1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

110 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 4,86 MB

Nội dung

Tỉnh Quảng Ninh đứng trước tình trạng môi trường bị biến đổi vàsuy thoái nghiêm trọng, các nguồn tài nguyên giảm sút, đặc biệt là tài nguyên rừng.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi thả

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Rừng và thảm thực vật rừng cùng với các bộ phận khác là những thành phầncấu tạo nên sinh quyển Trong tự nhiên, thảm thực vật rừng đóng vai trò rất quantrọng Nó vừa là nguồn tài nguyên sinh vật rất quan trọng, lại vừa là một trong nhữngyếu tố địa lí không thể thiếu được trong tự nhiên Trong tự nhiên, rừng góp phần hìnhthành nên cảnh quan và có ảnh hưởng rất lớn tới các yếu tố tự nhiên khác như khíhậu, đất đai, sông ngòi Do đó rừng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, những đòi hỏi cao của nền kinh tế - xãhội và dưới sức ép của dân số ngày càng tăng nhanh đã gây ảnh hưởng rất lớn đếncác nguồn tài nguyên nói chung và với thảm thực vật nói riêng Trong đó, thảm thựcvật rừng ngày càng bị khai thác, huy động một cách triệt để nhằm phục vụ cho cácmục đích, nhu cầu ngày càng tăng về lương thực thực phẩm, nhu cầu về gỗ, củi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của con người Điều này dẫn tới vô số các hậu quảkhác nhau cả trên lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như môi trường sinh thái Rừngkhai thác quá mức dẫn tới suy giảm tài nguyên rừng, gây hạn hán, lũ lụt, biến đổikhí hậu trên quy mô toàn cầu, gây xói mòn, thoái hóa, sa mạc hóa đất đai trên diệnrộng Từ những tác động tới tự nhiên sẽ ảnh hưởng tới hậu quả kinh tế - xã hội màtiêu biểu là đói nghèo

Việt Nam là một đất nước nhiệt đới với phần lớn diện tích là đồi núi, đất đaimàu mỡ, khí hậu nóng ẩm là những điều kiện vô cùng thích hợp để thực vật rừngphát triển Tuy nhiên, hiện nay rừng của nước ta đang mất đi hàng ngày hàng giờbởi những tác động khai thác quá mức, không có quy hoạch của con người Có thể

mà thay vào đó là những trảng cỏ, cây bụi, rừng nghèo và những mảnh đất bạc màu,trơ sỏi đá

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc miền núi và trung du Bắc Bộ, trongnhững năm qua tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao Trong quá trình phát triển kinh

Trang 2

tế với cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp khaithác (than), nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đờisống nhân dân Tỉnh Quảng Ninh đứng trước tình trạng môi trường bị biến đổi vàsuy thoái nghiêm trọng, các nguồn tài nguyên giảm sút, đặc biệt là tài nguyên rừng.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi thảm thực vật rừng là do sự khai thác quámức, quy hoạch không đồng bộ cộng với sự hạn chế trong ý thức bảo vệ rừng vàcác nhu cầu ngày càng lớn về gỗ và các sản phẩm từ rừng làm cho thảm thực vậtrừng bị biến đổi.

Trước thực tế của địa phương, việc nghiên cứu biến động thảm thực vật rừngtìm hiểu nguyên nhân biến động và những hậu quả, ảnh hưởng của biến động đó tớimôi trường sinh thái của tỉnh là một vấn đề cấp thiết, nhằm đưa ra cơ sở khoa họcgóp phần quy hoạch sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng phục vụ cho phát triển bền

vững Do đó, chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu biến động thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc

2.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây:+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của sự biến động thảm thựcvật rừng

+ Nghiên cứu, phân tích và so sánh hiện trạng thảm thực vật rừng, làm rõmức độ, trạng thái biến động rừng giai đoạn 2000 - 2010

Trang 3

+ Tìm hiểu nguyên nhân gây biến động thảm thực vật và những ảnh hưởngđến sự biến động môi trường sinh thái Đề xuất các kiến nghị nhằm giảm thiểunhững biến động xấu, phát huy những biến động tích cực của thảm thực vật rừng đểbảo vệ môi trường sinh thái và phục vụ cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

2.3 Giới hạn của đề tài

+ Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biến động thảm thực vậtrừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 và tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra nhữngbiện pháp khắc phục những biến động có hại, thúc đẩy những biến động có lợi nhằm

sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường sinh thái

+ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu thảm thực vật rừng trên đấtrừng thuộc khu vực đất liền của tỉnh Quảng Ninh

+ Thời gian nghiên cứu: Đề tài chọn giai đoạn 2000 - 2010 để nghiên cứu.Đây là giai đoạn các công tác trồng rừng được chú trọng, quan tâm gây những ảnhhưởng rất lớn đến biến động rừng trên địa bàn tỉnh Giai đoạn 2000 - 2010 là khoảngthời gian đủ dài để thấy được những biến động của thảm thực vật rừng Hơn nữa, đểthấy được mức độ, trạng thái và xu hướng biến động của thảm thực vật rừng, chúngtôi chọn hai mốc năm đầu và năm cuối là 2000 và 2010 để phân tích, so sánh

3 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Từ rất sớm trong lịch sử phát triển, con người đã nhận ra tầm quan trọng củarừng như nguồn dự trữ về tài chính và chiến lược Trong quá trình tiến lên củamình, loài người đã không ngừng tác động tới rừng nhằm đạt được các giá trị và sảnphẩm có ích cho cuộc sống của mình Điều đó đã dẫn tới sự thoái hóa đất đai và môitrường Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, kinh tế ngày càng phát triển thì sự tácđộng của con người vào rừng ngày càng mạnh mẽ và sự ảnh hưởng tới rừng, tới môitrường và đất đai ngày càng theo chiều hướng xấu Sự đa dạng của các cánh rừngnguyên sinh ngày càng thu hẹp cả về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt là cáccánh rừng thuộc khu vực nhiệt đới Điều đó buộc con người phải có những cáchnhìn khác về rừng Từ đó đã có rất nhiều nghiên cứu về rừng được thực hiện nhằmhiểu rõ hơn cách thức sử dụng và bảo vệ rừng

Trang 4

Trong khu vực Đông Nam Á và Đông Dương đã có nhiều công trình nghiêncứu của các tác giả như:

- Lecomta H: Thực vật chí Đông Dương (1905 - 1952)

- Maurand (1943): Rừng Đông Dương, trong đó có phần trình bày về rừngViệt Nam, đã được các tác giả Việt Nam kế thừa và phát huy

- Dop P và Ganssen H: Thảm thực vật Đông Dương với lượng mua hàngnăm (1931)

- Carton P: Nghiên cứu thảm thực vật trên cơ sở phân loại thổ nhưỡng và khíhậu (trong quyển khí hậu Đông Dương 1940)

- Champ Soloix R (1939): Kiểu rừng thưa Đông Nam Á

- Chandra P.Giri và Surendra Shrestha - UNEP - Thái Lan: Phân tích biếnđộng che phủ rừng: quá khứ và tương lai trong trường hợp những nước đã lựa chọn

ở Nam và Đông Nam châu Á bằng phương pháp viễn thám

Những công trình này đã góp phần đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để dựbáo thảm thực vật rừng, đó là những kết quả tác động qua lại giữa các thành phầncủa rừng, sự biến đổi của rừng theo không gian và thời gian dưới ảnh hưởng của cácyếu tố khác nhau

Ở nước ta, việc nghiên cứu về thảm thực vật rừng đã có công trình của cáctác giả như:

- GS.TS Thái Văn Trừng (1970): "Thảm thực vật rừng Việt Nam" Sau đó,công trình khoa học này lại tiếp tục được tác giả nghiên cứu và bổ sung khái quátthành một bước mới, với công trình: "Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở ViệtNam" (1998) Công trình này đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu quần thểthực vật, rừng nhiệt đới ở nước ta Tác giả đã nghiên cứu các nhân tố phát sinh thảmthực vật rừng nhiệt đới và phân loại các kiểu thảm thực vật trên toàn lãnh thổ ViệtNam Nó đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn cho ngành lâm nghiệp Việt Nam,phục vụ việc sử dụng họp lý nguồn tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 5

- GS.TS Trần Ngũ Phương với các công trình nghiên cứu: "Bước đầu nghiêncứu rừng miền Bắc Việt Nam" (1970); "Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở ViệtNam" (2000)

Bên cạnh đó còn có những công trình về điều tra, phân loại rừng Việt Nam củanhiều tác giả như Phạm Hoàng Hộ, Võ Quý, Nguyễn Xuân Cự cho thấy một cáchkhái quát tài nguyên rừng của nước ta rất phong phú, đã dạng và phân bố rộng rãi

Đặc biệt, từ những năm 90 trở lại đây, trước những biến đổi phức tạp về diệntích và chất lượng rừng, nhiều tập thể và tác giả đã nghiên cứu diễn biến của tàinguyên rừng trên phạm vi cả nước và một số khu vực:

Báo cáo, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1976

-1990 - 1995, đặc trưng cơ bản và sự biến động của tài nguyên rừng Tây Nguyên(1996) của Viện điều tra quy hoạch rừng

- Công trình đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn

1991 - 1995, 1996 - 2000 (KS Lê Sáu, KS Nguyễn Huy Phồn, KS Dương Tú Hùng)

