Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: "Những tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Thái có liên quan như thếnào đến công tác quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng?" và giả thuyết đượcđặt r
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Nội dung nghiên cứu 9
5 Những đóng góp mới của đề tài 9
6 Phương pháp nghiên cứu 10
PHẦN NỘI DUNG 14
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA 14
1.1 Khái niệm 14
1.2 Đặc điểm của tri thức bản địa 18
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 23
Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đặc điểm tự nhiên 23
2.1.1.Vị trí địa lý và địa hình 23
2.1.2 Khí hậu, thủy văn 24
2.1.2.1 Khí hậu 24
2.1.2.2 Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt 24
2.1.2.3 Thủy văn 27
2.1.3 Đa dạng tài nguyên 27
2.1.3.1 Đa dạng tài nguyên thực vật 28
2.1.3.2 Đa dạng tài nguyên động vật 29
2.2 Tình hình dân cư và điều kiện kinh tế xã hội 30
2.2.1 Tình hình dân cư 30
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội 32
2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất 33
2.2.4 Cộng đồng người Thái ở xã Song Khủa 35
Chương 3: KIẾN THỨC BẢN ĐỊA LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG 37
3.1 Các dạng kiến thức bản địa ở địa bàn nghiên cứu: 37
Trang 23.1.1 Kiến thức dưới dạng thông tin: 37
3.1.2 Kiến thức dưới dạng công cụ sản xuất và văn hoá: 38
3.1.3 Kiến thức dạng kỹ thuật/ công nghệ: 38
3.1.4 Kiến thức dưới dạng tín ngưỡng, phong tục tập quán: 39
3.2 Kiến thức trong canh tác 39
3.2.1 Hệ canh tác nương rẫy 39
3.2.2 Hệ canh tác lúa nước 47
3.3 Kiến thức trong chăn nuôi 57
3.4 Kiến thức trong quản lý và bảo vệ rừng thể hiện trong các hương ước 59
3.5 Kiến thức trong khai thác tài nguyên rừng 63
3.5.1 Kiến thức về khai thác và sử dụng gỗ rừng: 63
3.5.2 Kiến thức về sử dụng cây thuốc: 67
3.5.3 Kiến thức về sử dụng các lâm sản ngoài gỗ khác: 68
3.5.4 Kiến thức trồng tre của đồng bào Thái sơn La: 74
3.6 Kiến thức bản địa/ phong tục đã bị mai một hoặc không còn phổ biến 74
3.6.1 Nguyên nhân 74
3.6.2 Một số tri thức bản địa đã bị mai một ở địa phương 75
Chương 4: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI THÁI Ở XÃ SONG KHỦA - HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA 78
4.1 Đánh giá chung về công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng ma của cộng đồng dân tộc Thái 78
4.2 Phân tích, đánh giá đặc điểm tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Thái 78
4.3 Phân tích những kinh nghiệm truyền thống của người Thái ở xã Song Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La 80
4.3.1 Quy ước và kinh nghiệm quản lý rừng đầu nguồn cung cấp nước: 80
4.3.2 Quản lý rừng lấy gỗ, tre nứa: 81
4.3.3 Rừng thiêng: 81
4.3.4 Rừng ma: 82
4.4 Đặc điểm văn hóa trong vấn đề sử dụng tài nguyên,quản lý bảo vệ rừng 83
4.5 Thiên nhiên trong văn hoá người Thái 84
4.6 Vận dụng kiến thức bản địa trong quản lý bảo vệ rừng 86
4.6.1 Xây dựng các quy ước về bảo vệ, sử dụng rừng: 88
Trang 34.6.2 Khai thác sử dụng bền vững tài nguyên rừng và sử dụng đất đa dạng: 89
4.6.3 Những cơ hội và thách thức của việc áp dụng kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ lâm sản ngoài gỗ ở địa phương: 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
1 Kết luận 91
2 Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nhóm tham gia thảo luận của bản Co Súc 11
Bảng 2: Nhóm tham gia thảo luận của bản Tà Lạc 11
Bảng 3: Danh sách các cá nhân tham gia phỏng vấn: 12
Bảng 4: So sánh tri thức bản địa và tri thức khoa học 15
Bảng 5: So sánh tri thức bản địa và tri thức hàn lâm 19
Bảng 6: Đặc điểm của hai hệ thống kiến thức hiện hành 20
Bảng 7 Số ngày có giông tại Mộc Châu 25
Bảng 8: Bảng tổng hợp dân số, dân tộc xã Song Khủa năm 2012 31
Bảng 9: Cơ cấu đất của địa bàn nghiên cứu 34
Bảng 10: Tri thức bản địa về một số loài cây gỗ người dân thường khai thác63 Bảng 11: Tri thức bản địa về một số lâm sản ngoài gỗ 68
Bảng 12: Kiến thức bản địa của người Thái ở xã Song Khủa đã bị mai một: 76
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ quá trình phát nương làm rẫy của người Thái 42
Hình 2: Mô hình trồng xen ngô và dong ở bản Co Súc - Song Khủa 46
Hình 3: Hệ canh tác lúa nước của đồng bào Thái ở xã Song Khủa 48
Hình 4: "Lin" - Hệ thống máng dẫn nước vào ruộng 51
Hình 5: Ruộng bậc thang là một nét đẹp trong văn hoá người Thái 54
Hình 6: Nhà gỗ người Thái trắng Song Khủa 64
Hình 7: Cỗ áo quan được kéo từ rừng về đặt dưới gầm sàn 65
Hình 8: Máng kéo 66
Hình 9: Lá vón vén 71 Hình 10: Co Xạ - một loài cây lấy lá làm thức ăn cho gia súc (nấu cám lợn) 72
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Song hành cùng với sự tác động của các ngành khoa học kỹ thuật tiên tiếnngày nay, kiến thức bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống vàsản xuất của người dân đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa Kiến
thức bản địa (Indigenous knowledge) đã gắn liền với đời sống và sinh hoạt của
người dân đặc biệt là các dân tộc ít người Người dân các dân tộc miền núi có hệthống kiến thức bản địa rất phong phú Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lựcquý giá cho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của toàn xã hội Nó
có một vai trò quan trọng không chỉ về mặt văn hóa, tinh thần mà còn trong sản xuất
và đời sống của người dân Không những thế, hệ thống kiến thức bản địa còn gópphần vào việc duy trì và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học cho từng địa phương
Tri thức bản địa là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa,góp phần làm nên bản sắc tộc người Tri thức bản địa có thể coi là tài sản củamỗi tộc người trong quá trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộngđồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội Kinh nghiệm phát triển của nhiều quốcgia châu á và châu Phi trong những thập kỷ qua cho thấy cách tiếp cận khoa học
và công nghệ phương Tây không đủ đáp ứng những quan niệm phức tạp và đa dạngcủa nông dân cũng như những thách thức về kinh tế, xã hội, môi trường mà ngàynay chúng ta đang phải đương đầu Ngược lại, rất nhiều kỹ thuật truyền thống đãđưa lại hiệu quả cao, được thử thách và chọn lọc trong một thời gian dài, có sẵn tạiđịa phương, phù hợp với văn hóa và phong tục tập quán của tộc người
Việt Nam là một quốc gia có đa tộc người, nên tri thức bản địa của cáctộc người rất phong phú và đa dạng Mặc dù tri thức bản địa của các tộc ngườimới chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm và cảm nhận, nhưng nhờ được rút ra
từ hoạt động thực tiễn, nên nó có giá trị thiết thực trong xã hội hiện nay củamỗi tộc người Do đó, cần phải coi tri thức bản địa như một nguồn tài nguyênquan trọng và lập kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, phát huy chúng trong quá
Trang 7trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, sự nghiệp phát triểnbền vững ở vùng miền núi và tộc người thiểu số nói riêng.
