5. Lý do chọn đề tài
2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo &
PTNT chi nhánh Yên Thành – Nghệ An
2.2.1 Định hướng chung
Mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh là xây dựng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Yên Thành - Nghệ An thành một Ngân hàng mạnh hàng đầu trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập. Kinh doanh hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và xây dựng NHNo & PTNT hiện đại.
Theo dõi sát sao những sản phẩm huy động vốn, lãi suất huy động của những ngân hàng khác trên địa bàn, nhằm giữ vững và tăng trưởng vững chắc nguồn tiên gửi dân cư.
Tăng cường mở rộng và phát huy các mối quan hệ đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế. Phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng nhằm tăng trưởng nguồn tiền gửi của doanh nghiệp.
Phát huy lợi thế về mạng lưới huy động trải rộng trên địa bàn, khu dân cư tập trung. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, đi đôi với nó là công tác tuyên truyền quảng cáo, quảng bá, khuyến mại,...nhằm huy động tối đa các nguồn vốn dư thừa trong dân cư và các tổ chức kinh tế.
Tăng cường tiếp xúc, thu hút nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác. Xây dựng nơi làm việc khang trang, lịch sự nhằm củng cố lòng tin và thu hút thêm khách hàng.
Tích cực tăng trưởng tín dụng đầu tư, phát triển khách hàng mới đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, an toàn, hiệu quả, bền vững. Chọn lọc khách hàng, tập trung vào khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, có truyền thống và kinh nghiệm kinh doanh, tài chính lành mạnh.
Mở rộng, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi có thể kiểm soát, ưu tiên cho vay tiêu dùng, cho vay hộ sản xuất, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với các dự án lớn, lựa chọn dự án có tính khả thi cao, hiệu quả chắc chắn, đáp ứng được các điều kiện tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng.
Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, hồ sơ tín dụng phải được hoàn chỉnh ngay từ đầu nhằm tránh được rủi ro tác nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh… tiếp tục hoàn thiện các tồn tại về hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản đảm bảo phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.
Đặc biệt coi trọng công tác đào tạo cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng cả về năng lực, phẩm chất, chuyên môn và tác phong tạo ra ưu thế cạnh tranh bằng “ Chất lượng nguồn nhân lực”. Ngoài ra còn thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chống mọi biểu hiện cơ hội, lợi dụng, tham nhũng, tiêu cực gây mất uy tín ngành, làm thất thoát tài sản Nhà nước.
2.2.2 Mục tiêu
Mục tiêu năm 2012 của Chi nhánh là:
- Tổng nguồn vốn quản lý và huy động ( kể cả ngoại tệ ) đạt được 850.000 – 900.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 18 - 20% so với năm 2011.
- Tổng dư nợ đạt: 400.000 – 450.000 triệu đồng tăng trưởng 15 – 17% so với năm 2011. Tỷ lệ cho vay trung hạn 45% / tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% tổng dư nợ.
- Tỷ trọng thu ngoài tín dụng / tổng thu nhập ròng đạt 11 – 12%. - Tài chính: Chênh lệch thu chi 9.000 triệu đồng.
- Đảm bảo thu nhập cho người lao động theo chế độ quy định, thực hiện kinh doanh có lãi, hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.
- Nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng đặc biệt ưu tiên tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh ổn định có hiệu quả, có tài sản đảm bảo, chấp nhận mức lãi suất hợp lý; hạn chế cho vay đối với các khách hàng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay. Coi trọng yếu tố chất lượng tín dụng vì đó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh là tiêu chuẩn để đo trình độ cán bộ.
2.2.3 Giải pháp dịch vụ tín dụng
2.2.3.1 Tăng cường hoạt động marketing
Bất kì một doanh nghiệp nào muốn có sản phẩm, hình ảnh, uy tín thương hiệu của mình có chỗ đứng trên thị trường đều cần sự trợ giúp quan trọng của hoạt động Marketing. Sự thành công của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Yên Thành - Nghệ An như hôm nay không thể không kể đến vai trò
của Marketing ngân hàng. Chi nhánh đã rất linh hoạt khi tiến hành kết hợp các hoạt động Marketing truyền thống và Marketing hiện đại nhằm quảng bá, quảng cáo hình ảnh thương hiệu thu hút khách hàng về phía mình. Điều này đã mang đến những thành công nhất định nhưng trong thời gian tới công tác này cần phải đẩy mạnh hơn nữa mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ, đặc biệt trong thời gian qua đã có thêm 1 Chi nhánh Ngân hàng Eximbank khai trương trên địa bàn. Để thực hiện được điều này cần phải triển khai một số hoạt động:
- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu, thăm dò tình hình hoạt động sản xuất của khách hàng, tìm hiểu cung - cầu về vốn vay trên thị trường tài chính để từ đó có thể biết được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này sẽ giúp Chi nhánh trả lời được câu hỏi: khi nào khách hàng cần vốn? số lượng vốn vay là bao nhiêu? họ vay trong thời gian bao lâu? từ đó ta có thể tiến hành phân loại khách hàng, xếp họ vào từng nhóm thích hợp là cơ sở xây dựng các chiến lược đưa ra hình thức tín dụng có thời gian và lãi suất phù hợp.