- Vai trò tái sinh và phục hổi rừng tự nhiên trong diễn biến tài nguyên rừngcác vùng miền Bắc của Trần Xuân Tiệp

-1990) của Phạm Đức Lân

Nghiên cứu biến động các hợp phần tự nhiên Tây Nguyên thời kì 1976

-1995 và phân tích nguyên nhân của Nguyễn Thị Nhường (Luận án tiến sĩ 2001)

Đối với tỉnh Quảng Ninh, mặc dù chưa có một công trình cụ thể nào nghiêncứu biến động thảm thực vật rừng qua các thời kì, nhưng cũng đã có một số báo cáođiều tra, theo dõi biến động rừng qua các năm Song chủ yếu là những số liệu thống

kê hiện trạng

Báo cáo diễn biến tăng giảm diện tích rừng toàn tỉnh qua các năm 2000

-2010 (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh)

- Báo cáo rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh (2006) (Chi cụcKiểm lâm - Sở NN và PTNT Quảng Ninh)

Trang 6

- Báo cáo quy hoạch phát triển lâm nghiệp tới năm 2015 - tầm nhìn tới năm

2020 (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)

- Báo cáo kết quả thực hiện dự án 661 (năm 2008) (Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh)

- Báo cáo tình hình xây dựng, triển khai dự án Bảo vệ và phát triển rừngngập mặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015 (UBND tỉnh QuảngNinh, Sở NN và PTNT)

Tuy nhiên, các báo cáo này chỉ đưa ra những số liệu, nhận định tổng quát Để

có một cái nhìn thực tế hơn về biến động thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh (biếnđộng theo thời gian, biến động theo không gian), nguyên nhân chủ yếu gây ranhững biến động từ đó đưa ra những định hướng phát triển rừng trong tương lai làmột định hướng cần làm rõ

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

4.1.1 Quan điểm hệ thống

Đây là quan điểm bao trùm nhất, xác định phương pháp tư duy và tiếp cậnmọi vấn đề Các hệ thống đều có cấu trúc để thực hiên chức năng, đó là cấu trúcđứng và cấu trúc ngang Trong đó cấu trúc đứng bao gồm các thành phần cấu tạo vàquan hệ giữa chúng, còn cấu trúc ngang bao gồm các thành phần cấu thành và quan

hệ giữa chúng Chức năng chính là làm sao cho các quan hệ cấu trúc được hài hòa

để hệ thống hoạt động và phát triển tốt, vì thế tiếp cận hệ thống là tiếp cận cấu trúc

để hiểu và điều chỉnh chức năng Như vậy, theo quan điểm hệ thống trong tự nhiênmọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng luôn tácđộng ảnh hưởng lẫn nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất ở những quy

mô, cấp bậc khác nhau Bởi vậy mỗi thành phần tự nhiên là một bộ phận của thểtổng hợp tự nhiên, khi có sự tác động thay đổi một thành phần sẽ kéo theo sự thayđổi của các thành phần, bộ phận khác trong tổng thể, thậm chí là thay đổi cả một hệthống Một trong những nhân tố có thể làm thay đổi các thành phần tự nhiên và tổngthể tự nhiên một cách nhanh nhất và biến đổi mạnh mẽ nhất là con người với cáchoạt động sản xuất nhằm phục vụ cho các nhu cầu và lợi ích của mình

Trang 7

Ở khu vực nghiên cứu là tỉnh Quảng Ninh, được coi như là một tổng hợp thể

tự nhiên và cũng chính là một hệ thống địa lí có những đặc trưng về địa chất, địahình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật Do đó, khi nghiên cứu biến độngthảm thực vật rừng của tỉnh phải dựa trên quan điểm hệ thống nghiên cứu, phântích, đánh giá sự ảnh hưởng qua lại giữa các thành phần trong hệ thống tự nhiên đó.Đồng thời phải xem xét mức độ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên nóichung và với thảm thực vật rừng nói riêng

4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Khi nghiên cứu bất cứ một đối tượng, hiện tượng tự nhiên hay kinh tế - xãhội đều phải gắn với một lãnh thổ cụ thể nào đó Những đặc điểm đó sẽ tác độngđến sự phát sinh, phát triển và biến động của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xãhội của lãnh thổ đó

Tỉnh Quảng Ninh là một lãnh thổ có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên

và kinh tế xã hội so với các vùng khác Trong đó thảm thực vật rừng là một thànhphần quan trọng trong tự nhiên, nó có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các thànhphần tự nhiên khác Đồng thời nó cũng là nguồn tài nguyên quan trọng đối với cuộcsống con người Dưới những tác động hoặc tiêu cực hoặc tích cực của con người sẽlàm cho thảm thực vật rừng sẽ biến đổi theo chiều hướng tố hoặc xấu Do đó, để sửdụng tài nguyên rừng một cách hợp lí và hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững,cần phải nghiên cứu sự biến động của nó trong mối quan hệ tương hỗ với các thànhphần tự nhiên khác và các hoạt động kinh tế xã hội đặc thù của địa phương

4.1.3 Quan điểm môi trường sinh thái

Thảm thực vật rừng có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần tự nhiên khácnhư khí hậu, thủy văn, đất đai, khi thảm thực vật rừng bị suy thoái sẽ tác động xấu tớicác thành phần này và ngược lại Chính vì vậy, việc đảm bảo cân bằng sinh thái là hếtsức cần thiết Bất cứ một tác động nào của con người trong hoạt động kinh tế và đờisống làm mất cân bằng sinh thái như chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản, đốtnương làm rẫy sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái

Trang 8

Thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh chủ yếu phân bố trên địa hình đồi núi lạinằm ven biển, có tác dụng phòng hộ và đảm bảo môi trường sinh thái Khi chúng takhai thác rừng, khai thác khoáng sản không hợp lý sẽ dẫn tới sự mất cân bằng sinhthái, hậu quả là sự suy giảm các nguồn tài nguyên tự nhiên và nguy cơ hạn hán, lũ lụttăng cao Bởi vậy, quán triệt qua điểm này sẽ giúp cho việc đưa ra những cơ sở khoahọc cần thiết cho sự phát triển bền vững môi trường sinh thái của tỉnh Từ nhữngquan điểm hiện đại đã nêu trên sẽ được vận dụng tổng hợp vào nghiên cứu đề tài.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp

Tiến hành thu thập, phân loại, xử lí và phân tích thông tin, số liệu để thấy rõmức độ biến động của thảm thực vật rừng Về nguyên tắc, coi số liệu thống kê củaChi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh là cơ sởpháp lý có độ tin cậy cao Để xác định mức độ biến động chúng tôi dùng phươngpháp phân tích thống kê để xây dựng các biểu so sánh sự biến động qua các năm

Để tìm hiểu nguyên nhân biến động, chúng tôi tiến hành phân loại, hệ thốnghóa và tính toán phân tích trên cơ sở các nguồn số liệu đã nói ở trên

4.2.2 Phương pháp điều tra và nghiên cứu thực tế

Điều tra thực tế là cơ sở để thẩm định lại những nhận định trong quá trìnhnghiên cứu và phân tích tổng hợp ban đầu, thẩm định lại kết quả hiển thị sự biểnđộng thảm thực vật rừng trong bản đồ biến động thảm thực vật rừng và bản đồ hiệntrạng rừng, đồng thời thu thập thêm tư liệu ảnh minh hoạ về thảm thực vật rừng.Trong thời gian nghiên cứu, tác giả đã trực tiếp đi thực địa tại địa bàn nghiên cứuvới các tuyến cụ thể sau:

- Thành phố Uông Bí - Quảng Yên (rừng thông trồng Yên Lập, rừng ngậpmặn khu vực phà Rừng)

- Thành phố Uông Bí - Đông Triều (khu vực rừng tái sinh tại các mỏ than)

- Thành phố Uông Bí - Hoành Bồ (khu bảo tồn tự nhiên Đồng Sơn - KìThượng, các vùng rừng mới trồng sau khai thác)

- Thành phố Uông Bí - Yên Tử (rừng trồng, rừng đặc dụng Yên Tử)

Trang 9

4.2.3 Phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lí (GIS)

+ Phương pháp viễn thám: Là một trong những phương pháp được sử dụng

để thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu từ một khoảng cách nhất định, khôngcần tiếp xúc trực tiếp Các thông tin thu được là kết quả giải mã hoặc đo đạc biếnđổi mà đối tượng tác động đến xung quanh như trường điện từ, trường âm thanh,phương pháp này cho phép nghiên cứu những không gian lãnh thổ rộng lớn Bởivậy, trong đề tài này sử dụng ảnh viễn thám vệ tinh LANDSAT TM và ETM khuvực tỉnh Quảng Ninh, dùng phương pháp giải đoán ảnh số để xây dựng bản đồ

+ Hệ thông tin địa lý (GIS): Là một hệ thống liên hợp để thu nhận, truy cập, xử

lý, lưu trữ, tính toán, phân tích, tra cứu, hiển thị, khai thác và cập nhật các thông tin, sốliệu địa lý nhằm xác định quy luật phân bố, quan hệ và các mối tương tác, quy luật và

xu hướng phát triển các đối tượng để làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định hay cácgiải pháp cho các vấn đề thực tiễn về khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môitrường và những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội

Để đánh giá biến động thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh, đề tài phải tiếnhành một số công việc xử lý, chồng xếp hai bản đồ hiện trạng thảm thực vật năm

2000 và 2010 để đưa ra bản đồ biến động thảm thực vật rừng (thời kì 2000 - 2010).Công việc được tiến hành như sau:

+ Giải đoán ảnh vệ tinh LANDSAT TM khu vực tỉnh Quảng Ninh để đưa racác đối tượng thảm thực vật trên bản đồ năm 2000 và 2010

+ Nhập dữ liệu vào máy: Bằng phần mềm ứng dụng Mapinfo tiến hành sốhoá các bản đồ:

Bản đồ địa hình, đất, sinh khí hậu, mật độ dân số với các lớp thông tin(đường bình độ, ranh giới hành chính tỉnh, huyện, xã, hệ thống sông suối, hệ thốngđường giao thông)

Các bản đồ hiện trạng thảm thực vật tỉnh Quảng Ninh năm 2000 và 2010

Có thể nói số hoá là một chuỗi nối tiếp của những nhiệm vụ với việc mã hoánhững nhận dạng vị trí của các dữ liệu định hướng không gian Theo nghĩa hẹp,

Trang 10

việc số hoá có thể được xem là sự xác định các giá trị của toạ độ X và Y để mô tả vịtrí những điểm, đường và diện được mô tả trong một hay nhiều bản đồ.

+ Tạo Polygon: Là việc tạo lập các hình nhiều cạnh từ những điểm và đườngrời rạc đã được số hoá trong máy Có nghĩa là từ những bản đồ hiện trạng đã được

số hoá vào trong máy Có nghĩa là từ những bản đồ hiện trạng đã được số hoá vàotrong máy (với các điểm và đường rời rạc) có thể cho phép tính toán nhanh chóngdiện tích của các đối tượng Việc tạo lập các Polygon riêng biệt được dựa trên cơ sởcủa hai loại dữ liệu: Dữ liệu không gian (gồm toạ độ, vị trí, hình dáng) của đốitượng đã được số hoá và cơ sở dữ liệu thuộc tính như tên đối tượng đã được mã hoáđưa vào máy tính Kết quả cho một bản đồ hiện trạng các đối tượng và làm theo mộtbảng liệt kê các thuộc tính của đối tượng

+ Chồng xếp các lớp thông tin: Nhằm phát hiện sự thay đổi giữa các đốitượng về số lượng và chất lượng theo thời gian và không gian Hai bản đồ hiệntrạng thảm thực vật tỉnh Quảng Ninh năm 2000 và 2010 đã được nhập vào máy, tiếnhành chồng xếp lần lượt các lớp bản đồ với nhau Kết quả cho ta các lớp bản đồ mớivới những giá trị đã được ấn định tới mọi vị trí trên bản đồ đó và đã được tính toánnhư một hàm của các giá trị độc lập liên kết vị trí đó trên hai bản đồ gốc Đó chính

là những thông tin về sự thay đổi của các đối tượng rừng cả về số lượng (diện tích)

và chất lượng (trạng thái) qua thời ki 2000 và 2010

+ Xử lý và biên tập bản đồ, số liệu: Sau khi tiến hành chồng xếp các lớpthông tin theo mục đích của đề tài, sẽ có được bản đồ và số liệu cơ sở Công việctiếp theo là phải hoàn chỉnh các kết quả đó và in ra Bản đồ thành quả là kết quả củaviệc chồng xếp nhiều lớp thông tin khác nhau: ranh giới khu vực nghiên cứu, hiệntrạng rừng, sông suối, đường xá, tỉnh, huyện, xã còn số liệu thì được chuyển đổisang phần mềm Excel để xử lý, tính toán và trình bày các biểu tổng hợp kết quả

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản

đồ, bảng số liệu, biểu đồ sơ đồ, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Trang 11

Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu biến động thảm thực vật rừng

Chương 2: Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2000 - 2010

Chương 3: Biến động thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

2000 - 2010; nguyên nhân và giải pháp

Trang 12

Theo FAO: "Rừng là một hệ sinh thái mà độ che phủ của tán cây họ tre nứahoặc cây gỗ có chiều cao từ 5m trở lên khi thành thục, chiếm ít nhất > 0.1 Nhìn chung

có liên hệ với động vật hoang dã Đất còn mang tính chất đất rừng và nó không phải làchủ đề cho sản xuất nông nghiệp, diện tích nhỏ nhất được xác định là < 0.5ha"

Nhà bác học người Nga, G.F Morozov (1912) đã định nghĩa: "Rừng là mộtquần xã cây gỗ , trong đó chúng biểu hiện ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, làm nảy sinhcác hiện tượng mới mà không đặc trưng cho những cây mọc lẻ Trong rừng khôngnhững chỉ có các quan hệ qua lại giữa cây rừng với nhau mà còn có ảnh hưởng qualại giữa cây rừng với đất và môi trường không khí, rừng có khả năng tự phục hồi"

Xuất phát từ quan điểm hệ thống, X.B Belov (1976) lại định nghĩa rừng nhưsau: "Rừng là một hệ thống sinh học tự điều chỉnh, bao gồm thảm cây gỗ, cây bụi,thảm cỏ, động vật, vi sinh vật, đất và chế độ thuỷ văn, không khí và các sinh vậtsống trong đất"

Trong khi đó, Vili lại cho rằng: "Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các yếu tốsống và không sống, giữa chúng có sự trao đổi vật chất và năng lượng tạo nên một hệthống ổn định Nói cách khác, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật vàcác yếu tố môi trường vật lý, trong đó có sự tương tác giữa chúng với nhau" [10]

Trang 13

Các yếu tố môi trường vật lý trong hệ sinh thái bao gồm khí hậu (nhiệt độ, độẩm), ánh sáng, không khí và các yếu tố dinh dưỡng.

Quần xã sinh vật bao gồm các loài thực vật, động vật và vi sinh vật Đây làthành phần biến động nhất trong hệ sinh thái Nếu xét về quan hệ dinh dưỡng, người

ta chia sinh vật thành 2 nhóm:

+ Sinh vật tự dưỡng hay sinh vật sản xuất, chủ yếu là cây xanh có khả năngchuyển hoá năng lượng mặt trời thành các chất dinh dưỡng nhờ quá trình quang hợp

+ Sinh vật dị dưỡng bao gồm sinh vật tiêu thụ (chủ yếu là các loài động vật)

và các sinh vật phân huỷ (nấm và vi sinh vật)

Có thể thấy rằng trong hệ sinh thái rừng, các quá trình trao đổi vật chất vànăng lượng giữa các vật sống và môi trường đều được hoàn thiện, nếu thiếu các quátrình này, sự sống của rừng không hề tồn tại

Sukasov (1964) đưa ra học thuyết "Rừng là một quần lạc sinh địa" Họcthuyết này được kế thừa và phát triển từ "Học thuyết về hệ sinh thái rừng" của G.F.Morozov Theo Sukasov, quần lạc sinh địa là "Tổng hợp trên bề mặt nhất định cáchiện tượng tự nhiên đồng nhất (khí quyển, đá mẹ, thảm thực vật, thế giới động vật,thế giới vi sinh vật, đất và điều kiện thuỷ văn), có đặc thù riêng về tác động tương

hỗ của các bộ phận tổ thành, có kiểu trao đổi vật chất và năng lượng xác định giữachúng với nhau và với các hiện tượng tự nhiên khác và là một thể thống nhất biệnchứng có mâu thuẫn nội tại đang ở sự vận động phát triển không ngừng" [10]

Bản chất các mối quan hệ trong một quần lạc sinh địa là các quá trình chuyểnhoá vật chất và năng lượng Nó quyết định quá trình phát triển và diễn thế của rừng.Đặc trưng cơ bản nhất của rừng là các tổ thành thực vật loài cây cao phải chiếm ưuthế chúng có một mật độ nhất định mọc chung với nhau trên một diện tích nhất địnhluôn có tác động tương hỗ với nhau giữa các cây rừng và với môi trường tạo thànhmột tiểu hoàn cảnh đặc biệt trong hoàn cảnh sinh thái rừng

Trang 14

Đường nét liền: Vòng vật chất; Đường nét đứt: Dòng năng lượng

(Theo Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm - Tài nguyên rừng, 2003)

Hình 1.1: Vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái

"Quần lạc sinh địa rừng được hiểu là một khoảng rừng nhất định có sự đồngnhất về tổ thành cấu trúc và đặc tính của các thành phần hợp thành Nghĩa là đồngnhất về thảm thực vật, thế giới động vật, thế giới sinh vật, các điều kiện về khí hậu,đất đai Trong đó có sự đồng nhất về các quá trình tác động qua lại lẫn nhau, cócùng một kiểu trao đổi vật chất và năng lượng giữa các hợp phần trong quần lạc vàmôi trường" (Sukasov 1964) [10]

Như vậy, rừng được đặc trưng bởi 3 đặc điểm sau:

+ Mối quan hệ giữa các loài cây gỗ, giữa loài cây gỗ với các loại cây khác(cây bụi, cỏ, rêu, dây leo) có ảnh hưởng qua lại với nhau Đặc điểm ảnh hưởng qualại có thể có ích cho cây gỗ, nhưng cũng có thể có hại cho cây gỗ (chèn ép, cạnhtranh về nước, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng của đất)

Thực vật (Vật sản xuất) Động vật (Vật tiêu thụ)

Xác hữu cơ

CO2

Trang 15

+ Các thành phần của rừng không chỉ phụ thuộc vào môi trường mà chínhbản thân chúng cũng tác động ngược trở lại môi trường Sự tác động này dẫn tớihình thành tiểu khí hậu và đặc trưng cho rừng.

