Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sơn La”.. Trong công cuộc đổi mới
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thập kỉ gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng,hoặc ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội vàmôi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 đã xácđịnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Liên kết chặt chẽcác ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu dulịch tổng hợp và trọng điểm, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũinhọn” Đặc biệt hơn nữa, du lịch sinh thái là một trong những loại hình dulịch có đóng góp tích cực cho sự bảo tồn và phát triển bền vững nói chung vàcho phát triển cộng đồng địa phương nói riêng, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng
xa, nơi có nhiều khó khăn song có nhiều tiềm năng phát triển du lịch
Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có điềukiện tự nhiên không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, là địa bàn cư trúcủa 11 dân tộc thiểu số Nền kinh tế của tỉnh còn chậm phát triển, trong đó sảnxuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉtrọng nhỏ Mặc dù vậy nhưng ngành du lịch của tỉnh Sơn La vẫn nằm trongchiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh “Khai thác có hiệu quả tiềm năng
về du lịch sinh thái, văn hóa, tham quan di tích lịch sử; phát triển kinh tế dulịch, xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các điểm du lịch vùng MộcChâu, Thị Xã, Mai Sơn và vùng hồ sông Đà, tour du lịch vùng Tây Bắc, HàNội, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai” và “phát triển du lịch sinh thái, du lịch vănhóa, tham quan di tích lịch sử Hình thành rõ các điểm du lịch vùng Mộc Châu,Thị Xã và vùng hồ sông Đà, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát
Trang 2triển, kinh doanh du lịch khách sạn, hình thành các tour du lịch đường dài.Nâng doanh thu ngành du lịch khách sạn tăng 15 đến 20% trong năm”.
Sơn La là tỉnh có ưu thế về tiềm năng phát triển du lịch Tuy nhiên,những tiềm năng này chưa được nghiên cứu đánh giá đầy đủ để làm cơ sở choviệc khai thác có hiệu quả phục vụ phát triển du lịch Chính vì vậy, việcnghiên cứu các điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích phát triển du lịch tỉnhSơn La có ý nghĩa rất lớn, vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa đảm bảo an ninh
xã hội và bảo vệ môi trường Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn và nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sơn La”.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Trang 3La với các lãnh thổ lân cận như Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Lào Cai, HòaBình, Hà Nội và nước CHDCND Lào.
- Về loại hình du lịch: xây dựng tiêu chí đánh giá các loại hình du lịch tạicác điểm du lịch, đồng thời đánh giá tiềm năng cũng như thực trạng phát triển
du lịch ở Sơn La, đưa ra các giải pháp khả thi để phát triển du lịch của tỉnh
- Về tư liệu và bản đồ: số liệu kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La chủ yếu từ
1999 đến nay do Cục Thống kê, Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du lịch Sơn Lacung cấp…
3 Lịch sử nghiên cứu
3.1 Thế giới
Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi banđầu thường đi kèm các hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm cácvùng đất mới Tuy nhiên, ngành du lịch là ngành khoa học trong hệ thống cáckhoa học địa lí – địa lí du lịch – thì còn tương đối trẻ Quá trình hình thànhđịa lí du lịch như là một khoa học bắt đầu nửa sau những năm 1930 của thế kỉ
XX Các công trình đầu tiên trong lĩnh vực địa lí du lịch tập trung nghiên cứucác luồng du lịch và cả khai thác các địa phương với mục đích tham quan, tìmhiểu, thăm dò thị trường, tìm cơ hội truyền bá giáo lí
Việc đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụmục đích du lịch, nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh đã được các nhà địa lí, yhọc, tâm lí học và những người yêu thích thiên nhiên quan tâm Nhiều nhà địa
lý Xô Viết (A.G.Ixatsenko; V.G.Preobragienxki; L.I Mukhina…) xác địnhđây là một hướng ứng dụng quan trọng của địa lí bên cạnh việc phục vụ cácngành nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng và quy hoạch
3.2 Việt Nam
Trang 4Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, hoạt động du lịch đã trởthành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, đòi hỏi cácnhà khoa học quan tâm nghiên cứu cũng như các nhà quản lí phải chú ý đếnviệc hoạch định chiến lược phát triển, trong đó việc đánh giá các điều kiện tựnhiên phục vụ mục đích du lịch của các vùng, địa phương là một vấn đề đángđược quan tâm.
Từ năm 1990 đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng luận côngtrình nghiên cứu tài nguyên du lịch; đã cho ra các chỉ tiêu, phương pháp đánhgiá mức độ thuận lợi của tài nguyên phục vụ mục đích phát triển du lịch, sức
chứa ở mức độ cụ thể, chi tiết hơn được nhiều tác giả thực hiện như: “Đánh giá, khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì –
Hà Tây phục vụ mục đích du lịch” (Đặng Duy Lợi, 1993), “Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An” (Nguyễn Thế Chinh, 1995); “Cơ sở khoa học của việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ” (Hồ Công Dũng, 1996); “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” (Phạm Trung Lương và nnk., 2000).
3.3 Sơn La
Ở Sơn La đã có một số công trình nghiên cứu như: “Nghiên cứu, bổ sung
và viết thuyết minh giới thiệu một số di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh dọc đường quốc lộ 6 tỉnh Sơn La” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh) của Dương Ngọc Hiển và nnk (2003); “Điều tra đánh giá chất lượng các hang động thuộc phạm vi tỉnh Sơn La phục vụ cho việc phát triển
du lịch của tỉnh”, UBND tỉnh Sơn La, 2003 (dự báo); “Quy hoạch phát triển khu du lịch Mộc Châu”, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La (1997); “Đề án phát triển Mộc Châu thành khu du lịch quốc gia”, Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Sơn La, 2007
Trang 5Các đề tài nghiên cứu về du lịch Sơn La bước đầu đánh giá những tiềmnăng để phát triển du lịch trên từng lĩnh vực và ở một số địa phương cụ thể.Mặc dù còn ít và còn có những hạn chế nhất định, nhưng những đề tài trên cónhững ý nghĩa nhất định đối với du lịch của tỉnh Trong các nguồn tư liệu, cáccông trình nghiên cứu đó còn là những tư liệu tham khảo giúp cho ngườinghiên cứu có những tư liệu cần thiết cho việc đánh giá những điều kiện tựnhiên để phục vụ cho mục đích phát triển ngành du lịch của tỉnh.
4 Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.2 Quan điểm hệ thống
Du lịch Sơn La được xem như là bộ phận của du lịch Bắc Bộ, là cửa ngõcủa tuyến du lịch miền Tây Vì vậy, giữa chúng có mối quan hệ gắn bó Trongkhu vực, Sơn La còn được xem như chiếc cầu nối giữa tuyến du lịch Hà Nội –Điện Biên hay Sơn La – Lào Cai – Yên Bái Quan điểm hệ thống cấu trúc chophép phân tích, tổng hợp và xác định mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động sửdụng tài nguyên và phát trển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La
4.1.3 Quan điểm lịch sử
Vận dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu hệ thống lãnh thổ để tìmhiểu nguồn gốc phát sinh, các quá trình diễn biến theo thời gian và không gian
Trang 6trên từng địa bàn cụ thể, trên cơ sở đó hiểu rõ những sự kiện có thật trong lịch
sử để rút ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng cho hoạt động du lịch.Quán triệt quan điểm lịch sử để có được những nhận định, những dự báo pháttriển chính xác và tổ chức du lịch trên lãnh thổ được thực hiện trong xu thếphát triển chung của Việt Nam và thế giới
4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Giáo sư Raoul Blanchard (Grenoble 1890) cho rằng: “Du lịch là mộtngành kinh doanh, kinh doanh các danh lam thắng cảnh của của đất nước”.Việc kinh doanh này đã dẫn đến việc gia tăng các thiệt hại về môi trường như
ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, tài nguyên du lịch có thể bị xâm phạm, do
đó cần phải tính đến yếu tố phát triển bền vững khi sử dụng tài nguyên dulịch, có nghĩa là phải tính đến hậu quả lâu dài sẽ nảy sinh trong tương lai
4.1.5 Thực tiễn
Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá đặc điểm, hiện trạng sửdụng lãnh thổ cũng như trong việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lí tàinguyên lãnh thổ với những khuyến nghị và giải pháp có tính khả thi Tất cảnhững giải pháp đưa ra đều được xuất phát từ thực tiễn Trên thực tế, nhiềuđiểm du lịch ở Sơn La có tài nguyên khá hấp dẫn và độc đáo nhưng lại quá xađường quốc lộ, hệ thống CSVCKT còn kém nên chưa có doanh thu…
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý, phân loại tư liệu
Phương pháp này giúp xác định nguồn tư liệu, số liệu trong hệ thống lưutrữ Đặc biệt, các tài liệu đã thống kê loài, họ thực vật, động vật ở một số khubảo tồn thiên nhiên là các hệ sinh thái núi cao điển hình Các nguồn tài liệuliên quan đến du lịch và địa bàn nghiên cứu thu thập đòi hỏi phải có tính cập
Trang 7nhật, phân loại chính xác, phục vụ thực tế cho việc phân tích, đánh giá, rút ranhững định tính, định lượng và các khâu tổ chức sau này.
