2013 Bảng 2.23: Số lao động đi xuất khẩu lao động ở các thị trường giai đoạn 2010– 2013

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 77)

(cơ sở) Lao động (người) Số lượng (cơ sở) Lao động (người) Số lượng (cơ sở) Lao động (người) Số lượng (cơ sở) Lao động (người) 1 Dệt, may 9 1287 8 1264 8 1193 8 1115

2 Mây tre đan 11 2118 8 2157 8 2014 6 1990

3 Mộc 9 1017 9 1028 8 826 7 791

4 Thủy tinh 1 76 1 76 1 64 1 53

5 Thêu ren 8 624 8 549 7 495 5 468

6 Gốm 1 97 1 102 1 86 1 70

Tổng 39 5219 35 5176 33 4678 28 4487

(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Kim Bảng)

huyện có xu hướng giảm, năm 2010 có 5.219 lao động đến năm 2013 giảm còn 4487. Lao động tập trung chủ yếu ở các ngành dệt, mây tre đan. Thu nhập trung bình từ 1,5 – 3 triệu đồng/người/tháng.

Do xã hội ngày càng phát triển dẫn đến xuất hiện các ngành nghề mới ( ở vùng khác là chủ yếu) với thu nhập cao hơn nên đã thu hút một lượng lớn lao động theo các ngành nghề đó nên lao động không gắn bó với làng nghề ngay kể cả các lao động đã có tay nghề cũng bỏ nghề chuyển sang các nghề khác cho thu nhập cao hơn. Chính vì vậy, sự phát triển các làng nghề cũng đã sản xuất ra các sản phẩm độc đáo, đa dạng, nhưng sức thu hút lao động vẫn còn kém, chủ yếu là lao động tận dụng thời gian rỗi lúc nông nhàn để gia tăng thu nhập.

Thời gian qua huyện đã triển khai thực hiện một số chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống như:

- Chính sách khuyến thích đầu tư xây dựng cụm công nghiệp: miễn giảm hợp lý tiền thuê đất. Ngoài các ưu đãi khuyến khích đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các tổ chức kinh tế di rời vào các khu, cụm công nghiệp làng nghề được miễn giảm tiền thuê đất trong 10 năm đầu và giảm 50% cho những năm hoạt động còn lại của dự án (hay cho đến hết kỳ hạn thuê đất).

- Quy hoạch đồng bộ hệ thống giao thông khu vực làng nghề, nâng dần tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa, mở rộng đường liên xã,

- Thực hiện ưu đãi, hỗ trợ các làng nghề được công nhận theo quy định về vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, có cơ chế giảm lãi suất cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất trung, dài hạn cho làng nghề phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách để phát triển một số sản phẩm đặc trưng của làng nghề.

- Phát triển sản xuất kết hợp với du lịch làng nghề; từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề……

Với đặc trưng là một huyện thuần nông, lao động nông nghiệp chủ yếu là nông nghiệp mang tính thời vụ, việc phát triển làng nghề là một chính sách

đúng đắn và hiệu quả cho việc tạo thêm thu nhập, tạo thêm việc làm, nâng cao mức sống cho lao động nông thôn.

* Khó khăn, tồn tại

Tuy nhiên công tác tạo việc làm thông qua phát triển làng nghề còn nhiều hạn chế:

Chất lượng lao động trong các làng nghề còn chưa cao, sản xuất thủ công nên năng suất thấp, thu nhập thấp dẫn đến việc thu hút lao động tại các làng nghề còn chưa hiệu quả.

Chính quyền địa phương chưa có nhiều chính sách thiết thực đẩy mạnh việc phát triển làng nghề, mở rộng quy mô sản xuất, để tạo việc làm cho lao động.

Do máy móc ở các làng nghề truyền thống là lạc hậu, chủ yếu là máy móc tự dựng hoặc thải loại nhập từ Trung Quốc, Đài Loan nên cũng ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, hạn chế về chủng loại, mẫu mã, chất lượng và gây ra ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

Vì vậy với những dây truyền sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường sẽ không thể phù hợp với quá trình đô thị hóa hiện nay. Do đó ngoài việc tăng cường đổi mới công nghệ, thì các cơ quan quản lý Nhà nước cần áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính, đình chỉ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, tạm ngừng cung cấp điện hoặc thậm chí thu hồi vốn vay ngân hàng trước thời hạn.