+ Rừng có khả năng tự phục hồi đảm bảo thay thế các thế hệ, nhưng khảnăng này chỉ có được khi rừng không bị tác động xấu từ con người

1.1.1.2 Quá trình tái sinh và diễn thế rừng

a Tái sinh rừng

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng

Đó là sự xuất hiện các thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi hoàn cảnhrừng như dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, trên đất rừng sâu khi làm nươngrẫy, các cây con sẽ thay thế các cây già cỗi Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quátrình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ Còn theonghĩa rộng, tái sinh rừng là sự tái sinh nhằm đảm bảo cho sự tồn tại liên tục của một

số hệ sinh thái rừng Có ba phương thức cơ bản để tái sinh rừng là tái sinh tự nhiên,tái sinh nhân tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên [10]

+ Tái sinh tự nhiên: là quá trình tạo thành thế hệ cây rừng mới bằng conđường tự nhiên, về cơ bản không có sự tác động của con người Kết quả rừng táisinh phụ thuộc hoàn toàn vào các quy luật và điều kiện tự nhiên Ưu điểm của táisinh tự nhiên là có thể sử dụng giống và hoàn cảnh rừng hiện có Điều kiện cho táisinh tự nhiên là phải có nguồn giống và hoàn cảnh sinh thái thích hợp cho sự sinhtrưởng của cây tái sinh Trong điều kiện rừng nhiệt đới, quá trình tái sinh tự nhiên ítđạt được kết quả mong muốn bởi nó không điều tiết được thành phần loài và mật độcây phù hợp với yêu cầu kinh doanh và sử dụng rừng

+ Tái sinh nhân tạo: là phương thức tái sinh có tác động trực tiếp của con người,

tự gieo trồng chăm sóc để tạo rừng mới trên đất có rừng Ưu điểm của phương thứcnày là chủ động chọn loại cây trồng, điều khiển mật độ thích hợp cho mục đích củacon người Song nhược điểm chính của nó là phải có điều kiện kinh tế kĩ thuật và nhânlực nên khó có thể triển khai trên một diện tích đất rừng lớn

Trang 16

+ Xúc tiến tái sinh tự nhiên là phương thức trung gian giữa tái sinh nhân tạo

và tái sinh tự nhiên Trong đó tận dụng triệt để những ưu điểm của tái sinh tự nhiênvới sự tham gia tích cực của con người để tái sinh rừng đạt được hiệu quả cao hơn

b Diễn thế rừng

Diễn thế rừng là sự thay thế thế hệ cây rừng này bằng thế hệ cây rừng kháctrong đó tổ thành các loài cây gỗ, nhất là loài cây ưu thế sinh thái có sự thay đổi cơbản Nói rộng hơn diễn thế rừng là sự thay thế hệ sinh thái rừng này bằng hệ sinhthái rừng khác Theo Odum (1956) thì diễn thế là quá trình phát triển theo thứ bậccủa các quần thể liên quan tới những biến đổi về cấu trúc các loài và của các quátrình tiến triển trong quần thể theo thời gian Mọi quy trình diễn thế đều có liên hệ

cơ bản với biến chuyển cơ bản của dòng năng lượng nhằm duy trì một hệ thống ổnđịnh (Dolam và Pinketop, 1955; Magalep, 1986) [10]

Có hai loại diễn thế: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh

+ Diễn thế nguyên sinh là quá trình diễn thế dẫn tới sự hình thành một hệsinh thái rừng tương đối ổn định trên đất chưa từng có rừng

+ Diễn thế thứ sinh xảy ra trên cơ sở diễn thế nguyên sinh, bắt đầu từ giaiđoạn hệ sinh thái rừng bị phá huỷ hết hoặc từng phần do chặt phá, cháy rừng, chănthả gia súc Ở nước ta thường gặp hai loại diễn thế chính như sau (Thái Văn Trừng,

1970, 1978): [26]

* Diễn thế trên đất rừng còn nguyên trạng có xu hướng phục hồi hệ sinh tháirừng nguyên sinh ban đầu, xảy ra trong trường hợp khi con người mới tác động vàoquần thể thực vật, đất vẫn còn giữa nguyên tính chất đất rừng ban đầu Tuy nhiên,

do tác động lặp lại nhiều lần đã dẫn đến hình thành rừng thứ sinh có cấu trúc đơngiản hơn so với rừng nguyên sinh

* Diễn thế trên đất rừng đã bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau dẫn đếnhình thành trảng cỏ, trảng cỏ cây bụi thấp hoặc cây bụi gai

Hai loại diễn thế này được mô tả trong hình 1.2, 1.3 theo nhà địa lí thực vật TrầnNgũ Phương (1970): Bước đầu nghiên cứu thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam

Trang 17

[19]Các loại diễn thế này tuy không được nghiên cứu trong khu vực tỉnh Quảng Ninh,tuy nhiên có sự tương đồng trong sinh cảnh của các loại rừng lim xanh này ở tỉnh.

Hình 1.2: Sơ đồ quá trình diễn thế rừng Lim xanh ở Vĩnh Phú và Hà Tuyên Quang

Giang-Kiểu phụ khí hậu rừng lim nguyên sinh hay phục hồi

Rừng nứa xen cây gỗ

Kiểu phụ thổ nhưỡng thứ sinh sau nương rẫy

Bồ đề

Trang 18

Hình 1.3: Diễn thế rừng Lim xanh ở Hữu Lũng và sông Thương

Như vậy, tái sinh và diễn thế rừng là các quá trình góp phần tạo ra sự biếnđộng của thảm thực vật rừng do tác động của tự nhiên và nhân sinh

1.1.1.3 Sự mất rừng và suy thoái rừng

Theo FAO, sự mất rừng là nói tới sự thay đổi sử dụng đất hoặc khai thác quámức làm cho độ che phủ của tán cây giảm xuống dưới 10% Sự mất rừng được xácđịnh như một sự kiện trong một diện tích nhất định mà sự kiện này hoà đồng với sựthay đổi sử dụng làm cho diện tích đó biến đổi từ có rừng thành không có rừng [40]

Sự suy thoái rừng là sự thay đổi nội bộ của rừng (có thể từ rừng kín sangrừng thưa, từ rừng giàu sang rừng nghèo Từ rừng gỗ sang rừng tre nứa) Sự thay

Trang 19

đổi này không có lợi cho quần tụ hoặc lập địa Khả năng cung cấp lâm sản cũng nhưphòng hộ môi trường, tiềm năng sinh thái, cảnh quan bị giảm xuống.

1.1.1.4 Biến động thảm thực vật rừng

a Khái niệm

Biến động là bản chất của mọi sự vật hiện tượng Tự nhiên không bao giờ bấtbiến mà trái lại, nó luôn biến động không ngừng, là động lực của mọi sự thay đổi,biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự nhiên Bởi vậy, đểkhai thác hợp lý, có hiệu quả cao nguồn tài nguyên rừng của một vùng lãnh thổ thìnhất thiết phải có sự am hiểu về động lực biến động của nó [14]

Nghiên cứu biến động thảm thực vật rừng là xem xét quá trình thay đổi diện tích,chất lượng thông qua các số liệu, thông tin thu được theo thời gian để tìm ra hướng giảiquyết đúng đắn trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu này

b Các đặc trưng của biến động thảm thực vật rừng:

Để nghiên cứu biến động thảm thực vật rừng, đề tài căn cứ vào các đặc trưngbiến động sau:

* Quy mô biến động được xem xét qua các năm về các mặt:

- Biến động về diện tích thảm thực vật rừng nói chung và các kiểu thảm thựcvật rừng nói riêng

- Biến động về chất lượng rừng thông qua các chỉ số về trữ lượng rừng và trữlượng các kiểu rừng

* Mức độ biến động

- Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hay giảm, nhiều hay

ít của thảm thực vật giữa thời điểm đầu và cuối của thời kì nghiên cứu

- Mức độ biến động còn được xác định thông qua việc xác định diện tíchtăng hay giảm và tỉ lệ phần trăm độ che phủ của từng kiểu rừng giữa thời điểm đầu

và cuối của thời kì nghiên cứu

- Mức độ biến động còn thể hiện qua trữ lượng của các kiểu rừng tăng haygiảm, sự thay đổi trạng thái các kiểu rừng giữa đầu và cuối thời kì nghiên cứu

* Xu hướng biến động

Trang 20

- Xu hướng biến động có thể tăng hay giảm, theo hướng tích cực hay tiêu cựcđến đời sống và hoạt động sản xuất của con người cũng như của môi trường sinh thái.