4.2.2 Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Nghiên cứu hoạt động du lịch có rất nhiều số liệu ở nhiều lĩnh vực nhưlượng khách, doanh thu, đầu tư… Các số liệu đó đều mang tính định lượng.Nghiên cứu, phân tích các số liệu này để có thể nhận định, đánh giá khoa học,phù hợp với thực tế
Các số liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu từ Niên giám Thống kêtỉnh Sơn La và Sở Thương mại – Du lịch (nay là Sở Văn hóa Thể thao và Dulịch) cung cấp Trên cơ sở nguồn số liệu đó tác giả đã tiến hành xử lí, phântích để có những dự báo tương lai phù hợp, đồng thời có thể xây dựng đượcbản đồ, biểu đồ và đưa ra những kết luận chân thực, chính xác
4.2.3 Phương pháp điều tra thực địa
Công tác thực địa nhằm điều tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tàinguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ phát triển cho hoạt động
du lịch Để làm cơ sở khoa học cho việc thu thập, phân tích đánh giá tàinguyên thiên nhiên, tìm ra phương pháp đánh giá cho mục đích phát triển vàđịnh hướng phát triển du lịch Sơn La
4.2.4 Phương pháp sơ đồ, bản đồ
Việc trình bày những dữ kiện du lịch trên bản đồ rất cần thiết cho việcnắm được những thông tin quan trọng, cập nhật, đáp ứng cho việc đi lại, thamquan, giải trí, ăn ở Để xây dựng được bản đồ, đề tài có sử dụng các bản đồchức năng như bản đồ hành chính, thủy văn, động thực vật, giao thông vậntải, dân cư, tài nguyên du lịch Sơn La …
4.2.5 Phương pháp dự báo
Trang 8Để tổ chức không gian hoạt động du lịch Sơn La trước mắt cũng như lâudài, phương pháp dự báo sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cho việc tổ chức, khaithác tự nhiên du lịch cũng như trong việc xây dựng tuyến điểm du lịch Các yếu
tố trực tiếp, gián tiếp có ảnh hưởng đến tổ chức không gian du lịch là dự báo vềnguồn khách, cơ cấu khách và thị trường khai thác khách, dự báo về khả năngđầu tư, tái tạo, nâng cấp các điểm du lịch hỗ trợ (văn hóa nhân văn), dự báophát triển cơ sở hạ tầng, mức tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn hoàn thành đã phân tích được nguồn lực chính và thực trạngphát triển du lịch, đánh giá các hình thức du lịch qua các tiêu chí đã được xâydựng ở địa bàn tỉnh Sơn La
Luận văn đã đề xuất được định hướng và các giải pháp cụ thể để pháttriển ngành du lịch Sơn La hiệu quả hơn
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở khoa học của việc đánh giá điều kiện tự nhiên và tàinguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch
Chương 2 Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Sơn
La và việc đánh giá chúng phục vụ phát triển du lịch
Chương 3 Vận dụng kết quả đánh giá các điều kiện tự nhiên và tàinguyên du lịch tự nhiên định hướng phát triển du lịch tỉnh Sơn La
Trang 9CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH SƠN LA 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1.1.1 Khái niệm về tài nguyên
Từ xưa cho đến nay, để tồn tại và phát triển con người luôn dựa vào tựnhiên, khai thác những tiềm năng sẵn có của tự nhiên để phục vụ cho nhu cầucủa mình Tài nguyên được định nghĩa là tất cả các nguồn nguyên liệu, nănglượng, thông tin có trên Trái Đất và không gian vũ trụ mà con người có thể sửdụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình Thực tế, tài nguyên
là kết quả của quá trình tương tác giữa con người và tự nhiên
Trên quan điểm sử dụng, tài nguyên có thể được chia thành hai dạngchính: tài nguyên nguyên liệu (dầu mỏ, than đá, kim loại, cao su, cát, sỏi…)
và tài nguyên chuyển hóa (năng lượng mặt trời, sóng, gió, thủy triều và có thể
cả khí hậu…; tài nguyên đất, rừng, đại dương, tầng ozone…)
Trong số các tài nguyên, những thành phần và bộ phận của tự nhiên cókhả năng và được khai thác góp phần tạo nên sản phẩm du lịch được gọi là tàinguyên thiên nhiên của du lịch Tài nguyên du lịch là các thể tổng hợp tựnhiên và nhân văn (kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hóa) và các thành phần củachúng được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch
Tài nguyên du lịch theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể
tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện choviệc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động
và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong
Trang 10khả năng kinh tế kĩ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếpsản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi” [28]
Nguyễn Minh Tuệ và nnk cũng cho rằng: “TNDL là tổng thể tự nhiên
và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục pháttriển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ.Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, choviệc sản xuất dịch vụ du lịch” [44]
Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quyđịnh: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLSVH, công trìnhlao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sửdụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [21]
Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch cần chú ý đến những đặcđiểm rất quan trọng của nó, đặc biệt đối với các tài nguyên tự nhiên như:
- Tài nguyên du lịch hết sức phong phú, đa dạng với rất nhiều loại độcđáo, quý hiếm có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch trong nước vàquốc tế và có điều kiện triển khai các loại hình du lịch khác nhau
- Tài nguyên du lịch thường được phân bố trong không gian tương đốirộng nên có khả năng đón nhận một lượng khách du lịch nhất định
- Tài nguyên du lịch đối với mỗi loại và mỗi nơi có điều kiện thời giankhai thác khác nhau Có loại, có nơi có thể khai thác quanh năm nhưng cũng
có những trường hợp mang tính chất mùa vụ rõ rệt
- Tài nguyên du lịch có tính chất cố định theo lãnh thổ nên có tính chất
ổn định trong việc tổ chức khai thác du lịch
Trang 11- Tài nguyên du lịch có khả năng làm giảm bớt sự đầu từ và phí tổn khaithác cho phép nhanh chóng triển khai hoạt động du lịch và thu được hiệu quảcao.
- Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần chỉ cần tuân theo cácquy tắc sử dụng hợp lý kết hợp với việc cải tạo và bảo vệ nghiêm ngặt
Tài nguyên du lịch là yếu tố có tính chất quyết định trong việc hình thànhhoạt động du lịch Thực tế cho thấy nơi nào có nhiều nguồn tài nguyên dulịch, nhất là những tài nguyên đặc sắc, độc đáo và được khai thác tốt thì nơi
đó có ưu thế rất lớn trong việc thu hút khách du lịch và tạo tiền đề hết sứcthuận lợi để khai thác kinh doanh du lịch đạt được kết quả cao
1.1.1.2 Khái niệm về du lịch
Từ xa xưa, du lịch được xem như là một sở thích, một hoạt động nghỉngơi tích cực của con người Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành mộthiện tượng khá quan trọng trong đời sống của con người Ngày nay, du lịch đãtrở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hộicủa mỗi quốc gia Chính vì vậy, có rất nhiều tác giả quan tâm đến du lịch
Giáo sư Hunziken và giáo sư Krapf (Thụy Sĩ) đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào” [43] Năm
1985 I.I.Pirojnik định nghĩa: “Du lịch là một hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi thường trú nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị
về tự nhiên, kinh tế và xã hội” [45].