2.3.3.2. Chương trình tín dụng tạo việc làm

Tạo việc làm cho người lao động nông thôn không chỉ là nhiệm vụ của các thành phần kinh tế, các ngành mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Ngu Quồn vốn tín dụng giải quyết việc làm: quỹ quốc gia giải quyết việc làm, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách huyện, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn… . Thông qua việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động, những năm gần đây đã góp phần thay đổi nhận thức của người lao động. Từ chỗ trông chờ hoàn toàn vào Nhà nước, đến nay người dân, nhất là lớp thanh niên đã tự tạo cho mình là chính, Nhà nước có trách

nhiệm tạo ra môi trường kinh tế, pháp luật thuận lợi, hỗ trợ một phần về vốn, còn người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác.

Bảng 2.20: Số dự án và tổng vốn hỗ trợ việc làm từ 2010 - 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Số hộ 406 524 653 716

Số người 992 1417 1671 1969

Số tiền 10.917 13.176 15.772 18.594 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện Kim Bảng)

Với nguồn vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo và từ nguồn khác của các ngân hàng ( chủ yếu là ngân hàng chính sách huyện Kim Bảng). Từ năm 2010 đến năm 2013 số hộ vay vốn để đầu tư ngày càng tăng. Năm 2010 là 406 hộ với 792 khẩu vay 10.919.000.000 đồng đến năm 2013 đã tăng lên 716 hộ với 1469 khẩu vay 18.594.000.000 đồng. Số hộ này chủ yếu vay từ 20 triệu đến 30 triệu đồng để phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nhỏ…Từ đó đã tạo việc làm cho gần 2.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thời gian sử dụng lao động của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của huyện. Trong sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch khá rõ nét với xu hướng từ trồng trọt sang chăn nuôi, phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương, các ngành chế biên nông sản và dịch vụ. Đây là tín hiệu đáng mừng đã cho thấy Nhà nước cần ưu tiên cho vay vốn giải quyết việc làm để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, nhằm tạo thêm nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, hạn chế các tệ nạn xã hội phát sinh....nâng cao mức sống cho người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn,

Kết quả khảo sát 60 lao động về hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện được thể hiện ở bảng 2.21

Bảng 2.21: Đánh giá của người lao động được hỗ trợ tín dụng trong chương trình giải quyết việc làm cho nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng

(cơ sở) (%)

Số lao động dược điều tra 60 100

Đánh giá về chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm

1, Hiệu quả 34 56.67

2, Chưa hiệu quả do: 26 43.33

Lượng tiền cho vay thấp 15 57.69

Thời gian cho vay ngắn 8 30.77

nguyên nhân khác 3 11.54

(Nguồn: Kết quả điều tra các cơ sở SXKD ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam)

Qua kết quả điều tra cho thấy số lao động được tiếp cận với chương trình tín dụng cảm thấy chưa hiệu quả vẫn còn cao 43.33%. Nguyên nhân cho lượng tiền cho vay còn ít 20 triệu đến 30 triệu, lại trong thời gian ngắn, thủ tục cho vay lại rờm rà, kiến cho người lao động không thể có đột phá trong kinh doanh mà chủ yếu kinh doanh nhỏ lẽ như bán hàng hoặc là chăn nuôi gia cầm. Một số hộ làm kinh doanh quy mô lớn hơn thì làm ăn thua lỗ dẫn đến giải quyết việc làm không hiệu quả. Do mức vay chưa đủ để chi trả cho các yếu tố đầu vào. Chương trình cho vay không hỗ trợ các hoạt động đào tạo, thời hạn vay ngắn, lượng vốn nhỏ nên đầu tư vào sản xuất không đến nơi đến chốn,còn người nông dân thiếu thầu vào và đang tin về các loại thị trường đầu vào và đầu ra, nên đầu tư không đúng hướng, làm khó khăn chồng chất khó khăn.