1.1.2 Khái quát về sự phân loại rừng

Rừng được hiểu là một hệ sinh thái, là sự thống nhất về mối quan hệ biệnchứng và phát triển giữa sinh vật, đất và môi trường Với một đối tượng rừng rộnglớn, để tiến hành nghiên cứu cũng như các hoạt động kinh doanh ổn định, bền vữngtrước hết phải phân loại rừng thành những đơn vị cơ bản có những đặc điểm tựnhiên giống nhau Những đơn vị cơ bản đó gọi là kiểu rừng [10]

1.1.2.1 Phân loại rừng theo phát sinh sinh học

Phân loại rừng Việt Nam được nhiều tác giả nghiên cứu như: (Sơvailie,1918; Morang, 1943, 1953; Duong Ham, 1956; Thái Văn Trừng, 1963, 1970, 1978;Trần Ngũ Phương, 1970) Trong đó, cách phân loại rừng theo quan điểm sinh tháiphát sinh của Thái Văn Trừng là được chú ý hơn cả vì nó có nguyên tắc và tiêuchuẩn phân loại rõ ràng

Trên quan điểm hệ sinh thái và quần lạc sinh địa, quần thể thực vật và cácnhân tố ngoại cảnh luôn có sự tác động qua lại thành một tổ hợp thống nhất tồn tại

và phát triển theo những quy luật riêng của nó Có 5 nhân tố sinh thái phát sinh ảnhhưởng đến sự hình thành các loại rừng khác nhau (hình 1.4)

Hình 1.4: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới thảm thực vật rừng (Theo Thái Văn

Trừng, 1970)

Thảm thực vật rừng

Địa lý địa hình

Sinh vật và con người

Khí hậu - Thuỷ văn

Đá mẹ - Thổ

nhuỡng

Khu hệ thực vật

Trang 21

- Nhóm nhân tố địa lý - địa hình: Trên cơ sở các yếu tố địa lí và địa hình,Thái Văn Trừng chia ra 2 nhóm thảm thực vật lớn là quần thể thực vật theo độ vĩ vàquần thể thực vật theo độ cao (hình 1.5).

Hình 1.5: Nhóm nhân tố sinh thái - phát sinh (địa lí - địa hình)

(Theo Thái Văn Trừng, 1970)

- Nhóm nhân tố khí hậu, thuỷ văn: Được đặc trưng bằng chế độ nhiệt ẩm, đây

là nhóm chủ đạo quyết định sự hình thành cấu trúc thảm thực vật rừng theo kiểu khíhậu Dựa vào lượng mưa, Thái Văn Trừng chia làm 4 cấp độ ẩm dùng làm cơ sở choviệc phân loại những kiểu thảm thực vật hình thành do yếu tố khí hậu: [29]

Cấp I: Mưa ẩm, có lượng mưa trên 2500mm/năm

Cấp II: Ẩm và hơi ẩm, có lượng mưa 1200 - 2500mm/năm

Cấp III: Hơi khô và khô, có lượng mưa từ 600 - 1200mm/năm

Cấp IV: Hạn, có lượng mưa 300 - 600mm/năm

- Nhóm nhân tố đá mẹ, thổ nhưỡng: Nhóm nhân tố này có ảnh huởng quyếtđịnh tới sự hình thành các kiểu thực vật thổ nhưỡng - khí hậu và kiểu phụ thổnhưỡng Trong một đới khí hậu có thể hình thành rừng thưa, trảng cỏ, rừng gai phụthuộc vào tính chất đất

- Nhóm nhân tố khu hệ thực vật: Là nhóm có tính chất quyết định cấu trúc tổthành các loài cây của kiểu thảm thực vật rừng Đặc biệt là thành phần, nguồn giống

Trang 22

các loài thực vật bản địa có ý nghĩa quyết định sự hình thành các kiểu phụ miền thựcvật Theo Thái Văn Trừng (1970), khu hệ thực vật Việt Nam nằm trong khu hệ HoaNam - Bắc Việt Nam được mở rộng đến đèo Ngang và có ba luồng di cư chủ yếu:

+ Luồng di cư từ phía Nam lên (Malaixia - Indonexia)

+ Luồng di cư từ Tây Bắc xuống gồm các loài thực vật có nguồn gốc ôn đớitheo độ vĩ từ phía chân dãy núi Himalaya - phía Nam Trung Quốc

+ Luồng di cư từ phía Tây và Tây Nam đến (Ấn Độ - Miến Điện)

Vị trí khu hệ thực vật của nước ta và các luồng di cư từ các khu hệ thực vậtlân cận được mô tả trong hình 1.5

- Nhóm nhân tố sinh vật khác và con người: Ngày nay, hoạt động của conngười cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của rừng, sự tácđộng của con người còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình diễn thế rừng, khả năngtàn phá rừng, biến đổi rừng nhưng cũng có khả năng khôi phục cải tạo lại rừng

Theo Thái Văn Trừng, trên quan điểm phát sinh học với 5 yếu tố phát sinh,

có 4 tiêu chuẩn đặc trưng cho hình thái và cấu trúc thảm thực vật được lựa chọn là:

Chủ yếu kết hợp của 2 yếu tố đầu, Thái Văn Trừng (1970) đã chia thành 5kiểu quần thể lớn với 14 kiểu rừng:

+ Các kiểu rừng kín vùng thấp: Gồm 4 kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩmnhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá nhiệt đới, rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, rừng kín

lá cứng hơi khô nhiệt đới

+ Các kiểu rừng thưa: Gồm 3 kiểu rừng là rừng thưa cây lá rộng hơi khônhiệt đới, rừng cây lá kim hơi khô nhiệt đới, rừng thưa cây lá rộng hơi khô á nhiệtđới núi thấp

Trang 23

Hình 1.6: Sơ đồ phân bố địa lý tổng hợp khu hệ thực vật bản địa đệ tam Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa và các luồng di cư từ các khu hệ thực vật lân cận (Theo Thái Văn Trừng, 1970)

Trang 24

+ Các kiểu trảng, truông: Gồm hai kiểu cơ bản là trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới và kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới.

+ Các kiểu rừng kín vùng cao: Gồm ba kiểu rừng là rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, rừng lá kim ẩm á nhiệtđới núi thấp và rừng kín lá kim ẩm ôn đới ấm núi vừa

+ Các kiểu quần thể khô lạnh vùng cao: Gồm hai kiểu chính là kiểu quần thể

hệ khô vùng cao và kiểu quần thể hệ lạnh vùng cao

Phẫu diện và chiếu tán của rừng kín, rừng thưa, trảng cỏ và truông bụi gai ởViệt Nam được Thái Văn Trừng miêu tả ở hình:

Hình 1.7: Biểu đồ trắc diện và chiếu tán của các kiểu rừng kín, rừng thưa và quần hệ khô, lạnh vùng cao ở Việt Nam với một số loài cây ưu thế

(Theo Thái Văn Trừng, 1970)

1.1.2.2 Phân loại rừng theo trạng thái và chức năng

a Phân loại rừng theo trạng thái

Theo Loeschau (1966), việc phân loại rừng theo trạng thái chủ yếu phục vụ

Rừng kín thường

xanh mưa ẩm nhiệt

đới núi thấp

Rừng kín lá rộng, lá kim

hỗ hợp ẩm á nhiệt đới núi thấp tầng trên

ôn đới hơi khô

Quần hệ khô vùng núi

Quần hệ lạnh vùng núi

Trang 25

cho việc kinh doanh rừng Ông chia ra các loại rừng như sau: Trảng cỏ và cây bụi,rừng non mới phục hồi, rừng đã bị khai thác ở các mức độ khác nhau, rừng chưachịu tác động hay rừng nguyên sinh [10]

Ngoài ra, còn có thể dựa vào trữ lượng gỗ để chia thành các loại rừng khácnhau như rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo Ở Việt Nam, rừng giàu có trữ

-60m3/ha

Trong hệ thống phân loại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy địnhthống nhất chung cho cả nước trong việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng thườngxuyên qua các năm được thể hiện trong bảng 1.1 (Theo thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT: Quy định tiêu chí và phân loại rừng)

B ng 1.1: Phân lo i r ng v ảng 1.1: Phân loại rừng và đất rừng ại rừng và đất rừng ừng và đất rừng à đất rừng đất rừng ừng và đất rừng t r ng

Loại rừng, đất rừngDiện tích tự nhiên

Trang 26

Ngoài ra, trong ngành Kiểm lâm còn áp dụng quy phạm 84 cách phân loạirừng theo trữ lượng.

