1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

103 1,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Vì vậy, yêucầu bức xúc hiện nay là cần nghiên cứu thực trạng thanh tra HĐSP của GV THPTtỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng của công tác thanh tr

Trang 1

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Nội dung

TTHĐSP : Thanh tra hoạt động sư phạm

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.3 Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên 14

1.4 Nguyên tắc thanh tra và yêu cầu quản lý hoạt động thanh tra giáo dục.15 1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra giáo dục 18

1.6 Tổ chức Thanh tra Sở GD&ĐT; hình thức, nội dung và trình tự thanh tra hoạt động sư phạm GV THPT 19

1.7 Nội dung quản lý công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo 25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG 35

2.1 Đặc điểm tự nhiên xã hội, kinh tế và chất lượng GD&ĐT của tỉnh Lâm Đồng 35

2.2 Thực trạng quản lý công tác thanh tra HĐSP của giáo viên THPT tỉnh Lâm Đồng 39

2.2.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, TTV, CTVTT và GV THPT về vai trò, vị trí của TTGD; mục đích, thẩm quyền và tầm quan trọng của các nội dung TT HĐSP của GV THPT 40

2.2.2 Thực trạng về công tác xây dựng lực lượng TTV và CTVTT 44

2.2.4 Thực trạng về tổ chức thực hiện TT 54

Trang 3

2.2.5 Thực trạng về chỉ đạo công tác thanh tra 56

2.2.6 Thực trạng về kiểm tra công tác thanh tra 58

2.2.7 Thực trạng về tổ chức sử dụng kết quả thanh tra 60

2.2.8 Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ cho công tác thanh tra 62

2.3 Đánh giá chung 63

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 65

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN THPT TỈNH LÂM ĐỒNG 66

3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp 66

3.1.1 Nguyên tắc về tính định hướng đảm bảo mục tiêu GD&ĐT 66

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 68

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 69

3.2 Đề xuất biện pháp 70

3.2.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, thanh tra viên, cộng tác viên TT và GV về công tác thanh tra 70

3.2.2 Xây dựng kế hoạch công tác TT HĐSP của GV THPT 72

3.2.3 Cải tiến phương thức thanh tra HĐSP của GV THPT 74

3.2.4 Xây dựng đội ngũ Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra 76

3.2.5 Chỉ đạo triển khai công tác TT HĐSP của GV THPT 79

3.2.7 Sử dụng các kết luận sau thanh tra nhằm đổi mới HĐSP của GV THPT 85

3.2.8 Tăng cường hỗ trợ các điều kiện, phương tiện làm việc cho TTV, CTV TT 88

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 89

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 90

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Những điểm khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra 13

Bảng 2.1 Quy mô trường lớp năm học 2012-2013 so với năm học 2011-2012 37

Bảng 2.2 Quy mô học sinh năm học 2012-2013 so với năm học 2011-2012 37

Bảng 2.3 Nhận thức về hệ thống, vai trò, vị trí của TTGD 40

Bảng 2.4 Nhận thức về mục đích và thẩm quyền công tác TT HĐSP 42

Bảng 2.5 Nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung TT HĐSP của GV THPT 43

Bảng 2.6 Thống kê số lượng TTV trong 3 năm qua 45

Bảng 2.7 Thống kê CTVTT các bậc học 3 năm học qua 45

Bảng 2.8 Thống kê CTVTT các môn bậc học THPT 3 nhiệm kỳ qua 46

Bảng 2.9 Đánh giá của HT và GV THPT về phẩm chất, năng lực, uy tín của lực lượng CTVTT bậc học THPT 47

Bảng 2.10 Tự đánh giá của CTVTT về phẩm chất, năng lực, uy tín 48

Bảng 2.11 Tự đánh giá của TTV, CTVTT bậc học THPT về khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong TT HĐSP của GV trường THPT 50

Bảng 2.12 Mức độ, kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch TT HĐSP của GV THPT của Sở GD&ĐT 52

Bảng 2.13 Đánh giá thực trạng mức độ hợp lý các hình thức tổ chức thực hiện TT bậc học THPT 55

Bảng 2.14 Mức độ, kết quả thực hiện việc chỉ đạo của Sở GD&ĐT đối với công tác TT HĐSP của GV THPT 56

Bảng 2.15 Mức độ, kết quả thực hiện việc kiểm tra của Sở GD&ĐT đối với công tác TT HĐSP của GV THPT 59

Bảng 2.16 Mức độ, kết quả thực hiện về tổ chức sử dụng kết quả thanh tra 61

Bảng 2.17 Mức độ, kết quả thực hiện về các điều kiện hỗ trợ cho công tác thanh tra .62 Bảng 3.1 Ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 90

Bảng 3.2 Tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 92

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mô hình quản lý 10Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ so sánh kết quả đánh giá và tự đánh giá của HT và GV THPT về

phẩm chất, năng lực, uy tín của lực lượng CTVTT bậc học THPT 49 Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch TT HĐSP GV

THPT của Sở GD&ĐT 53 Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ kết quả Sở GD&ĐT thực hiện việc xây dựng kế hoạch TT

HĐSP của GV THPT 54 Biểu đồ 3.1 : Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 91 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 92

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong hoạt động quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, quátrình quản lý diễn ra theo một chu trình với 4 chức năng cơ bản, đó là: kếhoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, thanh tra Trong đó, chức năng kiểmtra, thanh tra là chức năng giúp cho nhà quản lý xác định hệ quản lý đang ởtình trạng nào để có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp; kiểm tra, thanh tra còn

là cầu nối giữa nhà quản lý và đối tượng bị quản lý, là nơi diễn ra quá trìnhthu nhận thông tin để hệ vận động và phát triển Do đó, việc nghiên cứu hoànthiện công tác thanh tra, kiểm tra là yêu cầu có tính cấp thiết và liên tục

Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ XI đãxác định quan điểm phát triển giáo dục nước ta giai đoạn hiện nay và nhữngnăm trước mắt là: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo (GD &ĐT) của Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủhóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triểnđội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” Như vậy yêu cầu nângcao chất lượng đối với giáo viên (GV) nói chung và GV trung học phổ thông làmột vấn đề cấp bách, cần thiết Có thể nói rằng chất lượng cấp trung học phổthông (THPT) là phản ánh toàn bộ quá trình giáo dục đào tạo của nhà trườngphổ thông, là sự chuẩn bị cho học sinh (HS) chuyển sang một giai đoạn đào tạomới – giai đoạn học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay trungcấp nghề Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chúng ta phải nâng cao chấtlượng nhà trường, thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, bởi vì GV

là nhân tố chủ đạo trong hoạt động giáo dục Chúng ta có rất nhiều cách đểnâng cao chất lượng đội ngũ GV, trong đó bao gồm cả thanh tra hoạt động sưphạm của GV

Trang 8

Từ thực tế trên, chúng tôi cho rằng trong công tác quản lý nhà trườngTHPT, công tác thanh tra, kiểm tra là khâu hết sức quan trọng Trong các nămhọc qua, Sở GD&ĐT Lâm Đồng đã đạt được một số kết quả đáng kể trong côngtác thanh tra toàn diện nhà trường THPT nói chung, cũng như thanh tra hoạtđộng sư phạm của giáo viên (HĐSP của GV) THPT nói riêng Tuy nhiên, vẫncòn có nhiều hạn chế, khó khăn, đặc biệt là thanh tra HĐSP của GV Vì vậy, yêucầu bức xúc hiện nay là cần nghiên cứu thực trạng thanh tra HĐSP của GV THPTtỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng của công tác thanh tra giáo dục, góp phần đánh giá, tư vấn thúc đẩy nângcao chất lượng đội ngũ GV THPT.

