Mục tiêu của đề tài Quản lý công tác thanh tra chuyên môn các trường trung học cơ sở huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi quản lý công tác thanh tra chuyên môn các trường trung học cơ sở huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi là đề xuất các biện pháp quản lý công tác TTCM các trường THCS trên địa bàn huyện Sơn hà, tỉnh Quảng Ngãi
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRAN DUY HUNG
QUAN LY CONG TAC THANH TRA CHUYEN MON CAC TRUONG TRUNG HQC CO SO
HUYỆN SƠN HA TINH QUANG NGAI
VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NANG
TRUONG DAI HQC SU PHAM
TRAN DUY HUNG
QUAN LY CONG TAC THANH TRA CHUYEN MON CAC TRUONG TRUNG HQC CO SO
HUYEN SON HA TINH QUANG NGAI
Chuyén nganh: Quan ly giao duc Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐÌNH SƠN
Trang 3Tơi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 41 Lý đo chọn đề tài -22-222ccsssscrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrerE Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 22::22.2t2 2t 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phạm vi nghiên cứu + - - sen 2
7 Phương pháp nghiên cứu 3
3
§ Cấu trúc luận văn + + + "
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẦN LÝ CÔNG TÁC THANH TRA
CHUYEN MON TRUONG TRUNG HQC CO SO wa
1.1 TONG QUAN CAC NGHIEN CUU LIEN QUAN 4
1.2 CAC KHAI NIEM CO BAN CUA DE TAL ceed
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo duc 7
1.2.2 Thanh tra, TTCM nhà trường a)
1.2.3 Quản lý công tác TTCM trường THCS 10
1.3 NOI DUNG, TRINH TU CÔNG TÁC THCM TRƯỜNG THCS wll
1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của công tác TTCM trường THCS cl 1.3.2 Nhiệm vụ của TTCM trường THCS -22+.222.2zeeree T2 1.3.3 Nội dung công tác TTCM trường THCS 13 1.3.4 Trình tự thực hiện công tác TTCM trường THCS l6
1.3.5 Nguyên tắc TTCM nhà trường AB
1.3.6 Phương pháp TTCM nhà trường 2222222t2z.rrrr-ce.2f
1.3.7 Hình thức TTCM nhà trường 23
1.4 NOI DUNG QUAN LÝ CÔNG TÁC TTCM TRƯỜNG THCS 24
1.4.1 Lập kế hoạch công tác TTCM trường THCS
Trang 51.4.5 Khen thưởng hoạt động TTCM _- 1.4.6 Sử dụng và lưu trữ kết quả công tác TTCM trường THCS 28
TIEU KÉT CHƯƠNG L 31
CHUONG 2 THYC TRANG QUAN LY CONG TAC 1 THANH TRA CHUYÊN MÔN CAC TRUONG TRUNG HQC CO SG TREN DIA BAN HUYEN SON HA, TINH QUANG NGAI
2.1 KHÁI LƯỢC VÈ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC
HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI 133 3 2.1.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã h -33
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục và đảo tạo 234 2.1.3 Các trường THCS trong huyện -22.212:212.21.- -35
2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT 37
2.2.1 Mục đích, nội dung khảo sát 2-221tzt.trrrerrreee-.Ä7
2.2.2 Đối tượng, địa bàn khảo sát 37
2.2.3 Phương pháp và tiến trình khảo sát 2++.2+.xecrrrce.Ÿ7
2.2.4 Xử lý số liệu khảo sát 138
23 THUC TRANG CONG TAC TTCM CAC TRUONG THCS TREN DIA BAN HUYEN SON HA, TINH QUANG NGAI
2.3.1 Thanh tra về tổ chức, nhân sự trong lĩnh vực chuyên môn 38
2.3.2 Thanh tra về điều kiện tổ chức dạy học, giáo dục wl
2.3.3 Thanh tra về kết quả, chất lượng dạy học, giáo dục 43 2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TTCM CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI 4Š
2.4.1 Công tác xây dựng kế hoạch TTCM trường THCS 4Š 2.4.2 Công tác tổ chức, bồi dưỡng lực lượng TTCM trường THCS 47 2.4.3 Công tác chỉ đạo triển khai hoạt động TTCM trường THCS 50
Trang 6HẠN CHẾ - " = se se - $6 2.5.1 Đánh giá chung 22-221 11211.rreroooeo.ŸÔ 2.5.2 Phân tích nguyên nhân hạn chế - tHenraeee 57
TIEU KET CHUONG 2 58
CHUONG 3 BIEN PHAP QUAN LY CONG TAC THANH TRA
CHUYEN MON CAC TRUONG TRUNG HQC CO SO TREN DIA BAN
HUYEN SON HA, TINH QUANG NGAAL _ _ _ 59
3.1 NGUYEN TAC XAC LAP CAC BIEN PHAP
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính quy phạm pháp luật
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tinh kha thi và hiệu quả
3.2 CAC BIEN PHAP QUAN LY CONG TAC TTCM TRUONG THCS TREN
DIA BAN HUYEN SON HA, TINH QUANG NGAI ecco e eee 60°
3.2.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, TTV, CTVTT, GV về công tác TTCM trường THCS -22212:2t22272-22.1 irrrrrrrrce.ĐU
3.2.2 Xây dựng kế hoạch công tác TTCM mù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục THCS của địa phương trong từng năm học 2 c+.-.+ .Ø
3.2.3 Đổi mới về tổ chức và tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ
làm công tác TTCM các trường THCS - 2++:2t2 21 2 7" - 70
3.2.5 Sử dụng kết quả TTCM nhằm thúc đây sự thay đổi của các nhà trường 73 3.2.4 Chỉ đạo triển khai đồng bộ các nội dung TTCM trường THCS
3.2.6 Đánh giá và điều chinh hợp lý công tác TTCM các trường THCS đáp
ứng yêu cầu đổi mới GDPT ventions TT
3.2.7 Xây dựng hệ thống thông tin về công tác TTCM nhằm nâng cao hiệu
quả quan lý hoạt động giáo dục THCS 222-222 222 2tr „80
Trang 73.4.1 Mục đích khảo nghiệm 3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm
3.4.3 Nội dung và kết quả khảo nghiệm
TIÊU KÉT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8Viết tắt Nguyên nghĩa
CB Cán bộ
CBQL Cán bộ quản lý
CNTT Công nghệ thông tin
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDTHCS Giáo dục trung học cơ sở GDPT Giáo dục phổ thông Gv Giáo viên HS Học sinh HT Hiệu trưởng HDGD Hoạt động giáo dục HĐSP Hoạt động sư phạm NV Nhân viên QLGD Quản lý giáo dục QLNN Quản lý nhà nước THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TT Thanh tra
TTCM Thanh tra chuyên môn
TTGD Thanh tra giáo dục
Trang 9
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
21, | 9wy mô trưởng lớp THCS huyện Sơn Hà, tỉnh Quang Ngai ti] năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015 - 2016