Trong đó, rừng gỗ bao gồm: rừng lá rộng thường xanh, nửa rụng lá, rừngkhộp, rừng lá kim, rừng hỗ giao

+ Rừng giàu (kí hiệu IIIA3): Là các loại rừng gỗ nguyên sinh hoặc thứ sinhcho đến nay chưa được khai thác sử dụng và những rừng đã bị khai thác vừa phảinhưng có trạng thái rừng khép kín, có hai tầng trở lên, khả năng cung cấp gỗ cònnhiều, trữ lượng lớn > 120m3/ ha

+ Rừng trung bình (Kí hiệu IIIA2): Là rừng gỗ bị khai thác quá mức nhưng

đã có thời gian phục hồi tốt Rừng cũng có hai tầng trở lên nhưng tầng trên khôngliên tục, rải rác còn một số cây to khoẻ của tầng cũ để lại, có trữ lượng trung bình

80 - 120m3/ha

+ Rừng nghèo kiệt (kí hiệu IIIA1): Là rừng gỗ bị khai thác kiệt quệ, tán rừng

bị phá vỡ từng mảng lớn, tầng trên có thể sót lại một số cây nhưng phẩm chất gỗkém Nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa xâm lấn, rừng có trữ lượng trung bình 40 -60m3/ha

+ Rừng phục hồi: Là những rừng non phục hồi sau nương rẫy chưa có trữlượng và rừng phục hồi sau khai thác kiệt, đã có trữ lượng nhưng không đáng kể

b Phân loại rừng theo chức năng

Dựa vào tính chất rừng và mục đích sử dụng rừng được chia ba loại như sau: + Rừng phòng hộ: Gồm các rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồnnước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môitrường sinh thái (rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ cát bay, rừng phòng hộchắn sóng ven biển)

+ Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn

hệ sinh thái hoặc vườn quốc gia, bảo tồn nguồn gen động vật - thực vật rừng, phục vụcông tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh(vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá - lịch sử, môi trường)

Trang 27

+ Rừng sản xuất: Bao gồm các loại rừng được sử dụng để sản xuất kinhdoanh gỗ, lâm đặc sản rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái [10]

Trong những năm gần đây, việc điều tra, theo dõi diễn biến rừng toàn quốc

và các địa phương đều được thống nhất theo cách phân loại trạng thái và chức năng.Bởi vậy, đề tài căn cứ vào hệ thống phân loại đã trình bày để phục vụ cho việcnghiên cứu biến động thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG

1.2.1 Xu hướng biến động thảm thực vật rừng trên thế giới và Việt Nam

Rừng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất Dân số tăngnhanh, nhu cầu đất trồng và khai thác nguyên liệu ngày càng lớn, hậu quả là làmcho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng Vào đầu thế kỉ XX có khoảng

6 tỉ ha rừng, đến đầu 1973 còn 3.8 tỉ ha, năm 1995 còn 2.3 tỉ ha và hiện nay cònkhoảng 1,4 tỉ ha rừng nguyên sinh

Trong nghiên cứu "Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu" của LHQ công bốngày 5/10/2010 đã cảnh báo đa dạng sinh học rừng đang bị lâm nguy trên phạm vitoàn cầu do tốc độ mất rừng, suy thoái rừng và diện tích rừng nguyên thuỷ giảm quánhanh trên thế giới Trong thời gian từ năm 2000-2010, mỗi năm diện tích rừng bịchuyển đổi thành diện tích đất nông nghiệp và các mục đích sử dụng khác, hoặc bịmất do các nguyên nhân tự nhiên đã giảm từ 16 triệu hécta trong những năm 90 củathế kỷ trước xuống còn 13 triệu hécta Diện tích rừng nguyên thuỷ toàn cầu với các

hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất về các loài sinh vật, với khoảng 1,4 tỷ hécta,chiếm 36% tổng diện tích rừng toàn cầu, cũng giảm trung bình hàng năm hơn 40triệu hécta, với tốc độ 0,4% mỗi năm Khu vực Nam Mỹ bị mất rừng nguyên thuỷlớn nhất, sau đó là châu Phi và châu Á

Nghiên cứu trên chỉ rõ các mối đe doạ khác đối với đa dạng sinh học rừng là

do việc quản lý rừng không bền vững, biến đổi khí hậu, cháy rừng, thảm hoạ tựnhiên, dịch bệnh và do sự phá hoại của các loài côn trùng và các sinh vật xâm thực.LHQ còn cảnh báo hiện trạng săn bắn vì mục tiêu thương mại do nhu cầu tiêu dùng

Trang 28

ở các thành phố cũng đang đẩy nhiều loài vật hoang dã tới nguy cơ tuyệt chủngtrong tương lai Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu các nước không thực hiệnnhững biện pháp hiệu quả để ngăn chặn

Nếu trên thế giới trong vòng một thế kỉ mất đi gần 2/3 diện tích rừng thì ở ViệtNam, tài nguyên rừng cũng bị suy giảm mất một nửa chỉ trong vòng 50 năm Năm

1943, tổng diện tích rừng co 14.3 triệu ha (độ che phủ 43%) thì tới 1995 chỉ còn 9.3triệu ha (độ che phủ 28,1%), trung bình mỗi năm mất khoảng 100 tới 140 nghìn harừng Nguyên nhân do khai hoang, đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ bừa bãi luôn vượtquá mức tái sinh của rừng, vì vậy, nhiều tỉnh miền núi Bắc Bộ độ che phủ còn rấtthấp, đặc biệt khu vực Tây Bắc dưới 10%, một số nơi như Đồng Văn, Mèo Vạc (HàGiang) hầu như không còn rừng chỉ trơ ra núi đá tai mèo

Hiện nay, diện tích rừng của nước ta đã tăng lên đáng kể do công tác khuyếnkhích trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc Năm 2005, diện tích rừng của nước ta

là 12.6 triệu ha (độ che phủ đạt 37%), năm 2010, diện tích rừng đạt 13.4 triệu ha (độche phủ 39,5%) Tuy diện tích rừng tăng lên đáng kể nhưng chất lượng rừng lạigiảm sút Nếu năm 1943, rừng của Việt Nam có 70% diện tích là rừng giàu và rừngnguyên sinh thì tới năm 2005, 70% diện tích rừng của nước ta là rừng nghèo thứsinh và rừng trồng

Tuy đã có rất nhiều cố gằng trong công tác tăng diện tích cũng như độ chephủ rừng nhưng vẫn chưa bù đắp lại được nạn mất rừng, đặc biệt là các khu rừngnguyên sinh, chất lượng rừng giảm sút mạnh, lại nằm ở vùng thưa dân, tốc độ xóimòn rửa trôi mạnh, dẫn đến tình trạng thoái hóa đất ở nhiều vùng

1.2.2 Xu hướng biến động thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh

Từ những năm 1976, tất cả đất rừng Việt Nam đều được quốc hữu hóa, đấtrừng tỉnh Quảng Ninh cũng không nằm ngoài chính sách này Tuy nhiên, do sự lỏnglẻo trong quản lí rừng của nhà nước và nhu cầu khai thác khoáng sản đã dẫn tới sựkhai thác bừa bãi diện tích rừng ở đây

Trong những năm 80 và 90 của thế kỉ trước, tốc độ khai thác rừng tăngnhanh do nhu cầu của công nghiệp khai thác than cần gỗ trụ mỏ và dân sinh Vì vậy

Trang 29

các cánh rừng già, những cây gỗ lâu năm bị khai thác triệt để Thêm vào đó, nạnkhai thác than trái phép diễn ra ồ ạt càng làm các khu vực có rừng bị huỷ hoại mộtcách nhanh chóng hơn.

Tình trạng này vẫn còn tiếp diễn trong những năm 2000, mặc dù tỉnh đã cónhiều chính sách nhằm hạn chế và giảm thiểu nguy cơ chặt phá rừng, đồng thời cũng

có các biện pháp trồng mới, phủ xanh đất trống, đồi trọc Theo thống kê, năm 2005,diện tích rừng giàu trong vùng không còn, diện tích rừng trung bình chiếm 3.5%,rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm 66.2%, rừng đặc sản chiếm 10%, còn lại là rừngtre nứa và rừng hỗn giao: 19,3% trong tổng diện tích rừng tự nhiên Nguyên nhân chủyếu của việc suy giảm tài nguyên rừng là do tình trạng khai thác rừng không theo quyhoạch lấy gỗ chống mỏ, lấy củi, đốt nương làm rẫy, khai thác than thổ phỉ

Bên cạnh đó, việc nghiêm túc áp dụng các chính sách đóng cửa rừng (từ năm2000), khuyến khích trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc đã làm cho diện tíchcũng như độ che phủ rừng ở Quảng Ninh tăng lên đáng kể Vào năm 2000, độ chephủ rừng ở tỉnh đạt 39.9% thì 2010 đã tăng lên 46.2% Tuy nhiên, phần lớn diệntích rừng tăng lên là rừng non, rừng trồng mới chưa có trữ lượng, rừng tự nhiên chỉcòn lại rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi với trữ lượng thấp Trong khi đó, hiện tượngkhai thác lâm sản vẫn diễn ra, hàng năm, hiện tượng cháy rừng vẫn xảy ra do thờitiết hanh khô hoặc do chủ quan trong phòng cháy chữa cháy rừng Vì vậy, thảmthực vật rừng vẫn bị đe doạ Thêm vào đó, tập đoàn cây rừng trồng đơn điệu, chủyếu là cây thuần loại, các loại cây bản địa có giá trị cao chưa được chú trọng pháttriển, các giống cây trồng còn là giống nhập nội, ảnh hưởng tới sự phát triển của cácloại cây địa phương và chất lượng rừng trồng

Trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn thảm thực vật rừng địa phương, để khai thác,bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng cần theo dõi diễn biến rừng từng thời kì,tìm ra nguyên nhân gây biến động để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhằmkhắc phục hạn chế và xây dựng định hướng phát triển phù hợp với điều kiện thựctiễn địa phương nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên quý giá

- tài nguyên rừng

Trang 30

Việc tiến hành nghiên cứu biến động thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh được thể hiện qua sơ đồ hình 1.8.

Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng

Địa lý

địa hình

Khí hậu thủy văn

Đá mẹ - Thổ nhưỡng

Khu hệ thực vật Kinh tế xã hội

- Diện tích, trữ lượng

- Xu hướng (tích cực, tiêu cực)

Nguyên nhân gây biến động

Giải pháp và định hướng

Hình 1.8: Sơ đồ các bước nghiên cứu biến động thảm thực vật rừng

tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2000-2010

Trang 31

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

2.1 CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH.

Hệ tọa độ địa lí của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là vùng đất có kiến tạo địa chất trẻ hơn các khu vực khác Làmột tỉnh miền núi vùng Đông Bắc nhưng Quảng Ninh có đủ các dạng địa hình đồinúi, đồng bằng, ven biển và cả hệ thống đảo và thềm lục địa Hơn 80% diện tích làđồi núi

Địa hình Quảng Ninh có thể chia làm các loại như sau:

Trang 32

- Địa hình vùng núi thấp: Bao gồm 2 dải núi Nam Mẫu và Bình Liêu có độcao từ 900 - 1100m, chiếm 60,5% diện tích tự nhiên Hướng chủ đạo là Đông Bắc -Tây Nam, các dãy núi chính: Quảng Châu (1057m), Cao Xiêm (1166m) ở phía bắchuyện Tiên Yên Các dãy núi miền Tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phíabắc thị xã Uông Bí thấp dần xuống phía bắc Đông Triều Vùng núi này gồm nhữngdãy nối tiếp uốn cong (là cánh cung Đông Triều), là một trong bốn cánh cung củavùng Đông Bắc với hai đỉnh núi: Yên Tử (1068m), Am Váp (1094m).

Vùng núi chiếm 41% diện tích tự nhiên Đây là khu vực có nhiều tiềm năngphát triển lâm nghiệp nhất và cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng hộ rừngđầu nguồn

- Vùng trung du và đồng bằng ven biển: Diện tích chiếm 10% diện tích tựnhiên, bao gồm những dải đồi thấp bị phong hóa và xâm thực tạo nên những cánhđồng từ các chân núi thấp dẫn xuống các triền sông và bờ biển Bao gồm 2 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng phù sa cổ: Là dạng đồi gò và dải đất hẹp ở phía Bắc Đông Triều,chạy dọc từ Dốc Đỏ (Uông Bí) qua Minh Thành, Yên Lập (Quảng Yên) và dải chạydọc đường số 4 từ Tiên Yên tới Móng Cái Độ cao trung bình 25m, lớp phủ thực vật

bị tàn phá mạnh, có nhiều đồi thoải, đỉnh bằng Dạng địa hình này thích hợp với câylâu năm và nông lâm kết hợp

+ Tiểu vùng phù sa mới: Là vùng đồng bằng, tập trung ở Đông Triều, QuảngYên, Tiên Yên đến Móng Cái Đây là những đồng bằng có diện tích nhỏ hẹp, là sảnphẩm tích tụ từ phù sa biển và phù sa sông Các đồng bằng này còn tiếp tực lấn rabiển, đặc biệt ở Móng Cái

Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá

và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triềnsông và bờ biển Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồngbằng ven biển thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là rừng trồngcông nghiệp với quy mô lớn

Trang 33

Vùng ven biển Quảng Ninh ngoài các bãi cát trắng là các bãi bồi phù sa Đây

là nơi rất thích hợp để phát triển rừng ngập mặn với những loài cây đặc trưng như

sú, vẹt, mắm có ý nghĩa về kinh tế cũng như phòng hộ, chắn sóng và môi trường

2.1.1.2 Nhân tố khí hậu - thủy văn

+ Gió Đông Bắc: Thổi từ tháng X tới tháng I Trong tháng X, XI là tín phongThái Bình Dương, đem lại thời tiết khô ráo, mát mẻ, trong tháng XII, I là gió cựcđới lục địa có tính chất lạnh và khô Trên biển, gió có hướng Đông Bắc chiếm ưuthế tuyệt đối với tần suất khoảng 70%, ở bờ biển tùy theo hình thái địa hình vàhướng gió thịnh hành có thể là Đông Bắc hoặc Bắc Trong thời kì này, hướng gióĐông cũng thường xuất hiện với tần suất 20 - 30%, đem lại thời tiết ấm áp trongmùa đông

+ Gió Đông Nam: Từ tháng II đến tháng IV có gió Đông phát triển mạnh vàthịnh hành Từ tháng IV - VII là thời kì thịnh hành của gió Nam và Đông Nam thổi

từ biển vào đem lại thời kì nóng ẩm ven bờ Tháng VIII và IX là thời kì chuyểnhướng gió với nhiều hướng khác nhau Trong tháng VIII chủ yếu là hướng gió cóthành phần Nam, trong khi đó tháng IX ưu thế lại chuyển sang hướng Bắc

Ngoài ra, ven biển còn có gió địa phương như gió đất - biển có ảnh hưởng tớisản xuất và sinh hoạt của địa phương

Trang 34

trung bình năm thấp hơn trung bình của toàn tỉnh, từ 21 - 22,50C.

Do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc biên độ nhiệt dao động khá

dao động từ 4,4 - 6,90C

tương đối xa biển và ở vùng núi của huyện Hoành Bồ, dao động trong khoảng 5

Cái; 0,9 - 1,10C

Điều này được thể hiện thông qua bảng nhiệt độ trung bình tháng và năm tại

(Nguồn: Trạm khí tượng - thủy văn tỉnh Quảng Ninh)

Trang 35

vào tháng 1 (15 - 160C) Tháng 4, 10 là các tháng chuyển tiếp trong năm giữa haimùa, nhiệt độ trung bình từ 24 - 250C.

Biểu đồ 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm một số trạm tỉnh Quảng Ninh

Tuy nhiên, do lãnh thổ Quảng Ninh trải dài nên có sự phân hoá về nhiệt độ

thuận lợi phát triển kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với các loài câyphổ biến như: họ Dầu, họ Xoan, họ Bồ hòn và kiểu rừng kín thường xanh trên đávôi với một số loài như: Nghiến, Trai, Đinh, Lát hoa Ngoài ra, với độ cao trên

nhiệt đới thường xanh trên núi thấp

- Chế độ mưa:

Quảng Ninh là một tỉnh mưa nhiều, tổng lượng mưa trung bình năm đạt từ

2200 - 2500mm Đây là nơi có tổng lượng mưa khá lớn nhưng tập trung chủ yếuvào mùa mưa đạt từ 1400 - 2000mm (chiếm 70 - 80% tổng lượng mưa cả năm)

Mùa mưa ở Quảng Ninh trùng với hoạt động của gió mùa Đông Nam kéo dài

7 tháng, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10 Trong mùa mưa, lượng

Trang 36

mưa ngày lớn nhất đều vượt 100mm và có thể đạt tới 250 - 500mm từ cuối tháng 6tới tháng 9 Hầu hết các tháng còn lại số ngày mưa trong năm đạt từ 10 - 20 ngày

Mùa khô lượng mưa đạt 300 - 400mm (chiếm 20 - 30% tổng lượng mưa cảnăm) Điều này làm cho vào mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, sự tích trữ nước củasông suối kém nên gây tình trạng hạn cho cây trồng

Trị số độ ẩm không khí tương đối trung bình năm dao động từ 82 - 85%.Thời kì nửa cuối mùa đông (tháng II - IV), độ ẩm không khí cao, đạt 87 - 92% do cómưa phùn

Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh

Móng

Cái 38.4 46.4 62.9 116.8 264.1 446.9 614.3 485.3 310.8 164.9 73.7 32.0 2656.5Bãi

Cháy 22.4 28.5 46.8 72.9 172.0 287.8 372.7 448.3 302.8 138.8 36.6 18.1 1947.5Uông

Bí 21.1 23.9 42.0 91.5 192.9 278.9 297.7 355.5 226.5 102.7 32.9 18.7 1684.3

(Nguồn: Trạm khí tượng - thuỷ văn tỉnh Quảng Ninh)

Lượng mưa trong tỉnh phân bố không đồng đều, giảm dần từ Đông sang Tây.Vùng ven biển, nằm bên sườn đón gió của cánh cung Đông Triều đối với luồng giómùa mùa hạ nên khu vực thu được lượng mưa lớn trong các dạng nhiễu động khíquyển (bão, rãnh thấp, đường đứt…) và trở thành một trong những trung tâm mưalớn của Việt Nam (Móng Cái) với lượng mưa trên 2500mm Đi sâu về phía Tây,lượng mưa giảm sút rõ rệt, nhất là ở các khu vực trong thung lũng khuất, lượng mưa

ở đây chỉ vào khoảng 1400-1500m

Trang 37

Biểu đồ 2.2: Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh Quảng Ninh

Từ số liệu nhiệt và mưa như trên, chúng tôi sử dụng phương pháp tính tươngquan nhiệt ẩm theo chỉ tiêu khí hậu của Gausen Walter: P = 2T

(P: Lượng mưa; T: Nhiệt độ)

Trang 38

lượng mưa tháng nhỏ hơn 100mm và tương đương 200mm khi lương mưa thángtrên 100mm.

