Bảng 2.18 Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất ở các làng nghề truyền thống năm 2010 -2013

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 71)

triển 18 30,0

3 Chưa phù hợp cần bổ xung thêm 28 46,7

Tổng số 60 100

(Nguồn: Kết quả điều tra LĐNT huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam)

Kết quả điều tra cho thấy rằng có 46,7% ý kiến của người lao động cho rằng hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề hiện nay được triển khai trên địa bàn huyện là chưa phù hợp và cần bổ sung thêm để phù hợp với tình hình phát triển chung của toàn huyện và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng như các địa bàn xung quanh. Có 30% số ý kiến cho rằng nội dung và hình thức chương trình đào tạo trên địa bàn huyện đã phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động. Còn lại 23,3% ý kiến cho rằng với các hình thức và nội dung đào tạo nghề trên địa bàn huyện như hiện nay thì sau khi được đào tạo nghề người lao động có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động trên địa bàn.

* Số lượng lao động được giải quyết việc làm sau đào tạo nghề giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện ở bảng

Bảng 2.16: Số lao động được giải quyết việc làm sau đào tạo nghề giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Người

Năm 2010 2011 2012 2013

Số lao động 1.218 1.256 1.512 1.903

(Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Kim Bảng)

Qua số liệu trên ta thấy, số lao động được tạo việc làm mới tăng qua các năm. Năm 2010 là 1218 lao động, năm 2013 tăng lên 1903 lao động. Tuy nhiên tốc độ tăng chậm. Công tác tạo việc làm thông qua đào tạo nghề tại huyện cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Người lao động sau khi học nghề được nhận vào làm tại các công ty hoặc một số cơ sở may như: Năm Khoa (Nhật Tân), cơ sở may Kim Quy (Thi sơn), cơ sở may thêu ren Minh Nguyệt (Thanh Sơn), cơ sở may Hòa Bình (Ngọc sơn), cơ sở may COREA SPORTS (Nhật Tân). Ngoài ra số lao động học nghề có nguyện vọng làm việc tại các Công ty trong và ngoài huyện đã được Trung tâm giới thiệu việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm tỉnh đã được tuyển dụng. Về thu nhập: Người lao động có tay nghề như: may công nghiệp, thu nhập bình quân từ 3,0 – 3,5 triệu đồng/người/tháng. Đối với lao động học nghề thêu ren bình quân từ 1,2 – 1,6 triệu đồng/người/tháng (thu nhập làm lúc nông nhàn).

Để đánh giá tay nghề và khả năng làm việc cũng như ý thức kỷ luật của người lao động sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề, chúng tôi đã tiến hành

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w