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý công tác thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lâm Đồng” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra HĐSP của

Công tác quản lý hoạt động thanh tra trường THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý của thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viênTHPT tỉnh Lâm Đồng

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của Giám đốc Sở Giáodục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng đối với thanh tra HĐSP của GV các trường THPT

Trang 9

4.2 Giới hạn về khách thể khảo sát

- 03 Lãnh đạo Sở

- 40 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng 20 trường THPT tỉnh Lâm Đồng

- 130 giáo viên một số trường THPT tỉnh Lâm Đồng

- 120 cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng

- 05 Thanh tra viên của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng

4.3 Giới hạn địa bàn khảo sát

Khảo sát ở 20/59 trường THPT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

5 Giả thuyết khoa học

Công tác thanh tra HĐSP của GV THPT trong thời gian qua đã góp mộtphần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh LâmĐồng Tuy nhiên, hiệu quả quản lý công tác HĐSP của GV THPT tỉnh LâmĐồng còn một số tồn tại, bất cập

Nếu có sự nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng quản lý của SởGiáo dục và Đào tạo đối với công tác thanh tra HĐSP của GV THPT và đề xuấtđược các biện pháp cần thiết, khả thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lýcông tác thanh tra giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiệnnay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác thanh tra HĐSP của

GV các trường trung học phổ thông

6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo

tỉnh Lâm Đồng đối với công tác thanh tra HĐSP của GV THPT

6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào

tạo tỉnh Lâm Đồng nhằm đổi mới công tác thanh tra HĐSP của GV THPT vàđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

6.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất

Trang 10

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận quản lý, các Văn kiện Đại hội Đảng, các văn bản pháp qui về thanh tra giáo dục, các tài liệu khoa học, bài báo khoa học và những kết quả đạt được của công tác thanh tra giáo dục

- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thanh tra giáodục của Sở GD& ĐT Lâm Đồng

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Điều tra bằng phiếu hỏi theo các tiêu chí có liên quan đến phạm vinghiên cứu của đề tài

- Tổng kết kinh nghiệm thanh tra giáo dục của Sở GD&ĐT Lâm Đồng

- Lấy ý kiến chuyên gia, CBQL, CTV TT về tính khả thi của đề tài

7.3 Sử dụng phương pháp thống kê toán: để xử lý số liệu thu được

trong các phiếu điều tra và đánh giá kết quả nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA

HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thanh tra (TT) là một phạm trù lịch sử, TT gắn liền với quá trình laođộng xã hội Chính bản chất của quá trình lao động xã hội đã đòi hỏi tính tấtyếu phải có sự quản lý để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiệnnhững chức năng chung phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động của cả cơchế sản xuất với sự vận động của các yếu tố khách quan, độc lập hợp thành cơchế sản xuất đó

Thanh tra giáo dục (TTGD) là loại hình thanh tra chuyên ngành, đượchình thành ở nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Đức, Nhật, Bỉ, Hà Lan, AiCập  và tồn tại song song với nhiều loại hình thanh tra khác TTGD thựchiện quyền thanh tra nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước,nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục

và đào tạo

Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc, hệ thống TTGD đã được hình thành

từ Trung ương đến các tỉnh, huyện TTGD thời kỳ này đã để lại nhiều dấu ấn đốivới những người dạy học thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945 Các quanTTGD thực hiện sự đánh giá thường bất chợt, chủ quan theo phương châm

"vạch mặt, tóm bắt" Quyền hạn của các quan TTGD thời kỳ này rất lớn

Nhìn lại quá trình hoạt động Thanh tra Giáo dục (TTGD), từ khi cóNghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới ánh sáng đường lối đổimới của Đảng, Bộ Giáo dục-nay là Bộ GD&ĐT đã có Quyết định 1019/QĐ-BGD ngày 29/10/1988 ban hành bản quy định về tổ chức và hoạt động của hệ

Trang 12

thống TTGD Ngày 28/9/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) raNghị định 358/NĐ-HĐBT về tổ chức và hoạt động của TTGD Sau đó BộGD&ĐT đã ban hành Quyết định 478/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/3/1993 banhành Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống TT GD&ĐT Tháng12/1998, Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam được ban hành, tại mục 4chương VII từ điều 98 đến điều 103 đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn,trách nhiệm của TTGD và đối tượng TT Ngày 10/12/2002, Chính phủ raNghị định 101/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TTGD Luật Giáodục năm 2005, tại chương VII “Quản lý Nhà nước về giáo dục” gồm 4 mụcthì có một mục về “Thanh tra giáo dục” (mục 4) đã quy định một cách cụ thể

về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức và hoạt động của TTGD phùhợp với Luật TT Ngày 18/8/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định85/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của TTGD và thay thế Nghị định101/2002/NĐ-CP Vậy, qua những văn bản pháp luật của Nhà nước và Chínhphủ đã thể hiện tầm quan trọng của TTGD trong sự nghiệp đổi mới quản lýgiáo dục (QLGD) nước nhà

Bàn về công tác TT, KT trong giáo dục, các nhà khoa học giáo dụctrong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận GD, đặcbiệt là về QLGD, các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang-“Những khái niệm cơ bản

về QLGD”, Đặng Quốc Bảo-“Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục”, M.IKônđacôp-“Cơ sở lý luận khoa học QLGD”, Trần Kiểm-“Những vấn đề cơbản của khoa học QLGD” Các công trình trên thực sự là cẩm nang vô cùngcần thiết cho các nhà QLGD các cấp về lý luận cũng như về thực tiễn QLGD,

QL nhà trường

Các tác giả Hà Sỹ Hồ, Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Quốc Bảo đã nêulên những nguyên tắc chung của việc QL hoạt động dạy học, từ đó đã chỉ ramột số biện pháp QL nhà trường Một trong số biện pháp hữu hiệu để duy trì,

Trang 13

điều chỉnh hoạt động của hệ QL đi đúng mục tiêu, kế hoạch, đó là các biệnpháp KT, TT, đánh giá kết quả công việc trong từng giai đoạn nhất định.

Tác giả Hà Sỹ Hồ, trong cuốn “Những bài giảng về quản lý trường học”tập 2-NXBGD đã cho rằng: “Chức năng KT đặc biệt quan trọng vì quá trình

QL đòi hỏi những thông tin chính xác, kịp thời về thực trạng của đối tượng QL,

về việc thực hiện các quyết định đã đề ra, tức là đòi hỏi những liên hệ ngượcchính xác, vững chắc giữa các phân hệ QL, và phân hệ được QL ” Ông khẳngđịnh: “QL mà không kiểm tra thì QL sẽ ít hiệu quả và trở thành QL quan liêu”[12, tr 126]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang, trong cuốn “Những khái niệm cơ bản vềquản lý giáo dục” cho rằng: Quá trình QL diễn ra qua năm giai đoạn: “Chuẩn

bị kế hoạch, kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra; trong đó kiểm tra là giaiđoạn cuối cùng, kết thúc một chu trình QL KT giúp cho việc chuẩn bị tíchcực cho kỳ KH tiếp theo KT tốt sẽ đánh giá được sâu sắc và chuẩn bị trạngthái cuối cùng của hệ thì đến kỳ KH tiếp theo là việc soạn thảo KH năm họcmới sẽ thuận lợi, kế thừa mặt mạnh để tiếp tục phát huy, phát hiện được lệchlạc để uốn nắn, loại trừ” Tác giả kết luận: “Như vậy, theo lý thuyếtXibecnetic, KT giữ vai trò liên hệ nghịch trong quá trình QL, nó giúp cho chủthể QL điều khiển tối ưu hệ QL Không có KT không có QL” [20, tr 35]

Tác giả Đặng Quốc Bảo (1997) - “Những vấn đề cơ bản về quản lýgiáo dục” xác định: “KT là công việc gắn bó với sự đánh giá, tổng kết kinhnghiệm giáo dục, điều khiển mục tiêu” [1, tr 125]

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Cuối cùng, người QL phải thực hiệnchức năng kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra Điều cầnlưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn Chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòihỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức”[ 15, tr.45]

Trang 14

Vậy KT, TT có tác dụng rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động QLNNnói chung, hoạt động QLGD nói riêng Quản lý đồng thời là kiểm tra Thanhtra, kiểm tra nằm trong bản thân sự hoạt động QL.