Chính ở tỉ lệ này nhà địa lý thực vật Gaussen đã phân chia ra thời kì khô - làkhi đường biến trình mưa nằm dưới đường biến trình của nhiệt độ (vùng kí hiệu códấu chấm); thời kì ẩm - là khi đường biến trình của lượng mưa vượt lên đường biếntrình của nhiệt độ (vùng kí hiệu có dấu gạch chéo) Khi tổng lượng mưa tháng lớnhơn 100mm, việc biểu thị lượng mưa trên toàn biểu đồ được giảm đi với tỉ lệ 1/10

và được bôi đen hoàn toàn (vùng kí hiệu màu đen hoàn toàn) - đó là thời kì thừa ẩm

Quan sát các biểu đồ ta sẽ đọc được một số thông tin sau:

Ví dụ: Tại trạm Móng Cái, số năm quan trắc nhiệt độ và lượng mưa là 56 năm,

nhiều năm là 2649mm Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 37,60C, nhiệt độ tối cao trung bìnhđạt 31,2, nhiệt độ tối thấp trung bình là 12,3, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 1,10C

Nhìn chung, khí hậu tỉnh Quảng Ninh chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa vàmùa khô Mùa mưa là mùa mà tại các trạm có tới 6 -7 tháng mưa (P > 100mm).Mùa khô chỉ có tháng khô, không có các tháng hạn và kiệt

Có thể nói, với lượng bức xạ phong phú, nền nhiệt cao, độ ẩm lớn là mộtthuận lợi đối với việc tạo ra sinh khối lớn giúp cho cây trồng, đặc biệt là thực vậtrừng phát triển Với điều kiện thừa nhiệt, thừa ẩm như trên, rừng ở Quảng Ninh pháttriển mạnh, chủ yểu là rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Hơn nữa, với sự trải dàilãnh thổ tỉnh đã tạo nên nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau

Trang 39

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ sinh khí hậu tại một số trạm khí tượng

tỉnh Quảng Ninh

b Thuỷ văn

Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km, mật độ trung bình biến đổi

hẹp, xâm thực mạnh nhưng xâm thực ngang yếu, hầu như không có bồi tụ

Các sông, suối đều bắt nguồn từ cánh cung Đông Triều ở độ cao từ 500 1.300m, chảy xuống theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vuông góc với bờ biển Cácsông phần lớn không có phần trung lưu, cửa sông đổ ra biển có hình dạng vịnh cửasông Những đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới mực nước sông, khi mưa lũ nướcdâng lên rất nhanh, vào mùa khô nước kiệt cũng nhanh

có nguồn cung cấp nước chủ yếu dựa vào nước mưa Sự phân mùa mưa đã dẫn tới

Trang 40

sự phân mùa dòng chảy: mùa lũ từ tháng 5 tới thàng 10, tập trung vào các tháng6,7,8; mùa cạn từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau, cạn nhất vào tháng 3 Lưu lượng

lượng phù sa không đáng kể

Các sông chính trong vùng:

- Hạ lưu sông Thái Bình (chảy qua địa phận tỉnh Quảng Ninh)

Sông Thái Bình có tổng chiều dài 385km, gồm nhiều phụ lưu, chi lưu, trong

đó có một nhánh chảy trong địa phận tỉnh Quảng Ninh dài gần 60km Kể từ địaphận huyện Đông Triều, qua Uông Bí, Yên Hưng rối chảy ra vịnh Bắc Bộ Cácđoạn sông lớn có tên nối tiếp gồm: sông Kinh Thầy, Đá Bạc, Bạch Đằng SôngBạch Đằng tới bến phà Rừng tách ra 2 nhánh là sông Chanh và sông Nam baoquanh đảo Hà Nam (huyện Yên Hưng) rồi đổ về phía Cát Bà, Cát Hải, còn dòngsông chính là nhánh Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu

- Sông Ba Chẽ

Bồ), sông chính dài 78,5km, quanh co uốn khúc sau vùng đồi cánh cung ĐôngTriều Đoạn từ nguồn tới khe Mau chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, từ đóchảy ra biển Lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh, độ dốc lưu vực nhỏ, lại ở trong khuvực thượng nguồn ít mưa nên ảnh hưởng của lũ phía hạ lưu không lớn, giá trị giaothông không thuận lợi nhưng có khả năng phát triển thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ

- Sông Tiên Yên

núi Quảng Nam Châu thuộc địa phận huyên Bình Liêu Sông dài 82km, hướng chảythay đổi nhiều, từ phía thượng lưu đến Hoành Mô chảy theo hướng Đông Bắc - TâyNam Đoạn từ Phong Dụ ra biển có hướng Tây Bắc - Đông Nam Dòng sông hìnhvòng cung, hướng lõm về phía biển ôm lấy dãy núi Quảng Nam Châu, đổ ra biển ởmũi Chùa (huyện Tiên Yên) Sông Tiên Yên có nhánh chính là sông Phố Cũ, bắtnguồn từ xã Châu Sơn (huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn)

Ngày đăng: 07/04/2014, 19:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Sơ đồ quá trình diễn thế rừng Lim xanh ở Vĩnh Phú và Hà Giang- Giang-Tuyên Quang - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Hình 1.2 Sơ đồ quá trình diễn thế rừng Lim xanh ở Vĩnh Phú và Hà Giang- Giang-Tuyên Quang (Trang 17)
Hình 1.3: Diễn thế rừng Lim xanh ở Hữu Lũng và sông Thương - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Hình 1.3 Diễn thế rừng Lim xanh ở Hữu Lũng và sông Thương (Trang 18)
Hình 1.4: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới thảm thực vật rừng (Theo Thái Văn - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Hình 1.4 Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới thảm thực vật rừng (Theo Thái Văn (Trang 20)
Hình 1.5: Nhóm nhân tố sinh thái - phát sinh (địa lí - địa hình) - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Hình 1.5 Nhóm nhân tố sinh thái - phát sinh (địa lí - địa hình) (Trang 21)
Hình 1.6: Sơ đồ phân bố địa lý tổng hợp khu hệ thực vật bản địa đệ tam  Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa và các luồng di cư từ các khu hệ thực vật lân  cận (Theo Thái Văn Trừng, 1970) - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Hình 1.6 Sơ đồ phân bố địa lý tổng hợp khu hệ thực vật bản địa đệ tam Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa và các luồng di cư từ các khu hệ thực vật lân cận (Theo Thái Văn Trừng, 1970) (Trang 23)
Hình 1.7: Biểu đồ trắc diện và chiếu tán của các kiểu rừng kín, rừng thưa và quần hệ khô, lạnh vùng cao ở Việt Nam với một số loài cây ưu thế - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Hình 1.7 Biểu đồ trắc diện và chiếu tán của các kiểu rừng kín, rừng thưa và quần hệ khô, lạnh vùng cao ở Việt Nam với một số loài cây ưu thế (Trang 24)
Bảng 1.1: Phân loại rừng và đất rừng - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 1.1 Phân loại rừng và đất rừng (Trang 25)
Hình 1.8: Sơ đồ các bước nghiên cứu biến động thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2000-2010 - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Hình 1.8 Sơ đồ các bước nghiên cứu biến động thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2000-2010 (Trang 30)
Bảng 2.4: Tỉ suất gia tăng tự nhiên và số lượng người tăng thêm hàng năm tỉnh Quảng Ninh - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 2.4 Tỉ suất gia tăng tự nhiên và số lượng người tăng thêm hàng năm tỉnh Quảng Ninh (Trang 47)
Bảng 2.7: Hiện trạng phân bố rừng theo đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ninh - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 2.7 Hiện trạng phân bố rừng theo đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ninh (Trang 55)
Bảng 2.8: Cơ cấu và trữ lượng các loại rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2000 - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 2.8 Cơ cấu và trữ lượng các loại rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2000 (Trang 57)
Bảng 2.9: Số liệu hiện trạng rừng và sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh năm 2010 - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 2.9 Số liệu hiện trạng rừng và sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh năm 2010 (Trang 58)
Bảng 2.11: Cơ cấu và trữ lượng các loại rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2010 - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 2.11 Cơ cấu và trữ lượng các loại rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2010 (Trang 63)
Bảng 3.1: Biến động diện tích và độ che phủ rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 3.1 Biến động diện tích và độ che phủ rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 67)
Bảng 3.3: Phân cấp mức độ biến động diện tích rừng theo đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 3.3 Phân cấp mức độ biến động diện tích rừng theo đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 73)
Bảng 3.4: Biến động diện tích các loại rừng tỉnh Quảng Ninh  giai đoạn 2000 - 2010 - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 3.4 Biến động diện tích các loại rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 74)
Bảng 3.5: Biến động 3 loại rừng theo chức năng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 3.5 Biến động 3 loại rừng theo chức năng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 78)
Bảng 3.7: Phân cấp biến động trữ lượng rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 3.7 Phân cấp biến động trữ lượng rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 82)
Hình   3.1:   Sơ   đồ   các   nguyên   nhân   biến   động   thảm   thực   vật   rừng   tỉnh Quảng Ninh - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
nh 3.1: Sơ đồ các nguyên nhân biến động thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh (Trang 87)
Bảng 3.8: Tình hình khai thác lâm sản qua các năm - NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THẢM THỰC VẬT RỪNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Bảng 3.8 Tình hình khai thác lâm sản qua các năm (Trang 93)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w