- Thăm dò, tham khảo các hình thức cung cấp tín dụng, dịch vụ tín dụng của đối thủ cạnh tranh để biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ. Trên cơ sở đó phát huy thế mạnh của mình, lấy điểm yếu của đối thủ để mình khai thác, trở thành thế mạnh của mình.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Thưc hiện các hoạt động tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như:
+ Thông qua các cơ quan báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh báo chí ( báo hình, báo ảnh, báo viết,...), Web... hoặc qua đội ngũ cán bộ làm việc tại chi nhánh
+ Thông qua các tờ rơi
+ Thông qua các bảng hiệu, biển hiệu, hướng dẫn tại trụ sở giao dịch + Thông qua các cuộc họp tổ vay vốn
+ Thông qua việc tuyên truyền, phố biến trực tiếp của cán bộ ngân hàng (Phòng tư vấn và hướng dẫn khách hàng)
+ Thông qua các thư thăm dò chọn mẫu
Đi đôi với nó là xây dựng phong cách phục vụ ân cần nhiệt tình, chu đáo... của đội ngũ cán bộ công nhân viên đối với khách hàng. Ưu tiên chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng có chất lượng tín dụng tốt về lãi suất, chi phí vận chuyển, thời gian.
2.2.3.2 Đa dạng hóa các hình thức tín dụng
Hoạt động tín dụng của các Ngân hàng đa số gồm 4 hoạt động chính là: cho vay, cho thuê ( 2 hình thức này chủ yếu là cung cấp cho hoạt động sản xuất ), chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh đây là các hoạt động của các Ngân hàng truyền thống. Nhưng hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính Việt Nam, đặc biệt mấy năm trở lại đây có sự tham gia của thị trường chứng khoán, các Ngân hàng cạch tranh quyết liệt nhau để giành thị phần, giành khách hàng. Do đó, để thu hút khách hàng trong thời gian tới Chi nhánh cần phải tiến hành đa dạng, mở rộng hoạt động tín dụng thì mới có thể cạnh tranh được:
- Đa dạng hình thức cho vay
+ Hiện nay, đa số các hình thức cho vay của Chi nhánh là hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng từng lần, hình thức này giúp Ngân hàng kiểm soát được hoạt động kinh doanh của khách hàng, rủi ro được hạn chế, tạo thế chủ động cho Ngân hàng. Tuy nhiên nó có nhược điểm là thủ tục hành chính rườm rà, thời gian thẩm định, xét duyệt dự án lâu làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng. Hiện nay, hình thức này không còn phù hợp như thời gian trước, đặc biệt là khi kinh tế mở cửa nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, cơ chế thị trường đòi hỏi họ phải nhạy bén với thông tin nếu không sẽ mất lợi thế về cạnh tranh. Khắc phục tình trạng này Chi nhánh có thể áp dụng phương pháp cho vay luân chuyển. Đây là hình thức cho vay dựa trên luân chuyển hàng hóa, dựa trên số vốn thiếu mà Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay vốn. Hình thức này có rất nhiều ưu điểm: cung cấp kịp thời vốn cho khách hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch, không mất thời gian, thủ tục đơn giản khách hàng chỉ cần trình bày hoá đơn, hợp đồng cho Ngân hàng là có thể vay vốn. + Chức năng chính của NHNo & PTNT Việt Nam là hỗ trợ vốn cho các ngành nghề thuộc Nông Lâm Ngư nghiệp. Những năm gần đây tổng thu nhập ngành này đóng góp vào GDP giảm rõ rệt, lợi nhuận mang lại chưa cao còn chứa đựng nhiều rủi ro do chịu nhiều biến động về khí hậu, đất đai… Tình hình này hiện nay đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn giới hạn trong phạm vi nhất định, do đó trong thời gian tới cần tiến hành cho vay mở rộng hơn nữa với tất cả các ngành nghề lĩnh vực trong nền kinh tế. Điều này giúp Chi nhánh tăng lợi nhuận và hạn chế được rủi ro.
+ Ngoài các hình thức cho vay truyền thống thông qua việc cầm cố thế chấp tài sản còn có một số hình thức như:
* Hình thức góp vốn liên doanh liên kết với khách hàng
Đây là một hình thức giúp Ngân hàng thâm nhập vào thị trường, từ đó tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của khách hàng. Hơn nữa, có thể giám sát trực
tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh mà Ngân hàng đã cho vay vốn, quản lý vốn vay và mang lại nguồn thu nhập cao trong tương lai.
