Bảng 2.10: Lực lượng lao động trong khu vục kinh tế huyện năm 2010-2013

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 49)

trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 19%”. Mạng lưới y tế được củng cố, phát triển đa dạng và được quản lý chặt chẽ hơn, nhiều công nghệ mới đã đưa vào ứng dụng rộng rãi... Chất lượng khám và điều trị bệnh có chuyển biến rõ rệt; Công suất sử dụng giường bệnh đạt 98%. Công tác khám và điều trị cho người nghèo, đối tượng chính sách được chú trọng. Hàng năm đã khám, điều trị cho hàng trăm nghìn lượt người, đảm bảo làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Công tác dân số, gia đình và trẻ em có nhiều cố gắng. Mô hình gia đình ít con, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc được đông đảo tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện, đảm bảo mục tiêu giảm tỷ lệ sinh hàng năm.

Tóm lại, với vị trí địa lý thuận lợi, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thủy văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, chăm chỉ, giàu sức sáng tạo, có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ, hạ tầng kinh tế - xã hội khá phát triển của Kim Bảng là những yếu tố tích cực cần được khai thác, phát huy và khắc phục, hạn chế những yếu tố tiêu cực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH của huyện.

2.2. Thực trạng việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

2.2.1. Thực trạng lao động nông thôn tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

2.2.1.1. Thực trạng về số lượng lao động

Bảng 2.7: Số lượng ước tính lực lượng lao động của khu vực năm 2010-2013

Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dân số (nguời) 126.519 126.560 128.575 127.556

Lực lượng lao động(người) 78.948 78.088 77.814 75.513

Tỷ lệ % 62,4 61,7 60,52 59,2

(Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện Kim Bảng)

Lực lượng lao động của huyện phản ánh yếu tố cung về lao động cho thị trường lao động. Lực lượng lao động đang có xu hướng giảm.

Biểu trên cho thấy, tỷ trọng lực lượng lao động năm 2010 chiếm 62,4% so tổng dân số, đến năm 2013 tỷ trọng này giảm xuống 59,2%. Điều này chứng tỏ cơ cấu dân số của huyện đang bắt đầu chuyển dần sang cơ cấu dân số già hơn. Đồng thời số lao động đi học tăng lên, nên chưa tham gia lực lượng lao động.

Theo số liệu của Phòng LĐ-TB&XH huyện thì tỉ lệ lao động trẻ trên tổng số lao động của các xã, thị trấn cao từ 45%-67%, đây là tín hiệu tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện Kim Bảng trong hiện tại và tương lai.

2.2.1.2. Thực trạng chất lượng lao động

Trình độ văn hoá của người lao động là một trong những tiêu chí phản ánh chất lượng và tình trạng phát triển nguồn nhân lực của mỗi địa phương. Chất lượng lao động biểu hiện chủ yếu ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động trên thị trường lao động.

- Về trình độ văn hóa:

Bảng 2.8: Trình độ văn hóa của lao động huyện Kim Bảng năm 2010 -2013 Trình độ

văn hóa

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Cấp 1 97 0.08 86 0.07 72 0.05 7 64 0.051 Cấp 2 66.098 54.8 50.164 41.0 50.274 39.82 46.440 36.85

8 7 Cấp 3 54.251 45.0 4 71.880 58.8 6 75.914 60.1 3 79.521 63.1 Tổng số 120.44 6 100 122.13 0 100 126.26 0 100 126.02 5 100

( Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện Kim Bảng)

Trình độ văn hoá của lực lượng lao động huyện Kim Bang đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp 3 trong lực lượng lao động tăng khá nhanh; Lao động tốt nghiệp THCS và tiểu học có xu hướng giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động. Năm 2010 tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học, THCS lần lượt là 0,08 %, 54,88 % đến năm 2013 giảm còn 0,51 %, 36,58% . số người có trình độ văn hoá cao tập trung chủ yếu ở thành thị, số lao động ở nông thôn có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học thấp hơn ở thành thị từ 3-4 lần; Điều này hạn chế rất lớn đến khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả tạo việc làm, khả năng tham gia đào tạo chuyên môn kỹ thuật, giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng của lực lượng lao cho lao động nông thôn, và sẽ tạo những khó khăn không nhỏ trên bước đường phát triển tiếp theo của huyện. Đồng thời, việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá và tay nghề cho người lao động, nhất là các xã miền núi là một yêu cầu cấp bách trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Kim Bảng.

* Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Trình độ chuyên môn của người lao động là điều kiện rất quan trọng trong tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Vì vậy, các địa phương trong cả nước đều hết sức quan tâm đến việc đào tạo nghề cho người lao động. Trình độ chuyên môn của lao động nông thôn huyện Kim Bảng được thể hiện theo số liệu điều tra trong bảng sau.