„a_— | Đánh giá về chất lượng công tác TTCM các nội dung thuộc | lĩnh vực tổ chức, nhân sự của nhà trường
Đánh giá về kết quả thực hiện công tác TTCM các nội dung 2.3 | liên quan đến điều kiện tổ chức dạy học, giáo dục của nhà |_ 41
trường
5g, | Đánh giá thực hiện thanh tra về kết quả, chất lượng dạy học, |, giáo dục của nhà trường
2.5 | Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch TTCM trường THCS 45 22 | Đánh giá thực trạng công tác tô chức, bồi đường lực lượng |
TTCM trường THCS
37, | Đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo triển khai hoạt động| TTCM trường THCS
3g, | KẾ quả khảo sắt ý kiến đánh giá về công tác tông kết đánh |
giá, điều chinh hoạt động TTCM
2.9 _ Í Tình hình sử dụng và lưu trữ kết quả TTCM trường THCS 34 31 | Ket awit Khao sity kign dnh gid ve tính cấp thiết của các biện |
pháp quản lý công tác TTCM các trường THCS
ạa,_ | KẾ quả Khảo sát ý kiến đánh giá về tính khả thì của các biện pháp quản lý công tác TTCM các trường THCS |
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý công tác TTCM các trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác TTCM các trường THCS 3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác TTCM các trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Hà, tinh Quang Ngai
4 Giả thuyết khoa học
Công tác TTCM các trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng
Ngãi những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt, song còn có những hạn chế Nếu
nghiên cứu đề xuất được các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế thì khi áp dụng sẽ nâng cao được hiệu quả công tác này, góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục
của các nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý công tác TTCM các trường THCS huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
5.3 Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý công tác TTCM các trường THCS
huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay
5.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất
6 Phạm vi nghiên cứu
Trang 11Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên
quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu cứu 7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ~ Phương pháp quan sát; ~ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; - Phương pháp phỏng vắt ~ Phương pháp tổng kết thực tiễn;
- Phương pháp chuyên gia
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Xử lý số liệu đã thu thập được bằng thống kê toán học trong quá trình nghiên 8 Cấu trúc luật
văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
~ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác TTCM trường THCS
~ Chương 2: Thực trạng quản lý công tác TTCM các trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Trang 12CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TT là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý C.Mác và Ăng ghen từng
viết: “7T là phạm trù lịch sử gắn với quá trình lao động xã hội Chính bản chất của
quá trình lao động xã hội đòi hỏi tính tắt yếu phải có sự quản li Nhà nước " (và ở
đây cần đến công tác TT) [1, tr.6]
V 1 Lé-nin rat cha trong cng tic TT: “Chúng ta phải tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt công tác của chúng ta ; phải kiểm tra lại chủ chương của chúng ta đã
tuyên bồ từng giờ, từng phút, từng giây Phải cải tô Bộ Dân uỷ TT công nông dé
tăng cường sự kiểm tra nhằm tiêu diệt thứ cỏ dại chủ nghĩa quan liêu ” [2, tr.12] Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Sự kiểm tra việc thực hiện được đặt ra
một cách đúng đắn là ngọn đèn pha giúp làm sáng tỏ tỉnh thần hoạt động của bộ
máy trong bắt kì thời gian nào, chín phần mười những chỗ hỏng, chỗ hở đều do
thiếu sự kiêm tra TT và kiểm tra thường xuyên, đúng đắn thì chắc chắn những chỗ
hồng, chỗ hở đều có thể ngăn ngừa được ° [3, tr L5]
Thực tiễn hơn sáu thập kỷ qua, kẻ từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh
thành lập Ban TT nhà nước, đã chứng minh rằng: TT là một chức năng thiết yếu của
cơ quan QLNN Trong công tác lãnh đạo và quản lý không thể tách rời hoạt động kiểm tra, TT
Trong lĩnh vực GD&ĐT, ngày 29/10/1988 Bộ Giáo dục (nay là Bộ GD&ĐT)
đã có Quyết định số 1019/QĐ ban hành bản quy định về tô chức và hoạt động của
hệ thống TTGD Ngày 28/ 9/ 1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định 358/HĐBT về tổ chức và hoạt động của TTGD Sau đó Bộ GD&ĐT đã có
Quyết định số 478/QĐÐ ngày 1 1/ 3/ 1993 ban hành quy chế tô chức và hoạt động của
hệ thống TTGD Tháng 12 năm 1998, Luật Giáo dục được ban hành, trong đó đã
Trang 13hiện quyên thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm đảm bảo
việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tổ tích cực, phòng ngừa và xứ lý vi phạm,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân trong
lĩnh vực giáo dục " [§, tr.21]
Nhiệm vụ của TT chuyên ngành về giáo dục được qui định tại Điều 111 Luật
Giáo dục 2005:
~ TT việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;
~ TT việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp
giáo dục, qui chế chuyên môn, qui chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ: việc thực hiện
các qui định về điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;
~ Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục
theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
~ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp
luật về xử lí vi phạm hành chính;
~ Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo qui định của pháp luật về chống tham nhũng;
~ Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đồi, bỗ sung các chính sách qui định của Nhà nước về giáo dục;
~ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.”
