Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 108 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
108
Dung lượng
775 KB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ đề tài “Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay” được tác giải nghiên cứu lần đầu tiên . Kết quả, số liệu trích dẫn và giới thiệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu hoàn toàn độc lập, những kết quả này chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào. Học viên Đinh Thị Thu Hà I DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa GQVL : Giải quyết việc làm GTVL : Giới thiệu việc làm LLLĐ : Lực lương lao động LĐ – TB&XH: Lao động – Thương binh và Xã hội II MỤC LỤC * Số lượng lao động nông thôn được đào tạo trên địa bàn huyện trong thời gian qua 58 * Ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng 61 III DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Dân số huyện Kim Bảng giai đoạn 2011 – 2013 36 Bảng 2.2: Cơ cấu dân số huyện Kim Bảng theo giới tính 36 Bảng 2.3 : Cơ cấu dân số huyện Kim Bảng theo khu vực 37 Bảng 2.4: Tình hình phân bố và sử dụng đất đai 38 của huyện Kim Bảng giai đoạn 2011 – 2013 38 Bảng 2.5: Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện Kim Bảng năm 2013 39 Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng 42 giai đoạn 2010 – 2013 42 Bảng 2.7: Số lượng ước tính lực lượng lao động 44 của khu vực năm 2010-2013 44 Bảng 2.8: Trình độ văn hóa của lao động 45 huyện Kim Bảng năm 2010 -2013 45 Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn kỹ thuật 47 của lao động huyện năm 2010-2013 47 Bảng 2.10: Lực lượng lao động trong khu vục kinh tế huyện 49 năm 2010-2013 49 Bảng 2.11: Số lượng lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm tại trung tâm GTVL năm 2010-2013 57 Bảng 2.12: Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (2010- 2013) 60 Bảng 2.13: Số lượng ngành nghề đào tạo lao động nông thôn 62 huyện Kim Bảng (2010 - 2013) 62 Bảng 2.14: Đánh giá chung của người lao động về chất lượng đào tạo nghề 65 Bảng 2.15: Đánh giá của người lao động về hình thức và nội dung chương trình đào tạo 66 Bảng 2.16: Số lao động được giải quyết việc làm sau đào tạo nghề 66 giai đoạn 2011 – 2013 66 Bảng 2.17: Đánh giá của các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng 67 Bảng 2.18 Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất 71 IV ở các làng nghề truyền thống năm 2010 -2013 71 Bảng 2.19: Số lao động làm việc tại các làng nghề 72 huyện Kim Bảng năm 2010-2013 72 Bảng 2.20: Số dự án và tổng vốn hỗ trợ việc làm từ 2010 - 2013 75 Bảng 2.21: Đánh giá của người lao động được hỗ trợ tín dụng trong chương trình giải quyết việc làm cho nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng 75 Bảng 2.22 : Số lao động được tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động giai đoạn 2010 – 2013 77 Bảng 2.23: Số lao động đi xuất khẩu lao động ở các thị trường 77 giai đoạn 2010– 2013 77 Bảng 2.24: Số việc làm mới được tạo ra qua các năm giai đoạn 2010 – 2013 81 V LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như ở Việt Nam. Giải quyết việc làm hiệu quả là tiền đề quan trọng để sử dụng tối ưu nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế vững chắc và ổn định xã hội. Là địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà Nam nói chung và huyện Kim Bảng nói riêng có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế. Giải quyết việc làm nhằm cải thiện đời sống cho người lao động và gia đình họ, là một trong những mục tiêu được lãnh đạo huyện ưu tiên trong định hướng phát triển bền vững. Lao động nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam hiện đang chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và lao động của địa phương. Phần lớn lực lượng lao động này đang tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh các ngành nghề ở nông thôn với các công cụ, phương pháp sản xuất còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. Yêu cầu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với sản xuất hàng hóa lớn theo hướng công nghiệp hiện đại ở huyện Kim Bảng đang tỏ ra mâu thuẫn với hiện trạng trong lĩnh vực lao động - việc làm của huyện: trình độ của lực lượng lao động nông thôn thấp, số lao động chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ cao: năm 2013 có 70.653 người chiếm tỷ lệ 56,06%; lao động làm việc công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ; ý thức kỷ luật của người lao động còn chưa cao. Công nghiệp hóa, đô thị hóa, bên cạnh những tác động tích cực chung của nó, cũng đang tạo ra những khó khăn to lớn cho những người nông dân mất đất nông nghiệp, khi đa số họ lâu đời nay chỉ quen với nghề nông, và cuộc sống ở nông thôn, chưa có sự chuẩn bị cần thiết cho một cuộc sống "phi nông nghiệp, phi đất đai". Hiện trạng này đang và sẽ còn là vấn đề nhức nhối liên quan chặt chẽ đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 1 Xuất phát từ áp lực về vấn đề lao động, việc làm ngày càng gia tăng ở nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, học viên lựa chọn đề tài “Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Kim Bảng nơi học viên đang công tác. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều địa phương trong cả nước cũng như các quốc gia. Do vậy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lao động, việc làm trong và ngoài nước. Tiêu biểu như: - Đề tài cấp nhà nước 70 A.02.02 “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”, của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Hà Nội, 1994. - “Thị trường sức lao động thực trạng và giải pháp” của Phó Tiến sĩ Nguyễn Quang Hiền, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1995. - Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển của Thạc sĩ. Nguyễn Thị Lan Hương, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2002 Các tác giả cho vấn đề việc làm cho người lao động và thất nghiệp là một trong những vấn đề toàn cầu, đề ra phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam. Nội dung của các công trình đã đề xuất hệ thống các quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm và khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. - Đề tài “Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” 2 (2009) do PGS.TS Trần Văn Chử làm chủ nhiệm đề tài. Các cộng tác viên của đề tài đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các tác giả cho rằng: việc nâng cao chất lượng nguồn lao động không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển, mà còn góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và giải quyết việc làm ở nước ta. Cũng đã có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu viết về thực trạng lao động, vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta như: + Nguyễn Sinh Cúc (2008), "Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra;Tạp chí Con số và Sự kiện, số 8. Tác gỉa đưa ra những vấn đề đã được những thành quả của việc sử dụng chính sách phát triển các làng nghề truyền thống trong hệ thống các chính sách giải quyết việc làm của lao động nông thôn năm 2008, và những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. + Nguyễn Hữu Dũng (2011), “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 247. Tác giả đã đưa ra được những phương hướng giải quyết thực trạng di cư tăng nhanh của người dân do chuyển đổi đất nông nghiệp dẫn đến mất việc làm, thất nghiệp tăng. + Bùi Văn Quán (2007), “Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho đến năm 2010 ”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số chuyên đề 3. Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về vấn đề việc làm ở một số tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, Kiên Giang với những cách tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có đề tài, công trình khoa học nào phân tích, đánh giá vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam dưới dạng một luận văn khoa học kinh tế. Để thực hiện đề tài khoa học này, tác giả có lựa chọn và kế thừa một số kết quả 3 nghiên cứu đã công bố, kết hợp khảo sát thực tiễn ở nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam để phân tích, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở những đường lối, quan điểm, chủ tr- ương phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đề ra trong những năm tới. 3. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; Nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trên địa bàn huyện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm của lao động nông thôn huyện Kim Bảng từ năm 2010-2013. - Phạm vi nghiên cứu: giải quyết việc làm nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010-2013 và đề xuất một số giải pháp cho những năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu sau: - Phương pháp sử dụng những tài liệu thứ cấp: thống kê, mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp khảo sát: điều tra lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 6 Kết cấu của luận văn 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Việc làm cho lao động nông thôn 1.1.1 Lao động nông thôn Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc chủ yếu của nông dân. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều loại việc làm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. * Khái niệm về lao động nông thôn: Lao động nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản phẩm của những người sống ở nông thôn. Do đó, lao động nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ nông thôn. * Đặc điểm cơ bản của lao động khu vực nông thôn Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có khác so với đặc điểm của các ngành khác, vì vậy lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác với lao động của các ngành kinh tế khác, biểu hiện ở các mặt sau + Lao động ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động Theo niên giám thống kế năm 2012, tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, bao gồm 52,1 triệu người có việc làm. Gần 70% lực lượng lao động thuộc khu vực nông thôn. Đặc điểm này cho thấy tiềm năng lao động ở nông thôn nước ta rất to lớn và dồi dào. Hàng năm chúng ta có một lực lượng trên 1 triệu lao động trẻ bước vào độ tuổi lao động đòi hỏi phải sắp xếp việc làm, trong đó đại đa số ở nông thôn. Đây là lực lượng lao động trẻ, khỏe có khả năng tiếp thu và nắm bắt kỹ thuật mới nhanh, sử dụng công nghệ mới, tiếp thu kiến thức kinh doanh tốt nếu được bồi dưỡng và đào tạo một cách chu đáo. Đồng thời điều 5 [...]... tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động phù hợp năng lực và yêu cầu Trong khái niệm trên, giải quyết việc làm còn có một ý nghĩa là tạo thêm được công ăn việc làm mới cho người lao động Ở đây là tạo thêm công ăn việc làm mới cho người lao động mang tính chất là người lao động đang không có việc làm nay có việc làm chứ không phải là người lao động đang đi làm có thêm được việc làm khác nữa Với khái niệm... tiễn 1.2 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 1.2.1 Khái niệm giải quyết việc làm Tạo được việc làm cho người lao động hoặc tạo nhiều việc làm luôn gắn với quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát huy sức mạnh tiềm năng của con người, phát huy trí tuệ người lao động để tạo ra nhiều của cải cho xã hội Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định... quả nguồn lực lao động ở nông thôn 1.1.2 Việc làm cho lao động nông thôn 1.1.2.1 Khái niệm và phân loại về việc làm cho lao động nông thôn * Khái niệm việc làm Việc làm hay hoạt động lao động sản xuất luôn gắn liền với con người và xã hội loài người Từ thủa khai thiên lập địa, con người đã biết tìm kiếm ở thế giới xung quanh những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu bản thân Khi xã hội loài người phát triển,... trình việc làm của tỉnh và xây dựng chương trình giải quyết việc làm của huyện mình Những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng thị trường lao động của huyện vẫn không ngừng phát triển Nhờ đó, số lượt người lao động được giải quyết việc làm tăng đều qua các năm Năm 2013, Thanh Liêm đã giải quyết việc làm cho 5077 lao động, đạt 101,2% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 415 người, ... tạo ra giá trị hàng hoá dịch vụ Giải quyết việc làm tốt cho lao động nông thôn tạo ra tinh thần tích cực làm việc cho người lao động, đồng thời mang lại thu nhập ổn định cho họ, làm cho họ không nghĩ đến việc di chuyển lên các đô thị hoặc các vùng khác Hiện nay, các hộ gia đình có việc làm phi nông nghiệp thu nhập cao gấp 4 lần so với hộ làm thuần nông Do đó, việc làm phi nông nghiệp giúp tăng tỷ lệ hộ... thêm việc làm Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì Người thiếu việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới mức lương tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm” hoặc “Thiếu việc làm còn được gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người lao động có việc làm ít hơn mức mà mình mong muốn” Như vậy, người thiếu việc làm là người lao động đang có việc làm. .. vật nuôi Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát triển kinh tế như: Cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động 1.3.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm lao động nông thôn trên địa bàn huyện đạt... gánh chịu Trong điều kiện thế giới ngày nay, để khai thác và sử dụng tốt các yếu tố bên ngoài, đồng thời phải phát huy tối đa nội lực, kết hợp nội lực với ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp trong giải quyết việc làm một cách năng động, hiệu quả, bền vững, tránh được những rủi ro 26 1.2.4 Nội dung của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn yếu... kinh tế về việc làm Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam về lao động, việc làm, việc làm ở nông thôn Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) xác định “Nhà nước cố gắng tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tìm việc làm Đây là khâu đột phá có tính cách mạng trong lĩnh vực việc làm ở nước ta: Nhà nước không bao cấp toàn bộ về việc làm mà bước đầu có sự kết hợp với người lao động, gia đình... để tạo mở việc làm Xu hướng tạo việc làm từ huy động vốn đầu tư nước ngoài như sau: + Tạo việc làm từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài + Tạo việc làm từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) - Xuất khẩu lao động : Là hình thức tạo việc làm cho người lao động 29 thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài Để thực hiện có hiệu quả mô hình này cần nâng cao chất lượng lao động xuất . trong thành phần kinh tế xã h i chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể). Theo cơ chế đó, xã h i không thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp. Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: Là hiện tượng thất nghiệp xảy ra thuộc vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi…) iiii) Thất nghiệp chia theo ngành nghề: Là loại thất nghiệp. động. 3) Xét theo h nh thức thất nghiệp có thể chia thành i) Thất nghiệp theo giới tính: Là loại thất nghiệp của lao động nam (hoặc nữ) ii) Thất nghiệp chia theo lứa tuổi: Là loại thất nghiệp của