Nét đặc thù của cộng đồng các dân tộc ở miền núi là sống gần rừng và sốngdựa vào rừng Vì vậy, họ có một vốn kiến thức và kinh nghiệm sản xuất rất phongphú trong việc bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng Tuy nhiên, đặc trưngcủa kiến thức bản địa là phạm vi sử dụng hẹp Nó phù hợp với điều kiện về văn hóa,phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương nhất địnhnhưng có khi lại không phù hợp với địa phương khác hay dân tộc khác Kiến thứcbản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong mỗi cộng đồng; kiếnthức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường và điều kiện của từng địaphương nơi kiến thức bản địa được hình thành và phát triển (Hoàng Xuân Tý và LêTrọng Cúc, 1998)[8] Chính vì vậy,hệ thống kiến thức bản địa trong quản lý bảo vệrừng cũng rất khác nhau giữa các địa phương và các dân tộc Do đó, để quản lý tàinguyên rừng một cách bền vững cũng như duy trì và bảo tồn hệ thống kiến thức bảnđịa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần coi trọng, tìm hiểu và nghiêncứu về hệ thống kiến thức bản địa của từng địa phương, từng dân tộc Trên cơ sở đó,chúng ta có thể kế thừa, sử dụng và phát huy những ưu điểm của hệ thống kiến thứcbản địa trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng một cách bền vững
Kiến thức bản địa là lời giải cho nhiều bài toán phát triển cộng đồng và đangđược nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý môi trường chú ý đến, hoạtđộng nghiên cứu kiến thức bản địa ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đãđược quan tâm chú ý trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, xã hội, văn hóa, y
tế, v.v tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế
Mỗi một địa phương, mỗi một dân tộc đều có những quan niệm, nhữngphong tục tập quán riêng, mà không một địa phương nào giống địa phương nào vàcũng không có dân tộc nào là giống nhau Ngay cả là cùng một dân tộc nhưng khisống ở những địa phương khác nhau cũng đã có những điểm khác nhau về phongtục tập quán
Trang 8Sơn La là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam với 12 dân tộc anh em,trong đó người dân tộc Thái lại chiếm tỉ lệ rất đông Do vậy, cộng đồng dân tộc Thái
sẽ giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội của cảtỉnh, bao gồm cả việc bảo vệ, phát triển, và sử dụng tài nguyên rừng Vậy vấn đề đặt
ra ở đây là: "Những tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Thái có liên quan như thếnào đến công tác quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng?" và giả thuyết đượcđặt ra là: " Nếu những tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Thái được áp dụng mộtcách đúng đắn thì sẽ góp phần giúp người dân Sơn La giữ rừng tốt hơn"
Văn hóa Thái ở Tây bắc Việt Nam nói chung và ở Sơn La nói riêng cũng đãđược nghiên cứu nhiều, nhưng những kiến thức bản địa của người Thái có liên quanđến việc bảo vệ rừng vẫn chưa được quan tâm ghi chép, tư liệu hóa rõ ràng, cụ thể
Là một người con của đất núi rừng Sơn La, là một thành viên trong cộng đồng dântộc Thái, ít nhiều tôi tự nhận thấy rằng dân tộc Thái cũng giống như những dân tộckhác, có những phong tục tập quán có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới rừng, tácđộng của nó lên rừng có mặt tốt và cũng có mặt không tốt Hơn nữa, tôi khôngmuốn khoanh tay đứng nhìn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp dần bị mai một
do xu thế thị trường đang dần thay đổi, cũng không muốn hình ảnh một Sơn La vớimàu xanh ngút ngàn của núi rừng bị thay thế bởi hình ảnh một Sơn La gắn liền vớinhững vùng đất trống đồi núi trọc
Chính vì những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Nghiên cứu tri thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của đồng bào dân tộc Thái tại xã Song Khủa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La".
2 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu trên thế giới
Trước đây, tri thức bản địa được coi là những kiến thức nông cạn, hời hợt,không mang tính khoa học Ngày nay, kiến thức bản địa được nhìn nhận đúng vớivai trò của nó
Trang 9Hầu hết mọi người đều thừa nhận vai trò của tri thức bản địa như một nhân
tố then chốt trong mọi chương trình phát triển đã và đang được tiến hành, đặc biệtđối với những chương trình có mục tiêu là đạt tới sự bền vững
Tuy nhiên, ngược trở lại bối cảnh thế giới sau thế chiến thứ hai, khái niệmphát triển theo từng giai đoạn biến đổi của nền kinh tế thế giới được bồi đắp dần lênvới các nghĩa mới bổ sung Bắt đầu từ giai đoạn phát triển tập trung chủ yếu vàoviệc khôi phục nền kinh tế thế giới sau cuộc chiến, tiếp theo giai đoạn này là sự tăngtrưởng đồng đều trên mọi lĩnh vực của cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu của conngười Trong công cuộc này, họ coi các nguồn tri thức của địa phương như là nhữngtrở ngại cần phải vượt qua, để có thể đạt tới mục tiêu của phát triển Các nhà pháttriển coi truyền thống và các kinh nghiệm của các tộc người trên thế giới như mộtđiều gì đó yếu kém, lạc hậu cần phải hủy bỏ hơn là động viên sử dụng Tính hợppháp của tri thức truyền thống bị nghi ngờ Những kinh nghiệm, hiểu biết của cácdân tộc bản địa bị bỏ qua hoặc bị đánh giá là không khoa học và không đáng đượcxem xét
Bắt đầu từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, vai trò của các tri thức bản địađược xem xét lại Do:
Thứ nhất, do sự thất bại của chính sách phát triển Các chuyên gia phát triểndần dần nhận ra rằng các tộc người bản địa cùng với các hoạt động văn hóa, xã hộikinh tế của họ đã và đang sống cuộc sống hài hòa với môi trường xung quanh
Thứ hai, do sự xuất hiện của khái niêm "Phát triển bền vững" Phát triển bềnvững được thay thế hoàn toàn cho phát triển truyền thống, khi nó nhấn mạnh đếnkhả năng đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến tương lai
Khái niệm "Kiến thức bản địa" được sử dụng rộng rãi vào dầu những năm 90của thế kỷ XX Năm 1987, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED) cùngvới tuyên ngôn về một "tương lai chung của chúng ta" ra cảnh báo về sự suy thoái củamôi trường do nghèo đói kể cả khi không có sự hiện diện của các ngành công nghiệptrên toàn thế giới Dần dần các chuyên gia phát triển, những người hoạt động trong lĩnhvực môi trường, các tổ chức phi chính phủ nhận ra rằng những tri thức truyền thống,
Trang 10thế giới quan và văn hóa các dân tộc bản địa ẩn chứa mối quan hệ hài hòa thân thiệnvới môi trường xung quanh Các dân tộc bản địa lúc này được xem như là các nhà sinhthái học thực sự với những hiểu biết sâu sắc về môi trường, những quan niệm, niềm tin,
và cả cách họ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Công ước 169 của tổ chức Lao động thế giới (ILO) định nghĩa về người dân
và bộ tộc bản địa là "những người có các điều kiện xã hội, văn hóa và kinh tế phânbiệt họ với các bộ phận khác của cộng đồng quốc gia và địa vị của họ được quyđịnh toàn bộ hoặc một phần bởi phong tục hay truyền thống, hoặc bởi những luật lệđặc biệt hay quy định riêng của họ".(John Briggs & Joanne Sharp, 2004)[7]
Về mặt lịch sử, khái niệm kiến thức bản địa được nhắc tới nhiều do sự ảnhhưởng của khoa học tự nhiên và các chương trình phát triển kinh tế xã hội Xuất phát
từ kinh nghiệm trong việc trồng trọt và chăn nuôi ở những vùng có thổ nhưỡng khácnhau và khác xuất xứ của các cây trồng, vật nuôi này các nhà khoa học đã để ý đếnkinh nghiệm của người dân bản địa trong việc xử lý những vấn đề khó khăn trong quátrình thích nghi Vốn trải qua quá trình thích nghi từ rất lâu đời, người dân ở từng địaphương đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định đối với cuộc sống xung quanh
họ Người dân hiểu rất rõ mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng của vật nuôi câytrồng của họ với các điều kiện tự nhiên Khi các nhà khoa học biết cách phối hợpnhững tri thức bản địa này với những tri thức và phương pháp khoa học hiện đại, họ
có thể giúp cây trồng và vật nuôi thích nghi tốt hơn với điều kiện địa phương
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 124 nước hoạt động trong lĩnh vực nghiêncứu tri thức bản địa nhằm tăng tính hiệu quả trong quá trình phát triển nông thôn vàquản lý tài nguyên thiên nhiên Ngoài ra, ở nhiều nơi trên thế giới, tri thức bản địađang được nghiên cứu hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học, làm tăng nguồn cơ sở tưliệu về môi trường, được sử dụng để đánh giá tác động của quy trình phát triển,được sử dụng như một công cụ lựa chọn để quyết định Vì vậy, việc phát triểnnghiên cứu tri thức bản địa nhằm thu thập, lưu trữ, nâng cao sự hiểu biết các tiếntrình phát triển, ứng dụng và điều chỉnh kỹ thuật của các cộng đồng cư dân địa
Trang 11phương Các tổ chức quốc tế cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc khuyếnkhích các chính phủ sử dụng tri thức bản địa trong các kế hoạch phát triển của mình.