2.3.3.3. Xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một chủ chương lớn của Đảng trong hoạt động kinh tế xã hội về vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ tay nghề, phát triển nguồn nhân lực, rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động. Nhận thức được điều này, những năm qua lãnh đạo huyện Kim Bảng đặc biệt quan tâm tạo điều kiện, định hướng phát triển và quản lý công tác xuất khẩu lao động. Thực hiện chỉ thị 06/CT – TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, phong trào xuất khẩu lao động ở địa phương những năm qua phát triển khá mạnh. Hoạt động xuất khẩu lao động

đã tạo việc làm cho một số bộ phận không nhỏ lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm bớt sức ép việc làm cho lao động trong huyện. Kết quả xuất khẩu lao động ở Kim Bảng trong ba năm 2011, 2012, 2013 thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.22 : Số lao động được tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động giai đoạn 2010 – 2013.

Năm 2010 2011 2012 2013

Số lao động (người) 318 359 323 332

(Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Kim Bảng)

Trong giai đoạn 2010 – 2013, huyện đã tạo việc làm cho 1332 lao động thông qua đi XKLD. Công tác tạo việc làm thông qua XKLĐ đã có nhiều bước tiến bộ, tuy nhiên số lượng này chưa cao, mới chỉ giải quyết việc làm cho số ít người lao động trên địa bàn (chiếm 4,63 % tổng số lao động được tạo việc làm trong cả giai đoạn). Số người đi xuất khẩu chưa cao đặt ra yêu cầu cho địa phương về một hướng đi mới trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động bên cạnh việc duy trì và phát triển thị trường hiện có. Mặt khác, vấn đề giúp người lao động tái hòa nhập với môi trường làm việc trong nước sau khi hết thời hạn trở về cũng cần được quan tâm đúng mức.

Bảng 2.23: Số lao động đi xuất khẩu lao động ở các thị trường giai đoạn 2010– 2013

Thị trường Số lao động (người) Tỷ trọng (%)

Đài Loan 471 35.36 Malaysia 230 17.27 Hàn Quốc 182 13.66 Nhật 151 11.34 Nga 100 7.51 Trung Đông 91 6.83 Khác 107 8.03 Tổng 1332 100.00

(Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Kim Bảng)

Qua bảng trên ta thấy, thị trường xuất khẩu lao động chủ yếu của huyện là Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong đó thị trường Đài Loan

chiếm thị phần lớn nhất với 471 người tương ứng với 35,36%, Malaysia có 230 chiếm 17,27% trong giai đoạn 2010 – 2013. Đài Loan, Malaysia là 2 thị trường khá dễ tính, chi phí thấp, nhu cầu chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chi phí lại thấp mà thu nhập cao và khá ổn định. Vì vậy lao động trên địa bàn huyện tham gia xuất khẩu sang đây đông, và Đài Loan, Malaysia trở thành những thị trường rất tiềm năng cho việc tạo việc làm cho người lao động thông qua xuất khẩu lao động. Những năm gần đây số lao động tham gia vào thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc và Nhật Bản có xu hướng tăng lên. Thu nhập tại Hàn Quốc, Nhật Bản cao gấp 2, 3 lần so với Đài Loan, do vậy dù là thị trường mới nhưng số lao động đi xuất khẩu lao động tại đây tăng qua từng năm. Tuy nhiên, để tham gia vào các thị trường này, ngoài chi phí ban đầu cao thì người lao động cũng phải đáp ứng các yêu cầu dự tuyển đầu vào nghiêm ngặt. Đối với người lao động phổ thông của huyện Kim Bảng, đây thực sự là một trở ngại lớn. Trong giai đoạn 2010 – 2013, lao động đi xuất khẩu tại thị trường Trung Đông, Nga chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân do đây là 2 thị trường khá hạn chế, yêu cầu tuyển dụng chủ yếu là nam giới nhưng nguồn lao động đi xuất khẩu lao động của huyện lại chiếm tới 73% nữ giới. Ngoài ra xuất khẩu lao động tại 2 thị trường này cần chi phí cao, đồng thời yêu cầu lao động có tay nghề, vì vậy mà người lao động Kim Bảng không thể đáp ứng được