Trang 12Về tầm quan trọng của hoạt động du lịch có lẽ hàm xúc nhất đối với việcgiữ gìn hòa bình thế giới là khái niệm đưa ra trong Tuyên bố Ô-sa-ca của Hội
nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới: “Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế”
[46]
Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợpquan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao Quan điểm này được thể chế thành luật Luật Du lịch đượcQuốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ VII Quốc hội
khóa XI đã khẳng định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến việc chuyển đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [21].
Du lịch ngày càng phát triển và càng đa dạng về các hình thức Trên thếgiới những năm gần đây xuất hiện nhiều khái niệm du lịch: du lịch cộng đồng,
du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch của người dân địa phương, họtham gia làm du lịch cùng với một tổ chức kinh tế nào đó (có thể cả với tổchức nước ngoài) nhằm khai thác những lợi thế (cả về tự nhiên và kinh tế xãhội) để tăng thu nhập, để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện sống ở địaphương, bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn được bản sắcvăn hóa địa phương
Du lịch cộng đồng (Community tourism) là hoạt động du lịch có sự thamgia tích cực của người dân địa phương từ các khâu quản lí, hoạt động, raquyết định bảo vệ Du lịch cộng đồng được chú trọng ở những vùng nôngthôn thường là vùng nghèo và xa xôi cách trở Hoạt động du lịch này phải thu
Trang 13hút cả cộng đồng địa phương và đem lại lợi ích cho họ Người dân địa phươngphát triển du lịch trong khu vực của họ làm việc với các đơn vị làm du lịchkhác, họ có cơ hội tạo ra việc làm, cải thiện điều kiện sống.
Về loại hình du lịch sinh thái, Hiệp hội du lịch sinh thái Anh – Lindberg,
K và D.E.Hawkins, 1993 định nghĩa: “Du lịch sinh thái là lữ hành có trách nhiệm tới các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” [18] Theo các tác giả Phạm Trung Lương và Nguyễn Tài Cung: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” [56].
Hội thảo về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng có quan điểm
thống nhất: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [56].
“Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộcvới sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóatruyền thống” [27] Du lịch văn hóa đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức, hiểubiết về các đối tượng văn hóa, xã hội, lịch sử kiến trúc, chế độ xã hội, cuộcsống, phong tục tập quán ở những miền đất lạ Loại hình này liên quan chủ yếuđến tài nguyên du lịch nhân văn Mục đích của du lịch văn hóa là nâng cao hiểubiết cho cá nhân, thỏa mãn nhu cầu được hiểu biết về văn hóa, lịch sử, kiếntrúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của đất nước đến
du lịch
Trang 14Như vậy, du lịch là một dạng hoạt động của con người liên quan đến việc
di chuyển chỗ ở đến một nơi khác trong một khoảng thời gian ngắn để thỏamãn việc nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá… Có nhiều hình thức du lịchkhác nhau như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, dulịch văn hóa… Trong đó, ba hình thức du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và
du lịch văn hóa có ý nghĩa lớn đối với Sơn La Phát triển các loại hình du lịchnày vừa khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, vừa đảm bảo cho sự pháttriển bền vững, nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo cho địa phương
1.1.1.3 Khái niệm về tài nguyên du lịch tự nhiên
Hầu hết việc khai thác TNDL tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điềukiện thời tiết, việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay đibiển, tham quan sông nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết Đặcbiệt không thể tổ chức các tour du lịch sông nước vào mùa lũ, không thể tắmbiển vào mùa rét Vào mùa khô trữ lượng nước của các thác nước, hồ nước,
hệ thống sông cạn nước nên khó khăn cho hoạt động du lịch thể thao dướinước và tham quan sông nước
TNDL là một nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch.Quy mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc giaphụ thuộc nhiều vào số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại TNDL.TNDL là phân hệ giữ vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển du lịchcủa hệ thống lãnh thổ du lịch Đặc biệt, TNDL có mối quan hệ qua lại chặtchẽ với các phân hệ khác và với môi trường kinh tế - xã hội
TNDL là mục đích chuyến đi của du khách và TNDL tạo những sảnphẩm để đáp ứng các nhu cầu của họ trong chuyến đi Hoạt động du lịch cóphát triển hay không, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tốcầu du lịch, đặc biệt là khách du lịch Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, ngày càng
Trang 15cao của khách du lịch, các doanh nghiệp, các địa phương, các quốc gia cầnphát triển nhiều loại hình du lịch Nhiều loại hình du lịch mới ra đời đều phảidựa trên cơ sở đáp ứng của TNDL.
Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiệntượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chúng hoặc có thể được khai thác và sửdụng vào đời sống và sản xuất của con người
Theo Khoản 1 (Điều 3, chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quyđịnh: “TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thểđược sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [21]
Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên không tồn tại độc lập mà luôn tồntại, phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, có mối quan hệqua lại tương đối chặt chẽ, theo những quy luật của tự nhiên, những quy luậtluôn vận động và biến đổi không ngừng như quy luật sinh địa hóa, quy luậtđịa đới, quy luật tuần hoàn của nước, quy luật tuần hoàn của không khí…Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng nhưcác điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội và cũng thường được phân bố gần cácTNDL nhân văn Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lí theo hướng bềnvững thì phần lớn các loại TNDL tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận,tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm
1.1.2 Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch
1.1.2.1 Mục đích đánh giá
Trong việc đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích khác nhau, cácđiều kiện tự nhiên luôn là khách thể tồn tại theo quy luật khách quan, còn mục
Trang 16đích đánh giá là những chủ thể có những yêu cầu khác nhau Mục đích củaviệc đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho dulịch là nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của các điềukiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với toàn bộ hoạt động du lịch nóichung hay đối với từng loại hình du lịch, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục
vụ du lịch nói riêng Từ đó đề ra các phương pháp và biện pháp cụ thể để khaithác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiênnhiên ấy một cách hợp lí và có hiệu quả nhất
Trong việc đánh giá hoạt động du lịch cần chú ý tới hai đối tượng, đó làkhách du lịch và cơ quan (tổ chức) phục vụ du lịch Trong đó, khách du lịchquan tâm nhất tới các địa điểm du lịch có những điều kiện thuận lợi, phù hợpnhất với loại hình du lịch mà họ ưa thích và vào thời gian nào là thích hợpnhất Còn cơ quan phục vụ du lịch phải lo liệu phục vụ cho nhiều người vớinhững yêu cầu rất đa dạng nên phải chú ý tới tổng thể các nhân tố và điềukiện tự nhiên nhằm xác định các loại hình du lịch thích hợp nhất, thời gian sửdụng, dung lượng và sức chứa khách du lịch cũng như các công trình phục vụđiều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường… Việc đánh giá này thông qua lăngkính của người tổ chức phục vụ du lịch để đánh giá các thể tổng hợp tự nhiêncho thích hợp (L.I.Mukhina 1973)
1.1.2.2 Nội dung đánh giá
Việc xác định nội dung đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyênthiên nhiên phục vụ mục đích du lịch là một việc quan trọng Nội dung đánhgiá của các điều kiện tự nhiên để phục vụ mục đích du lịch là sự tổng hợp đadạng của môi trường tự nhiên, tiện nghi hoặc sự thích hợp của môi trường địa
lý với các thuộc tính tự nhiên đặc trưng Đồng thời đánh giá các thể tổng hợp
tự nhiên với những nội dung quan trọng là độ bền vững của chúng trước tác
Trang 17động của các hoạt động du lịch Luận văn tập trung vào đánh giá các điềukiện tự nhiên và tài nguyên du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững, vịtrí, cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch.