* Cho vay bảo lãnh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có những khách hàng thiếu vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn, theo quy định của Chi nhánh thì Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng nhờ một tổ chức nào đó đứng ra bảo lãnh khoản vay. Việc bảo lãnh phải được kí kết bằng văn bản và phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
* Cho vay bảo đảm bằng các khoản sẽ thu
Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền do người mua chịu, điều này làm cho các doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. NH có thể giúp doanh nghiệp bằng cách cho vay trên một tỉ lệ nhất định đối với các khoản sẽ thu. Tỉ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ đó.
- Mở rộng hình thức tín dụng trung hạn và dài hạn
Hình thức tín dụng trung hạn Chi nhánh đã triển khai song còn hạn chế, điều đó thể hiện dư nợ đối với tín dụng trung hạn năm 2010 là 112.821 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40,38% nhưng năm 2011 lại giảm xuống còn 107.143 triệu đồng chiếm 27,97%. Trong khi đó đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, các dự án đầu tư bên cạnh đó nó chắc chắn mang lại lãi suất cao cho chi nhánh. Vì vậy, để phát triển các hình thức này trong tương lai ta cần phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Tài trợ dưới hình thức cho thuê: Đây là hình thức tài trợ dưới hình thức cho thuê các loại tài sản. Đây là hình thức rất phù hợp với các doanh nghiệp, bởi khả năng tích lũy tập trung vốn của họ bị hạn chế, các doanh nghiệp luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn. Trong khi đó, nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ luôn là vấn đề làm doanh nghiệp đau đầu vì tiềm lực tài chính không đảm bảo. Cung cấp dịch vụ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp: họ có thể tăng năng lực sản xuất, công nghệ đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn đối với Ngân hàng: Đây là hình thức an toàn mà lợi nhuận mang lại rất cao, linh hoạt trong kinh doanh. Bên cạnh đó nó còn tạo ra những thế mạnh cạnh tranh, uy tín trong lĩnh vực tài chính.
+ Cho vay theo dự án: Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH đất nước, huyện Yên Thành đang từng bước phát triển đi lên thành huyện giàu mạnh trong tỉnh vì thế đang tích cực đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH. Trong khi đó, tình trạng thiếu vốn để thực hiện dự án là tình trạng thường xuyên sảy
dự án xây dựng, đổi mới trang thiết bị máy móc. Tuy nhiên, muốn thực hiện hoạt động này tốt Chi nhánh phải tiến hành thẩm định các dự án xem chúng có tính khả thi không, có khả năng thu hồi nợ không. Lợi nhuận từ hoạt động này là rất lớn, nhưng bên cạnh đó nó cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn như: do khách hàng cung cấp thông tin không chính xác, do biến động của tài chính thế giới, sự thay đổi của các chính sách... Bên cạnh đó, hoạt động này phải đòi hỏi đội ngũ cán bộ trình độ cao, có kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp luôn phải được đặt lên hàng đầu.
- Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hệ thống Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là ở những huyện nghèo, giúp cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Theo điều tra cho thấy, nguồn vốn huy động phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này chủ yếu là nguồn vốn Ngân hàng. Điều này cho thấy rằng nguồn vốn tín dụng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ở phần trên ta cũng thấy khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh chủ yếu là khách hàng có quy mô nguồn vốn nhỏ và vừa. Nguồn tín dụng này chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng ngày và tài trợ vốn lưu động, trong khi đó vốn phục vụ cho hoạt động mở rộng sản xuất, kinh doanh và đầu tư máy móc thiết bị lại được cung cấp rất hạn chế. Vì vậy, mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiêp này Chi nhánh cần tiến hành một số hoạt động sau:
+ Thanh lập tổ, nhóm hay phòng nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa để từ đó có thể đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển, tiềm năng... tiến hành phân loại, xác định mức tín dụng và hình thức cho vay phù hợp.
+ Khuyến khích cho vay đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ ( thông thường đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn)
+ Giữ mối quan hệ thân thiết đối với các khách hàng có quan hệ lâu năm, thường xuyên và các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt. Tích cực khai thác các khách hàng chiến lược, khách hàng mục tiêu đưa ra các hình thức khuyến khích thu hút họ đến với Ngân hàng như: tư vấn tín dụng, tư vấn tài chính miễn phí...
2.2.3.3 Xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả
Xây dựng chính sách tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách tín dụng cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại Ngân hàng dưới
hình thức văn bản cụ thể.Chính sách tín dụng gồm các yếu tố:
+ Báo cáo mục tiêu và chiến lược tín dụng, chiến lược tín dụng cần