2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về tri thức bản địa hay cụ thể hơn là tri thức bản địa về môitrường sinh thái là một ngành nghiên cứu còn rất mới mẻ ở Việt Nam Tuy nhiên,nước ta cần có sự quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực này Thứ nhất, Việt Nam vẫn đangđược coi là một nước đang phát triển với phần lớn đại bộ phận dân cư sống tại cácvùng nông thôn, miền núi cần được nâng cao chất lượng cuộc sống Thứ hai, ViệtNam là một nước có tới gần 60 dân tộc thiểu số đồng nghĩa với việc có gần 60 trithức bản địa cần được nghiên cứu Thứ ba, một loạt các chính sách phát triển củachính phủ Việt Nam và các quốc gia trên thế giới vẫn đang bất lực trong việc đạt tớimục tiêu phát triển ổn định và cân bằng tiến tới bền vững cần thiết
Trong những năm gần đây, vai trò quan trọng của người dân bản địa cùngvới kiến thức trong quản lý và bảo tồn tai nguyên thiên nhiên ngày càng được thừanhận nhiều hơn Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức bản địa trênnhiều lĩnh vực cửa đời sống xã hội Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức bảnđịa cũng đã bắt đầu được quan tâm, trong đó có một số công trình liên quan đến lĩnhvực quản lý tài nguyên rừng Các nhóm cộng đồng được nghiên cứu chủ yếu là cácnhóm dân tộc Dao, Mường, H'mông (Mèo), Tày, Nùng,Thái (ở vùng núi phía Bắc)
và J'rai, M'nông ở Tây Nguyên hay Cơ Tu ở Thừa Thiên - Huế Các công trìnhnghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thường (2003), Lê Thị Diên (2002), HoàngXuân Tý (2000), Lê Trọng Cúc (1998), Hoàng Cầm (1998), Vương Xuân Tình(1998), Nguyễn Thị Quỳ (1998) và của nhiều tác giả khác là những nghiên cứu cụthể về kinh nghiệm và thực hành bản địa, nghiên cứu về luật tục Những nghiên cứunày cho thấy kiến thức bản địa là nguồn lực quan trọng đối với bảo tồn và phát triểnnếu chúng được phát huy và kết hợp sử dụng với các kiến thức khoa học tiên tiến,phù hợp
Trang 12Ở Việt Nam, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ là những cơ quan đầu tiên
áp dụng việc sử dụng tri thức bản địa trong việc cải thiện khả năng canh tác trồngtrọt, nâng cao chất lượng sống ở địa phương
Nghiên cứu, đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nôngnghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên đã được TS Hoàng Xuân Tý cà các cộngtác viên thực hiện trong khuôn khổ dự án: " Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bàodân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam" do trungtâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC) và quỹ FORD (Foundation) tài trợ(1997 -1999) Kết quả đã được xuất bản thành ấn phẩm do Nhà xuất bản Nôngnghiệp in ấn (Hà Nội, 1998) [8]
Trong chương trình sinh thái học Việt Nam do trung tâm nghiên cứu ViệtNam và giao lưu văn hóa thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 1989 đã đềcập tới một số quy ước quản lý, bảo vệ rừng, rẫy Kết quả nghiên cứu đã được xuấtbản trong ấn phẩm: "Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam" (Cầm Trọng,1998)[4]
Trong báo cáo: "Điều tra nghiên cứu kiến thức bản địa về quản lý, phát triểntài nguyên rừng của một số cộng đồng thôn bản miền núi phía Bắc Việt Nam" đã đềcập đến những quy ước, luật tục, kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số miềnnúi phía bắc trong quản lý, phát triển , khai thác tài nguyên rừng (Đỗ Đình Sâm vàcộng sự, 2002)[6]
Ngoài ra, các nghiên cứu kiến thức bản địa trước đây về một số vấn đề liênquan tới quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng đã đề cập:
- Luật tục quy định về bảo vệ nương rẫy, tài nguyên rừng của đồng bào Thái,M'nông, Tày, Nùng
- Kinh nghiệm phát triển và sử dụng một số lâm sản ngoài gỗ như quế, sanhân, một số cây thuốc
Tuy vậy, việc thu thập kiến thức bản địa cũng chưa được đầy đủ nhất lànhững vấn đề có liên quan tới việc quản lý các loại rừng khác nhau và một số vấn
đề về kinh nghiệm kỹ thuật , áp dụng các kiến thức bản địa, phát huy các đặc tính
Trang 13truyền thống cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là cộng đồng dân tộcThái trong quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian gần đây Đó là những nội dung cầntiếp tục bổ sung, điều tra, nghiên cứu trong phạm vi đề tài này.
3 Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.2 Mục đích nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu những phong tục tập quán và kiến thức bản địa trước đây vàhiện nay của đồng bào dân tộc Thái có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, pháttriển và khai thác tài nguyên rừng tại địa phương
- Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các kiến thức bản địa hiệncòn lưu giữ và những phong tục tập quán trước đây đã bị bỏ đi tại địa phương trongcông tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác tài nguyên rừng
- Phân tích vai trò của hệ thống kiến thức bản địa trong công tác quản lý, bảo
vệ, phát triển và khai thác tài nguyên rừng tại địa phương
- Đề xuất các giải pháp phù hợp để bảo tồn và phát triển hệ thống kiến thứcbản địa trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác tài nguyên rừng tạiđịa phương và những biện pháp nhằm góp phần nâng cao đời sống phù hợp với kiếnthức của người dân địa phương
3.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống tri thức bản địa (Indigenous knowledge) của cộng đồng dân tộc
Thái tại xã Song Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La có liên quan đến vấn đềquản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng
Trang 14- Cộng đồng dân tộc Thái sống rải rác ở hầu hết tất cả các bản trong xã, tuynhiên, họ sống tập trung và lâu đời tại hai bản Tà Lạc va Co Súc là chủ yếu Tại haibản này rất ít có dân tộc khác sinh sống Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽtập trung nghiên cứu chủ yếu tại hai bản trên.
4 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết tổng quan về hệ thống kiến thức bản địa
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã Song Khủa - huyệnMộc Châu - tỉnh Sơn La Điều tra về tài nguyên rừng ở xã Song Khủa - huyện MộcChâu - tỉnh Sơn La
Nghiên cứu về đặc điểm của cộng đồng dân tộc Thái ở xã Song Khủa huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La
Nghiên cứu hệ thống tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Thái tại xãSong Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La có liên quan đến vấn đề quản lý, bảo vệ
và sử dụng tài nguyên rừng
- Phân tích, đánh giá chung về kiến thức bản địa của người Thái ở xã SongKhủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tàinguyên rừng
5 Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm tới kiến thứcbản địa Văn hóa Thái nói chung và tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Thái ởSơn La nói riêng sẽ được ghi chép, tư liệu hóa rõ ràng, cụ thể hơn để sau này một sốphong tục tập quán dẫu có bị mai một đi thì thế hệ sau vẫn có thể biết được truyềnthống của dân tộc mình
- Đồng thời,cũng sẽ thấy được nhận thức, trình độ của người dân xã SongKhủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La Từ đó, thấy được sự cần thiết phải nâng caotrình độ nhận thức của người dân địa phương trong thời gian trước mắt cũng nhưlâu dài nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, trả lại màu xanhcho núi rừng Sơn La
Trang 15- Đề tài này khái quát những tri thức bản địa của người Thái ở miền núi xãSong Khủa, khai thác những giá trị lịch sử, văn hóa mà người Thái đã sáng tạo ratrên chiếc nôi của nền văn hóa dân tộc Qua đó, một mặt phát huy những mặt tíchcực, hữu ích của tri thức bản địa Qua đó giới thiệu nguồn tư liệu khảo sát từ thựctiễn và đề xuất một số ý kiến làm cơ sở bảo lưu các giá trị văn hóa tộc người, phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
6 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung trên:
* Nghiên cứu tổng quan về địa điểm, tộc người và vấn đề nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu đã được công bố về hệ thống tri thức bản địa, vănhóa của đồng bào dân tộc Thái
6.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Thu thập tài liệu từ thư viện sách, Internet,
- Sử dụng phương pháp thống kê ở các phòng tài nguyên, kiểm lâm của xã,Ban văn hóa dân tộc,
- Làm việc với lãnh đạo xã để tìm hiểu các thông tin cơ bản về điều kiện tựnhiên, kinh tế xã hội và một số phong tục tập quán của địa phương Đồng thời tiếnhành thảo luận với lãnh đạo xã về các vấn đề liên quan tới hoạt động quản lý và bảo
vệ rừng, kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc Thái ở địa phương
* Nghiên cứu hệ thống tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Thái tại xãSong Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La có liên quan đến vấn đề quản lý, bảo vệ
và sử dụng tài nguyên rừng
6.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn bán định hướng người dân
- Tại mỗi bản, chọn ra 3 nhóm, mỗi nhóm từ 7 - 12 người có kinh nghiệm sảnxuất, tổng có 55 người để tham gia phỏng vấn đồng thời thảo luận nhóm, bao gồm:
+ Nhóm 1: Các già làng, trưởng họ
+ Nhóm 2: Nông dân có kinh nghiệm sản xuất
Trang 16+ Nhóm 3: Các nhà quản lý (các cán bộ bản, cán bộ xã), được tổng hợp trongbảng 1 và bảng 2:
Bảng 1: Nhóm tham gia thảo luận của bản Co Súc
Nhóm Số người trong
Thời gian sống
2 12 12/12 dân tộc Thái Từ lớp 3 đến lớp 9 Từ nhỏ
2 dân tộc mường Từ lớp 7 đến lớp 12 Từ nhỏTổng số 27 25/27 dân tộc Thái
họ cũng khác nhau phụ thuộc vào các nhóm khác nhau, nhóm các già làng, trưởng bảnthường có trình độ từ mù chữ, người học cao nhất cũng chỉ học đến lớp 4, họ làm việcchủ yếu nhờ uy tín của bản thân đối với mọi người trong bản, ngay cả nhóm nông dân cókinh nghiệm sản xuất cũng có những người mới chỉ học qua lớp xoá mù chữ, nhữngngười này lao động sản xuất cũng chỉ vào kinh nghiệm chứ ít khi áp dụng khoa học vàoquá trình lao động sản xuất hoặc nếu có áp dụng thì cũng áp dụng không đúng Nhóm cótrình độ học vấn cao nhất là nhóm các nhà quản lý bao gồm các cán bộ bản và cán bộ xãtrú tại bản
Trang 17- Một số công cụ như: lược sử sử dụng tài nguyên rừng, phân tích thuận lợi,khó khăn và giải pháp được áp dụng để trao đổi, thu thập và phân tích thông tin Nộidung các buổi thảo luận nhóm tập trung vào việc xác định và phân tích các kiếnthức bản địa liên quan đến vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên rừng tạiđịa phương.