1.1.2.3 Các kiểu đánh giá
Việc đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích du lịch thường dựavào các chỉ tiêu của việc nghiên cứu các chuyên ngành ảnh hưởng đến từngthành phần Trong luận văn sử dụng một số các chỉ tiêu sinh khí hậu:
+ Các điều kiện khí hậu thích hợp nhất cho con người hoạt động du lịch
đó là: nhiệt độ từ 16 – 260C, độ ẩm tương đối 30 – 60%, tốc độ gió: 0,1 –0,3=2m/gi (theo Gôrrômôxôp 1963)
+ Vùng dễ chịu về mùa hè với người Việt Nam nhiệt độ từ 27 – 200C, độ
ẩm tương đối 80%, tốc độ gió 0,3 – 0,6m/gi (theo Đào Ngọc Phong 1987).+ Điều kiện khí hậu dễ chịu nhất với người Việt Nam có nhiệt độ trungbình từ 15 – 230C (theo Đặng Duy Lợi, 1991)
Ở Việt Nam các chỉ tiêu thường ở mức độ tương đối với các loại hìnhtrên song du lịch ở Sơn La chỉ tiêu đó có khả năng duy trì và phát triển trênmột diện tích lớn hơn rất nhiều lần
1.1.2.4 Phương pháp đánh giá
* Phương pháp đánh giá theo từng thành phần
Các thành phần tự nhiên luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều mônkhoa học chuyên ngành và có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng nhữngkiến thức của các chuyên ngành vào mục đích phục vụ du lịch trong đó cónhững đóng góp tích cực của việc đánh giá điều kiện tự nhiên với du lịch.Trong các thành phần tự nhiên đó, khí hậu được quan tâm nhiều nhất, khíhậu ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, thông qua các phép toán hoặc thực
Trang 18nghiệm mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra những chỉ số khoa học Từ đó kháiquát được những điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch tạocác địa điểm và thời gian khác nhau, tính chất mùa vụ của du lịch và khoảngthời gian có thể diễn ra hoạt động du lịch.
Việc đánh giá các thành phần khác của tự nhiên gặp nhiều khó khăn hơn
vì đối tượng và mục đích đánh giá rất phức tạp và đa dạng Các chỉ tiêu dù có
đề ra cũng chỉ mang tính chất cảm tính Do đó cần phải dựa vào các tiêuchuẩn đã được xác lập để lấy đó làm chuẩn, là cơ sở cho việc đánh giá
Phương pháp đánh giá từng phần được coi là cơ sở để đánh giá tổng hợp
* Phương pháp đánh giá tổng hợp
Đánh giá tổng hợp là đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên theo các cấpkhác nhau, phù hợp với việc khai thác, sử dụng phục vụ du lịch trên cơ sở cáckết quả nghiên cứu của cảnh quan của tự nhiên được thể hiện trên bản đồ cảnhquan các cấp
Trong quá trình tiến hành đánh giá tổng hợp cần đặc biệt lưu ý xác địnhthang đánh giá và mục tiêu đánh giá Mục tiêu đánh giá sẽ quy định cụ thểthang đánh giá Nhờ việc xây dựng thang đánh giá đã thống nhất việc phânchia các đại lượng, xác định các yếu tố có giá trị khác nhau thành một sốphạm trù đánh giá
Phương pháp đánh giá tổng hợp dựa trên việc xây dựng thang đánh giá
đã nêu lên được mối quan hệ giữa các yếu tố được đánh giá và kết quả đánhgiá là đáng tin cậy
Trong quá trình tiến hành đánh giá việc sử dụng đồng thời cả hai phươngpháp đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp là rất quan trọng Chúng có
Trang 19mối liên quan chặt chẽ với nhau và thường được sử dụng đồng thời trongnhiều công trình nghiên cứu.
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên để phát triển du lịch tỉnh Sơn La
1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Sơn La
1.2.1.1 Dân cư và nguồn lao động
Sơn La là một tỉnh miền núi có số dân không lớn Nếu xét về diện tíchSơn La là một trong những tỉnh thưa dân nhất nước ta Dân số năm 2009 củaSơn La là 1.083,7 nghìn người, với mật độ dân số trung bình là 76 người/km2.Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở khu vực thành phố Sơn La (286người/km2), huyện Thuận Châu (97 người/km2), Mai Sơn (97 người/km2); dân
cư thưa thớt nhất ở các huyện Sốp Cộp (26 người/km2), huyện Bắc Yên (52người/km2) Các huyện còn lại có mật độ dân số trung bình lớn hơn 50 đến
286 người/km2 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên không cao, theo thống kê năm 2009 tỉ
lệ gia tăng tự nhiên của tỉnh là 1,30%
Phần lớn dân cư tập trung ở các huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợihay dọc theo hệ thống sông Đà và sông Mã như huyện Mộc Châu 152,6 nghìnngười, Thuận Châu 148,8 nghìn người, Mai Sơn, Sông Mã Sốp Cộp là huyệnmới tách ra từ huyện Sông Mã nên dân cư còn thưa thớt (39,1 nghìn người) –đây là huyện có số dân ít nhất trong tỉnh
Hiện nay, trên toàn tỉnh có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó54% là dân tộc Thái, >20% dân tộc Mông, dân tộc Kinh là 10%, còn lại là cácdân tộc khác (Mường, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, La Ha, Kháng, Tày, Lào vàHoa) Cộng đồng 12 dân tộc Sơn La luôn đoàn kết xây dựng và bảo vệ vữngchắc mảnh đất phía Tây Bắc Tổ quốc
Trang 20Dân số có sự chênh lệch giữa nam – nữ song không đáng kể, theo thống
kê năm 2009 nam là 546,9 nghìn người (50,47%), nữ là 536,8 nghìn người(49,53%) Số dân sống ở khu vực trung tâm còn ít, đa phần sống ở vùng nôngthôn, vùng sâu, vùng xa Tỉ lệ dân thành thị của Sơn La chỉ bằng 1/2 so với tỉ
lệ dân thành thị của cả nước Mặt khác, do cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụcủa Sơn La còn thiếu tính đa dạng, nhiều ngành nghề chưa phát triển, cáctrung tâm thị trấn, thành phố chưa mở rộng, vì thế dân số Sơn La cũng chủyếu hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (năm 2007: 85,84% tổng sốlao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế)
Với nguồn nhân lực lớn, lực lượng lao động dồi dào chiếm khoảng53% dân số, số lao động được giải quyết việc làm là 12.000 người, tăng bìnhquân 19,15%/năm (giai đoạn 2001 - 2005) hiện nay Sơn La đang tích cực tậndụng ưu thế này đồng thời khai thác tốt tiềm năng về tự nhiên sẵn có Chấtlượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao
1.2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Vốn là tỉnh nghèo, Sơn La bước vào quá trình đổi mới trong điều kiệnxuất phát điểm thấp Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trongtỉnh mà nền kinh tế đã có những thành tựu đáng kể Sau hơn 20 năm đổi mới,những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng cơ bản để Sơn La tự tinhướng tới tương lai với những hoạch định quan trọng
Năm 2008, Sơn La đạt mức tăng trưởng kinh tế là 13,23%, so với cáctỉnh miền núi phía Bắc thì đây là mức tăng khá và có xu hướng tăng lên trongthời gian tới Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2009 (tính theo giá hiện hành) là11.346,04 tỉ đồng, tăng gần 2 tỉ đồng so với năm 2008 Trong đó, giá trị sảnphẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.920,59 tỉ đồng; côngnghiệp và xây dựng 2495,63 tỉ đồng và trong lĩnh vực dịch vụ là 3.929,82 tỉ
Trang 21đồng Cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn thiên về phát triển các ngành kinh
tế thuộc nhóm 1, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ Tỉ trọng các ngànhtrong cơ cấu GDP là ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 43,37% (năm2004: 47,99%), công nghiệp – xây dựng 22,0% (tăng hơn so với năm 2004:4,49%) song còn tăng chậm, còn lại 34,63% thuộc về ngành dịch vụ (tăng hơn
so với năm 2004: 34,50%) Cũng như một số địa phương khác trong cả nước
và theo xu hướng chung hiện nay, Sơn La đang dần thực hiện sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng của ngành nông – lâm nghiệp – thủysản, tăng tỉ trọng của 2 nhóm ngành còn lại nhằm nâng cao giá trị sản xuấtcho toàn tỉnh
Tính riêng ngành công nghiệp, đến năm 2010 giá trị sản xuất côngnghiệp của tỉnh đạt trên 1.400 tỉ đồng, gấp gần 3 lần năm 2006, qua đó đưaSơn La ra khỏi danh sách tỉnh “trắng” về công nghiệp Trong cơ cấu côngnghiệp Sơn La đang tận dụng thế mạnh của mình chính là công nghiệp điệnlực (nhất là thủy điện nhỏ và vừa), công nghiệp khai thác chế biến khoángsản, vật liệu xây dựng và chế biến nông – lâm sản Tổng giá trị sản xuất côngnghiệp theo giá trị thực tế phân theo ngành năm 2008 đạt 1.701,67 tỉ đồng;giá trị đóng góp chủ yếu thuộc về thành phần kinh tế Nhà nước (1.210,47 tỉđồng, chiếm 71,13%)
Là ngành kinh tế đóng vai trò tiền đề đối với kinh tế của tỉnh, nông –lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm giá trị cao trong cơ cấu GDP Giá trị sảnxuất nông nghiệp phân theo ngành đạt giá trị thực tế là 4.789.660 triệu đồng(năm 2008) Chiếm tỉ lệ cao nhất là ngành trồng trọt 75,46% (3.614.318 triệuđồng); tiếp đó là ngành chăn nuôi (23,79%) còn lại là các hoạt động dịch vụkhác Trong đó, với lợi thế của từng vùng, nhất là hai cao nguyên Mộc Châu
và Nà Sản đã tạo bước đột phá trong chăn nuôi đại gia súc, góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Những đồi chè, cà phê, những mô hình chăn
Trang 22nuôi đại gia súc đang mở ra hướng đi mới cho nông dân Sơn La dần thoátkhỏi đói nghèo Riêng đối với ngành nông nghiệp và thủy sản yêu cầu sửdụng nước khá cao, đòi hỏi việc cung cấp nước ổn định trong quá trình sảnxuất Do vậy, hàng trăm công trình thủy lợi, nhiều hồ chứa nước có dung tíchlớn đã được đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo diện tích nước tưới chủ động.