Luật nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của TTGD: “77GD có quyển hạn và trách nhiệm theo qui định của pháp luật về TT Khi tiến hành TT, trong phạm vi thấm quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan QLGD cùng cấp, TTGD có quyền quyết
định tạm đình chỉ hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, thông báo cho
cơ quan có thẩm quyền đề xử lý và chịu trách nhiệm về quyết định của mình "
Trang 14'Vai trò công tác TT trong các cơ sở giáo dục cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu về QLGD,
Theo tac giả Trần Kiểm, mục đích cuối cùng của TT là điều chỉnh quyết định
quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra Tuy nhiên, đây chỉ là mục đích tự thân của quản lý Ngoài mục đích này, TT còn phải gắn với mục đích phát triển của tổ chức và cá nhân [8, tr.131] TT không chỉ là điều chính, mà thanh tra còn là phát triển TT nhà trường là chức năng quản lý cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng
trong chu trình quản lý, đảm bảo tạo lập mối
giúp HT hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường n hệ ngược thường xuyên, kịp thời,
TT nhà trường là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà
trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Lãnh đạo mà không TT thì coi như không
lãnh đạo [20, tr.86]|
Trong “Những vấn đề quản lý nhà nước và QLGD” (Trường Cán bộ
QLGD&ĐT Trung wong I - 1998, tác giả Đặng Quốc Bảo xác định: QLGD có 4
chức năng: Kế hoạch hoá, chỉ huy, điều hành, kiểm tra, trong đó "Kiểm tra là công
việc gắn bó với sự đánh giá tổng kết kinh nghiệm giáo dục, điều chỉnh mục tiêu" Theo tác giả, giám sát và TT là hai trong mười năng lực cơ bản của người HT Hai
năng lực này hỗ trợ, bổ sung cho nhau và giúp cho người HT phát triển được cả cái tài,
cái tầm trong điều hành nhà trường Người có tài là người việc sai mà sửa được, việc
xấu mà ngăn được, việc hỏng mà vớt được Người có tầm là người chưa có việc mà
biết việc sắp tới, mới có việc đã biết diễn biến của việc ra sao, triển khai việc mà dự
đoán được kết quả cuối cùng Năng lực thanh tra giúp HT phát triển được cái tài, còn
năng lực giám sát giúp cho người HT phát triển được cái tầm trong điều hành nhà trường [2, tr80]
Trong cuốn “Những bài giảng về quản lí trường học” tác giả Hà Sỹ Hồ khẳng định: “Quản lí mà không kiểm tra thì quản lí sẽ ít hiệu quả và trở thành quản
Trang 15Đà Nẵng” Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý công tác này:
~ Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về công tác TT, tạo nguồn tuyển
CTVTT;
~ Hoàn thiện và cụ thê hóa các tiêu chuẩn tuyển chọn CTVTT phù hợp với đặc
điểm giáo dục địa phương;
~ Cải tiến việc tuyển chọn, bố trí và sử dụng hợp lý đội ngũ CTVTT;
~ Tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ TT cho đội ngũ
CTVTT nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động TT
Tác giả Đỗ Hồng Phong (2013) thực hiện đề tài “Biện pháp quản lý hoạt
động TTCM trường THCS của Phòng GD&ĐT quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay” (Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội) Tác giả đã khái quát cơ sở lý luận về quản lý hoạt động
TTCM trường THCS làm cơ sở để điều tra thực trạng về vấn đề này và đề xuất 7
biện pháp quản lý công tác này
Các công trình nghiên cứu đều khẳng định TTCM có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với chất lượng giáo dục, là nhân tố trọng yếu nâng cao chất lượng
giáo dục trong các nhà trường hiện nay
Song, đến nay vẫn chưa có một công trình nảo nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn điện về quản lý công tác TTCM tại các trường THCS trên địa bàn huyện
Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi Vì vậy,
đối với việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả quản lý công tác TTCM tại các trường iéc thực hiện đề tài này sẽ có ý nghĩa thiết thực
THCS trong huyện nói riêng và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung trong các nhà trường nghiên cứu
Trang 16Theo Harold Koontz: “Quản lý là một yếu tố cân thiết để đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân ” Quản lý là một nghệ thuật, kiến thức và tính tổ chức làm cho hoạt động quản lý được nhìn nhận là một khoa hoe [8, tr.26]
Nói đến hoạt động quản lý, không thể không nhắc tới C.Mác C.Mác quan
niệm quản lý là điều khiển: “Một nghệ sĩ vĩ cầm tự điều khiến mình, còn dàn nhạc
thì cân có nhạc trưởng " [3, tr45]
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) trong tô chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành hiệu quả và đạt được mục đích của tổ chức” Tác giả phân đã tích nội hàm của khái niệm quản lý, xem đây là quá trình vận động đạt đến mục tiêu của
tô chức bằng cách vận dụng phù hợp các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [18, tr.39]
Có thể khái quát: QL là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể QL
lên đối tượng QL nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của hệ thống đề đạt được
mục tiêu định ra trong điều kiện biến động của môi trường
Ngày nay, QL được coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế xã hội:
vốn, nguồn lực lao động, khoa học kỹ thuật, tài nguyên và QL Trong đó, QL có vai
trò quyết định QL có các chức năng cơ bản sau:
Chức năng lập kế hoạch: Là việc xác định trước mục tiêu của tô chức đồng
thời chỉ ra lộ trình, phương pháp, biện pháp để thực hiện mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường
Chức năng tổ chức: Là việc sắp xếp, phân công các nhiệm vụ, các nguồn lực