- Xây dựng phiếu điểu tra phù hợp với từng mẫu nhằm khai thác triệt đểthông tin
- Sau khi thảo luận nhóm, tôi tiến hành phỏng vấn một số người dân có kiếnthức, kinh nghiệm trong quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng (VD: ngườilàm nghề thuốc, thợ săn, những người già có kinh nghiệm, trưởng họ, trưởng bản, ).Những cá nhân tham gia phỏng vấn gồm 9 người, được tổng hợp trong bảng 3:
Bảng 3: Danh sách các cá nhân tham gia phỏng vấn:
nói được tiếng phổthông)
Nông dân
Qua bảng trên ta có thể thấy, trong số những người được chọn phỏng vấn có
cả những người mù chữ thậm chí không nói được tiếng phổ thông mà phải phỏngvấn bằng tiếng dân tộc
- Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn linh hoạt người dân, đặtngười dân vào quá trình đàm thoại thông qua các câu hỏi mở và thích hợp
- Một số cụ già không có khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông thì sửdụng ngôn ngữ địa phương để phỏng vấn
Trang 18- Tổ chức họp dân với nhiều thành phần, nhiều ngành nghề khác nhau nhằmtìm hiểu được nhu cầu, nguyện vọng của người dân tại cộng đồng.
- Người dân tự phân tích thực tế nhu cầu và đời sống của họ
- Cùng người dân trao đổi, phân tích những mặt mạnh yếu của truyền thốngnhằm tìm ra những biện pháp phù hợp trong bảo tồn thiên nhiên, đồng thời giúpngười dân đề xuất những chính sách phù hợp
- Ghi chép chi tiết nội dung các cuộc phỏng vấn vào sổ theo dõi công việchiện trường
- Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp
- Ngoài ra tôi còn tiến hành phỏng vấn các cán bộ xã và cùng những cán bộ
đó thảo luận nhóm, danh sách này được tổng hợp trong phụ biểu trong mục phụ lục
* Phân tích, đánh giá chung về kiến thức bản địa của người Thái ở xã Song
Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tàinguyên rừng
6.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
- Trên cơ sở các thông tin và số liệu thu thập được sẽ hình dung được hiệntrạng một cách tương đối chính xác, đó là căn cứ để đánh giá, phân tích
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học, để từ đó có thể đưa ra những kếtluận chính xác và hợp lý trong quá trình nghiên cứu
6.5 Phương pháp phân tích hệ thống:
- Dựa trên quá trình khảo sát trực tiếp địa phương và các số liệu thu thậpđược để đưa ra những đánh giá chung về kiến thức bản địa của người Thái ở xãSong Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La trong việc quản lý, bảo vệ và khai tháctài nguyên rừng
- Phân tích các đặc điểm tín ngưỡng và điểm mạnh yếu của truyền thốngngười Thái ở xã Song Khủa - huyện Mộc Châu - tỉnh Lơn La có liên quan đến việcquản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng
Trang 19PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA
Định nghĩa này chính thức được đưa ra trong một chương trình “Tri thức bảnđịa cho sự phát triển” tại châu Phi của World Bank vào năm 1998, coi tri thức bảnđịa như là một nguồn quan trọng trong việc làm tăng tính hiệu quả, năng lực và tínhbền vững cho các chương trình phát triển.Rõ ràng là vai trò và giá trị của tri thứcbản địa là không thể phủ nhận và ngày càng được phổ biến rộng rãi trên toàn thếgiới Cùng với vị trí ngày càng cao của tri thức bản địa là sự tôn trọng được mangđến nhiều hơn cho cộng đồng các tộc người, chủ sở hữu của các tri thức này
Do tri thức bản địa gắn bó với cuộc sống của người dân và được trải nghiệmtrong lịch sử nên đa số tri thức bản địa là những tri thức liên quan đến môi trường
và cách thức sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt Đó có thể là: làm nhà hướng nam, dùng
lá xoan khô đưa vào chậu vại cùng với đậu xanh, đậu đen, ngô để bảo quản, cáchlàm ruộng bậc thang, san đát hay xếp đá, dùng "cày Mèo" rất phù hợp với việc canhtác trên đất dốc,
Tri thức bản địa là những kinh nghiệm đã được thử thách, tôi luyện quanhiều năm sử dụng Những điểm yếu dần được cải thiện cùng với thời gian, nhữngtinh túy dần được chắt lọc và cuối cùng là hoàn thiện và phổ cập Tri thức bản địa lànhững kinh nghiệm, nhưng nó lại phải phù hợp với môi trường, văn hóa từng vùng,
Trang 20từng cộng đồng và từng tộc người Tri thức bản địa tuy là những kinh nghiệm sốngnhưng lại động và thay đổi phù hợp với những điều kiện mới, cơ cấu xã hội mới.
Dù sử dụng tên gọi như: tri thức bản địa, tri thức kỹ thuật bản địa, sinh tháidân tộc học, tri thức địa phương, tri thức dân gian, tri thức truyền thống, tri thứctruyền thống về môi trường, khoa học của dân hay tri thức của người nông thôn, thì đối tượng mà người ta muốn nhắc đến là một hệ thống các tri thức đặc trưng củacác cộng đồng người địa phương liên quan đến cái cách cộng đồng này quan hệ vớimôi trường tự nhiên xung quanh Các cách gọi này cũng thể hiện rõ ràng cáchnhững người sử dụng tiếp cận vấn đề và đặt các vấn đề liên quan đến nó
Tri thức bản địa chỉ được hiểu một cách rõ ràng nhất khi chúng ta đem nó sosánh với kiến thức khoa học mà chúng ta quen thuộc Đơn cử như một so sánh thamkhảo sau (Bùi Hoài Sơn, 2010)[2]:
Bảng 4: So sánh tri thức bản địa và tri thức khoa học
Các lĩnh vực tri thức Tri thức bản địa Kiến thức khoa học
Kiến thức khoa học Linh thiêng và thế tục cùng
đồng hành, bao gồm cả siêunhiên
Hội nhập toàn thể, dựa vào
hệ thốngĐược lưu giữ thông quatruyền miệng và trong cácthực hành văn hóa
Chỉ tính tới thế tục, loại trừsiêu nhiên
Phân tích hay quy giản, dựavào các tập hợp nhỏ của cáitoàn thể
Được lưu giữ thông quasách vở và máy tính
Mức độ chân lý Được coi là chân lý (chủ
quan)Chân lý được thấy trong tựnhiên và trong niềm tinGiải thích dựa vào ví dụ,kinh nghiệm và tục ngữ
Được coi là tiếp cận gầnnhất đến chân lý
Chân lý được tìm thấy từ sự lýgiải của con người
Giải thích dựa vào giả thuyết,
lý thuyết và quy luật
Thực tế cuộc sống và tồn tại
Có khả năng dự báo tốt ở
Suy đoán ngắn hạnTrừu tượng, trải qua kiểmtra
Trang 21Các lĩnh vực tri thức Tri thức bản địa Kiến thức khoa học
địa phương (có giá trị vềsinh thái)
Yếu hơn trong điều kiện ởcác vùng khác
Có khả năng dự báo tốttrong điều kiện tự nhiên (cógiá trị về duy lý)
Yếu trong việc sử dụngkiến thức địa phương
Cách dạy và học Lĩnh hội mất nhiều thời gian
(kiến thức chậm)Học thông qua cách sống,trải nghiệm và làm
Dạy thông qua ví dụ, làmmẫu, tôn giáo và kể chuyệnĐược kiểm nghiệm thôngqua các tình huống thực tế
Lĩnh hội nhanh (kiến thứcnhanh)
Học thông qua giáo dụcchính thức
Dạy thông qua sách giáokhoa
Được kiểm nghiệm giả tạotrong các kiểm tra
(Nguồn: Đôi nét về tri thức bản địa – Bùi Hoài Sơn, năm 2010)
Như vậy, chúng ta có thể có một vài nhận xét về mối quan hệ giữa tri thứcbản địa và tri thức khoa học như sau:
Kiến thức khoa học được sinh ra bởi các nhà khoa học chuyên nghiệp thôngqua những thí nghiệm và nghiên cứu khoa học một cách hệ thống trong khi tri thứcbản địa được sinh ra bởi kinh nghiệm hàng ngày của họ khi chung sống với tự nhiên
và xã hội Người dân địa phương cũng thực hiện những thí nghiệm và nghiên cứunhưng khác với các nhà khoa học chuyên nghiệp, họ nghiên cứu như một phần của
nỗ lực để tồn tại trong khi làm việc để kiếm sống Các nhà khoa học, mặt khác, thựchiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hay những cánh đồng thử nghiệm trongnhững điều kiện giả định, nhân tạo, trong khi người dân địa phương thực hiệnnghiên cứu trong điều kiện tự nhiên ở các cánh đồng hay ở nơi nào đó mà họthường làm việc