Trong những năm đầu thế kỉ 21, ngành thương mại – du lịch Sơn La đã
có những bước tiến quan trọng trong hoạt động thương mại, du lịch Với quátrình đẩy mạnh lưu thông hàng hóa nội tỉnh và xuất khẩu hàng hóa ra thịtrường thế giới đã tạo sự sôi động cho các hoạt động nội ngoại thương Đồngthời, việc đầu tư hạ tầng du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
để khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có đã tạo sức bật cho ngành du lịch Sơn
La Bằng những bước đi và cách làm hiệu quả, thương mại – du lịch Sơn Lađang từng bước vươn lên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trongthời kì phát triển và hội nhập
Với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc trong thời gian gần đây, thu nhậpbình quân của mỗi người dân ngày một nâng cao Năm 2004, thu nhập trungbình của người dân tính theo giá hiện hành chỉ đạt 3,52 triệu đồng/năm, đếnnăm 2008 đã tăng 2,97 lần (đạt 10,47 triệu đồng) Mức thu nhập này cũng đãcao hơn 1 số tỉnh miền núi phía bắc như Điện Biên (9,24 triệu), Lai Châu(6,93 triệu), Cao Bằng, Hà Giang…
Cùng với xu thế phát triển kinh tế thời kì mở cửa, cơ cấu tổng sản phẩmtrên địa bàn tỉnh tính theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế cũng có xuhướng chuyển đổi rõ ràng Thành phần kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm tỉtrọng lớn hơn cả (năm 2008: 66,04%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có
xu hướng tăng lên do tỉnh đã đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
Trang 23nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đồng thời khai thác tối đa các tiềmnăng sẵn có trong tỉnh.
Nền kinh tế mở đã tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển của các doanhnghiệp, các cơ sở tư nhân đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời tạo ra sự đadạng, linh hoạt cho nền kinh tế thị trường Chỉ tính riêng nguồn vốn đầu tưthực hiện theo giá thực tế của các doanh nghiệp cũng đã chiếm 17,5% trong
cơ cấu vốn đầu tư ngoài Nhà nước (47,65%), còn lại là vốn của dân cư
Như vậy, với thế mạnh về điều kiện tự nhiên, dân cư – xã hội Sơn Lađang dần trưởng thành, trở thành một trong những tỉnh có ý nghĩa đối vớivùng Tây Bắc
1.2.2 Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Sơn La
Trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI số lượng khách đến vớiSơn La tăng khá nhanh Năm 1999 là 62,6 ngàn lượt, năm 2008 là 280,5 ngànlượt, tăng gấp 4,5 lần so với năm 1999, khách quốc tế tăng 5,7 lần, khách nộiđịa tăng 4,3 lần Tốc độ tăng khách du lịch không đều qua các năm, trung bìnhtrong cả giai đoạn là 17,3%, khách quốc tế tăng 22,7%, khách nội địa tăng16,1% Năm 2004, số lượng khách tăng đột biến do năm 2004, kỉ niệm 50 nămchiến thắng Điện Biên Phủ, du khách lên thăm Điện Biên và là năm hoàn thiệnviệc nâng cấp quốc lộ 6 Từ năm 2005 tới nay, tốc độ tăng nhanh do du kháchlên thăm nhà máy thủy điện Sơn La khi mới khởi công xây dựng và Sơn La đã
có sự đầu tư để phát triển du lịch nên thu hút du khách nhiều hơn
Trong cơ cấu khách quốc tế đến tỉnh Sơn La thì chủ yếu từ Pháp (30%),sau đó là Thái Lan (17%), Anh (14%), Hà Lan (13%) Phần lớn khách quốc tếđến Sơn La như là điểm trung chuyển trên đường đi Điện Biên
Trang 24Khách nội địa đến Sơn La chủ yếu từ Hà Nội, Thái Bình, Hòa Bình, LaiChâu, Lào Cai Số lượng khách tăng, nhưng doanh thu không cao do số ngàylưu trú trung bình của khách không cao.
Ngày lưu trú trung bình của khách là 1,5 ngày, khách quốc tế là 1,7 ngày,khách nội địa là 1,2 ngày (bình quân tăng 0,5 ngày so với năm 1999) Sự giatăng ngày lưu trú đã phần nào khẳng định được sản phẩm du lịch của Sơn La
đã hấp dẫn du khách hơn, CSVCKT, CSHT đã được nâng cấp, đáp ứng đượcnhững nhu cầu cần thiết cho du khách
Mức chi tiêu trung bình của khách còn thấp Năm 2008 có 280,5 ngànlượt khách, ngày lưu trú trung bình là 1,5 ngày, như vậy tổng số ngày khách
là 420.750 ngày khách Doanh thu từ dịch vụ là 55,1 tỉ đồng, mức chi tiêutrung bình là 131.000 đồng/ngày Sơn La chưa có những sản phẩm đặc trưng
để khách quốc tế mua sắm nên mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế thấphơn so với khách nội địa, việc chi tiêu chủ yếu cho lưu trú và ăn uống Chitiêu trung bình của khách nội địa cao hơn so với khách quốc tế là do việc muasắm các sản phẩm ăn uống đặc trưng của Sơn La như bánh sữa, khoai sọ, thịtnướng, cơm lam những sản vật mà khách quốc tế không mua sắm được.Nhìn chung, khách du lịch đến Sơn La trong những năm qua đã tăngđáng kể, những mức chi tiêu còn thấp, do đó doanh thu của ngành du lịchchưa cao Mặc dù vậy nhưng doanh thu du lịch Sơn La vẫn tăng nhanh Tronggiai đoạn từ năm 1999 đến năm 2008 tốc độ tăng trung bình của tổng doanhthu là 20%, doanh thu từ khách quốc tế là 24,8%, doanh thu từ khách nội địatăng 19,6% Trong giai đoạn đầu khi chưa xây dựng công trình thủy điện Sơn
La, tốc độ tăng trung bình chỉ trên 10%, từ khi xây dựng công trình thủy điện,khách du lịch đến Sơn La đã tăng nhanh từ 20 đến 30% Riêng năm 2004, kỉniệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và đã hoàn thành việc nâng cấp quốc
Trang 25lộ 6, lượng khách tăng đột biến vì thế doanh thu tăng đột biến (48,4%) Năm
2006, tốc độ tăng doanh thu từ khách quốc tế giảm do ảnh hưởng của thiên taitrên địa bàn Sơn La đã gây tâm lí đáng ngại cho du khách quốc tế
Về cơ cấu doanh thu, doanh thu từ khách quốc tế còn thấp, chiếm khoảng10% Đây là thực tiễn chung của đất nước, cũng như của các tỉnh lân cận(Hòa Bình 11 - 12%, Điện Biên 10%) Nếu có tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý,
có các sản phẩm đặc trưng hấp dẫn khách quốc tế thì doanh thu du lịch từkhách quốc tế sẽ cao hơn và cải thiện được tỷ lệ chênh lệch này
Cơ cấu doanh thu của các ngành cũng mất cân đối, doanh thu chủ yếu từ
ăn uống và lưu trú, hàng hóa lưu niệm và dịch vụ khách còn ít
Cơ cấu ngành mất cân đối điều đó thể hiện sản phẩm du lịch của Sơn Lacòn đơn điệu, chưa có nhiều hàng hóa lưu niệm, chưa có nhiều dịch vụ vuichơi, giải trí, du khách đến mới chỉ chi tiêu vào những như cầu tối thiểu trongsinh hoạt như ăn và nghỉ
Cũng như những ngành khác, ngành du lịch muốn phát triển tốt thì lựclượng lao động có vai trò rất lớn Lực lượng lao động liên quan trực tiếp đếnchất lượng dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch Bởithế số lượng, chất lượng lao động là một trong những tiêu chí quan trọng cóảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành và hiệu quả kinh doanh
Số lượng lao động trong ngành tăng khá nhanh, giai đoạn từ 1999 đến
2008 tốc độ tăng trung bình năm gần 5% Năm 1999 có 450 lao động, năm
2008 có 776 lao động Ngoài số lao động tại khách sạn, nhà hàng trực tiếptrong ngành thuộc doanh nghiệp nhà nước, Sơn La còn có lực lượng lao động
ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân phục vụ trực tiếp khách
du lịch trong các lĩnh vực như lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách
Trang 26Lao động phân bố trong các khu vực không đều Hướng dẫn viên du lịch
và thuyết minh viên còn thiếu Cả hai lĩnh vực này đều có 10 lao động, chiếmtrên 1%, nên không đáp ứng được nhu cầu cho du khách
Chất lượng lao động trong ngành không cao Số lao động có trình độ đạihọc, cao đẳng chiếm trên 10%, lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ lệ cao(31,2%) Đặc biệt trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động trong ngành còn rấtkém, việc giao tiếp với du khách quốc tế gặp nhiều khó khăn Các thuyết minhviên và hướng dẫn viên du lịch chiếm trên 1% tổng số lao động của ngành.Nhiều điểm du lịch trên địa bàn của tỉnh chưa có hướng dẫn viên du lịch,hướng dẫn viên chưa hiểu hết giá trị của các tài nguyên du lịch đặc biệt là cáctài nguyên du lịch có ý nghĩa lịch sử, văn hóa Lao động phục vụ bàn hầu nhưchưa được đào tạo nên khả năng giao tiếp và phục vụ còn kém Các nhân viênnấu ăn cũng chủ yếu chưa qua đào tạo mà chỉ qua kinh nghiệm, vì thế các món
ăn ít được đổi mới, chưa đáp ứng được cho du khách ở châu Âu, châu Mỹ CSVCKT du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống, các
cơ sở thể thao và vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và cơ sở phục vụ
du lịch khác Cơ sở vật chất kĩ thuật là một trong những yếu tố quan trọnghàng đầu, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của du lịch, quy định nêncác sản phẩm du lịch
Cơ sở lưu trú bao gồm: khách sạn, nhà nghỉ, làng du lịch Trong nhữngnăm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Sơn La tăng nhanh
Bảng 1.1 Cơ sở lưu trú ở Sơn La giai đoạn 1995 - 2008
1995 2000 2003 2005 2007 2008
Trang 27Hệ số sử dụng phòng (%) 45,7 45,5 48,5 49,7 49,9 49,8
(Nguồn: 39)
Năm 2008, toàn tỉnh có tổng số 95 cơ sở lưu trú Trong đó có 13 kháchsạn hai sao, chiếm 13,7%, 11 khách sạn một sao, chiếm 11,6%, 4 khách sạnchiếm 4,2% và có 67 nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn đón khách du lịch trong và ngoàinước Số phòng nghỉ năm 2008 là 1915 phòng tăng 10,6 lần so với năm 1995
và tăng 95% so với năm 2005 Tổng số giường nằm năm 2008 tăng 6,5 lần sovới năm 1995 và 2 lần so với năm 2005 Số phòng nghỉ hiện có đủ đáp ứngđược nhu cầu du khách
Phần lớn các cơ sở lưu trú tập trung ở TP Sơn La, một số khu vực khác
sơ sở lưu trú còn thiếu như Thuận Châu, Sốp Cộp, Quỳnh Nhai Chất lượngcủa các cơ sở lưu trú chưa đồng đều Các cơ sở lưu trú quy mô còn nhỏ lạicách xa nhau, trang thiết bị và các dịch vụ bổ sung khác không đồng bộ nênkhó đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ của các đoàn khách quốc tế
Cơ sở ăn uống ở Sơn La khá phong phú, đa dạng bao gồm hệ thống nhàhàng, quán cà phê, quán giải khát Hiện Sơn La có khoảng 70 cơ sở ăn uốngtrong các cơ sở lưu trú với khoảng 2000 chỗ ngồi chuyên phục vụ ăn uốngcho du khách Các cơ sở dịch vụ ăn uống bên ngoài khách sạn tại các điểm dulịch đặc biệt là tại các bản làng dân tộc cũng tương đối phát triển, Sơn La còn
có khu ăn uống và phục vụ văn nghệ cho khách du lịch Ngoài ra, tại cáchuyện thị còn có các quán ăn nhỏ phục vụ các món ăn bình dân
Sơn La có nhiều tài nguyên du lịch, nhưng nhiều tài nguyên còn ở dướidạng tiềm năng, các khu du lịch chưa được đầu tư đồng bộ nên các cơ sở thểthao, khu vui chơi, giải trí phục vụ mục đích du lịch chưa phát triển Có một
số cơ sở khách sạn đã đầu tư để phát triển loại hình như massage, karaoke,
Trang 28văn hóa, văn nghệ Sơn La cũng đã đầu tư xây dựng được bể bơi ở TP Sơn
La Các khu suối nước nóng cũng được đầu tư để khai thác có hiệu quả hơn.Sơn La hiện còn thiếu những phương tiện vận chuyển khách du lịchriêng Phần lớn các xe chuyên chở hành khách được trưng dụng vào việcchuyên chở khách du lịch Cả tỉnh hiện tại có 309 xe ô tô chở khách với trên
7000 ghế ngồi và 132 thuyền máy Nhưng chất lượng xe và tàu chưa cao,chưa có đội xe hiện đại và tiện nghi để phục vụ du lịch đường dài Đội ngũ lái
xe còn hạn chế về nghiệp vụ du lịch và trình độ ngoại ngữ Năm 2008 đã cómột số công ty xe khách như: Hưng Thành, Hải Vân, Bắc Sơn có chất lượngcao, có thể đáp ứng nhu cầu cho những đoàn khách với số lượng lớn
Trang 29CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN TỈNH SƠN LA
PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH DU LỊCH 2.1 Các tiêu chí đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
Việc đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên làmột việc làm liên quan đến yêu cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý, sinh lý của conngười rất khác nhau, đến đặc điểm của tài nguyên và các điều kiện kỹ thuật.Khi tiến hành đánh giá bất kì một vấn đề nào thường phải dựa vào các chỉtiêu Từ những nghiên cứu của các nhà chuyên môn đã lập được nhiều chỉ tiêu
cụ thể đối với từng thành phần tự nhiên hoặc những tính toán ứng dụng cụ thểcho mỗi mục đích sử dụng Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra bốn kiểu đánh giátài nguyên du lịch đó là:
- Kiểu tâm lý – thẩm mỹ: kiểu đánh giá này thường dựa vào cảm nhận,
sở thích của du khách, dân cư đối với loại tài nguyên môi trường du lịchthông qua việc điều tra thống kê và điều tra xã hội
- Kiểu sinh khí hậu: nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu, thờigian thích hợp nhất với sức khỏe con người, hoặc một kiểu hoạt động nào đókhi đi du lịch Kiểu đánh giá này chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu khí hậu, địnhgiá trị của các loại tài nguyên du lịch đối với một số loại hình du lịch nào đóhoặc làm cơ sở để xác định các điểm du lịch, các khu du lịch, các trung tâm
du lịch
Trang 30+ Các điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với con người là có nhiệt độ
180 – 260C, độ ẩm tương đối 30 – 60%, tốc độ gió 0,1 – 0,2m/s (Doromoxop,1963)
+ Điều kiện khí hậu dễ chịu nhất với con người ở Việt Nam đó là nhiệt
độ trung bình hàng tháng từ 150 – 230C, độ ẩm tuyệt đối từ 14mb – 21mb(Đặng Duy Lợi, 1991)
+ Phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe
Bảng 2.1 Phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe con người
Số ngày trời đầy mây
Tốc độ gió trung bình (m/s)
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu sinh khí hậu đối với con người
Nhiệt độ trung bình năm ( 0 C)
Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất ( 0 C)
Biên độ năm của nhiệt độ ( 0 C)
Lượng mưa năm (mm)
Trang 31Nguồn [1]
- Kiểu đánh giá kỹ thuật: là kiểu sử dụng các tiêu chí và các phương tiện
kỹ thuật vào việc đánh giá số lượng và chất lượng của tài nguyên du lịchnhằm xác định giá trị của tài nguyên du lịch đối với các loại hình phát triển dulịch hoặc trong quá trình lập và thực hiện các dự án quy hoạch phát triển dulịch tại các hệ thống lãnh thổ du lịch nhất định