Gần đây, một số Luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD đã nghiên cứu

về các biện pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động TT góp phần nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác TTGD Có thể nói số công trình nghiên cứu về hoạtđộng thanh tra giáo dục không nhiều Tại trường Đại học sư phạm Hà Nội cónhững luận văn thạc sỹ nghiên cứu về hoạt động TT GD như: đề tài của tácgiả Lê Văn Vương (2005)- Biện pháp xây dựng đội ngũ cộng tác viên thanhtra chuyên môn cấp THPT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2010; đề tài củatác giả Lê Thu Phương (2007)- Một số giải pháp đổi mới thanh tra giáo dụcĐại học giai đoạn 2007-2015; đề tài của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2008)-Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên TT GD cấpTHPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình; đề tài của tác giả NguyễnNgọc Thành (2011)- Đổi mới công tác TT toàn diện các trường trung học phổthông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Tại Lâm Đồng, cho đến nay chỉ có một đềtài của tác giả Vũ Thị Thịnh (2009)- Biện pháp quản lý hoạt động TT chuyênmôn trường THPT thành phố Đà Lạt

Các đề tài nêu trên, tập trung nghiên cứu các lĩnh vực như các biệnpháp để xây dựng đội ngũ cộng tác viên TT, các biện pháp nhằm nâng caochất lượng hiệu quả TT toàn diện nhà trường hoặc các biện pháp nhằm nângcao công tác thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo trường Đại học Riênglĩnh vực TT hoạt động sư phạm GV THPT nói riêng còn ít đề tài nghiên cứu.Xuất phát từ tình hình đó, tôi thấy lĩnh vực thanh tra, đặc biệt là công tácthanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường THPT còn nhiều góc độcần khai thác, nghiên cứu, với hy vọng được góp phần nhỏ vào việc nâng cao

Trang 15

chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra HĐSP của GV trường THPT trên địabàn tỉnh Lâm Đồng

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1.Quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Quản lý (QL) là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồntại khách quan, được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọiquốc gia, trong mọi thời đại QL là một trong những loại hình lao động quantrọng nhất trong các hoạt động của con người

Trên cơ sở kế thừa kho tàng lý luận QL, để làm sáng tỏ phù hợp vớithực tiễn Việt Nam, các nhà nghiên cứu lý luận nước ta đã có một số địnhnghĩa về khái niệm QL một cách cụ thể hơn:

Tác giả Vũ Hào Quang cho rằng: “QL chính là sự tác động liên tục, có

tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt đượchiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra” [21, tr 105]

Các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ đã viết: “QL là một quá trìnhđịnh hướng, quá trình có mục tiêu, QL một hệ thống nhằm đạt được mục tiêunhất định”

Tác giả Trần Kiểm lại cho rằng: “QL là những tác động của chủ thể QLtrong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối cácnguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nộilực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”[14, tr 8]

Tóm lại, QL là hệ thống những tác động gây ảnh hưởng, có chủ định,phù hợp quy luật khách quan của chủ thể QL đến khách thể QL thông quaviệc thực hiện các chức năng QL bằng những công cụ và phương pháp mang

Trang 16

của khách thể QL để đạt đến mục tiêu chung của hệ thống trong một môitrường luôn biến động Quá trình tác động đó được thể hiện qua sơ đồ:

là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triểngiáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”[15, tr 10]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “QLGD là những hệ thống tácđộng có mục đích, có kế hoạch (KH), hợp với quy luật của chủ thể QL, làm cho

hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng Thực hiện đượccác tính chất của Nhà nước XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trìnhdạy học, HD thế hệ trẻ, đưa hệ GD đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới

Trang 17

Tác giả Đặng Quốc Bảo viết: “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạtđộng điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tácđào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [1, tr 31].

Tác giả M.I.Kôndacôp trong cuốn “Cơ sở lý luận khoa học giáo dục”

đã định nghĩa: “QLGD là tập hợp những biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục,

kế hoạch hóa, tài chính,…nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơquan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả vềmặt số lượng cũng như chất lượng” [16, tr 22]

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu QLGD là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm

tổ chức, điều khiển hoạt động của khách thể QL, thực hiện mục tiêu giáo dục

đã đề ra

1.2.2 Thanh tra, kiểm tra và thanh tra giáo dục

1.2.2.1 Thanh tra, kiểm tra

Theo Từ điển Tiếng Việt (Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, năm1992): “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơquan, xí nghiệp”

Năm 1961, trong bài huấn thị về công tác TT, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnói “Thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai mắt sáng suốt thì ngườimới sáng suốt”

Theo tác giả Trần Kiểm: “Thanh tra là hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước, có chức năng duy trì các hoạt động của cơ quan hay của côngchức bằng các hoạt động xem xét, thẩm định lại những hành vi của côngchức, những hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở nhữngquy định pháp lý về quyền hạn, nhiệm vụ của cá nhân hoặc tổ chức được TT”[15, tr.81]

Trang 18

Luật Thanh tra năm 2010 đã nêu: Mục đích của hoạt động TT nhằmphát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp khắc phục; phòng ngừa, pháthiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thựchiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLNN; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Từ những luận điểm nêu trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm Thanh tranhư sau: Thanh tra là một dạng hoạt động, là một chức năng của QLNN đượcthực hiện bởi chủ thể QL có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước,nhằm tác động đến đối tượng QL trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyếtđiểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, tăng cường

QL, góp phần hoàn thiện cơ cấu QL, tăng cường pháp chế bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân

TT có nghĩa là sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài vào hoạt động củamột đối tượng nhất định

Thanh tra khác với kiểm tra Kiểm tra là một trong những chức năng cơbản, là giai đoạn kết thúc trong quá trình QL Theo Từ điển tiếng Việt (1992):

“Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” Theo Từ điểnGiải thích thuật ngữ hành chính (NXB Lao động, 2002): “Kiểm tra là mộtchức năng quản lý có liên quan mật thiết với các chức năng kế hoạch hóa; nócho phép các nhà quản lý biết được các mục tiêu của tổ chức có đạt được haykhông hoặc đạt được như thế nào, cũng như những nguyên nhân tạo nên tìnhhình đó, tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động vận hành của một hệ thống”

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩmđịnh, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thựchiện quyết định Ngoài ra, còn có thể hiểu kiểm tra là hoạt động quan sát và

Trang 19

kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản

lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn” [15, tr.80]

Theo đó, kiểm tra được hiểu với nghĩa là một dạng hoạt động nào đó đểrút ra nhận xét, đánh giá nhằm tác động, điều chỉnh hoạt động của tổ chức,con người cho phù hợp với mục đích đã đề ra

Kiểm tra và thanh tra giống nhau về mục đích: tạo lập kênh thông tinphản hồi trong QL; phát hiện, phân tích, đánh giá thực tiễn một cách chínhxác, khách quan, trung thực, làm rõ đúng sai, nguyên nhân dẫn đến sai phạmnhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm, góp phần thúcđẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế QL

Nhìn một cách tổng quát giữa thanh tra và kiểm tra có những điểmkhác nhau sau:

Bảng 1.1 Những điểm khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra

Về nội dung Đa dạng, phức tạp Hiện hành, dễ thấy

Không nhất thiết phải chuyên sâu

Về phạm vi hoạt

động

Có khả năng chuyên sâu

Rộng, có tính quần chúng

Về thời gian tiến

hành

Về sản phẩm Văn bản kết luận Ý kiến tư vấn

Sự phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra chỉ là tương đối Khi tiến hànhthanh tra, thường thực hiện nhiều hoạt động kiểm tra Khi tiến hành kiểm tra,

có thể chọn nội dung thanh tra Chính từ quan hệ qua lại giữa hai khái niệmnày nên trong thực tế người ta hay sử dụng cả hai từ: thanh tra, kiểm tra