Kiến thức khoa học được xuất phát từ các nhà khoa học chuyên nghiệp vàthường được ghi chép lại trong khi kiến thức bản địa thường không được ghi chép.Bên cạnh đó, tri thức bản địa sinh ra trong một văn hóa ở những dạng khác nhau
Trang 22như các thực hành văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo và tín ngưỡng, nghi lễ,văn học dân gian, dân ca, truyền thuyết và tục ngữ Không giống tri thức khoa học,tri thức bản địa ngầm ẩn và khó để cho người ngoài hiểu được Tri thức khoa họcđược tiêu chuẩn hóa và được thể hiện bằng các thuật ngữ có tính toàn cầu, tri thứcbản địa không mang tính tiêu chuẩn hóa và được thể hiện bằng ngôn ngữ địaphương Ở phương diện này, tri thức bản địa nhìn chung không thể di chuyển được
ra khỏi khu vực của mình trong khi tri thức khoa học có khả năng ứng dụng toàncầu Do vậy, khoa học được xem là một hệ thống tri thức toàn cầu trong khi tri thứcbản địa mang tính đặc thù địa phương và được xem là ít có khả năng ứng dụng ởbên ngoài biên giới lãnh thổ của mình
Tri thức bản địa là kiến thức sinh kế trong khi khoa học là kiến thức của kinh
tế thị trường Kiến thức bản địa là các kỹ thuật cho việc sản xuất theo quy mô nhỏ,đáp ứng nhu cầu của gia đình, trong khi khoa học dựa trên sản xuất quy mô lớn đểcung cấp cho thị trường quốc gia, quốc tế Những người sống trong nền kinh tế sinh
kế, tự cung, tự cấp thường sản xuất ra đủ đáp ứng cho nhu cầu của gia đình mình
mà không quá cố gắng chế ngự thiên nhiên hay khai thác nó một cách quá đáng Họphát triển những công nghệ hài hòa với tự nhiên
Các nhà khoa học phương Tây khám phá tự nhiên và xã hội để tìm hiểu quyluật cho các hiện tượng khác nhau và tìm kiếm sự giải thích cho các quan hệ đã đượcxác định Kết quả là họ xây dựng nên những lý thuyết để sử dụng cho những dự đoán
và tạo nên những công nghệ ứng dụng thực tiễn của kiến thức Người dân địa phươngcũng giống như những nhà khoa học, khám phá tự nhiên và xã hội trong khung cảnhriêng của họ, nhưng không giống như các nhà khoa học, họ không tìm kiếm nhữnggiải thích chi tiết, bởi vậy, những mối quan hệ đã được xác định tồn tại dưới dạng cácniềm tin Niềm tin trở thành mong đợi của họ, khiến họ không quan tâm đến việc đitìm câu giải thích chi tiết, bởi vậy, tri thức bản địa đầy rẫy những niềm tin mà khôngthể giải thích một cách duy lý được Tri thức bản địa là không duy lý và mang tính
mô tả trong khi khoa học phương Tây là duy lý và mang tính phân tích
Trang 23Ngày nay, tri thức bản địa đang được đề cao vì nhiều lý do Tuy vậy, khôngphải vì thế mà chúng ta quá nghi ngờ những tri thức khoa học mà bao thế hệ các nhàkhoa học đã sáng tạo ra cho thế giới Hơn thế, không phải những kiến thức bản địanào cũng được sử dụng như nhau và phát huy được hiệu quả trong bối cảnh mới.Một số tri thức bản địa rất có thể không có hiệu quả hoặc thậm chí lại có hại và kìmhãm sự phát triển Điều kiện hình thành tri thức bản địa trước kia đã ít nhiều khácvới bối cảnh xã hội hiện nay, chính vì vậy, tri thức bản địa được hình thành trongnhững điều kiện ấy khó thích hợp với điều kiện xã hội bây giờ Do vậy, áp dụng trithức bản địa không nên thực hiện một cách máy móc.
Tri thức bản địa đã được hình thành qua nhiều thế kỷ, nhiều thế hệ Sự sảnsinh ấy vẫn còn tiếp diễn trong các xã hội hiện nay ở trong các cộng đồng nhất định
và trong một bối cảnh mới Những tri thức ấy cũng đáng quý như những tri thứctrước đây được sản sinh bởi cha ông người dân tộc bản địa Thông qua sự kết hợpvới khoa học hiện đại, những tri thức bản địa ấy sẽ ngày càng trở nên có giá trị hơn
1.2 Đặc điểm của tri thức bản địa
Tri thức bản địa có đặc tính phân cấp độ thuộc lứa tuổi, giới tính và đặc điểmcủa nhóm xã hội Có những tri thức chung, được tất cả mọi người trong cộng đồnghiểu biết; có những tri thức bản địa tồn tại theo gia đình, dòng họ chỉ phạm vi một
số người hiểu biết; lại có những tri thức chuyên nghiệp – chuyên biệt, chỉ có ở một
số ít người mang tính đặc thù, ví dụ: bà mụ đỡ đẻ, thợ phác ghè làm gốm, thợ rà chenấu đường muỗng…
Tri thức bản địa được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi người dân trongcộng đồng được hoàn thiện củng cố dần và truyền lại cho thế hệ sau bằng truyền khẩu,bằng các bài hát, ngôn ngữ, luật tục, Để phân tích các đặc trưng của tri thức bản địa,G.Broding và M Schonberger đã lập bảng so sánh tri thức bản địa với tri thức hàn lâm(Academic knowledge) vốn dĩ của giới khoa học tồn tại ở các viện nghiên cứu, trườngđại học So sánh này được thể hiện ở bảng 5:
Trang 24Bảng 5: So sánh tri thức bản địa và tri thức hàn lâm
Học qua quan sát và thực hành Học qua lý thuyết được ứng dụng
Tiếp cận tổng thể hay hệ thống Tiếp cận đơn lẻ bộ phận
Kiểu suy nghĩa trực giác Lý luận phân tích và quy nạp
Dữ liệu do người lao động làm ra (có tính
đại chúng)
Dữ liệu thu thập bởi các nhà chuyênmôn (có tính cá biệt)
Dữ liệu dùng ngôn từ bản địa (địa phương) Dùng ngôn ngữ đương đại
Môi trường như một bộ phận của những
mối quan hệ xã hội – thần linh
Quản lý môi trường có tổ chức, có thứbậc, ngăn nắp
Dựa trên những kinh nghiệm thu thập và
Như vậy các khái niệm tri thức truyền thống (tradition knowledge), tri thứcbản địa (Indigenous Knowledge), tri thức địa phương (local knowledge) đều đề cậpđến kinh nghiệm thuần thục của cộng đồng cư dân địa phương đã có quá trìnhnghiệm sinh trong một thời gian dài, được xác định chắc chắn ở một vùng, một dântộc bản địa hay ở một cộng đồng địa phương Tri thức bản địa được bảo lưu trong ký
ức cộng đồng và hoàn thiện qua kế thừa phát triển của các thế hệ trong cộng đồng
Ngoài ra, đặc điểm của hai hệ thống kiến thức hiện hành được mô tả và thảoluận trong bảng 6:
Trang 25Bảng 6: Đặc điểm của hai hệ thống kiến thức hiện hành
Hệ thống kiến thức hàn lâm Hệ thống tri thức bản địa truyền thốngNgữ nghĩa trong nghiên cứu hiện tượng
- Đầu vào cao
- Chuyên sâu vào đất đai
- Tiết kiệm lao động
- Rủi ro thị trường
- Chiến lược thích ứng chuyên sâu
- Phụ thuộc vào tài nguyên địaphương
- Đầu vào thấp
- Quảng canh đất đai
- Đòi hỏi lao động (thường là laođộng thủ công)
- Rủi ro môi trường
- Chiến lược thích ứng đa dạngĐầu ra
- Năng suất thấp trong trường hợp
năng lượng đầu vào thấp
- Có sự phân tách về văn hoá
- Mục đích cho lợi nhuận
- Có nguy cơ sự suy thoái cao
- Không bền vững
- Năng suất thấp trong trường hợpđầu vào lao động thấp
- Tương thích văn hoá
- Có ít nguy cơ cho sự suy thoái
- Bền vững với mật độ cư dân thấp
rung-477/ )
(Nguồn:http://tai-lieu.com/tai-lieu/tri-thuc-ban-dia-va-bao-ve-nguon-tai-nguyen-Qua bảng trên ta thấy rõ được về mặt ngữ nghĩa trong nghiên cứu hiệntượng, tri thức hàn lâm được nghiên cứu chính thống về mặt thời gian có thể ngắnhoặc dài nhưng dựa trên hệ thống kiến thức mang tính kế thừa, được kết luận thôngqua kết quả của quá trình thí nghiệm hoàn chỉnh Hệ thống tri thức bản địa mangtính tổng quát, được rút ra từ sự quan sát ghi nhận, phân tích theo tính tự phát Thínghiệm phi chính quy thường được thực hiện với thời gian dài Theo tính chất sửdụng tài nguyên và đầu ra của hệ thống, tri thức bản địa truyền thống thường chú
Trang 26trọng vào tiềm năng địa phương và sản xuất theo công thức: “Đầu tư thấp – năngsuất thấp”.