+ Diện tích đất dùng cho các mục đích khác nhau:
Diện tích đất xây dựng cho một chỗ nghỉ đêm của khách du lịch ở Liên
Xô trước đây là 350 – 500m2
Diện tích giành cho khách du lịch vui chơi giải trí ngoài trời tính theođầu người ở Nam Tư (trước đây) là 500m2, ở Mỹ là 100m2 và 80m đường để
đi dạo chơi, 30m để cưỡi ngựa, ở Ba Lan từ 75 đến 115 người/ha
Diện tích dành cho bãi tắm tính theo đầu người ở Mỹ là 18,5m2, ở Nam
Tư là 10m2, ở một số nước khác là 5 – 15m2
Diện tích dành cho săn bắn ở Nam Tư là 2ha/người đi săn
+ Chỉ tiêu về sức chứa khách du lịch để đảm bảo hiệu quả khai thác phục
vụ du lịch và độ bền vững của môi trường tự nhiên:
Khu đất có rừng tùng cằn cỗi chỉ cho phép chứa 46 người/ha
Khu đất có rừng tùng xanh tốt cho phép chứa 50 – 90 người/ha
Đồng cỏ trồng chứa được từ 124 – 196 người/ha
Đồng cỏ tự nhiên chứa được 300 người/ha….[ Theo Mironenko,1981]
- Kiểu đánh giá kinh tế: là kiểu vận dụng các phương pháp và các tiêuchí nhằm xác định hiệu quả về kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai của
Trang 32các khu vực có nguồn tài nguyên có thể khai thác bảo vệ cho phát triển dulịch.
2.2 Xây dựng thang đánh giá
Khi tiến hành đánh giá tài nguyên được tiến hành đánh giá với từng loại
và tổng thể các tài nguyên Đã có một số tác giả Nguyễn Thế Chinh, ĐặngDuy Lợi, Hồ Công Dũng… xây dựng tiêu chí đánh giá điểm du lịch Phần lớncác tác giả đã sử dụng tiêu chí đánh giá điểm du lịch là: độ hấp dẫn của tàinguyên du lịch, thời gian khai thác du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bềnvững, vị trí của điểm du lịch, CSHT, CSVCKT, quản lí các hoạt động du lịch
Kế thừa những nghiên cứu của các tác giả và để phù hợp với nội dung, phạm
vi và địa bàn nghiên cứu, các tiêu chí xây dựng để đánh giá các điểm du lịchtrong luận văn là: vị trí của điểm du lịch, độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch,
độ bền vững của môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch,thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch
1 Vị trí điểm du lịch
Vị trí của điểm du lịch là tiêu chí quan trọng trong việc thu hút du khách.Tiêu chí này được đánh giá bằng: khoảng cách từ điểm du lịch đó đến thànhphố Sơn La, là nơi được coi là trung tâm tập kết khách từ các nơi khác đến,đồng thời là đầu mối thực hiện các tour du lịch của tỉnh, thời gian đi đường vàthời gian có thể hoạt động tại các điểm du lịch đó Có thể xác định bằng 4mức độ: rất thuận lợi, khá thuận lợi, bình thường và không thuận lợi
Rất thuận lợi: có khoảng cách từ 10 đến 100km, thời gian đi đường dưới
4 giờ, có thể hoạt động du lịch từ trên 8 tháng trong năm
Trang 33Khá thuận lợi: Có khoảng cách từ 100 đến 150km, thời gian đi đường từ
4 đến 6 giờ, có thể hoạt động du lịch từ 6 đến 8 tháng trong năm
Bình thường: Có khoảng cách từ 150 đến 200km, thời gian đi đường từ 6đến 8 giờ, có thể hoạt động du lịch từ 4 đến 6 tháng trong năm
Không thuận lợi: Có khoảng cách trên 200km, thời gian đi đường trên 8giờ, có thể hoạt động du lịch được dưới 4 tháng trong năm
2 Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch
Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc tạonên điểm du lịch Sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp được xác định bằng
vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo khác của điểm
du lịch có thể đáp ứng được nhiều loại hình du lịch Tiêu chí đánh giá nàyđược chia thành 4 cấp: rất hấp dẫn, khá hấp dẫn, hấp dẫn trung bình và kémhấp dẫn
Rất hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có hiệntượng, di tích tự nhiên đặc biệt, đáp ứng được trên 4 loại hình du lịch
Khá hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh khá đẹp, đa dạng hoặc có hiệntượng, di tích tự nhiên đặc biệt, đáp ứng được từ 3 đến 4 loại hình du lịch.Trung bình: Điểm du lịch có phong cảnh tương đối đẹp hoặc có hiệntượng, di tích tự nhiên, đáp ứng được 2 loại hình du lịch
Kém hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp hoặc có hiện tượng, ditích tự nhiên đặc biệt, đáp ứng được 1 loại hình du lịch
3 Độ bền vững của môi trường tự nhiên
Độ bền vững của môi trường tự nhiên của khu vực đánh giá nói lên khảnăng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạtđộng du lịch, của khách du lịch và của các đối tượng hoặc các thiên tai Nếu
Trang 34những áp lực này là nhỏ và không đáng kể vì thiên nhiên hoàn toàn có khảnăng phục hồi và phát triển theo quy luật bình thường Ngược lại, những áplực này lớn thì thiên nhiên bị hủy hoại và khó có thể triển khai hoạt động dulịch Tiêu chí đánh giá này được chia thành 4 cấp tương ứng như sau:
Rất bền vững: không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị pháhoại, nếu có thể ở mức độ nhỏ Tồn tại vững chắc trên 100 năm Hoạt động dulịch diễn ra liên tục
Khá bền vững: có 1 đến 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại
ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi, tồn tại vững chắc từ 50 đến 100 năm.Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên
Trung bình: có 1 đến 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoạiđáng kể, phải có sự hỗ trợ của con người mới phục hồi nhanh được, tồn tạivững chắc từ 10 đến 50 năm Hoạt động du lịch có thể bị hạn chế
Kém bền vững: có 1 đến 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoạinặng, phải có sự hỗ trợ của con người mới có thể phục hồi, tồn tại vững chắcdưới 10 năm Hoạt động du lịch bị gián đoạn
4 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch
CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch bao gồm hệ thống đường sá, điện,nước, phương tiện liên lạc, vận chuyển, các cơ sở phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi,dịch vụ du lịch…
CSHT, CSVCKT có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các hoạt động
du lịch Thiếu các điều kiện trên thì hoạt động du lịch sẽ gặp nhiều khó khăn,
có khi phải đình chỉ, hoặc nếu có triển khai thì các tác động tiêu cực sẽ đe dọa
sự bền vững của môi trường du lịch Cho dù nơi du lịch có tiềm năng song
Trang 35CSHT thiếu thì cũng khó có thể thực hiện hoạt động được Tiêu chí này đượcchia thành 4 cấp:
Rất tốt (mức độ rất thuận lợi): Có mạng lưới đường giao thông thuậntiện, có thể đi lại ở tất cả các tháng trong năm; có hệ thống khách sạn đáp ứngđược trên 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên
Khá tốt (mức độ khá thuận lợi): Có mạng lưới đường giao thông khá thuậntiện, có thể đi lại thuận tiện 8 tháng trong năm; có hệ thống khách sạn đáp ứngđược 300 đến dưới 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên.Trung bình (mức độ trung bình): Có mạng lưới đường giao thông có thể đilại tương đối thuận tiện 6 tháng trong năm; có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đápứng được từ 100 đến 300 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn đón khách.Kém (mức độ kém thuận lợi): Có mạng lưới đường giao thông khôngthuận lợi, chỉ có thể hoạt động trong các tháng mùa khô, có hệ thống nhànghỉ, quán trọ đáp ứng được dưới 100 người/ngày, không có khách sạn đạttiêu chuẩn