Do còn hạn chế về trình độ tay nghề cũng như ngoại ngữ nên người lao động chủ yếu đi làm việc ở các thị trường có nhu cầu lao động ở các ngành nghề không yêu cầu tay nghề như dệt may, xây dựng, giúp việc gia đình, điện tử. Số này chiếm đến 90% tổng số lao động đi xuất khẩu. Hầu hết số lao động sau khi hết thời gian lao động, trở về nước có nhu cầu trở lại làm việc ở các thị trường cũ lần hai do mức thu nhập hấp dẫn.

Lao động của huyện chủ yếu là lao động khu vực nông nghiệp, chất lượng lao động thấp, lực lượng lao động chưa qua đào tạo cao. Nhận thức của lao động còn hạn chế, tư tưởng trông chờ ỉ lại, chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo để làm giàu. Những năm qua, công tác xuất khẩu lao động của huyện kết quả chưa cao, gặp nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu XKLĐ phân bổ không đồng đều. Thị trường lao động chủ yếu tập trung vào một số thị trường cũ (Đài Loan, Malaysia…) trong khi các thị trường tiềm năm có thu nhập cao (Anh, Mỹ…) vẫn chưa được khai thác do các thị trường này yêu cầu khắt khe về trình độ tay nghề, ngoại ngữ.

Chi phí đầu tư đi xuất khẩu tốn kém và hầu hết người lao động phải vay vốn ngân hàng để đi xuất khẩu lao động. Điều này khiến người lao động không đủ vốn để thực hiện các dự án của mình ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm.

Trên địa bàn huyện chưa có doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động đi xuất khẩu, người lao động có nhu cầu chủ yếu đi qua các doanh nghiệp ở Hà Nội vào huyện tuyển dụng lao động. Điều này gây khó khăn không nhỏ đến việc nắm bắt tình hình lao động – việc làm trong huyện cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ đối với lao động khi ký kết hợp đồng.

Mặt khác, vấn đề người lao động xuất khẩu trở về cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực về mặt xã hội khiến người lao động có tâm lý e ngại.

Mặc dù huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như việc phổ biến chính sách, pháp luật, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tuy nhiên kết quả đạt được trong công tác này còn rất hạn chế, chưa phản ánh đúng tiềm năng của huyện.

2.3.3.4. Các giải pháp giải quyết việc làm khác

- Mô hình lúa, kết hợp trồng cây công nghiệp, rau màu vụ đông:

Nhiều vùng nông thôn của huyện đã chuyển từ độc canh lúa sang kết hợp giữa trồng lúa với trồng màu, cây công nghiệp... Ví dụ, xã Lê Hồ với những biện pháp luân canh đa dạng, trong đó có trồng dưa xuất khẩu là chủ

lực, cùng với đậu tương, ngô nếp hoặc lúa nếp - khoai tây; lúa nếp - rau các loại, có 3 cánh đồng với diện tích 18,8 ha, thu nhập mỗi ha 85 - 86 triệu đồng/năm, gấp 2,5 - 3 lần so với trồng lúa và tạo việc làm mới bình quân từ 20-15 lao động gấp 3 lần so với trồng lúa.

Các xã ven sông thực hiện những mô hình đạt hiệu quả cao như nông dân xã Tkhar phong, Liên Sơn, quy hoạch 10 ha lúa xen cá, tôm, cây thuốc nam, cho thu nhập 60-63 triệu đồng/ha/năm và nhiều xã với kinh nghiệm sản xuất cây màu được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật luân canh, xen canh tăng vụ (4cây, 3 vụ - 5 cây, 4 vụ) đã cho thu nhập 74-86 triệu đồng/ha/năm, gấp 3 lần so với trồng lúa, bình quân 1 ha đã tạo thêm 15-20 lao động/năm gấp 2 lần so với chuyên trồng lúa

Ngoài ra diện tích trồng nấm rơm, mộc nhĩ được khôi phục và có chiều

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 77)