Bảng 2.9: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động huyện năm 2010-2013 Trình độ CMKT

của người lao động

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%)

Khộng qua đào tạo 80.173 66.56 79.648 65.22 73.638 58.32 70.653 56.06 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ sơ cấp/công nhân nghề 21.571 17,91 22.163 18,15 25.248 20,00 27.128 21,53 Trình độ trung cấp 11.521 9,57 11.982 9,81 17.562 13,91 18.262 14,49 Trình độ cao đẳng/đại học 7.143 5,93 8.261 6,76 9.714 7,69 9.875 7,84 Trên ĐH 38 0,03 76 0,06 98 0,08 107 0,08 Tổng số 120.446 100 122.130 100 126.260 100 126.025 100

(Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện Kim Bảng)

Qua số liệu trên bảng 2.9 cho thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động của lao động huyện Kim Bảng vẫn còn thấp. Số lao động không qua đào tạo mặc dù giảm (năm 2010 có 80.173 người chiếm 66,56% đến năm 2013 có 70653 chiếm 56,6 %), nhưng số lao động này vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong lực lượng lao động.

Số lượng lao động đã qua đào tạo có xu hướng ngày càng tăng, nhưng trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ rất thấp. Năm 2010 trình độ sơ cấp, công nhân nghề, trung cấp, lần lượt là 17,91 %, 9,57 % đến năm 2013 tăng lên 21,53%, 14,49%. Trong khi đó trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học có tốc độ tăng rất chậm, năm 2010 cao đẳng, đại học lần lượt là 5,93, 0,03% đến năm 2013 chỉ lên đến 7,84%, 0,08 %. Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học chủ yến tập trung trong các cơ quan nhà nước và những lãnh đạo của các công ty. Bên cạnh đó, chất lượng thực của một phận lao động đã qua đào tạo là điều đáng lo ngại. Có những lao động có nhiều chứng chỉ trong tay nhưng lại tỏ ra thiếu hiểu biết về những kiến thức cơ bản về chuyên môn được đào tạo, một số ít lại tỏ ra yếu về kỹ năng thực

Do vậy, để đảm bảo cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích trí thức trẻ về nông thôn công tác là yêu cầu cấp thiết đối với huyện Kim Bảng trong thời gian tới.

Thực trạng chất lượng lao động hiện nay không cao, xuất phát từ nhận thức của đại đa số người dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam rất coi trọng lao động trí óc, coi thường lao động chân tay. Là vùng quê có truyền thống hiếu học nên ai cũng muốn con em mình phải đỗ đạt cao, phải vào đại học để làm “ông này bà nọ”, không thì chí ít cũng phải ngồi bàn giấy thoát ly lao động chân tay cho nó nhàn hạ. Tư tưởng “phi đại học bất thành nhân” đã ăn sâu, bám rễ vào nếp nghĩ của con người Hà Nam, từ phụ huynh cho đến các em học sinh. Vì vậy, ai cũng cố gắng để được đi học đại học, bất kể trường gì, ngành gì và ra trường có khả năng tìm được việc làm hay không? Chỉ cần là “đại học”.

Bên cạnh đó khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin, tiếp cận nhu cầu thị trường vẫn còn kém. Người nông dân ít khi xem những chương trình khoa học kỹ thuật, đặc biệt là chương trình khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy, người lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật kém, không nắm bắt được nhu cầu thị trường cần gì và mình nên đi học gì.

2.2.2. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.

* Tình trạng về việc làm

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện hết sức quan trọng để có thể sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động.

Sử dụng đầy đủ nguồn lao động là sử dụng hết nguồn lao động về mặt số lượng, không còn người thất nghiệp và thiếu việc làm. Sử dụng hợp lý nguồn lao động là sử dụng nguồn lao động có hiệu quả cao. Hai yếu tố này tạo nên

Quá trình điều tra lao động và việc làm đối với lao động nông thôn huyện Kim bảng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10: Lực lượng lao động trong khu vục kinh tế huyện năm 2010-2013 STT Tiêu chí Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

I Dân số trung bình người 126519 126560 128575 127556

II Lực lượng lao động người 78948 78088 77814 75513

III Lực lượng lao động có việc làm người 74764 75120 75713 73701

1 Nông nghiệp người 47268 43651 41579 39417

Tỷ lệ % so với LLLĐ có việc

làm % 63,22 58,11 54,92 53,48

2 Công nghiệp & xây dựng người 16348 20889 21194 20723 Tỷ lệ % so với LLLĐ có việc

làm % 21,87 27,81 27,99 28,12

3 Thương mại- DV người 11148 10580 12940 13561

Tỷ lệ % so với LLLĐ có việc

làm % 14,91 14,08 17,09 18,4

IV % Lao động có việc làm so

với LLLĐ % 94,7 96,2 97,3 97,6

V Thất nghiệp % 5,3 3,8 2,7 2,4

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2010-2013)

- Quan sát sự biến động của lao động qua các năm ở Kim Bảng cho ta thấy: + Công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ chiếm tỷ lệ quá thấp và đang có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể (năm 2000 công nghiệp chiếm 10,8%, thương mại dịch vụ chiếm 3,8%, năm 2005 công nghiệp chiếm 14,4%, thương mại dịch vụ chiếm 5,3%).