5 Thời gian hoạt động du lịch
Thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợpnhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thờigian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch trong khu vực.Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa
vụ của hoạt động du lịch Thời gian hoạt động du lịch ở khu vực đánh giá cóthể được đánh giá theo những tiêu chí sau:
- Rất dài (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có trên 200 ngày trong năm có thểtriển khai tốt các hoạt động du lịch và có trên 180 ngày trong năm có điềukiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con người
Trang 36- Khá dài (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có từ 150 đến 200 ngày trong năm
có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có từ 120 đến 180 ngày trongnăm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con người
- Trung bình (chỉ mức độ trung bình): Có từ 100 đến 150 ngày trong năm
có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có từ 90 đến 120 ngày trong năm
có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con người
- Ngắn (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có dưới 100 ngày trong năm có thểtriển khai tốt các hoạt động du lịch và có dưới 90 ngày trong năm có điều kiệnkhí hậu thích hợp nhất với sức khỏe con người
6 Sức chứa khách du lịch
Sức chứa khách du lịch đối với mỗi khu vực đánh giá là tổng sức chứatại mỗi điểm du lịch, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của khách và tươngquan với số dân địa phương Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng vàquy mô triển khai các hoạt động du lịch tại mỗi địa điểm và được xác địnhbằng các chỉ tiêu đã được xác lập qua khảo sát thiết kế, thực nghiệm thực tếvới 4 bậc tương ứng với các mức độ thuận lợi như sau:
- Rất lớn (chỉ mức độ rất thuận lợi): có sức chứa trên 200 người/ngày
- Khá lớn (chỉ mức độ khá thuận lợi): có sức chứa từ 100 đến dưới 200người/ngày
- Trung bình (chỉ mức độ trung bình): có sức chứa từ 50 đến dưới 100người/ngày
- Nhỏ (chỉ mức độ kém thuận lợi): có sức chứa dưới 50 người/ngày
Để tiến hành đánh giá bằng cách tính điểm cần xác định số điểm cho mỗibậc Trong thang đánh giá số điểm mỗi bậc của các yếu tố đều bằng nhau gồm
Trang 37điểm, không thuận lợi 1 điểm Chỉ tiêu phân hạng các yếu tố này chủ yếuđược vận dụng từ các nghiên cứu trước đây do đã có sự thống nhất cao trongnghiên cứu địa lí du lịch và đã được khẳng định trong thực tiễn Như vậy,điểm số cho từng tiêu chí là:
- Vị trí địa lí: rất thuận lợi: 4 điểm, khá thuận lợi: 3 điểm, trung bình: 2điểm, không thuận lợi: 1 điểm
- Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch: Rất hấp dẫn: 4 điểm, khá hấp dẫn: 3điểm, trung bình: 2 điểm, kém hấp dẫn: 1 điểm
- Độ bền vững của môi trường tự nhiên: Rất bền vững: 4 điểm, khá bềnvững: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, kém bền vững: 1 điểm
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch: Rất tốt (mức độ rất thuận lợi):
4 điểm, khá tốt (mức độ khá thuận lợi): 3 điểm, trung bình (mức độ trungbình): 2 điểm, kém (mức độ kém thuận lợi): 1 điểm
Trong thực tế, các tiêu chí lựa chọn có mức độ quan trọng khác nhau đốivới việc đánh giá tổng hợp điểm Vì thế, để đảm bảo cho kết quả đánh giáđược chính xác và khách quan cần xác định thêm hệ số cho các yếu tố quantrọng hơn Chính vì thế tác giả sử dụng 3 hệ số từ cao xuống thấp là: 3, 2, 1 đểxác định sự phân hóa giữa các yếu tố Trong các yếu tố được dùng để đánhgiá thì có ba yếu tố được xác định là hệ số 3 (hệ số cao nhất), đó là tiêu chí:
độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, độ bền vững của môi trường tự nhiên,CSHT và CSVCKT, thời gian hoạt động du lịch
Du lịch là ngành có sự định hướng rất rõ rệt về tài nguyên TNDL tạonên điểm, cụm, tuyến du lịch TNDL càng hấp dẫn thì khách du lịch càngđông, vì vậy tiêu chí này được đánh giá hệ số cao nhất hệ số 3
Tuy nhiên, nếu chỉ có tài nguyên du lịch và CSVCKT phục vụ du lịchchưa hoàn thiện thì TNDL vẫn chỉ dưới dạng tiềm năng, không có hiệu quả
Trang 38kinh tế Vì vậy, tiêu chí sự CSHT và CSVCKT cũng được xác định hệ số 3.
Độ bền vững của môi trường tự nhiên hệ số 1, thời gian hoạt động du lịch hệ
3 Độ bền vững của môi trường tự nhiên 1 4 3 2 1
Trang 39TT Mức độ đánh giá Số điểm Tỷ lệ % so với số điểm
có hai cửa khẩu quốc gia với Lào là Chiềng Khương (Sông Mã) và Pa Háng(Mộc Châu) Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La đượcxem là mái nhà của đồng bằng Bắc Bộ
Trang 40Với vị trí địa lý như trên không chỉ có ý nghĩa về tự nhiên mà còn tạođiều kiện cho Sơn La phát triển kinh tế, xã hội đồng thời giữ nhiệm vụ quantrọng về chính trị và quốc phòng
Về tự nhiên, Sơn La có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núikhá thuận lợi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều Do ảnhhưởng của địa hình đã tạo nên nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau cho phépSơn La tạo lập trước các tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng phục vụ pháttriển nông – lâm nghiệp Ngoài ra, còn xuất hiện một số hiện tượng thời tiếtkhắc nghiệt như sương muối, sương mù, gió Tây khô nóng (gió Lào)…
Về kinh tế: nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Bắc, Sơn La có thểgiao lưu dễ dàng với các tỉnh trong vùng, các tỉnh của nước bạn Lào và cáctỉnh thuộc khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ Nằm giữa Lai Châu,Điện Biên và Hòa Bình với quốc lộ 6 là huyết mạch của cả vùng đã tạo sự gắnkết trong phát triển kinh tế giữa các tỉnh Sơn La án ngữ con đường từ HòaBình lên các tỉnh Tây Bắc và là cửa mở cho Lai Châu, Điện Biên giao lưu vớicác tỉnh miền xuôi Ngược lại, với vai trò là cửa ngõ vùng Tây Bắc, Hòa Bình
là người bạn đồng hành hỗ trợ Sơn La, Lai Châu, Điện Biên cùng phát triển,đón các nguồn lực từ bên ngoài và đưa các sản phẩm của Tây Bắc vượt rakhỏi phạm vi của vùng, từng bước xâm nhập thị trường có quy mô lớn hơn
Cùng với việc xây dựng công trình thủy điện Sơn La, hệ thống giaothông qua các tỉnh Tây Bắc được nâng cấp, chất lượng ngày một tốt hơn Saukhi hồ thủy điện Sơn La được đưa vào sử dụng, giao thông đường thủy càng
có ý nghĩa trong việc giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh, là điều kiện pháthuy tối đa ưu thế của loại hình vận tải này Cùng với loại hình giao thôngđường thủy, hiện nay, sân bay Nà Sản đang được xây dựng lại sẽ là hướng mởmới để lên Tây Bắc thuận tiện và nhanh chóng hơn, nâng cao khối lượng hàng