(con người và các nguồn lực khác) một cách tối ưu, nhằm làm cho tổ chức vận hành theo kế hoạch, đạt được mục tiêu đặt ra
Chức năng chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thê QL nhằm điều hành
tô chức vận hành hiệu quả theo kế hoạch, thực hiện được mục tiêu QL
Trang 17Các chức năng có quan hệ mật thiết, tạo thành một chu trinh QL 5 Quản lý giáo dục
QLGD là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội, nó xuất hiện
từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ xã hội Với cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm quản lý giáo dục như sau:
Theo tác giá Phạm Minh Hạc: *QLGD là quản lý trường học, là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tỉ
đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS” [16, tr.45]
tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho ring: “QLGD là tác động có ý thức của
chủ thể quản lý tới khách thê quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống
giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [24, tr 17]
“Theo tác giả Lê Quang Sơn: “QLGD là quản lý hệ thống giáo dục bằng sự tác
đông có mục đích, có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật khách quan của
những chủ thẻ QLGD lên toàn bộ các mắt xích của hệ thống nhằm đưa hoạt động
giáo dục của cả hệ thống đạt tới mục tiêu giáo dục” [25, tr.29]
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu khái quát như sau: QLGD là hệ thống
những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác
nhau, đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ
thống vận hành tối ưu, đảm bảo sự phat triển mở rộng cả về số lượng và chất lượng
của hệ thống để đạt tới mục tiêu giáo dục 1.2.2 Thanh tra, TTCM nhà trường a Khái niệm thanh tra
Khái niệm TT (inspect) xuất phát từ gốc Latin (inspectore) có nghĩa là “nhìn
vào bên trong” Theo Từ điển Tiếng Việt: “TT là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”
Trang 18quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ
quan, tô chức cá nhân chịu sự quản lý theo thâm quyền, trình tự, thủ tục được qui
định trong Luật TT và các qui định khác của pháp luật” Chủ tịch Hồ Chí Minh: *TT là tai mắt của trêt
dõi Chỉ thị, Chính sách, Thông tư đưa xuống cho đến lúc kết thúc”
à người bạn của dưới; theo
Các quan điểm trên đã khẳng định: TT, kiểm tra là một chức năng của
QLNN; nếu không TT, kiểm tra thì không thê làm tốt chức năng quản lí nhà nước
và làm cho quá trình quản lí mắt đi một chức năng thiết yếu, do vậy không thê mang
lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lí
b Thanh tra giáo dục và thanh tra chuyên môn
Tại Điều 1 Nghị định 101/2002/NĐ-CP ngày 10/12/2002 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của TTGD ghi: “TTGD là TT chuyên ngành về giáo dục
TTGD thực hiện quyền TT trong phạm vi QLNN về giáo dục, nhằm đảm bảo việc
thi hành pháp luật, phát huy nhân tổ tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức và cá nhân trong lĩnh vực giáo dục”
TTGD giúp cơ quan QLGD đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ
của cơ quan QLGD các cắp, phát hiện, điều chinh hoạt động của đối tượng thanh tra
nhằm phát huy nhân tố tích cực, bảo đảm pháp chế, kỷ cương, phòng ngừa và xử lý các vi phạm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
Từ năm 1993, trong Quyết định số 478/QÐ ngày 11/3/1993 về TTGD của
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: Hoạt động TTGD các cắp tập trung thanh tra ba đối tượng quản lí của ngành: Hoạt động chuyên môn, hoạt động quản lí nhà trường và hoạt động quản lí chế độ chính sách của các đơn vị, trường học TTCM là TTGD trong lĩnh vực chuyên môn của nhà trường
1.2.3 Quản lý công tác TTCM trường THCS a Vi tri, vai trò của trường THCS
Điều lệ trường THCS, trường trung học phô thông và trường phô thông có
Trang 1902/4/2007 của Bộ GD&ĐT chi rõ: “Trường THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung
học, bậc học nói tiếp bậc tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn
chỉnh học vấn phô thông Trường THCS có tư cách pháp nhân và có con dấu
riêng "; “GD THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của GD tiểu
học; có học vấn phô thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật
và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi
vào cuộc sống lao động” [7, tr.21]
Mục tiêu giáo dục của trường THCS bao gồm những phẩm chất năng lực chủ
yếu cần hình thành cho học sinh THCS để góp phần vào quá trình đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế Giáo dục THCS có vị trí đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của
mỗi người học
b Quản lý công tác TTCM trường THCS
Quản lý công tác TTCM trường THCS là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thê quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng kế hoạch, tô
chức, chỉ đạo, kiểm tra để đảm bảo việc điều hành công tác chuyên môn theo đúng mục tiêu, phương pháp, quy trình, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục bậc THCS
1.3 NỘI DUNG, TRÌNH TỰ CÔNG TÁC THCM TRƯỜNG THCS
1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của công tác TTCM trường THCS
Hoạt động TTGD nói chung và TTCM nói riêng nhằm mục đích kiểm tra
việc thực hiện qui định pháp luật về GD&ĐT, đánh giá thực chất hoạt động chuyên môn của đối tượng được thanh tra một cách khách quan, trên cơ sở đó tác động vào
đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục
TTCM là quan sát, theo dõi, phat hiện và đánh giá khách quan tình hình công việc, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đối tượng, từ đó tác động đến công