Như vậy, TT luôn được hiểu gắn liền với hoạt động của chủ thể mangthẩm quyền Nhà nước Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được trao quyền,nhân danh chủ thể QLNN tiến hành TT, KT, xem xét tận nơi, tại chỗ các đối

Trang 20

tượng của QL để giúp cho QL đạt được mục tiêu nhiệm vụ đã đặt ra

1.2.2.2 Thanh tra giáo dục

Thanh tra giáo dục (TTGD) là hoạt động của chủ thể QLGD nhằmkiểm tra xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt độngtrong lĩnh vực GD&ĐT (đối tượng của QLGD); thường được thực hiện bởimột cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đểgiúp cho QLGD đạt được mục tiêu nhiệm vụ đã đặt ra

Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi QLNN về

GD, nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòngngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực GD

Đối tượng của TTGD được quy định:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quanquản lý nhà nước về giáo dục

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoàitham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam Trường hợp Điều ước quốc tế màViệt nam là thành viên có quy định khác quy định của NĐ 85/2006/NĐ-CP,ngày 18/8/2006 của Chính phủ thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề khôngthuộc đối tượng của TTGD

1.3 Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên

Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên là xem xét, đánh giá việcthực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các hoạt động khác của nhà giáotheo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường do Bộ trưởng BộGD&ĐT ban hành và những quy định khác có liên quan

Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là một trong những nội dungquan trọng trong hoạt động thanh tra toàn diện nhà trường

Trang 21

Qua TT hoạt động sư phạm của nhà giáo nhằm đánh giá khách quan,toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên để tư vấn biện phápnâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyênmôn; xác định một trong những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc bố trí sửdụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý.

Hoạt động TT phải đạt hai yêu cầu sau đây :

Trước hết, kiểm tra và đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáoviên đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kếhoạch giảng dạy

Sau đó, xem xét các hoạt động của giáo viên, phát hiện các tiềm năng,hạn chế, yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường vốn có và khắc phụchạn chế, thiếu sót

1.4 Nguyên tắc thanh tra và yêu cầu quản lý hoạt động thanh tra giáo dục trong giai đoạn hiện nay

1.4.1 Nguyên tắc thanh tra

Nguyên tắc TT là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hànhđộng mà các cơ quan QL, các tổ chức TT, các Thanh tra viên (TTV) và cácđối tượng TT phải tuân theo trong quá trình hoạt động TT

Luật TT năm 2010 đã nêu: Hoạt động TT phải tuân theo pháp luật; bảođảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; khôngtrùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơquan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở đến hoạt động bìnhthường của cơ quan tổ chức, cá nhân là đối tượng TT” [24, tr 4]

Do vậy, hoạt động TT phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phải tuân thủ pháp luật: không được làm trái pháp luật là

nguyên tắc quan trọng đối với những người làm công tác TT Đây là nguyêntắc cơ bản bao trùm toàn bộ hoạt động TT

Trang 22

- Nguyên tắc bảo đảm tính chính xác: là nguyên tắc quan trọng, bảo đảm

cho công tác TT đạt hiệu quả cao, phản ảnh đúng sự thật về đối tượng TT

- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan: để bảo đảm nguyên tắc này cần

phải sâu sát thực tiễn, tôn trọng sự thật Do vậy, yêu cầu cán bộ TT phải có bảnlĩnh vững vàng, ý thức trách nhiệm cao và có năng lực xem xét, phân tích chínhxác, khoa học

- Nguyên tắc đảm bảo tính công khai, dân chủ: nguyên tắc này đòi hỏi:

nội dung, kết luận, kiến nghị TT phải được thông báo đầy đủ để những ngườiliên quan biết cùng tham gia, giám sát, góp phần bảo đảm tính chính xác,khách quan trong hoạt động TT

- Nguyên tắc đảm bảo tính kịp thời: là phát hiện, ngăn ngừa, xử lý vi

phạm kịp thời, đáp ứng yêu cầu: không chậm trễ và gắn với chu trình QL

- Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra: nhằm tránh

việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn TT để thực hiện hành vi trái pháp luật, sáchnhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng TT

- Nguyên tắc không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được TT: nhằm bảo đảm kế hoạch hoạt động của đối

tượng TT, đồng thời cơ quan TT chỉ được tiến hành TT theo những nội dung

đã ghi trong quyết định TT

1.4.2 Yêu cầu quản lý hoạ t động thanh tra giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Trong Thông báo Kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của BộChính trị Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổquốc và các đoàn thể các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạocủa Đảng trong Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phấn đấu đến năm

2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp

Trang 23

ứng yêu cầu của sư nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bốicảnh hội nhập quốc tế Trong phần các nhiệm vụ, giải pháp Thông báo Kếtluận số 242-TB/TW cũng đã nêu rõ: “Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ quản lý nhànước đối với giáo dục và đào tạo”.

Do là một trong những chức năng quan trọng của QLGD nên hoạt độngTTGD cần phải đổi mới mang tính tất yếu, cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Trong những năm qua, trước sự trưởng thành và phát triển của ngànhGD&ĐT, có sự đóng góp không nhỏ của TTGD Có thể khẳng định rằng,TTGD không những đã ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những vi phạm phápluật mà còn phát huy những nhân tố tích cực đồng thời góp phần nâng caohiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý của các cơ quan QLNN và các cơquan QLGD; từ đó bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực giáo dục

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đáng kể ấy, hoạt động TTGDcũng còn không ít những khiếm khuyết, tồn tại Địa phương này hay địaphương khác, thời gian này hay thời gian khác, các cơ quan hay cán bộTTGD chưa bám sát vào chức năng của mình Không ít vụ việc sai phạmtrong lĩnh vực giáo dục do quần chúng nhân dân hay do đội ngũ giáo viênphát hiện chứ không phải do TTGD Xử lý của TTGD có khi còn chậm vàhiệu quả chưa cao TTGD chưa phát huy được dân chủ hóa cơ sở trong quátrình hoạt động của mình Cơ chế: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”chưa được thực hiện đầy đủ

Có nhiều nguyên nhân đưa đến những khiếm khuyết, tồn tại nêu trên.Một trong những nguyên nhân ấy chính là tổ chức và hoạt động của TTGDchậm đổi mới, chưa theo kịp với những biến đổi và phát triển của GD& ĐT,nhất là giai đoạn 10 năm qua (2001- 2010) Do đó, một trong những vấn đề cấpbách đặt ra cho TTGD là phải nhanh chóng đổi mới tổ chức và hoạt động của

Trang 24

mình sao cho phù hợp với tình hình mới, nhất là ở những năm tiếp theo, khiGD& ĐT nước ta bước vào giai đoạn tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triểngiáo dục 10 năm tiếp theo của thế kỷ XXI mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra

Đổi mới công tác TTGD nói chung và TT hoạt động sư phạm GVTHPT nói riêng là yêu cầu mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằmphục vụ đắc lực cho QLNN và QLGD Để làm được vấn đề đó, QL công tác

TT cần phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Coi trọng đổi mới hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn

TT theo yêu cầu bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động TT Đây là một trongnhững vấn đề cơ bản;

- Phải đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức TT và TTV cho

sát với yêu cầu QLNN và QLGD hiện nay;

- Thông qua hoạt động thực tiễn và trên cơ sở quy định của pháp luật,các tổ chức TT phải tăng cường củng cố tổ chức và xây dựng lực lượng Nângcao trình độ lý luận, năng lực nghiệp vụ cho TTV, CTVTT

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra giáo dục

1.5.1 Yếu tố chủ quan

Trước hết, đó là nhận thức, tâm lý và tư tưởng của đội ngũ TTV, CTVThanh tra giáo dục Nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý ngại va chạm và tư tưởngchưa thực sự an tâm trong công tác của những người làm công tác TTGD làmcho hiệu quả của hoạt động TT chưa đạt mục đích đã đề ra

Do ràng buộc bởi cơ chế, tổ chức và hoạt động của TTGD không độclập được quy định tại Luật TT Nên hoạt động của TTGD không linh hoạt,không kịp thời TT luôn phải chờ ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng

Tiếp đến là bản lĩnh của những người làm công tác TT, sự phối hợpgiữa các bộ phận, giữa những người làm công tác TT một phần nào đó cũnglàm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động TTGD

Trang 25

- Những người làm công tác TTGD chưa được bồi dưỡng, đào tạonghiệp vụ một cách bài bản Công việc thì nhiều, biên chế lại ít và các điềukiện hỗ trợ chưa tương xứng.

