Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp- Đh Vinh (Trang 48 - 50)

4. Bố cục

2.3.5Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Thu hút các dự án, chương trình quốc tế, hổ trợ ngành Ngân hàng về đào tạo cán bộ quản lý, điều hành hoạt động Ngân hàng theo trình độ quốc tế.

Chỉ đạo các hệ thống Ngân hàng mở rộng thị trường hoạt động liên Ngân hàng để kịp thời điều hoà vốn giửa các Ngân hàng thương mại, mở rộng hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và trong địa bàn… để có đủ nguồn vốn mở rộng doanh số cho vay, tăng mức cho vay cùng số hộ được vay. Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay chiết khấu đối với NHN0&PTNT.

Cần tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng, bình đẳng trên thị trường tín dụng nông thôn, thúc đẩy các TCTD mở rộng cho vay ở nông thôn, đầu tư cho nông nghiệp, tuy nhiên cần tránh tình trạng cho vay chồng chéo.

Việc hoạch định những chủ trương, chính sách về tiền tệ - tín dụng Ngân hàng cần gắn sát với thực tế, sát với tình hình cơ sở và môi trường hoạt động của các tổ chức tín dụng, không ngừng cải tiến về thủ tục hồ sơ vay vốn của khách hàng.

KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới đã từng bước đưa đất nước đi lên giành những thành tựu to lớn và quan trọng, tạo thế và lực vững chắc trong những năm đầu thế kỷ XXI, từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Trong công cuộc đổi mới chung của đất nước, ngành Ngân hàng đã tỏ rõ vị trí quan trọng của mình đối với sự phát triển của đất nước: hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại nói riêng được coi không chỉ là điều kiện mà còn là động lực đảm bảo cho sự thắng lợi của công cuộc đổi mới.

Với mục tiêu và phương châm tất cả vì lợi ích của khách hàng, hoạt động của NHNo & PTNT EaK’pam ngày càng được mở rộng và có hiệu quả cao. Đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Ngân hàng đã linh hoạt sử dụng các hình thức khuyến khích khách hàng như điều chỉnh lãi suất cho vay trong phạm vi cho phép để thu hút khách hàng, được hưởng lãi suất ưu đãi một phần trong lãi suất cho vay để không những đơn vị sử dụng vốn có hiệu quả mà còn trả được nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, mỗi cán bộ trong Ngân hàng đều không ngừng nâng cao trong chuyên môn, nghiệp vụ để những sản phẩm Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn, tạo được tính cạnh tranh trên thương trường. Chính điều này đã làm tăng thu nhập cho Ngân hàng, góp

phần cải thiện đời sống cho nhân dân trong toàn huyện, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và thực thi chính sách Tiền tệ Quốc gia.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang hoà chung vào sân chơi WTO, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gây gắt của các tổ chức tín dụng khác, các Ngân hàng thương mại phải tự đổi mình và nâng cao hơn nửa chất lượng hoạt động, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng. Thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho các chủ thể cần vốn giúp họ phát triển cả bề rộng lẩn bề sâu, và thông qua hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cũng đã thu được những khoản lợi nhuận cho mình. Chính vì thế việc nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro của các Ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh NHN0&PTNT EaK’pam nói riêng là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Vì nó không chỉ giúp cho Ngân hàng tồn tại và phát triển, mà còn phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội ở nông thôn, phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Để giải quyết một cách hoàn chỉnh các vấn đề có liên quan đến tín dụng, nhất là tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp thì không chỉ có sự nổ lực của bản thân Ngân hàng mà còn cần có sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và các cơ quan hữu quan trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp- Đh Vinh (Trang 48 - 50)