+ Lao động nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn (63,22% năm 2010, 53,48 % năm 2013) . Điều đó thể hiện sự phân công lao động chưa phát triền, tính chất thuần nông vẫn là chủ yếu. Đặc biệt trong nông lâm ngư nghiệp lao động trong trồng trọt chiếm tỷ lệ cao.Trồng trọt là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngành có tính thời vụ rất cao. Việc phân bố phần lớn lao động vào ngành trổng trọt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm thời vụ nghiêm trọng. Đây là vấn đề cần khắc phục nhằm đảm bảo việc làm cho lao động nông thôn.

+ Ngành Công nghiệp-Xây dựng; thương mại & dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp và đang có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể (năm 2010 công nghiệp chiếm 21,87%, thương mại dịch vụ chiếm 14,91%, năm 2013 công nghiệp chiếm 28,12%, thương mại dịch vụ chiếm 18,4%). Qua đó ta thấy, các hoạt động phi nông nghiệp phát triển kiêm tốt.

Như chúng ta đã biết, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, sản xuất mang tính thuần nông sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu việc làm mang tính phổ biến. Rõ ràng muốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thì nhất thiết phải hạn chế tính thời vụ, phát triển các ngành phi nông nghiệp, phân bổ lại lao động nông thôn vào các ngành một cách hợp lý, cần phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế và qua đó chuyển đổi cơ cấu lao động nhanh hơn để phù hợp với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập.Công nghiệp, thương mại dịch vụ là 2 nhóm ngành hiện đang phát triển chậm, cần phải có những chính sách phù hợp, tạo môi trường thông thoáng hơn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

* Tình trạng về thất nghiệp:

- Tỷ lệ người đang có việc làm ở khu vực nông thôn hằng năm đều tăng. Do đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn có xu hướng giảm xuống. Từ năm 2010 đến năm 2013 chương trình giải quyết việc làm của huyện đã tạo việc làm mới và việc làm thêm cho 119, 043 lượt người với kết quả này đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 5,3% (năm 2010) xuống còn 2,4% (năm 2013), góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện (lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chuyển dần sang khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ). Số người thiếu việc làm ở

nông thôn còn rất lớn, độ tuổi có tỷ trọng thiếu việc làm cao nhất là 15-24 tuổi, 25-34 tuổi; Trong giai đoạn hiện nay, nhiều cơ hội về việc làm được tạo ra nhưng nếu người lao động không thích ứng nhanh với cơ chế mới sẽ khó tránh khỏi tình trạng thất nghiệp, bởi vậy các cấp ủy Đảng cần phải có biện pháp hữu ích để con số này ngày càng được ổn định hơn.

* Hậu quả của tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm:

- Dẫn đến tình trạng nghèo đói. Năm 2013 số hộ nghèo của huyện là 2703 hộ chiếm 7,1%. Bình quân số hộ nghèo giảm 2%/ mỗi năm, tỷ lệ hộ tái, phát sinh nghèo vẫn còn cao. Số hộ nghèo giảm hàng năm vẫn cón là số chạy đua theo thành tích để đạo tỷ lệ phù hợp cho xây dựng nông thôn mới. Nên số người nghèo thực tế trong huyện còn cao hơn rất nhiều.

- Do tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu. Do vậy, không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, thì trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái...

- Từ tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm dẫn đến tình trạng di chuyển lao động đến nơi khác. Theo kết quả điều tra tình hình lao động ở huyện từ năm 2010 đến năm 2013 bình quân mỗi năm có 80 đến 96 hộ di chuyển hẳn đến nơi khác làm ăn, sinh sống. Chủ yếu những hộ này đi các vùng kinh tế mới ở các tỉnh miền núi có nhiều đất đai như: Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc...

Khi hết thời vụ trong thời gian nông nhàn có tới 40% số lao động là nam giới, độ tuổi từ 18- 50, đã di cư vào các tỉnh miền Nam, miền núi phía Bắc để làm các nghề như: Đào đãi vàng, làm nghề mộc, buôn bán.... Hiện nay, đa phần lao động nông thôn di cư đi làm ăn nơi khác là những người nghèo, tự tìm việc làm để duy trì và nâng cao đời sống của bản thân và gia đình họ.

Bên cạnh những mặt tích cực di chuyển lao động tự do ở nông thôn đã đang gây ra một số tác động tiêu cực: Do đa phần lao động nông thôn không được qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật nên hầu hết lực lượng này chấp nhận làm các công việc đơn giản, cơ bắp (nghề tự do, nghề phục vụ gia đình, thợ xây, đạo xích lô, cửu vạn, bốc vác, đào đãi vàng...), lao động di cư hầu như không khai báo tạm trú tạm vắng với địa phương đã gây cản trở cho việc quản lý hộ khẩu, quản lý kế hoạch hoá gia đình... hơn nữa họ có những thói quen tuỳ tiện đã làm phức tạp thêm vấn đề trật tự an ninh, dễ bị mắc các tai tệ

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 49)