1.6 Tổ chức Thanh tra Sở GD&ĐT; hình thức, nội dung và trình tự thanh tra hoạt động sư phạm GV THPT

1.6.1 Tổ chức Thanh tra Sở GD&ĐT

1.6.1.1 Tổ chức Thanh tra giáo dục

Theo Mục 4, Điều 111, Luật GD năm 2005, đã quy định về tổ chức, hoạtđộng của TTGD Các cơ quan Thanh tra gồm: TT Bộ GD&ĐT, TT SởGD&ĐT Hoạt động TTGD được thực hiện theo quy định của Luật TT Hoạtđộng TTGD ở cấp huyện do Trưởng phòng GD&ĐT trực tiếp phụ trách theo sựchỉ đạo nghiệp vụ của TT Sở GD&ĐT Hoạt động TTGD trong cơ sở giáo dụcnghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ tráchtheo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thủ trưởng cơ quan QLNN về dạynghề [23, tr 32]

Hoạt động của TTGD chủ yếu dựa vào hoạt động của Thanh tra viên(TTV) và Cộng tác viên thanh tra (CTVTT)

TTV là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch TT để thực hiện nhiệm

vụ TT trong lĩnh vực GD [7, tr 6] TTV phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của TTV quyđịnh tại Điều 32 của Luật TT và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Trang 26

CTVTT là người không thuộc biên chế của cơ quan TTGD, được trưngtập để làm nhiệm vụ thanh tra theo yêu cầu của cơ quan TT hoặc cấp có thẩmquyền [7, tr 6] CTVTT là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp vớinhiệm vụ TT, được trưng tập để tham gia TT, KT [7, tr 6].

TTV và CTVTT phải được lựa chọn từ những cán bộ, những GV giỏi,

có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có uy tín, có năng lực, kinhnghiệm chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong thi hành công vụ Độingũ TTV và CTVTT phải cân đối, đồng bộ, đảm bảo theo các tiêu chuẩn chức

danh quy định

1.6.1.2 Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở GD&ĐT

Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám đốc SởGiáo dục và Đào tạo tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyênngành giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theoquy định của pháp luật.Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng

Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanhtra viên và công chức khác Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào do Giámđốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanhtra tỉnh Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở

Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉđạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính củaThanh tra tỉnh, về thanh tra chuyên ngành giáo dục của Thanh tra Bộ

1.6.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở GD&ĐT

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 111,Điều 112 của Luật GD và Điều 24 của Luật TT đối với các đối tượng được quyđịnh tại Điều 9 Nghị định 42/2013/NĐ-CP theo thẩm quyền QLNN của SởGD&ĐT:

Trang 27

Thanh tra hành chính và chuyên ngành giáo dục;

Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục choThanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Giáo dục và Đàotạo và cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phương

Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lýcủa Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lýnhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luậthoặc do Giám đốc Sở giao [7, tr 2]

1.6.2 Hình thức, nội dung và trình tự thanh tra HĐSP của GV THPT

1.6.2.1 Hình thức thanh tra HĐSP của GV

- Thanh tra HĐSP của GV được tiến hành trong cuộc TT toàn diện nhà trường

- Thanh tra HĐSP của GV được tiến hành độc lập theo kế hoạch TTcủa cơ quan QLGD

1.6.2.2 Nội dung thanh tra HĐSP của GV

Thanh tra HĐSP của GV tập trung thanh tra 2 nội dung sau

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật củaNhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị,đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;

- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêucực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết;tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân vàhọc sinh

Kết quả công tác được giao gồm:

- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo:

Trang 28

+ Thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các

hồ sơ khác có liên quan;

+ Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếpcùng loại thì dự tiết thứ 3; phân tích, đánh giá giờ dạy;

+ Kết quả giảng dạy: điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học củahọc sinh từ đầu năm đến thời điểm thanh tra; kiểm tra khảo sát của cán bộ thanhtra; so sánh kết quả của các lớp do nhà giáo giảng dạy với các lớp khác trong cơ

sở giáo dục tại thời điểm thanh tra (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học)

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: thực hiện công tác chủnhiệm, công tác kiêm nhiệm khác

1.6.2.3 Trình tự, thủ tục thanh tra HĐSP của GV

Trình tự thanh tra HĐSP của GV được tiến hành qua các bước

- Khâu chuẩn bị: Đoàn thanh tra, TTV, CTV TT cần chuẩn bị những

thông tin sau:

+ Tập hợp thông tin về điều kiện và tình hình giảng dạy của GV; Đặcđiểm của đơn vị trường học, cơ sở vật chất, đội ngũ GV, kế hoạch của nhàtrường, tình hình địa phương ảnh hưởng đến học tập của HS và hoạt động củanhà trường

+ Thông tin về GV được thanh tra: Quá trình đào tạo, thâm niên, quátrình công tác, đánh giá của nhà trường, của lần thanh tra trước đó

+ Nghiên cứu các hồ sơ liên quan lưu ở Sở, Phòng

+ Trao đổi với hiệu trưởng, về đánh giá của trường đối với GV trongcông tác chuyên môn, tinh thần trách nhiệm , hiệu quả giảng dạy giáo dục

+ Thông tin liên quan đến nội dung thanh tra: Cán bộ thanh tra nghiêncứu chương trình và kế hoạch giảng dạy bộ môn, nắm chắc yêu cầu nội dungbài dạy sẽ đến thanh tra

- Tiến hành thanh tra: thực hiện các nhiệm vụ sau

Trang 29

+ Dự giờ của GV: Đối với GV THPT, dự giờ ít nhất 2 tiết, trong trường

hợp chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ 3 Khi dự giờ, cán bộthanh tra ghi vào phiếu đánh giá quá trình diễn biến của tiết dạy, nhận xét

ưu, khuyết điểm về trình độ nắm nội dung bài, trình độ sử dụng phương pháp.Phiếu này sẽ lưu lại trong hồ sơ thanh tra

+ Kiểm tra hồ sơ giảng dạy của GV và các hồ sơ khác của trường đểđánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn

+ Kiểm tra khảo sát chất lượng HS, thu thập các thông tin về chất lượnghọc tập qua các hồ sơ của trường để đánh giá kết quả giảng dạy của GV

- Trao đổi với GV được thanh tra

Đây là khâu rất quan trọng TTV, CTV TT tham gia Đoàn thanh tra cầnchuẩn bị kỹ những nội dung sau đây:

+ Chuẩn bị nội dung đánh giá: Nghiên cứu đánh giá của trường và củanhững lần thanh tra trước; Phân tích thông tin qua kiểm tra hồ sơ, trình độchuyên môn, năng lực sư phạm, việc thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả họctập của HS, đánh giá hiệu quả giảng dạy của GV; Dự kiến nội dung đánh giá

+ Chuẩn bị nội dung tư vấn: Căn cứ vào nhận định ở phần kiểm tranhững vấn đề đã dự kiến đánh giá để chọn những nội dung cần tư vấn

+ Chuẩn bị nội dung cần thúc đẩy: Phát hiện và lựa chọn những kinhnghiệm của GV thông qua kiểm tra và lựa chọn kinh nghiệm của bản thân cán bộthanh tra để phổ biến cho GV Dự kiến các vấn đề cần kiến nghị.[6, tr 16,17]

