- Số người được giới thiệu việc làm '' 284 298 306
BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚ
3.1.2. Phương hướng giải quyết việc làm cho nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
tỉnh Hà Nam
Từ tình hình thực trạng về sự biến động dân số - lao động, việc làm và giải quyết việc làm những năm qua của huyện Kim Bảng. Dựa trên những quan điểm về giải quyết việc làm cho người lao động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Hoạt động giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn huyện Kim Bảng cần phát triển theo định hướng sau đây:
- Thúc đẩy phát triển những lĩnh vực sản xuất có lợi thế của huyện như: Vật liệu xây dựng (khai thác chế biến đá, sản xuất gạch, xi măng), chế biến nông, lâm, thủy sản, dịch vụ du lịch, chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút lao động chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Coi trọng phát triển ngành nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp có cơ chế ưu đãi về vốn, về tiêu thụ sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế thu hút lao động và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Khuyến khích những cơ sở, hộ gia đình và cá nhân có vốn tổ chức sản xuất tạo việc làm thu hút nhiều lao động.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người lao động bị thất nghiệp ở khu vực thành thị và lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn bằng quỹ quốc gia giải quyết việc làm, thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước về lập quỹ việc làm cho người tàn tật, khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động là người tàn tật.
- Tiếp tục đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, thực hiện thâm canh tăng vụ, trên cơ sở thế mạnh của từng vùng, phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế vườn đồi, kinh tế vùng ven biển… lồng ghép các chương trình dự án như: vay vốn giải quyết việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình trồng rừng… thực hiện xã hội hoá giải quyết việc làm, khuyến khích các ngành, các cấp, các gia đình và cá nhân khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát huy nội lực, chủ động tham gia giải quyết việc làm.
- Tạo chuyển biến cơ bản về phát triển thương mại và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu (thêu ren, …) thúc đẩy phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phân công lại lao động.
- Kết hợp giữa tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn nông thôn huyện với việc tìm kiếm việc làm ở địa bàn khác.
* Mục tiêu tạo việc làm đến năm 2020
Mục tiêu đến năm 2020, Kim Bảng phải tạo thêm việc làm mới và ổn định việc làm cho bình quân 7.000 lao động/năm. Tăng tỷ trọng lao động trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Phấn đấu đạt cơ cấu lao động nông nghiệp khoảng 50%, công nghiệp- dịch vụ 23-24%, xây dựng 26-27%; nâng quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên khoảng 80%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%