Địa bàn huyệnKim Bảng

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 67)

1. Trung tâm dạy nghề huyện Kim Bảng

I. Đào tạo nghề ngắn hạn 4 5 11 12

1. May công nghiệp 2 3 3 6

2. Tin học - - -

3. Hàn điện - - -

4. Điện dân dụng - - -

5. Thêu ren 1 2 8 4

6. Kỹ thuật chăn nuôi 1 - - 2

II. Đào tạo dài hạn - - 2

2. Các lớp học tại cộng đồng

1. Chuyển giao công nghệ,

tiến bộ KHKT 327 355 361 372

2. Truyền nghề 35 37 23 29

(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Kim Bảng)

Tuy trung tâm dạy nghề mới được thành lập, nhưng bằng sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên của trung tâm, trong 4 năm 2010 - 2013 trung tâm cũng đã tiến hành mở được lớp đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu học nghề của người LĐNT huyện. Các lớp đào tạo cho LĐNT ở trung tâm gồm các lớp đào tạo ngắn hạn với thời gian học 1 - 3 tháng và đến năm 2013 mở thêm được 2 lớp dài hạn. Trong 4 năm 2010 - 2013 tổng số lớp mà trung tâm đã mở là 22 lớp và chủ yếu là đào tạo hai ngành may công nghiệp và thêu ren. Do điều kiện khách quan của trung tâm dạy nghề huyện nên hiện nay các ngành khác vẫn đang trong quá trình xây dựng môđun học, mở rộng các hình thức đào tạo nghề và trung tâm cũng đang tiến hành mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho học tập, phấn đấu trong thời gian sớm nhất sẽ mở được các lớp đào tạo nghề còn lại phục vụ nhu cầu học nghề của LĐNT huyện.

Đối với lớp chuyển giao KHKT cho người nông dân là nơi học viên có thể trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn qua đó rút ra bài học cho bản thân và

thông qua đó các học viên có thể tiếp thu các kiến thức tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện Kim Bảng năm 2010 tổ chức được 327 lớp chuyển giao ngay tại 18 xã, thị trấn, mỗi xã, thị trấn trung bình là 17 lớp/năm. Với sự phát triển qua các năm thì đến năm 2013 tổng số lớp chuyển giao trên toàn huyện đã tăng lên 372 lớp. Với những kết quả trên, huyện đã góp vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước. Cũng nhờ đó, chất lượng của bộ phận LĐNT cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực.

Sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, do đó những lúc nông nhàn những lao động tham gia sản xuất nông nghiệp muốn tìm kiếm thêm việc làm nhằm làm tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Từ tình hình trên các lớp truyền nghề ở các làng nghề đã được hình thành và thu hút người lao động. Các lớp truyền nghề ngoài việc đáp ứng nhu cầu LĐNT thì nó còn giúp cho các nghề truyền thống không bị mai một, và đặc biệt giúp cho bộ phận lao động có việc làm tại chỗ để tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho họ. Hiện nay, Kim Bảng có 04 làng nghề truyền thống và 31 làng có nghề với những ngành nghề sản xuất hàng hóa được đánh giá cao về chất lượng như: làm gốm, may túi thổ cẩm, mộc, khảm trai… Tuy nhiên có một thực trạng đang diễn là các lớp truyền nghề đang ngày càng ít đi trên địa bàn huyện cụ thể năm 2010 có 35 lớp được mở nhưng đến năm 2013 còn 29 lớp. Nguyên nhân của vấn đề trên được xem xét đến từ 2 phía. Thứ nhất, đó là do công tác truyền nghề tại các làng nghề còn nhiều bất cập, chưa có nơi học với đầy đủ trang thiết bị phương tiện dạy và học, người dạy cũng là các nghệ nhân hay các thợ có tay nghề giỏi nhưng phương pháp giảng dạy chưa tạo hứng thú, lôi cuốn được người. Thứ hai, do xã hội ngày càng phát triển dẫn đến xuất hiện các ngành nghề mới với thu nhập cao hơn nên đã thu hút một lượng lớn lao động theo các ngành nghề đó nên lao động không gắn bó với làng nghề ngay

kể cả các lao động đã có tay nghề cũng bỏ nghề chuyển sang các nghề khác cho thu nhập cao hơn. Nhưng mỗi năm vẫn có trên 20 lớp truyền nghề được mở điều đó cho thấy, ngoài một bộ phận lao động muốn tìm việc ở những ngành nghề khác thì vẫn còn một bộ phận yêu và muốn học nghề truyền thống. Đây chính là lực lượng duy trì và phát triển các nghề truyền thống sau này.

* Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề:

- Kết quả điều tra 60 LĐNT ở hai xã Lê Hồ, Nhật Tân và thị trấn Quế trên địa bàn huyện về công tác đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT huyện Kim Bảng được tổng hợp ở bảng 4.5:

Kết quả điều tra cho thấy vẫn có tới 43,3% lao động không muốn đi học nghề, và có tới 46,2% cho rằng đào tạo nghề vẫn chưa gắn với việc làm hoặc nếu có thì thu nhập của họ sau khi được đào tạo vẫn chưa cao như họ mong muốn. Như vậy, mục đích của người lao động là sau khi tham gia vào lớp học nghề thì họ phải có việc làm với thu nhập cao và ổn định, đồng thời được nâng cao được trình độ. Tuy kinh phí không phải là nguyên nhân chính khi chỉ có 19,2% đánh giá là do điều kiện về kinh phí, song trong điều kiện thu nhập hạn hẹp họ sẵn sàng không đi học nghề để sử dụng số tiền đó vào mục đích khác có lợi hơn.

Bảng 2.14: Đánh giá chung của người lao động về chất lượng đào tạo nghề

ST T Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động điều tra 60 100

1 Nguyện vọng học nghề

* Muốn học nghề 34 56,7

* Không muốn học nghề 26 43,3

- Do đào tạo chưa gắn với việc làm 12 46,2

- Do tâm lý 7 26,9

- Do điều kiện kinh phí 5 19,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do chất lượng đào tạo nghề không đảm bảo 19 73,1

Trong đó: + Về cơ sở vật chất 16 84,2

+ Về trang thiết bị dạy học 10 52,6

+ Về đội ngũ giáo viên 7 36,8

+ Về chương trình đào tạo 9 47,4 2 Ý kiến đề xuất

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm 39 65 Mở rộng hình thức, nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo. 21 35

Không có ý kiến - -

(Nguồn: Kết quả điều tra LĐNT huyện Kim Bảng, tình Hà Nam)

Có một bộ phận khác không muốn đi học nghề là do tâm lý chiếm 26,9%. Đó là do sự coi trọng của xã hội về bằng cấp khoa cử nên tâm lý thanh niên muốn nhất thiết phải vào học tại các trường cao đẳng, đại học để sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng kiếm được việc làm tốt với lương cao ở thành phố.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến cho LĐNT không muốn đi học nghề đó là do chất lượng đào tạo nghề. Có tới 73,1 % số lao động cho rằng chất lượng đào tạo nghề ở trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của họ, trong đó hai yếu tố được đánh giá ảnh hưởng nhất đến chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT huyện trong thời gian nay đó là cơ sở vật chất của nơi học và trang thiết bị dạy học.

- Kết quả khảo sát 60 lao động về hình thức và nội dung chương trình

đào tạo nghề cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện được thể hiện trong bảng 4.6:

Bảng 2.15: Đánh giá của người lao động về hình thức và nội dung chương trình đào tạo

ST T Mức độ đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động 14 23,3 2

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 67)