- Kết thúc thanh tra

+ Cán bộ thanh tra hoàn thành hồ sơ thanh tra gồm có: Cho điểm vàxếp loại ở phiếu dự giờ dạy của GV; Hoàn thành biên bản thanh tra hoạtđộng sư phạm của GV, cụ thể:

* Xếp loại Nội dung 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống (trên cơ

sở phiếu nhận xét và xếp loại viên chức hàng năm do thủ trưởng cơ sở giáodục cung cấp)

Trang 30

* Xếp loại Nội dung 2: Kết quả công tác được giao:

* Về hồ sơ chuyên môn : kiểm tra các loại sổ, giáo án về số lượng vàchất lượng rồi đưa ra nhận xét ưu, khuyết điểm

* Việc thực hiện các quy định về chuyên môn: thực hiện chương trình,

kế hoạch giảng dạy, giáo dục; soạn bài, chuẩn bị bài theo quy định; kiểm tra,chấm bài theo quy định; tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; bảo đảmthực hành thí nghiệm; đảm bảo hồ sơ chuyên môn; tự bồi dưỡng và tham gia bồidưỡng nghiệp vụ; thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

* Xếp loại giờ dạy: ghi nhận xét ưu, khuyết điểm, và ghi kết quả xếploại như trên

* Kết quả giảng dạy: ghi số lượng các bài kiểm tra do cán bộ thanh trakhảo sát hay kết quả tổng kết học tập bộ môn theo các loại tốt, khá, TB, yếu,kém cùng với tỷ lệ %, từ đó cán bộ thanh tra đưa ra nhận xét về ưu khuyếtđiểm về công tác giảng dạy của GV được thanh tra

* Thực hiện các nhiệm vụ khác (trên cơ sở nhận xét của thủ trưởng cơ sởGD)

- Căn cứ vào kết quả dự giờ và các nhận xét về kiểm tra hồ sơ, về thựchiện các quy định về chuyên môn, về kết quả giảng dạy và thực hiện các nhiệm

vụ khác, cán bộ thanh tra sẽ xếp loại Nội dung 2

- Căn cứ vào Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/03/2006 vềviệc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thôngcông lập và Văn bản số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/4/2006 của BộGD&ĐT về hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại GVmầm non và GV phổ thông công lập”, cán bộ thanh tra sẽ xếp loại GV theo 04loại sau:

- Loại xuất sắc: Là những GV Nội dung 1 xếp loại tốt và Nội dung 2xếp loại tốt

Trang 31

- Loại khá: Là những GV không đủ điều kiện xếp loại xuất sắc đạt cácyêu cầu sau: Có Nội dung 1 và Nội dung 2 xếp từ loại khá trở lên

- Loại trung bình: Là những GV không đủ điều kiện xếp loại xuất sắc,loại khá và đạt các yêu cầu sau: có Nội dung 1 xếp loại trung bình trở lên, Nộidung 2 xếp loại trung bình

- Loại kém: Là những GV có một trong các xếp loại sau đây:

+ Nội dung 1 xếp loại kém

+ Nội dung 2 xếp loại kém

1.7 Nội dung quản lý công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo

1.7.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh tra giáo dục

và mục đích thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên THPT cho cán bộ quản lý, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra và giáo viên

Thông qua mục đích, vai trò, vị trí, chức năng và tầm quan trọng củahoạt động TTGD nói chung, TT toàn diện nhà trường, TT HĐSP của GV THPTnói riêng sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền QL về GD, cơ quan có thẩmquyền TTGD, cán bộ TT, các đối tượng TT Nhận thức một cách đầy đủ quyền

và nghĩa vụ của mình, nhận thức được vai trò quan trọng của chính sách pháttriển GD trong giai đoạn hiện nay, từ đó hình thành ý thức tuân thủ quy địnhcủa pháp luật về GD

Cần nhận thức TT không chỉ kiểm tra, đánh giá mà điều quan trọngchính là sự tác động đến ý thức, hành vi, trách nhiệm đến đối tượng TT nhằm

tư vấn, giúp đỡ, động viên để đối tượng TT tiến bộ

Công tác TT giúp nâng cao năng lực QL cho người đứng đầu cơ sở GD.Chính nhờ công tác TT hoạt động sư phạm của nhà giáo đã giúp cho CBQL và

GV nhận thức rõ ưu, khuyết điểm về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của giáoviên, về thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả giảng dạy, đồng thời cung cấp

Trang 32

cho nhà trường những thông tin trong hoạt động QL dạy học của mình.

Thông qua hoạt động TTGD, TT toàn diện nhà trường và TT hoạt động

sư phạm của nhà giáo, những vi phạm, thiếu sót sẽ kịp thời được phát hiện,khắc phục và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật Việc pháthiện, khắc phục và xử lý các hạn chế, sai sót, vi phạm sẽ giúp cho các đốitượng được TT có biện pháp điều chỉnh, loại bỏ những nhân tố tiêu cực gópphần thực hiện tốt những yêu cầu, những quy định về chuyên môn nhằm nângcao chất lượng GD&ĐT

1.7.2 Xây dựng kế hoạch TT HĐSP của GV THPT

Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra

của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm do Thủ trưởng cơquan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướngchương trình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lýnhà nước cùng cấp

Lập KH tức là tìm các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) và thờigian, không gian…cần cho việc hoàn thành các mục tiêu

1.7.2.1 Những căn cứ và yêu cầu để xây dựng kế hoạch thanh tra

- Căn cứ vào chương trình công tác đã xây dựng trong KH năm học củangành;

- Sự chỉ đạo của TT Bộ GD&ĐT để xác định mục tiêu TT (Yêu cầu,chỉ tiêu đơn vị được TT; nội dung TT; tiêu chí đánh giá, xếp loại nhà giáo );

- Căn cứ vào những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của tổchức TT; thực lực của đội ngũ TTV, CTVTT;

- Giao phó đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn cũng như các điều kiệnkhác cho các thành viên trong tổ chức về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ KH;

- Có các biện pháp kiểm soát thích hợp và cập nhật đầy đủ thông tin;

- Có một hệ thống kế hoạch đồng bộ, thống nhất giữa các cấp QL;

Trang 33

- KH phải đảm bảo tính khả thi.

1.7.2.2 Kế hoạch thanh tra HĐSP của GV THPT

Đầu năm học, Thanh tra Sở có trách nhiệm xây dựng KH thanh tra một cáchkhoa học, cụ thể, chi tiết theo năm học, học kỳ và từng tháng KH cần được bànbạc, thống nhất với các phòng, ban chuyên môn và trình Giám đốc Sở phê duyệt.Khi xây dựng kế hoạch TT hoạt động sư phạm của GV THPT các trường trựcthuộc phải phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của từng địa phương, đơn vị,trong thời gian 5 năm mỗi GV THPT được TT hoạt động sư phạm ít nhất một lần

Kế hoạch TT cần phản ánh được các nội dung sau: Mục đích, yêu cầucủa công tác TT; Nội dung TT: TT hoạt động sư phạm GV THPT; Phươngthức tiến hành TT; Các điều kiện đảm bảo cho công tác TT: kinh phí, phươngtiện, văn bản, tài liệu…phục vụ cho công tác TT; Phân công nhiệm vụ, tổchức thực hiện kế hoạch TT

1.7.3 Tổ chức bộ máy thanh tra

Tổ chức là một khâu trong chu trình QL, là một chuỗi hoạt động diễn ratrong một giai đoạn của quá trình QL

Tổ chức là tập hợp người được tổ chức lại, hoạt động vì những quyềnlợi chung, nhằm một mục đích chung [19, tr 989]

Tổ chức bộ máy TT để thực hiện công tác TT HĐSP của GV THPT của SởGD&ĐT là việc thiết kế cơ cấu mạng lưới TT sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra,đồng thời phải chú trọng đến phương thức hoạt động, quyền hạn của từng TTV,CTVTT, tạo các mối liên kết dọc, ngang và đặc biệt chú ý đến công tác bố trí lựclượng TTV, CTVTT, những người trực tiếp thực hiện công tác TT HĐSP của GVTHPT