tác của cán bộ, GV và nhà trường; phát hiện ưu điểm, nhân rộng điển hình, khắc
phục nhược điểm, khen chê kịp thời, xử lý cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu
quả GD&ĐT TTCM nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn sai
Trang 20cao hiệu lực QLGD TTCM đồng thời góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm
quản lí của người đứng đầu các cơ sở giáo dục Quá trình TT giúp người đứng đầu
nhà trường nhận thức rõ hơn những ưu, khuyết điểm của đơn vị và của bản thân
trong công tác quản lí, nhất là công tác chỉ đạo các hoạt động chuyên môn Đồng
thời qua TT, cơ sở giáo dục có thê kiến nghị với cấp có thâm quyền nhằm điều
chinh, bô sung chủ trương, biện pháp đã đưa ra hoặc đáp ứng yêu cầu cấp bách của
CƠ SỞ
TT, kiểm tra còn có quan hệ chặt chẽ với giám sát, vừa có vai trò giám sát, vừa có vai trò hỗ trợ cho giám sát việc thực hiện những chủ trương, đường lối, những quy định của Nhà nước, của Ngành tại các cơ sở
Như vậy, để tăng cường vai trò quản lý trong lĩnh vực GD&ĐT thì cần phải tăng cường hoạt động TT, kiểm tra Thông qua hoạt động TTCM cơ quan quản lý
nhà nước có thể đánh giá thực trạng hoạt động chuyên môn, phát hiện, điều chỉnh,
xử lý kịp thời các sai phạm, từ đó rút kinh nghiệm cải tiến cơ chế quản lý, hoàn
thiện chu trình quản lý mới phù hợp và có hiệu quả hơn Công tác TTCM giúp đội ngũ CBQL, GV các nhà trường THCS nhìn nhận, đánh giá khách quan thực tế công tác chuyên môn, từ đó nỗ lực vươn lên, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình,
mục tiêu giáo dục THCS
1.3.2 Nhiệm vụ của TTCM trường THCS
TT trường THCS bao gồm: kiểm tra, đánh giá và xử lý, tư vấn và thúc đây
'TTCM nhà trường có nhiệm vụ cụ thể sau
~ TT việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp
giáo dục, qui chế chuyên môn; việc thực hiện các qui định về điều kiện cần thiết
bảo đảm hoạt động chuyên môn ở các nhà trường THCS
~ Đánh giá, kết luận khách quan, chính xác việc thực hiện các qui chế chuyên
môn của nhà trường; kiến nghị việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về hoạt động
chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục
- Tư vấn cho đối tượng TT những vấn đề cần thiết thuộc lĩnh vực chuyên
Trang 21quản lý Nâng cao chất lượng đội ngũ GV, trực tiếp tác động đến việc nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường là nhiệm vụ hàng đầu của HT và CBQL các cấp Để
thực hiện tốt công tác này, đòi hỏi có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời của
lãnh đạo nhà trường và của Phòng GD&ĐT
Nội dung TTCM về xây dựng đội ngũ gồm:
~ Số lượng và cơ cấu của đội ngũ; chất lượng của đội ngũ GV, NV;
~ Các hoạt động phối hợp của tập thể sư phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ
giáo dục, giảng dạy của trường Nề nếp hoạt động (tổ chức, trật tự kỷ cương, kế
hoạch); Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của CBQL, GV, NV nhà trường
b Về CSVC, trang thiết bị, tài chính
CSVC, trang thiết bị là những yếu tố quan trọng liên quan đến điều kiện tô
chức dạy học, giáo dục của nhà trường Công tác tài chính là lĩnh vực có tác động trực
tiếp đến quyền lợi chính đáng của người lao động TTCM đối với CSVC, trang thiết bị
bao gồm các nội dung:
~ Việc xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC (đất đai, phòng ốc, thư viện, thiết
bị dạy học, đồ dùng dạy học, dụng cụ thể dục thể thao, sân chơi, bãi tập, khu vực vệ
sinh, khu đề xe, khu bán trú (nếu có)
~ Việc xây dựng cảnh quan trường học: cổng trường, tường rào, đường đi, vườn hoa, cây xây, vệ sinh học đường, môi trường sư phạm; đảm bảo các tiêu chuẩn về lớp
học, bàn ghế, bảng, ánh sáng, vệ sinh
Công tác TT tài chính bao gồm các nội dung cơ bản như sau [5, điều 7]
~ TT các nguồn thu: TT các nguồn do ngân sách cấp; TT các nguồn thu bổ sung ngân sách được cấp thâm quyền giao cho đơn vị thực hiện; TT các nguồn thu khác được sự thoả thuận giữa phụ huynh với nhà trường (nếu có);
~ TT các khoản chỉ: Tính hợp pháp của các khoản chỉ trong dự toán được duyệt; Tính hợp pháp của các khoản chỉ ngồi dự tốn được cấp trên duyệt
- TT công tác kế toán: Việc lập, thu thập, xử lý các chứng từ kế toán; việc lập
Trang 22- TT céng tac thủ quỹ: TT toàn bộ tiền mặt tại kho quỳ, kiểm tra các loại quỹ
TT việc cập nhật, ghi chép, đối chiếu giữa thủ quỹ và kế toán theo định kỳ
© Về kế hoạch phát triển giáo dục
Nội dung của công tác TTCM vẻ kế hoạch phát triển giáo dục bao gồm những
vấn đề: TT việc thực hiện chỉ tiêu số lượng HS từng khối lớp và toàn trường theo kế
hoạch phát triển giáo dục đã dé ra; TT công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phô cập giáo dục của nhà trường; TT tỉ lệ HS bỏ học, HS lưu ban từng khối và toàn trường; TT
hiệu quả đào tạo đạt được của các lớp cuối cấp so với lúc đầu vào thông qua tỉ lệ HS
khá, giỏi, trung bình Trên cơ sở đó đánh giá mức độ thực hiện chất lượng giáo dục của nhà trường
4 VỀ hoạt động và chất lượng giáo dục, đào tạo
Theo chương trình, nội dung kế hoạch của Bộ GD&ĐT, các nhà trường phải
thực hiện công tác giáo dục về các mặt đạo đức, văn hóa, lao động, giáo dục thể chất,
hướng nghiệp Nội dung TT về hoạt động và chất lượng giáo dục:
~ Hoạt động và chất lượng giáo dục đạo đức HS: TT việc thực hiện các hoạt động nội, ngoại khóa trong và ngoài nhà trường về chương trình hoạt động, nội dung
hoạt động, kế hoạch hoạt động, kế hoạch giáo dục Nhà trường có thể thông qua các
hoạt động nội, ngoại khóa như các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao, các hoạt động theo chủ điểm của lớp, đội, các hoạt động công ích, hoạt
