Kinh nghiệm giải quyết việc làm của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 34)

Xác định công tác giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, là động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội nên các cấp quản lý huyện đã bám sát chương trình việc làm của tỉnh và xây dựng chương trình giải quyết việc làm của huyện mình.

Những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng thị trường lao động của huyện vẫn không ngừng phát triển. Nhờ đó, số lượt người lao động được giải quyết việc làm tăng đều qua các năm. Năm 2013, Thanh Liêm đã giải quyết việc làm cho 5077 lao động, đạt 101,2% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 415 người, tạo việc làm trong nước cho 4662 người. Tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm mới chiếm 40,6%. Song song với đó, cấp ủy chính quyền huyện quan tâm duy trì, phát triển, làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi và thống nhất với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn về việc ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ tạo việc làm tăng thu nhập ổn định cho con em địa phương... Đến nay người lao động trong độ tuổi đều có việc làm. Một số xã có tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề, có nghề đạt cao như: xã Liêm Thuận: 50,4%, Thanh Nguyên: 41,3%, Thanh Phong: 37,5%; Tỷ lệ người lao động có việc làm thường xuyên đạt cao, như: xã Thanh Nguyên: 97,3%, Thanh Thủy: 90%, Thanh Tân: 78%.

Đạt được những kết quả trên huyện Thanh Liêm đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn phát triển kinh tế tạo mở việc làm và đã thu được những kết quả quan trọng. Kinh nghiệm của huyện Thanh Liêm có thể khái

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, khôi phục phát triển làng nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Liêm đã xây dựng chương trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2010-2015 với những mục tiêu giải pháp như: Khôi phục phát triển làng nghề, xây dựng khu công nghiệp và cụm công nghiệp, điểm công nghiệp có tính khả thi cao phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng để tạo nên sức hút đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có công nghệ phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động

Phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá. Để đẩy nhanh phát triển nông nghiệp, Thanh Liêm đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị cây trồng, vật nuôi.

Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát triển kinh tế như: Cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp... đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w