Để tổ chức bộ máy TT có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công tác TTHĐSP cảu GV THPT, cần phải:

Trang 34

- Xây dựng lực lượng TTV và CTVTT đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu quy định;

- Tổ chức mạng lưới TT: Bố trí, sắp xếp lực lượng CTVTT sao cho phùhợp đảm bảo thực hiện KH đã định và phù hợp với đặc điểm tình hình của địaphương;

- Phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với các thành viên của đoàn TT

Sự phân công phải cụ thể: nội dung công việc, thời gian hoàn thành, sản phẩmphải có;

- Tổ chức cho TTV, CTVTT tiến hành thực hiện đúng quy trình và nộidung công tác TT;

- Xác lập cơ cấu phối hợp giữa các bộ phận chức năng, làm sao để côngviệc được tiến hành đồng bộ, toàn diện, đúng tiến độ của KH chung;

- Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh bộ máy TT

1.7.4 Xây dựng lực lượng TTV và CTVTT

1.7.4.1 Về số lượng

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, TTV đảm bảo đạt khoảng 10% biên chế

cơ quan Sở GD&ĐT, trường hợp đặc biệt tỷ lệ đó có thể cao hơn, trong đó có 01Chánh TT, các phó chánh TT, các TTV, trong đó có 1 TTV có chuyên mônnghiệp vụ về tài chính, TTV được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của phápluật [4, tr 5]

Bổ nhiệm CTVTT theo nhiệm kỳ 3 năm

1.7.4.2 Về tiêu chuẩn

- Tiêu chuẩn chung

+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêmkhiết, trung thực, công minh, khách quan

+ Am hiểu pháp luật và có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầunhiệm vụ thanh tra giáo dục

Trang 35

- Cộng tác viên thanh tra thường xuyên phải có thêm các tiêu chuẩn sau:+ Có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ 5 năm trở lên;

+ Đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục, đượcđánh giá xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn cán bộ quản lýđối với từng cấp học và trình độ đào tạo;

+ Là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên (đối với giáo viên mầm non,tiểu học, trung học cơ sở); giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên (đối với giáoviên trung học phổ thông); công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ (đối với các trường hợp không xếp loại giáo viên giỏi);

+ Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra giáo dục theo chươngtrình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

1.7.4.3 Phẩm chất, năng lực, uy tín

- Phẩm chất: có phẩm chất chính trị tốt, kiên định mục tiêu, có tinh thầnnăng động, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật, mạnh dạn đấu tranh với saitrái, đồng thời có những phẩm chất đặc trưng sau:

+ Có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc; yêu cầu cao đối với đốitượng TT, nhưng phải tôn trọng họ; không lùi bước trước khó khăn, bình tỉnh,sáng suốt trong mọi tình huống, không khoan nhượng với những hành vi viphạm quy chế chuyên môn;

+ Có quan điểm toàn diện, biện chứng và phát triển Phải hết sức thậntrọng và thực sự cầu thị Tế nhị, kiên quyết, dũng cảm, công bằng và trung thực;

+ Luôn tìm thấy ở đối tượng TT mặt mạnh để phát huy

- Năng lực: ngoài những năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,nghiệp vụ TT, TTV, CTVTT phải có năng lực: giao tiếp, phân tích, tổng hợp,quan sát và năng lực của TTV, CTVTT thể hiện ở trình độ và khả năng hoànthành nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả thiết thực, có phong cách làm việckhoa học

Trang 36

- Uy tín: uy tín là một phạm trù đức - tài Uy tín của cán bộ TT là sự tintưởng vững chắc vào sự đo lường, đánh giá, kết luận mà đối tượng TT khôngphải dằn vặt tự hỏi liệu những điều TT kết luận có đúng không, có cần đề nghịxem xét lại không; những điều TT tư vấn, thúc đẩy có phù hợp không, có khảthi và có phát huy tác dụng trong thực tiễn hay không Uy tín cá nhân của cán

bộ TT được thể hiện ở 3 khía cạnh sau:

+ Uy tín tinh thần: Gồm thế giới quan, phẩm chất đạo đức Đây là hạtnhân uy tín cá nhân

+ Uy tín hành động: Là uy tín được hình thành trên nền tảng tài năngnghề nghiệp, những phẩm chất cao quý trong hoạt động chuyên môn

+ Uy tín chức vụ: Là địa vị xã hội, quyền hạn pháp định của TT

Phẩm chất, năng lực, uy tín là các yếu tố cơ bản để xây dựng đội ngũ

TT, là điều kiện đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng TTGD

1.7.5 Chỉ đạo công tác TT hoạt động sư phạm của GV THPT

Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động củamình Chỉ đạo thực hiện KH là có sự theo dõi và giám sát công việc để chỉhuy, ra lệnh cho các bộ phận và các hoạt động diễn ra đúng hướng, đúng KH.Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tậphợp, động viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhấtđịnh để đạt được mục tiêu của tổ chức Để chỉ đạo công tác TT hoạt động sưphạm của nhà giáo trường THPT, cần thực hiện các công việc sau:

- Chỉ đạo các thành viên thực hiện đúng theo KH đã xây dựng, đượcphản ánh qua quyết định và KH của Đoàn TT;

- Chỉ đạo việc phối, kết hợp giữa các thành viên Đoàn TT với các tổchức, lực lượng liên quan;

- Chỉ đạo xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình TT nhằm đảm bảohoạt động TT diễn biến bình thường, đạt mục tiêu đã định;

Trang 37

- Chỉ đạo các thành viên Đoàn TT hoàn thiện các yêu cầu về hồ sơ TTtheo đúng quy định;

- Chỉ đạo tuyên dương, khen thưởng, khích lệ hoặc có biện pháp xử lýnhững trường hợp vi phạm quy định, quy chế của ngành;

- Chỉ đạo đối tượng thanh tra thực hiện kết luận TT

Tổ chức, chỉ đạo là công việc hết sức quan trọng của công tác TT vìthông qua tổ chức, chỉ đạo sẽ biến kế hoạch trở thành hiện thực trong thực tế

QL của Sở GD&ĐT về công tác TT hoạt động sư phạm của giáo viên THPT

1.7.6 Kiểm tra công tác TT HĐSP của giáo viên THPT

Mục đích TT HĐSP của GV là nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiệnnhiệm vụ và quyền hạn của NT trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với những quyđịnh của các văn bản quy phạm pháp luật về mục tiêu, kế hoạch, chươngtrình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế đánhgiá, xếp loại nhà giáo và những quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng

GD, đào tạo

Qua thanh tra HĐSP của nhà giáo nhằm đánh giá đúng thực trạng GV của

NT trong mối quan hệ chung và có sự so sánh với mặt bằng của địa phương, khuvực vùng miền và tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại GV đúng quy định của BộGD&ĐT Khẳng định những mặt đã làm được, phát huy ưu điểm và tư vấnnhững biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém; đồng thời kiến nghị vớicác cấp QL điều chỉnh bổ sung các chính sách, quy định cần thiết phù hợp vớithực tế

Để công tác TT hoạt động sư phạm của GV THPT đạt được mục đíchtheo yêu cầu đề ra, đòi hỏi trách nhiệm của các cấp QLGD cần phải tiếnhành chức năng KT để xem xét mọi mặt của hoạt động TT, qua đó thu nhậnnhững thông tin ngược, để có quyết định điều khiển, điều chỉnh phù hợp đạtđược mục đích, yêu cầu của công tác TT Để thực hiện vai trò KT công tác

Trang 38

TT hoạt động sư phạm của GV THPT, cần thực hiện các nội dung sau:

- Kiểm tra: kế hoạch; trình tự thủ tục tiến hành; tổ chức; chỉ đạo củaĐoàn TT, TTV, CTVTT để có sự cân nhắc, điều chỉnh phù hợp với KH chung

và đảm bảo quy trình, nội dung, mục đích yêu cầu TT;