Các đặc tính cơ bản của tri thức bản địa bao gồm:
- Tính hệ thống là đặc tính cơ bản của tri thức bản địa, khả năng bao hàmrộng lớn ở nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp (kỹ thuật xen canh, chăn nuôi, quản lýsâu bệnh, đa dạng cây trồng, chăm sóc sức khoẻ vật nuôi, chọn giống cây trồng);sinh học (thực vật học, kỹ thuật chăn nuôi); chăm sóc sức khoẻ con người (bằng cácphương thuốc truyền thống); sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên … nên việcnghiên cứu tri thức bản địa phải xem xét trong mối liên quan tổng thể trong cộngđồng, các vấn đề đều có mối liên quan
- Tính tiếp biến và tích hợp, luôn vận động thích ứng với hoàn cảnh môitrường là đặc tính quan trọng của tri thức bản địa Chính đặc tính này khiến cho trithức bản địa luôn tồn tại và phát triển trong mọi hoàn cảnh
- Tính đồng quy cũng là một đặc tính của tri thức bản địa, hầu hết đó là sựđồng quy về kỹ thuật bản địa, do đó đôi khi rất khó xác định một kỹ thuật hoặc mộtphương pháp là bản địa; nó được nhập từ bên ngoài, hay đó là một sự kết hợp giữacác yếu tố địa phương và kiến thức được đưa đến địa phương đó
Tri thức bản địa được hình thành trong hoạt động sống, thường xuyên đượckiểm nghiệm qua quá trình sử dụng, luôn có sự chọn lọc trong quá trình vận độngcủa cuộc sống để ngày càng thích nghi với môi trường của các cộng đồng người.Nhìn chung tri thức bản địa có một số đặc điểm sau:
1- Đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng nhất định
2- Dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, kế thừa từ đời này qua đờikhác qua những kênh thông tin thầm lặng
3- Có quá trình nghiệm sinh (vận động thử nghiệm, tích luỹ và hoàn thiệntheo thời gian trong hoạt động sống của con người) Phù hợp với môi trường, vănhóa từng vùng, từng cộng đồng, tộc người
4- Vận động và thay đổi phù hợp với những điều kiện mới, cơ cấu xã hội mới
Trang 275- Tri thức bản địa được giữ trong ký ức và trong hoạt động sản xuất củangười dân và được trao lại cho thế hệ sau bằng phương pháp giáo dục truyền nghềdân gian.
Tri thức bản địa được chia sẻ và truyền bá thông qua ngôn ngữ nói, bằng các
ví dụ cụ thể và thông qua luật tục, tập quán, văn hoá của cộng đồng Các hình thứcgiao tiếp và tổ chức của cộng đồng có ý nghĩa sống còn đối với các quá trình raquyết định ở cấp độ địa phương; có ý nghĩa sống còn đối với việc bảo tồn, phát triển
và phổ biến các tri thức bản địa
Như vậy, tri thức bản địa mang tính đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồngnhất định Nó dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, thừa kế từ người này quangười khác, đời này sang đời khác Tri thức bản địa được phản ánh trong những bàidân ca, câu chuyện, truyền thuyết và những thực hành văn hóa của người bản địa.Đôi khi nó được bảo tồn dưới dạng trí nhớ, nghi thức, lễ thức hay điệu múa Đôi khi
nó được lưu giữ dưới dạng những vật dụng được lưu truyền từ đời này sang đờikhác hay từ mẹ sang con gái Trong các hệ thống tri thức bản địa, thường không có
sự cách biệt giữa kiến thức tôn giáo, thể tục và thực hành, chúng chỉ là một vài sựgiống nhau
Hướng tới mục tiêu đó, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểucác kiến thức và kinh nghiệm của người Thái trắng (Song Khủa) trong quản lý, bảo
vệ và sử dụng tài nguyên rừng làm cơ sở thông tin cho các nhà làm công tác bảo tồn
và phát triển chọn lọc để áp dụng trong việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyênrừng, góp phần cai thiện đời sống cho người dân địa phương
Trang 28Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.Vị trí địa lý và địa hình
Xã Song Khủa là một xã miền núi của huyện Mộc Châu, có địa hình phứctạp bị chia cắt bởi các dãy núi Địa hình xã tạo thành các lòng chảo, hai bên là cácdãy núi chạy dọc theo hướng từ Đông sang Tây Độ cao trung bình khoảng 927m sovới mặt nước biển
Xã Song Khủa cách trung tâm huyện Mộc Châu 53km về phía Đông Bắc.Tổng diện tích tự nhiên của xã theo địa giới hành chính là 5153,00 ha, gồm 10 bảntiểu khu Xã có vị trí giáp ranh như sau: Phía Đông Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, PhíaBắc giáp xã Liên Hoà, Phía Tây Nam giáp xã Tô Múa, Phía Nam giáp xã Mường
Tè, Phía Tây Bắc giáp xã Suối Bàng Từ trung tâm xã đến quốc lộ 6A khoảng57km
Toạ độ địa lý:
+ Vĩ độ: 20o56'32" đến 20o94'22" độ vĩ Bắc
+ Kinh độ: 104o53'20" đến 104o88'89" độ kinh Đông
Với vị trí địa lý cách xa trung tâm thị trấn Mộc Châu, nên Song Khủa ít chịutác động của những xu thế thị trường hiện nay mà người dân nơi đây vẫn giữ đượcnhững nét văn hóa đặc trưng không thể lẫn, cũng chính vì thế mà tôi chọn địa bànnày để nghiên cứu Không chỉ có vậy, với vị trí địa lý và địa hình như trên còn tạođiều kiện cho Song Khủa phát triển kinh tế, xã hội, thuận lợi thông thương với tỉnhHòa Bình và các xã bạn theo cả đường sông, cũng như đường bộ Đồng thời giữnhiệm vụ quan trọng về chính trị
Trang 292.1.2 Khí hậu, thủy văn
2.1.2.1 Khí hậu
Khu vực nghiên cứu mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đới của vùng caonguyên Mộc Châu Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn khu vựcMộc Châu, các yếu tố khí hậu thời tiết đo được như sau:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 17.5oC - 20oC, nhiệt độ cao nhất đạt 34oC
-35oC vào tháng 6, nhiệt độ thấp nhất khoảng 3oC - 5oC vào tháng 1
- Độ ẩm trung bình hàng năm: 80% - 85%, độ ẩm tối cao 92%, độ ẩm tốithấp 60%
- Tổng lượng mưa bình quân: 136mm/tháng
- Tổng số giờ nắng trung bình: 1912 giờ/năm
Mùa mưa ở đây kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đếntháng 3 năm sau Mùa khô khí hậu thường khô và lạnh, mùa mưa khí hậu nóng vàmưa nhiều, chiếm 80% tổng lượng mưa hàng năm
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500mm đến 1900mm, tập trung chủyếu vào tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, chiếm 70%
Chế độ gió: Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, kéotheo thời tiết giá lạnh, có năm có sương muối; gió tây nam thổi từ tháng 3 đến tháng
6, thường khô hanh và nóng, vì vậy trong khoảng thời gian này dễ xảy ra cháy rừng
Với điều kiện khí hậu như vậy rất thích hợp với việc phát triển các loại cây
ăn quả có giá trị kinh tế cao: bơ, hồng, làm tăng thu nhập của người dân, đồng thờingười dân ít phụ thuộc vào rừng hơn, cũng chính vì thế mà tài nguyên rừng đượcgiữ vững
2.1.2.2 Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió địa phương khô nóng, sương muối,sương mù, mưa đá, giông… là những hiện tượng xảy ra với tần suất không nhiều,
có hiện tượng chỉ xảy ra 1 lần trong năm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sốngthực vật, năng suất cây trồng
Trang 30a/ Giông
Trung bình hàng năm Song Khủa phải hứng chịu khoảng 50 – 70 ngày giông,các tháng IV – VIII là các tháng có nhiều ngày giông (trên dưới 10 ngày mỗi tháng),còn các tháng mùa đông rất ít ngày có giông Số ngày giông ở huyện Mộc Châuđược tổng hợp tại bảng 7:
Bảng 7 Số ngày có giông tại Mộc Châu
Tên trạm I II III IV V VI VIITháng VIII IX X XI XII NămMộc
(Nguồn: Số liệu khí hậu Việt Nam – Nguyễn Trọng Hiệu; Dẫn lại theo:”Nguyễn Thị Nga, 2011.Đặc điểm địa lí tự nhiên và yêu cầu sử dụng đất tỉnh Sơn La Luận văn Thạc sĩ Địa lí – Hà Nội”)
Khi giông xuất hiện thường kèm có mưa lớn hoặc mưa đá kèm theo gió lốc
và cả sấm sét, gây hậu quả với mùa màng, tài sản và tính mạng con người Tuynhiên, trong nước mưa giông cũng có chứa một lượng đáng kể phân bón có ích chocây cối
b/ Sương muối và sương mù
* Sương muối
Sương muối xảy ra trong điều kiện nhiệt độ mặt đất hạ thấp dưới 00C tạothành những sản phẩm ngưng kết dưới dạng những hạt đóng băng trên các mô đất,cành cây, ngọn cỏ Tuy mùa đông ở Tây Bắc nói chung và Song Khủa nói riêng ấmhơn so với các vùng núi và cao nguyên vùng Đông Bắc, nhưng mùa đông ở đây khô
và ít gió nên ở những nơi có độ cao từ 200m trở lên đều có khả năng có sươngmuối, nhất là từ độ cao 500 – 600m trở lên mà Song Khủa lại có độ cao 927m sovới mặt nước biển, chính vì thế hàng năm Song Khủa thường phải hứng chịu nhữngđợt sương muối làm ảnh hưởng rất nhiều đến mùa màng của người dân nơi đây.Sương muối thường xuất hiện vào tháng XII và tháng I Song Khủa cũng là mộttrong những xã của huyện Mộc châu nhiều sương muối, trung bình hàng năm có 5ngày nhất là những ngày giáp tết Mỗi khi có sương muối cây cối hoa màu bị hư hại
Trang 31nặng do nhiệt độ hạ thấp vượt quá ngưỡng cho phép Tuy nhiên, mức độ tác hại cònphụ thuộc vào khả năng chịu rét của từng loại cây trồng.
