướng phát triển của xã hội

- Hoạt động đào tạo nghề:

+ Đào tạo nghề nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp . Ngoài ra, Đào tạo còn nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.

+ Các loại hình đào tạo: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo từ xa, đào tạo mở rộng, đào tạo lại...

- Hoạt động giới thiệu việc làm :

+ Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển lao động, tiêu chuẩn lao động, nhu cầu cần việc làm, tiền lương, tiền công trên địa bàn huyện và cả nước cho người lao động.

+ Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động .

+ Thực hiện tư vấn quan hệ lao động, tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, tư vấn pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động.

+ Tổ chức, tham gia các cuội giao lưu, hội thảo hội nghị, hội chợ việc làm

1.2.4.2. Các chính sách phát triển sản suất và thu hút lao động nông thôn ở cấp huyện

- Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất lao động, phát triển việc làm.

+ Tăng cường đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để tạo môi trường phát triển việc làm.

+ Đầu tư phát triển nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản…..

- ương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ

+ Phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở… thu hút lao động làm việc trong khu vực này.

+ Tạo việc làm thông qua việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ: Doanh nghiệp nhỏ thông thường là doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ (50 lao động trở xuống), hoạt động linh hoạt, dễ thích ứng với biến động của thị trường, phù hợp với khả năng huy động vốn lực chọn công nghệ và trình độ

quản lý. Quy mô lao động của loại hình doanh nghiệp này nhỏ, nhưng bù lại số lượng doanh nghiệp nhiều nên khả năng tạo được nhiều việc làm. Để phát triển doanh nghiệp nhỏ tạo nhiều việc làm thông qua hình thức này nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho nhân dân tin tưởng đầu tư vào sản xuất kinh doanh và thu hút lao động. Ban hành đồng bộ các chính sách khuyến khích và trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ như: chính sách miễn, giảm thuế trong thời gian đầu; cho vay vốn ưu đãi khi có phương án mở rộng sản xuất thu hút thêm lao động; hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ…

+ Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hóa các ngành có lợi thế cạnh tranh, phát triển các ngành dịch vụ thu hút nhiều lao động như: văn hóa, thể thao, du lịch, ngân hàng…

- Chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm

Các chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm hướng vào các hộ gia đình là một hướng mở tạo việc làm có tính xã hội rộng rãi. Một số hệ thống tín dụng có vai trò quan trọng với tạo việc làm đó là:

+ Tín dụng nông thôn (Ngân hàng nông nghiệp, tín dụng các chương tình trồng rừng…).

+ Tín dụng từ chương trình xóa đói giảm nghèo. + Tín dụng từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường hợp tác lành mạnh, bình đẳng môi trường kinh tế giữa các thành phần kinh tế là hướng quan trọng để tạo mở việc làm. Xu hướng tạo việc làm từ huy động vốn đầu tư nước ngoài như sau:

+ Tạo việc làm từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.

+ Tạo việc làm từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA).

thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để thực hiện có hiệu quả mô hình này cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, đồng thời nâng cấp và phát triển hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đảm bảo hoạt động năng động, có hiệu quả, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w