- Kiểm tra các thành viên Đoàn TT, hiệu trưởng nhà trường, GV đượcthanh tra có thực hiện đúng các yêu cầu của công tác TT đã đề ra không;

- Kiểm tra trách nhiệm của hiệu trưởng, của các GV được TT trongviệc chấp hành và thực hiện quyết định TT;

- Kiểm tra việc thực hiện kết luận TT của Giám đốc Sở đối với đơn

vị được TT

1.7.7 Tổ chức sử dụng kết quả thanh tra

Kết quả TT hoạt động sư phạm của GV THPT là việc đánh giá củaTTV, CTVTT về các nội dung TT đã nêu ở phần trên Do vậy, đòi hỏi côngtác đánh giá của người TT cần phải thực hiện đúng nguyên tắc TTGD, đó là:bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ, công khai và kịp thời

Kết quả có được sau TT là những thông tin bổ ích cho những nhàQLGD, đặc biệt là HT nhà trường, là cơ sở cho việc bố trí sử dụng, đào tạobồi dưỡng và đãi ngộ GV, NV một cách hợp lý Qua kết quả TT, giúp chođơn vị được TT nhìn nhận đúng về mình, cần phát huy thế mạnh vốn có vàkhắc phục hạn chế, thiếu sót về cộng tác QL và thực hiện nhiệm vụ dạy vàhọc của nhà trường

1.7.8 Hỗ trợ các điều kiện cho công tác thanh tra

Tổ chức TTGD được bố trí trụ sở làm việc, kinh phí, trang bị phươngtiện thông tin liên lạc, phương tiện chuyên môn, các thiết bị kỹ thuật khácphục vụ cho công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chốngtham nhũng

Kinh phí hoạt động của tổ chức thanh tra giáo dục do ngân sách nhànước bảo đảm phục vụ cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,

Trang 39

phòng, chống tham nhũng; tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ nâng cao nănglực hoạt động thanh tra và các hoạt động đặc thù khác [7, tr 9]

Các điều kiện hỗ trợ cho công tác TT là yêu cầu cần phải có để thực hiệncông tác thanh tra nói chung và TT HĐSP của GV cấp THPT nói riêng Các điềukiện đó bao gồm:

- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí phục

vụ cho hoạt đông TT;

- Điều kiện về pháp lý: có đầy đủ văn bản, hướng dẫn của các cấp quản

lý về công tác TT hành chính và TT chuyên ngành;

- Điều kiện về tinh thần: Do hoạt động TT là một trong những hoạtđộng của công tác quản lý nên cần có sự cộng tác, phối kết hợp, tham gia củacác phòng, ban liên quan của Sở nhằm đảm bảo kế hoạch TT không bị chồngchéo, hoàn thành kế hoạch đã đề ra;

- Điều kiện về công việc và thời gian cho TTV và CTVTT: Theo Luật

TT, TTV phải thực hiện nhiệm vụ TT hành chính và TT chuyên ngành, nêncần bố trí công việc sao cho phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao;CTVTT là những CBQL, GV đang thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở GD, họđảm nhiệm công tác TT chỉ là kiêm nhiệm, nên bố trí thời gian TT sao chophù hợp, không ảnh hưởng đến công việc tại các nhà trường;

- Cần có chế độ động viên khuyến khích đội ngũ thanh tra: chế độ phụcấp trách nhiệm cần phải tương xứng với công việc; các cấp QLGD cần quantâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho đội ngũ TTV và CTVTT được tham gia họctập nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để họ có đủ nănglực đảm nhiệm công việc được giao, tạo được niềm phấn khởi, yên tâm vớinghề TT

Trang 40

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, chúng ta rút ra kết luậnnhư sau:

QL là hệ thống những tác động gây ảnh hưởng, có chủ định, phù hợpquy luật khách quan của chủ thể QL đến khách thể QL, thông qua việc thựchiện các chức năng QL bằng những công cụ và phương pháp mang tính đặcthù nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của kháchthể QL để đạt đến mục tiêu chung của hệ thống trong một môi trường luônbiến động

TTGD là chức năng thiết yếu của QLGD, là cầu nối giữa nhà QLGD vàđối tượng QLGD, là nơi diễn ra quá trình thu nhận thông tin để hệ vận động

và phát triển

Mục đích của TT HĐSP nhà giáo là qua thanh tra hoạt động sư phạmcủa giáo viên, đánh giá đúng thực trạng tình hình giáo viên của nhà trườngtrong mối quan hệ chung và có sự so sánh với mặt bằng của địa phương, khuvực vùng miền và tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định của

Bộ GD&ĐT Khẳng định những mặt đã làm được, phát huy ưu điểm và tưvấn những biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém; đồng thời kiến nghịvới các cấp quản lý điều chỉnh bổ sung các chính sách, quy định cần thiết phùhợp với thực tế

Quản lý công tác TTGD nói chung và TT HĐSP của GV THPT nói riêng

là yêu cầu khách quan, cấp bách, phù hợp với đổi mới QLGD trong giai đoạnhiện nay Muốn QL công tác TT HĐSP GV THPT, chúng ta cần phải nghiêncứu lý luận về QL, về TTGD…, vì đó chính là những tri thức lý luận khoa học

về QLGD, là cơ sở để nghiên cứu thực trạng và xác lập các biện pháp nâng caohiệu quả quản lý công tác TT hoạt động sư phạm của GV THPT

Ngày đăng: 07/04/2014, 18:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý (Trang 17)
Bảng 2.1 Quy mô trường lớp năm học 2012-2013 so với năm học 2011-2012 - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.1 Quy mô trường lớp năm học 2012-2013 so với năm học 2011-2012 (Trang 44)
Bảng 2.2. Quy mô học sinh năm học 2012-2013 so với  năm học 2011-2012 Số học sinh Năm học - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.2. Quy mô học sinh năm học 2012-2013 so với năm học 2011-2012 Số học sinh Năm học (Trang 45)
Bảng 2.4. Nhận thức về mục đích và thẩm quyền công tác TT HĐSP - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.4. Nhận thức về mục đích và thẩm quyền công tác TT HĐSP (Trang 49)
Bảng 2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung TT HĐSP của - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung TT HĐSP của (Trang 50)
Bảng 2.9. Đánh giá của HT và GV THPT về phẩm chất, năng lực, uy tín của - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.9. Đánh giá của HT và GV THPT về phẩm chất, năng lực, uy tín của (Trang 54)
Bảng 2.10. Tự đánh giá của CTVTT về phẩm chất, năng lực, uy tín - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.10. Tự đánh giá của CTVTT về phẩm chất, năng lực, uy tín (Trang 55)
Bảng 2.11. Tự đánh giá của TTV, CTVTT bậc học THPT về khả năng thực - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.11. Tự đánh giá của TTV, CTVTT bậc học THPT về khả năng thực (Trang 57)
Bảng 2.12. Mức độ, thực hiện việc xây dựng kế hoạch TT HĐSP - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.12. Mức độ, thực hiện việc xây dựng kế hoạch TT HĐSP (Trang 59)
Bảng 2.14. Mức độ, kết quả thực hiện việc chỉ đạo của Sở GD&ĐT - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.14. Mức độ, kết quả thực hiện việc chỉ đạo của Sở GD&ĐT (Trang 63)
Bảng 2.15. Mức độ, kết quả thực hiện việc kiểm tra của Sở GD&ĐT - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.15. Mức độ, kết quả thực hiện việc kiểm tra của Sở GD&ĐT (Trang 66)
Bảng 2.16. Mức độ, kết quả thực hiện về tổ chức sử dụng kết quả thanh tra - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 2.16. Mức độ, kết quả thực hiện về tổ chức sử dụng kết quả thanh tra (Trang 68)
Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 3.1. Ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi (Trang 97)
Bảng 3.2. Tính tương quan giữa tính cần thiết và tính  khả thi - QUẢN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG     LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Bảng 3.2. Tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi (Trang 99)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w