* Sương mù
Vào những ngày đầu mùa lạnh, khi trời quang mây, lặng gió là điều kiệnthuận lợi cho việc toả nhiệt độ ban đêm của mặt đất, đây cũng là lúc sương mù bức
xạ dễ hình thành và phát triển
Ở hầu hết các xã của huyện Mộc Châu trong đó có Song Khủa là những nơi
có nhiều ngày có sương mù (90 – 100 ngày)
Nhìn chung, sương mù có tác hại chủ yếu là làm giảm bớt tầm nhìn xa, cản trởhoạt động giao thông vận tải Thời tiết ẩm ướt trong sương mù tạo điều kiện thuận lợi
để rêu mốc và sâu bệnh hại cây trồng phát triển nhanh chóng
c/ Mưa đá
Mưa đá là hiện tượng hạt mưa đóng thành băng rơi xuống mặt đất, xảy ratrong những cơn giông mạnh cuối mùa đông đầu mùa hè (tháng III - IV), hoặc cuốimùa hè đầu mùa đông (tháng IX - XI), khi có điều kiện nhiệt động lực thuận lợi chonhững dòng đối lưu mạnh mẽ
Thông thường mưa đá xảy ra trong phạm vi hẹp chỉ vài xã Hạt mưa đá cókích thước bằng hạt ngô, quả mận, cá biệt có hạt to bằng quả trứng vịt (đường kínhbằng khoảng 4 - 5 cm)
Ở Song Khủa trong những năm gần đây thường xảy ra mưa đá trung bình 1
d/ Thời tiết khô nóng
Trang 32Thời tiết khô nóng ở Song Khủa do gió Tây (còn gọi là gió Lào) mang lại,thường xuất hiện vào mùa hè, nhất là các tháng đầu mùa hè Ở Tây Bắc nói chung
và Song Khủa nói riêng, gió Tây khô nóng xuất hiện là do hiệu ứng phơn của gióMùa, mùa hạ khi vượt qua các dãy núi Nhiệt độ cao nhất có thể tới 37 – 390C, độ
ẩm tương đối thấp dưới 60% Tình trạng khô nóng ở Song Khủa diễn ra trầm trọng
Ví dụ, trung bình hàng năm ở Song Khủa có khoảng 30 ngày khô nóng
Thời tiết khô nóng ảnh hưởng xấu đến sinh lí và sinh thái cây trồng Chính vìvậy việc tính toán thời vụ hợp lí làm sao tránh được thời tiết khô nóng trong giaiđoạn quan trọng nhất là một trong những biện pháp đảm bảo cho mùa màng ổnđịnh, hạn chế những tổn thất có thể xảy ra ảnh hưởng xấu đến đời sống người dânnơi đây Đó cũng là nguyên nhân gián tiếp góp phần làm ảnh hưởng đến hệ sinh tháirừng ở Song Khủa
2.1.2.3 Thủy văn
Khu vực nghiên cứu không có nhiều suối lớn như những xã khác trên địa bànhuyện Suối Khủa là con suối bắt nguồn từ chính địa phận xã, chảy trên địa phậncủa xã với chiều dài khoảng 12km về sông Đà Các khe nước nhỏ, ao hồ là nhữngnguồn nước tưới tiêu chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như nguồn nướcmặt của xã Khi kết thúc mùa mưa, phần lớn các nguồn nước trong khu vực đều cạnkiệt nên nước sinh hoạt thường bị thiếu trong mùa khô.Ngoài ra xã còn có sông Đàchảy qua địa phận, đây cũng là con sông đảm bảo cho lượng nước ngầm của xã vàphục vụ một phần nhu cầu nước phục vụ sản xuất
Tuy vậy, vào mùa mưa do mưa nhiều mà toàn xã chỉ có một hệ thống dòngchảy chính nên thường hay xảy ra lũ quét, làm cho mùa màng của người dân chịuthiệt hại nặng nề
2.1.3 Đa dạng tài nguyên
Song Khủa là xã có tài nguyên rừng khá phong phú và đa dạng Diện tíchrừng hiện có 1.396,43 ha Trong đó rừng sản xuất 1.123,53 ha, rừng phòng hộ:272,90 ha Độ che phủ rừng đạt 31,88 %
2.1.3.1 Đa dạng tài nguyên thực vật
Trang 33Địa hình và khí hậu Sơn La có ảnh hưởng quyết định đối với sự phân bố thựcvật rừng, đặc biệt đối với tính phân lập khu vực sinh trưởng của nhiều loại cây.
Song Khủa là một trong những xã có diện tích rừng và đất có khả năng pháttriển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 84,46% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp vớinhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừngkinh tế hàng hoá có giá trị cao Trước đây, rừng nguyên sinh bao phủ hầu hết cácvùng đồi núi nhưng do quá trình khai thác của con người trong đã khiến cho mộtdiện tích rừng rất lớn bị tàn phá Điều đó cho thấy sự hiểu biết của người dân nơi đâythể hiện qua những hành động của họ đã tác động rất xấu đến tài nguyên rừng, số liệutrên cho thấy con người nơi đây trước đây sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng
Trong những năm trở lại đây diện tích rừng còn lại đã được bảo vệ khá tốt,nhiều loài cây được tái sinh Chiều cao của các loài cây gỗ từ 5 – 8m, mật độ khá dàyđặc (50 – 60 cây/100m2) Độ che phủ rừng đạt 38,88%, còn thấp so với yêu cầu -nhất là đối với một tỉnh có độ dốc lớn, mưa tập trung theo mùa, lại có vị trí là mái nhàphòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh nguồn nước cho thuỷ điện Hoà Bình
Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm Hiện nay, diện tích rừng của SongKhủa là 1.396,43 ha, trong đó rừng sản xuất là 1.123,53 ha, rừng phòng hộ (rừngnguyên sinh) là 272,90 ha (6)
Hệ sinh thái rừng Song Khủa là đặc trưng của một phức hệ nhiệt đới và ánhiệt đới trên núi cao có 4 kiểu thảm thực vật chính:
- Rừng hỗn hợp lá rộng ở những nơi mưa ít, các thung lũng sông Mã, sông Đà
- Rừng kín lá rộng chiếm diện tích lớn nhất ở độ cao dưới 1000m
- Rừng kín lá rộng á nhiệt đới núi thấp ở độ cao 800 – 1600m
Mỗi thảm thực vật rừng đều thích ứng với điều kiện về độ cao, mật độ cây và
kiểu khí hậu khác nhau Tiêu biểu có các họ như lan, dẻ, tếch, dâu Các họ có
nhiều loài như: cúc, đậu, long não, hoa môi, ráy, dâu, lan, cam, bông, dẻ Các loàithực vật quý hiếm gồm có: lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, dâu, dổi, trai, sến,đinh hương, đinh thối, sa nhân, thiên niên kiện, đẳng sâm, hà thủ ô, trai Những thựcvật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng có: lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, dổi,đinh hương, đinh thối, trai…
Trang 34Mặt khác, Song Khủa còn là khu vực có sự đa dạng sinh học cao về cácthành phần loài, đầy đủ các kiểu sinh thái trên cạn của Việt Nam Đáng lưu ý ở đây
là hệ sinh thái ở các đập nước lớn, các hang động khô hoặc có suối ngầm, hệ sinhthái núi đá vôi, hệ sinh thái ruộng nước bậc thang… độ cao của địa hình, tính chất
đá mẹ của các núi nên vùng đa dạng sinh học ở Song Khủa có thể chia thành nhiềuvùng phụ về cảnh quan và đa dạng sinh học
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể về tình hình số loài thực vật trêncạn và thực vật dưới nước của hệ sinh thái rừng nơi đây, những số liệu trên có được
là nhờ ban kiểm lâm xã Song Khủa cung cấp Đây cũng là một đề xuất cho các nhànghiên cứu sau khi tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này
2.1.3.2 Đa dạng tài nguyên động vật
Tuy chưa có thống kê, nghiên cứu cụ thể về số lượng cũng như thành phầnloài động vật rừng ở Song Khủa tuy nhiên, qua phỏng vấn các cán bộ kiểm lâm xã
họ cũng đã cho biết: thành phần các loài động vật rừng ở đây cũng rất phong phúnhờ có dải rừng nối liền với khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò của tỉnh HòaBình, cũng chính vì thế mà đã có những người dân vô ý thức đã theo đường rừngsang cưa trộm gỗ quý trong khu bảo tồn về phục vụ cho mục đích riêng của họ màphần lớn là bán gỗ lậu, họ không nghĩ được đàng sau việc làm không suy nghĩ của
họ sẽ là những hậu quả gì và cái giá của họ phải trả ra sao Điều này càng khẳngđịnh rằng mặt bằng dân trí của người dân nơi đây chưa cao và cần phải có nhữnghoạt động tuyên truyền sâu rộng hơn, nếu không thì những cánh rừng có bạt ngànđến đâu cũng sẽ ngày đêm bị "chảy máu"