động từ thiện để giáo dục đạo đức cho HS; TT, đánh giá hoạt động của Đội Thiếu
niên tiền phong và các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường Ngoài ra, còn TT hoạt
động của GV chủ nhiệm, việc gắn nhà trường với thực tế đời sống, TT chất lượng đạo đức, nếp sống của HS
- Hoạt động và chất lượng giảng day, học tập các bộ môn văn hóa và các mặt giáo dục khác: TT việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy các bộ
môn văn hóa Nội dung này được thực hiện thông qua việc TT hệ thống hồ sơ số sách
của nhà trường và của GV như số đăng bộ, số kế hoạch, số đầu bài, số TT, đánh giá
GV về công tác CM TT học tập của HS thông qua TT xác suất kết quả học tập của
Trang 23thi hoc sinh giỏi
Một ôi dung rất quan trọng trong TT chất lượng giáo dục đó chính là TT hoạt
động sư phạm của GV Công tác TTCM về HĐSP của GV bao gồm
+ TT, đánh giá đúng thực chất việc GV nắm vững chương trình và thực hiện
đúng chương trình, giảng dạy và giáo dục đúng kế hoạch, có đầy đủ hồ sơ sổ sách cho
giảng dạy và giáo dục, học tập bồi dưỡng CM theo qui định TT việc thực hiện các
yêu cầu về soạn bài của GV TT bài soạn của GV với các nội dung như: kiến thức cơ
bản, kiến thức trọng tâm, logic khoa học; về PPDH; về hình thức tổ chức dạy; dự định những thiết bi đạy học cần chuẩn bị TT việc thực hiện chương trình dạy học của GV
trong tô CM, ở từng khối lớp TT việc thực hiện giờ lên lớp của GV Chỉ đạo GV quan
tâm đầu tư thỏa đáng cho giờ lên lớp của mình, xây dựng nề nếp CM, giảng dạy, sinh
hoạt CM một cách chỉ tiết và triệt đẻ TT việc GV nghiêm túc thực hiện ngày giờ công
theo qui chế CM, trao đổi với GV về PPDH cho phù hợp với đối tượng HS
+ TT việc GV cho HS làm bài TT và chấm bài, trả bài cho HS theo đúng qui định của Ngành, công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, khách quan, động viên, khuyến khích tỉnh thần học tập cho HS TT GV trong việc thực hiện nền nếp sinh hoạt
về ki luật giờ giác, thái độ tham gia sinh hoạt, chất lượng chia sẻ thông tin, góp phần
nâng cao hiệu quả trong hoạt động CM của GV TT việc GV thực hiện thí nghiệm, sử
dụng đồ dùng dạy học, xem xét, đánh giá hoạt động thực hiện các tiết thực hành theo
iệc GV thực
hiện đầy đủ các loại hồ sơ số sách quy định; giáo án, đồ dùng dạy học; sử dụng có qui định, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các qui định về CM;
hiệu quả và thường xuyên các giáo án điện tử, đồ dùng dạy học trong giờ dạy trên lớp, trong các hoạt động CM ở nhà trường và của Ngành [15, tr 162]
1.3.4 Trình tự thực hiện công tác TTCM trường THCS Dé thực hiện TTCM trong trường THCS cần thực hiện:
« Cơng tác chuẩn bị
* Nắm thông tin cần thiết về môi trường công tác của nhà trường được TT
như tình hình nhà trường, cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ GV và những yếu tố của
Trang 24* Nắm thông tin về GV như trình độ đào tạo, thâm niên, thành tích chuyên môn, quá trình công tác, đánh giá của trường và lần thanh tra trước;
* Trao đổi với hiệu trưởng về công tác chuyên môn, tinh thần trách nhiệm,
hiệu quả giảng dạy, giáo dục của GV;
* Nắm thông tin nội dung TT như chương trình, kế hoạch giảng dạy, nội
dung bài (có thí nghiệm, thực hành và điều kiện thực hiện hay không) b Tiến hành thanh tra
Trên cơ sở 2 nội dung TTCM, với 4 vấn đề dé đánh giá: Việc thực hiện quy
chế chuyên môn; Kết quả dự giờ; Kết quả giảng dạy của GV; Kết quả thực hiện các
nhiệm vụ khác được giao * Dự giờ dạy của GV
Khi dự giờ cán bộ TT lập phiếu dự giờ theo mẫu của Bộ GD&ĐT, nhận xét
ưu, nhược điểm về trình độ nắm yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp
giảng dạy
* Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV
Bao gồm kiểm tra hồ sơ chuyên môn và hồ sơ khác của nhà trường có liên
quan dé đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV;
Kiểm tra khảo sát chất lượng HS, thu thập thông tin về chất lượng học tập của HS qua hỗ sơ của nhà trường để đánh giá kết quả giảng dạy của GV
© Trao đổi rút kinh nghiệm với GV (trước khi kết thúc TT)
Đây là một khâu quan trọng, cần chuẩn bị kỳ những nội dung sau đây: * Chuẩn bị nội dung đánh giá
- Nghiên cứu kết quả kiểm tra của trường và kết quả TT lần trước;
~ Phân tích thông tin thu thập qua kiểm tra trình độ chuyên môn, năng lực sư
phạm, việc thực hiện quy chế chuyên môn và kết quả học tập của HS
~ Dự kiến nội dung đánh giá
* Chuẩn bị nội dung tư vấn
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá về những thiếu sót, hạn chế để chọn
Trang 25* Chuẩn bị nội dung thúc đây
~ Phát hiện kinh nghiệm tốt của GV đề động viên kịp thời và lựa chọn những
kinh nghiệm bên ngoài (có thê là của bản thân cán bộ TT, nhưng cần tránh áp đặt
điều này) dé trao đôi, tư vấn cho GV
~ Về phương pháp trao đổi rút kinh nghiệm với GV: Cân nhắc những
dung và thứ tự các vấn đề cần trao đổi với GV, sắp xép các vấn đề tư vấn theo mức
độ quan trọng để phù hợp với khả năng tiếp thu của GV Cần để GV tự nhận xét về
chất lượng các bài dạy, trình độ nghiệp vụ sư phạm, thực hiện quy chế chuyên môn
(thông qua tự nhận xét, cán bộ TT hiểu hơn về thái độ, ý thức cầu thị trong việc tiếp thu góp ý của người khác) Sau đó, cán bộ TT đưa ra nhận xét, đánh giá, ý kiến tư vấn và kiến nghị Cán bộ TT phải có thái độ nghiêm túc, tôn trọng đối tượng TT, lý lẽ cần xác thực, có tính thuyết phục, không áp đặt Nếu gặp phản ứng
tiêu cực do sự hiểu nhằm của đối tượng TT, cần ứng xử bình tĩnh và kiên trì khẳng
định ý kiến đã nêu
4 Kết thúc thanh tra
