0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Các giải pháp về công tác cho vay

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP- ĐH VINH (Trang 41 -43 )

4. Bố cục

2.2.2 Các giải pháp về công tác cho vay

Ngân hàng nên bám sát kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng trong điều kiện an toàn và đảm bảo chất lượng, chuyển mạnh sang cho các công trình dự án kinh tế lớn theo chương trình kinh tế của chính phủ. Tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả. Tăng trưởng vốn trung hạn lên, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống bằng cách đưa tổng dư nợ lên và giảm nợ quá hạn xuống.

Tập trung cho vay trung gian qua các tổ hợp tác, tổ tín chấp, giảm bớt khâu vay lẻ nhằm giảm sự quá tải đối với cán bộ tín dụng, không để tình trạng có cán bộ thì quá tải có cán bộ thì không cho vay hoặc cho vay cầm chừng.

Giao chỉ tiêu thu nợ quá hạn cho từng cán bộ tín dụng, hàng tháng báo cáo cụ thể về từng trường hợp phát sinh để giám đốc nắm bắt và xử lý kịp thời.

Giải pháp tín dụng đồng bộ theo các chương trình kinh tế: trong thời gian tới, tín dụng theo chương trình kinh tế sẽ là một trong những giải pháp hửu hiệu đối với NHN0. Vốn tín dụng cho nông nghiệp cần chuyển từ dàn trải, bị động sang chủ động, lựa chọn đầu tư đúng hướng cho các chương trình dài hạn để tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Giải pháp tín dụng theo các chương trình kinh tế được xây dựng sẽ mang lại những ưu điểm sau:

+ Chương trình kinh tế không chỉ định hướng mà quan trọng hơn là ràng buộc mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau: Ngân hàng, chính quyền địa phương, các chủ thể kinh tế, các đơn vị chức năng…

+ Đối tượng cho vay đa dạng: từ sản xuất đến chế biến, từ dịch vụ đến kinh tế, từ nội địa đến xuất khẩu…

Tín dụng theo chương trình kinh tế sẽ là sự kết hợp tất cả các hình thức cấp tín dụng mà chủ yếu là cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính.

Giải pháp xử lý nợ quá hạn:

 Giải quyết dứt điểm các khoản nợ quá hạn tồn đọng: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khách hàng thường gặp những rủi ro sau: rủi ro bởi thiên tai, thị trường, cơ chế chính sách…Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Ngân hàng cần tiến hành xác định lại toàn bộ các khoản nợ quá hạn, qua đó xác định lại tư cách pháp nhân của người vay, người bảo lãnh, tình hình tài chính, công nợ của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh…Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân các khoản nợ quá hạn và đánh giá thực trạng nợ khó đòi của từng hồ sơ tín dụng như: theo loại hình kinh tế và khả năng cho vay, theo loại hình kinh tế và khả năng thu hồi…Đồng thời, trên cơ sở đó thực hiện điều chỉnh lại thời hạn nợ, giản nợ, kết hợp với chính quyền điạ phương thúc ép nợ, xoá nợ, xử lý tài sản thế chấp…

+ Đối với các khoản nợ do nguyên nhân chủ quan cần áp dụng ngay các biện pháp tận thu, gán nợ, quy trách nhiệm cụ thể các cá nhân, khởi tố trước pháp luật.

+ Đối với nợ do nguyên nhân khách quan: Nếu khách hàng là doanh nghiệp cần thiết phải duy trì vì các mục tiêu chính trị - xã hội thì xem xét cho xoá nợ, khoanh nợ hay giản nợ. Còn đối với khách hàng không còn khả năng trả nợ, không còn nguồn thu nào khác, họ uỷ quyền cho Ngân hàng toàn quyền định đoạt thì Ngân hàng nhận tài sản gán nợ để sử dụng hoặc bán trả góp.

+ Đối với khách hàng lừa đảo, bị bắt do vi phạm pháp luật, bỏ trốn, chây lỳ cố tình lẫn tránh, sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát vốn, không còn khả năng sản xuất kinh doanh, không còn khả năng trả nợ thì Ngân hàng tiến hành khởi kiện.

 Hạn chế tình trạng nợ quá hạn phát sinh:

+ Các giải pháp nêu trên chỉ là giải pháp tạm thời và trước mắt, tuy nhiên về lâu về dài thì không thể áp dụng mãi các biện pháp trên được. Về lâu dài thì cần hạn chế, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh thì cần thực hiện phương châm “làm đúng ngay từ đầu” chứ không được để sự việc xảy ra rồi mới xử lý. Vì vậy mổi công đoạn thì cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra giám sát, theo dõi chặt chẽ nhằm hoàn thiện và có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Mặt khác để hạn chế tình trạng nợ quá hạn thì trước tiên cán bộ tín dụng cần phải làm việc một cách công khai minh bạch, không được nể tình riêng mà dẫn đến xếp loại và thẩm định sai, dẫn đến việc cho vay quá nhiều so với tài sản thế chấp và khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Cần có những biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ như: trả nợ đúng hạn thì sẻ được tặng quà…

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP- ĐH VINH (Trang 41 -43 )

×