Theo như những gì đã phỏng vấn thì rừng ở Song Khủa có những loài động vậtquý hiếm được ghi trong sách đỏ như: vượn đen, voọc xám, trước đây đã từng có hổnhưng hiện nay đã không còn nữa, gấu, cầy vằn, sóc bay, cu li, chồn, dúi nâu, lợn rừng,vượn, sơn dương, khỉ, gà lôi, trăn, kỳ đà, rắn hổ mang, rắn cạp nong, rùa các loại
Hệ động vật dưới nước đặc trưng của Song Khủa là khu hệ cá sông Đà vớikhoảng 150 loài Ngoài ra còn có những loài cá sống ở suối Khủa mà người dânthường đánh bắt để cải thiện bữa ăn trong gia đình như: cá diếc, cá chép, cá bống, v.v
2.2 Tình hình dân cư và điều kiện kinh tế xã hội
Trang 352.2.1 Tình hình dân cư
Theo số liệu điều tra thống kê đến hết tháng 5 năm 2013, dân số của xã có
5203 nhân khẩu Trong đó:
+ Nam: 2844 người, chiếm 54,66%
+ Nữ: 2359 người, chiếm 45,34%
=> Điều này cho thấy có sự chênh lệch tỷ lệ nam và nữ tại địa phương, sốnam nhiều hơn điều này cho thấy nam giới ở đây giữ vai trò quan trọng trong laođộng sản xuất cũng như việc khai thác tài nguyên từ rừng vì những công việc nặngnhư khai thác gỗ làm nhà sàn hay khai thác lâm sản ngoài gỗ thì chỉ có nam giớimới đi rừng lâu ngày được
+ Số người trong độ tuổi lao động (từ 18 đến 60 tuổi) là: 2897, chiếm 55,24
% Tỷ lệ tăng dân số năm 2013 là 1,4% là tỷ lệ tăng dân số khá cao Như vậy, có thểkết luận đây là kết cấu dân số trẻ do vậy có thể dự đoán được lực lượng lao động dựtrữ của địa phương trong tương lai cũng sẽ dồi dào
Tổng số hộ toàn xã có 1175 hộ gia đình, bình quân 4 -5 người/hộ
- Thành phần dân tộc: xã có 3 dân tộc anh em cùng chung sống bao gồm:
+ Dân tộc Thái 2020 khẩu (chiếm 38,83%) Với tỷ lệ dân số này mà phân bốchủ yếu ở 2 trong số 10 bản, tiểu khu có thể thấy được mật độ dân số tại hai bản TàLạc và Song Khủa là cao so với các bản khác
+ Dân tộc Mường 2994 khẩu (chiếm 57,54%)
+ Dân tộc Kinh 189 khẩu (chiếm 3,63%)
Qua điều tra cho ta được một bảng tổng hợp, số liệu đó được thể hiện trongbảng 8:
Bảng 8: Bảng tổng hợp dân số, dân tộc xã Song Khủa năm 2012
Trong
Trang 36nữ khẩu khẩu khẩu
68 nhân khẩu) do nơi đây cách xa trung tâm xã, đường xá đi lại khó khăn, việc giaolưu với bên ngoài chủ yếu qua đường sông Sự phân bố dân cư không đồng đều giữacác bản gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ tầng: giaothông, điện, nước, thuỷ lợi, trường học, cơ sở y tế phục vụ dân sinh và sản xuất ởnhững bản có địa hình đi lại khó khăn, thưa dân
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Trang 37Xã được công nhận là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn
La và được hưởng chính sách đầu tư của Đảng, Nhà nước từ năm 2002 đến nay.Năm 2010 toàn xã có 152 hộ khá giàu (chiếm 13,36%), 503 hộ có thu nhập trungbình (chiếm 44,2%), số hộ nghèo còn tương đối lớn 483 hộ (chiếm 42,44%) tổng số
hộ toàn xã Năm 2012, thu nhập bình quân chung của xã là: 7,2 triệuđồng/người/năm
*) Cơ cấu ngành nghề:
Cơ cấu lao động: theo số liệu thống kê năm 2012 của xã thì tổng số lao độngcủa xã có 2897 lao động, trong đó:
+ Số lao động đã qua đào tạo: 23 lao động
+ Số lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp không qua đào tạo: 2874lao động
Đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế nếukhông muốn nói là quá ít so với nhu cầu phát triển Số người được đào tạo chuyênmôn, có tay nghề trong lao động sản xuất chỉ có 23 người trong tổng số 2897 laođộng, chỉ chiếm 0,79% còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ thuậtchiếm hơn 99% Như vậy, ta có thể khẳng định với số lượng lớn lao đọng không quađào tạo như vậy chỉ có thể lao động nhờ vào kinh nghiệm được đúc kết và truyền lại
từ thế hệ này qua thế hệ khác ở địa phương
*) Thực trạng phát triển kinh tế:
+ Trồng trọt:
- Cây trồng lương thực có hạt của xã Song Khủa chủ yếu là cây ngô, lúanước, lúa nương, ngoài ra còn có cây sắn; cây ăn quả gồm có: cây nhãn, mận, mơ,xoài, vải, Ngoài ra còn có các loại cây khác trồng trên diện tích nhỏ như: cây đậu,
Trang 38+ Tình hình phát triển lâm nghiệp:
- trên địa bàn xã đã cơ bản hoàn thành giao đất lâm nghiệp và rừng tự nhiêncho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình bảo vệ 1643,26 ha rừng tự nhiên (trong đó:rừng phòng hộ là: 1516,92 ha; rừng sản xuất là: 126,34 ha)
+ Phương thức sản xuất: theo các hộ nhỏ lẻ với kinh nghiệm truyền thống.Ruộng đất chưa có hướng tập trung cho sản xuất hàng hoá quy mô lớn
2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai 2010; số liệu địa giới hành chính số 364 củaUBND xã Song Khủa tháng 12/2010 thì tổng diện tích tự nhiên toàn xã Song Khủa là5153.0 ha, bao gồm các loại đất được cơ cấu theo bảng 9 như sau:
Trang 39Bảng 9: Cơ cấu đất của địa bàn nghiên cứu
Qua số liệu trên cho thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trongtổng cơ cấu đất của địa phương Bên cạnh đó, cơ cấu cây trồng còn đơn giản chủyếu là: ngô lúa, dong giềng, mận Người dân ít áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới(hoặc có áp dụng cũng không đúng) trong canh tác nên năng suất của cây trồng cònthấp Kết quả phỏng vấn cho thấy người dân đã sử dụng một số loại phân bón hoáhọc (N, P, K) và thuốc trừ sâu cho cây trồng Tuy nhiên họ ít sử dụng phân chuồng
Trang 40làm nguồn phân bón cho các loại cây trồng Nếu nguồn phân này được sử dụng triệt
để thì ngoài việc tận dụng và tiết kiệm chi phí cho người dân còn góp phần cải thiệntình trạng vệ sinh môi trường của các hộ gia đình cũng như của cộng đồng
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp (chiếm 40,7% đất tự nhiên toàn xã) thìđất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn (27,1%) Quỹ đất chưa sử dụng của xãcòn lớn (chiếm 54,49% chủ yếu là đất rừng và đất đồi trọc, đất núi đá vôi), chưa tậndụng được hết tiềm năng quỹ đất khiến phần đất phát triển kinh tế - xã hội bị co hẹp.Tuy nhiên, khi nói đến việc sử dụng đất lâm nghiệp cần nhấn mạnh sâu sắc vai tròcủa rừng trong việc bảo vệ tài nguyên đất đai và môi trường, coi việc giữ rừng vàphát triển rừng như là một biện pháp quan trọng nhất của việc sử dụng đất đai hợp lý,bền vững Nên tận dụng đất đồi trọc bổ sung vào đất lâm nghiệp nhằm phủ xanh đấttrống đồi núi trọc đồng thời không lãng phí đất mà tạo điều kiện cho người dân kiếmthêm thu nhập
2.2.4 Cộng đồng người Thái ở xã Song Khủa
Qua việc tìm hiểu trên các phương tiện thông tin và phỏng vấn ông Đinh VănTranh - cán bộ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã nghỉ hưu tôi đượcbiết: người Thái Sơn La nói chung và người Thái ở Song Khủa nói riêng thuộcnhóm ngữ hệ Nam - Thái, sớm có chữ viết theo mẫu tự Ấn Độ, trực tiếp bắt nguồn
từ chữ Khơme cổ Người Thái cư trú thành từng cụm tập trung gọi là bản, cho đếnnăm 1954, cộng đồng người thái đã tạo lập được hệ sinh thái nhân văn của mình kháhoàn hảo Toàn bộ đất tự nhiên của bản, mường theo truyền thống được chia thành
6 phần:
+ Sông suối cung cấp nước sinh hoạt, nguồn tạo mương phai, lái, lín (hệthống thuỷ lợi của người Thái), nguồn cung cấp thuỷ sản, nơi trú ngụ của thần chủnước (chảu nặm) đất ven sông suối là nơi cộng đồng người Thái canh tác lúa nước
+ Các khu rừng thiêng (động căm) của bản, trung tâm mường được quy định
là nơi cúng tế thần chủ đất và nước, tuyệt đối không được chặt phá, đốt
+ các khu rừng săn (đon húa) là nơi bản mường tổ chức săn tập thể, cấm đốt,phá để thú rừng lui tới kiếm ăn, bắt mồi