Hoàn thành hỗ sơ thanh tra gồm báo cáo TT (biên bản), các phiếu dự giờ và
phiếu đánh giá GV Cần lưu ý
* Về đánh giá: Nhận
ưu điểm, khuyết điểm về của công tác thanh tra,
chấp hành quy chế chuyên môn, những kinh nghiệm tốt, đóng góp của giáo viên
trong họat động giảng dạy, giáo dục của nhà trường
* Về kiến nghị: Những mong muốn về sự tiến bộ mà giáo viên cần hướng
tới, đề ra các mục tiêu phấn đấu, chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để phát triển năng lực Đối với các cấp quản lý giáo dục và các cơ
quan liên quan điều chỉnh, bồ sung các quy định quản lý chuyên môn, chế độ, chính sách
1.3.5 Nguyên tắc TTCM nhà trường
Nguyên tắc của công tác TTCM là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở, nền tảng
Trang 26của các nguyên tắc cơ bản về quản lý hành chính nhà nước đối với trường học, đồng
thời phải phản ánh những nét đặc trưng của hoạt động TTCM trong trường học Nét
chung của những nguyên tắc này, đó chính là so sánh hiện trạng thực tế với những tiêu
chuẩn
«& Đăm bảo tính pháp chế
Nguyên tắc pháp chế yêu cầu công tác TTCM phải tuân thủ các quy định của pháp luật, bảm đảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời [4]
Người lãnh đạo là người đại diện có thẩm quyền được Nhà nước giao trách nhiệm
quản lý nhà trường, trong công tác quản lý phải áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động, trong đó có công tác TTCM
b Đảm bảo tính kế hoạch
Việc TTCM phải được thiết kế từ cơ sở, là kế hoạch hoạt động của nhà trường Bản chất của TTCM là tạo lập mồi liên hệ thông tin ngược trong quản lý trường học Do đó, TTCM phải dựa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức, vì chính kế hoạch hoạt động xác định công việc gì phải làm, mục đích của công việc, ai
làm, tiến độ thực hiện, nguồn lực thực hiện Bản thân hoạt động TTCM cũng phải
được thực hiện theo một kế hoạch cụ thể, rõ ràng
e Đảm bảo tính thứ bậc
TTCM can được thiết kế căn cứ theo thứ bậc của đối tượng được TT Một nhà
quản lý giỏi không thể giao quyền hành của mình cho cap dưới mà không TT Mục đích của việc TT trong quản lý là nhằm đảm bảo quyền hạn được giao đang được sử dụng đúng hướng, đúng mục đích và có hiệu quả Cho nên khi thiết lập hệ thống TT
theo phân cấp quản lý, theo phân công quản lý trong nhà trường, cần phải xem xét
đảm bảo phù hợp với cơ cấu tô chức
d Chit trọng những điểm trọng yếu
Khi xác định rõ được mục đích của TTCM, cần phải xác định và lựa chọn
phạm vi cần TT Nếu không xác định được chính xác khu vực TT, sẽ dẫn đến TT trên một khu vực quá rộng hoặc không cần thiết và sẽ làm tốn kém thời gian, lăng phí tiền
Trang 27yếu để tổ chức TT Vận dụng nguyên lý “khâu xung yếu (nút cô chai)” theo lý thuyết
hệ thống trong QLGD sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ điều này: “Trong hoạt động của
các hệ thống thường có những biến có tại những điểm nhất định làm ảnh hưởng đến
toàn bộ hoạt động của hệ thống Nếu giải tỏa được các nút này thì sự hoạt động của hệ
thống sẽ được khơi thông” Cũng theo nguyên lý 80/20, một số ít điểm chủ yếu có thể
là nguyên nhân của đa số các tồn tại, 20% GV, NV có thể là nguyên nhân của 80%
những hạn chế, bat cập trong tô chức Nhà quản lý cần khai thác triệt để nguyên lý này
trong công tác TT, cần tập trung vào những điểm mắu chốt, trọng yếu trong TT để
đánh giá, điều chỉnh tông thê Ngược lại, sự có gắng TT mọi yếu tố và hoạt động một
cách quá thường xuyên có thể gây hoang mang và làm nản lòng đội ngũ GV, NV và ảnh hướng đến uy tín của nhà quản lý [7, tr.311]
e Đầm bảo tính khách quan, chính xác, công khai, kịp thời
Quá trình quản lý, TT bao gồm nhiều yếu tố chủ quan của nhà quản lý, người
TT Nếu như thực hiện TT với những định kiến có sẵn, không kịp thời, sẽ không cho
chúng ta những nhận xét và đánh giá đúng mức về đối tượng được TT, kết quả TT sẽ
bị sai lệch Vì vậy, TT cần phải được thực hiện với thái độ khách quan, chính xác, công khai, kịp thời trong quá trình thực hiện nó
Một trong những hệ lụy của định kiến thường gặp đối với người TT, đó là nếu một GV, NV xuất phát điểm công việc ban đầu kết quả không tốt, thông thường sẽ bị định kiến trong thời gian dài Cần phải lưu ý rằng, theo thời gian có thể họ sẽ có những thay đổi tích cực Nếu công tác TT không sâu sát, khách quan, mà chỉ thiên về định kiến thì sẽ dé làm triệt tiêu sự phát triển của cá nhân
.£ Phù hợp với văn hóa của nhà trường
Trang 28thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, tập thể Áp dụng một cách cứng nhắc, máy móc các nguyên tắc TTCM sẽ không mang lại những kết quả mong muốn
g Daim bảo tính hiệu quả
Hiệu quả của công việc là thước đo cuối cùng và quan trọng để đánh giá chất lượng thực hiện công tác nói chung và TTCM trong nhà trường nói riêng Nguyên tắc
này yêu cầu kết quả công tác TT phải đạt được hiệu quả, nhưng ít tốn kém trong bồ trí
nhân lực, thời gian, chỉ phí Nó đòi hỏi, lãnh đạo phải biết phối hợp, vận dụng một
cách linh hoạt các nguyên tắc TT, tổ chức TT khoa học và hiệu quả Một nội dung
quan trọng về tính hiệu quả của TTCM cần phải lưu ý đó chính là những thông tin qua
TT phai được phân tích, sử dụng hiệu quả trong công tác quản lý, giúp nhà quản lý, bộ phan, cá nhân trong nha trường có được những quyết định, hành động điều chinh sau khi kết thúc TT [12, tr.10] Các nguyên tắc TTCM đã đề cị
trợ cho nhau Trong quá trình tô chức TTCM ở trường THCS, tùy từng mục đích, đối ở trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ
tượng, nội dung và bối cảnh TT mà nhà quản lý cần phối hợp sử dụng các nguyên tắc
này một cách linh hoạt, sáng tạo
1.3.6 Phương pháp TTCM nhà trường
Phương pháp TT là toàn bộ cách thức đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở lựa chọn những công cụ, phương tiện và cách thức phù hợp
nhằm đạt tới kết quả TT chính xác và khách quan [6, tr.174] Trong công tác TTCM, cần sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống cụ thể trong TT Những phương pháp TT phô biến là:
& Phương pháp quan sát
Quan sát là quá trình tri giác (mắt thấy tai nghe) và ghi chép lại mọi yếu tố liên
quan đến đối tượng TT, phù hợp với mục tiêu TT nhằm mô tả, phân tích, nhận định
Trang 29hiện các điểm không phù hợp, các điểm bắt thường
“Trong TTCM trường học, các đối tượng quan sát thường là:
~ CSVC - kỹ thuật (tường rào, cổng ngõ, sân chơi, bãi tập, bồn hoa, lớp học, lồ dùng dạy học ): Quan sát độ bề sắp xép, tính ngăn nắp, việc sử dụng, bảo phòng làm việc, bàn ghế, thư viện, thiết bị ` sinh, tính thấm mỹ, sự hợp lý trong bố quản
- Hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, hoạt động phục vụ dạy - học quan hệ của họ: Quan sát tỉnh thần, thái độ
trong thực hiện nhiệm vụ, năng lực trong giải quyết công việc
của cán bộ, NV trong trường cũng như
Sử dụng phương pháp quan sát trong TTCM trường học, người làm công tác
TTCM nhà trường có thể thực hiện phương pháp quản lý bằng cách đi lại khắp nơi
trong nhà trường (manage by walking around-MBWA) [2I, tr.114] Điều quan trọng là lãnh đạo TTCM phải có một kế hoạch rõ ring nên “đi dạo” ở đâu và nơi nào là thứ tự ưu tiên hàng đầu Trong những lúc “đi đạo” này, nhà quản lý có thể tạo dựng “những cuộc trò chuyện” với cán bộ, GV, HS Và qua các cuộc trò chuyện này, chẳng những làm cho nhà quản lý hiểu rõ hơn về từng hoạt động hiện hành diễn ra
trong trường, nguyên nhân thành công và thất bại, các ý kiến đề xuất từ viên chức các cấp, mà còn giúp cho đội ngũ cán bộ, GV, NV nhà trường ý thức rõ ràng, đầy đủ hơn trách nhiệm, nhiệm vụ của mình đề điều chỉnh hành vi, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của nhà trường Đó chính là mục đích của thanh tra b Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm
Phương pháp này cho phép người TT hình dung lại quá trình hoạt động của đối tượng TT Người TT có thể phân tích nhiều loại tài liệu sản phẩm khác nhau trong
quá trình TT Chẳng hạn như: Các loại kế hoạch, giáo án, số chủ nhiệm, các loại
biên bản, số giao ban, các bản sơ kết, tổng kết, vở ghỉ của HS, số điểm, bài TT của
HS, đồ dùng dạy học tự làm của GV
e Các phương pháp tác động trực tiếp déi tượng
Các phương pháp này bao gồm: Điều tra bằng phiếu, phỏng vắn, trao đổi, nghe
Trang 30vấn Mục đích của cuộc phỏng vấn là người kiểm tra mong muốn nhận được
càng nhiều càng tốt thông tin từ chính bản thân người được phỏng vấn về vấn đề
quan tâm Kỹ năng phỏng vấn thể hiện ở việc đặt câu hỏi, việc lắng nghe và khơi gợi ý
kiến người được hỏi Những câu hỏi nên sử dụng là những câu hỏi mở Đó là những
câu hỏi tạo nhiều cơ hội cho người được phỏng vấn trả lời đầy đủ bằng chính suy nghĩ
của họ
4L Phương pháp tham dự các hoạt động giáo duc cu thé
Người TT tham dự các sinh hoạt, hoạt động trong và ngụ ngoài trường
Sử dụng nhiều phương pháp TT khác nhau và biết phối hợp tối ưu giữa chúng mới cho
phép rút ra được những kết luận có căn cứ, chuẩn xác để đánh giá đúng đắn, khách quan việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng TT [20, tr92]
1.3.7 Hình thức TTCM nhà trường
Các hình thức TT rất phong phú, có thể phân loại theo các dấu hiệu sau: a Theo thời gian
Tùy thuộc vào mục đích của việc TT, đánh giá sự vật, hiện tượng, cá nhân cụ
thé ma nhà quản lý có thể quyết định TT theo các hình thức sau:
~ TT đột xuất: Hình thức TT này giúp cho người quản lý biết được tình hình công việc diễn ra trong điều kiện bình thường hàng ngày đồng thời có tác dụng duy trì
kỷ luật lao động, nâng cao tỉnh thần tự giác, tự TT của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường
~ TT định kỳ: Hình thức TT này giúp cho nhà quản lý đánh giá được mức độ
tiến bộ của cá nhân hay bộ phận Thông thường, TT định kỳ có báo trước cho đối tượng TT nên giúp cho đối tượng bộc lộ hết khả năng trong công việc
b Theo nội dung
Căn cứ vào yêu cầu của công tác TTCM theo chỉ đạo của các cắp quản lý, căn
cứ kế hoạch TTCM đầu năm học của nhà trường mà nhà quản lý có thể xây dựng các
hình thức TT theo các nội dung sau:
Trang 31hiệu quả của tắt cả các khâu trong quá trình hoạt động
~ TT chuyên đề: Là xem xét và đánh giá chỉ một khía cạnh hay một số vấn đề
trong toàn bộ hoạt động của đối tượng TT
e Theo phương pháp
~ TT trực tiếp: Xem xét, đánh giá trực tiếp hoạt động của đối tượng TT
~ TT gián tiếp: Xem xét, đánh giá đối tượng TT thông qua két quả hoạt động
của cá nhân, bộ phận liên quan với đối tượng TT Ví dụ: xem xét, đánh giá kết quả giảng dạy của GV thông qua TT kết quả học tập của HS
4k Theo số lượng của đối trợng TT
~ TT toàn bộ: TT tắt cả đối tượng TT Ví dụ: TT tắt cả HS trong một lớp; TT tắt
cả các lớp trong một khối
~ TT có lựa chọn (cá nhâ
đối tượng TT Ví dụ: TT một số HS trong một lớp; TT một vài lớp trong một khối
lớp
1.4 NỘI DUNG QUAN LÝ CÔNG TÁC TTCM TRƯỜNG THCS
Như đã trình bày ở các mục trên, quá trình quản lý là quá trình thực hiện các
bộ phận): TT một số đối tượng cụ thể nào đó trong
chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiêm tra đề đưa tô chức đạt đến mục tiêu
Quản lý trường THCS là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy,
hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể người dạy, người học, NV, cha mẹ HS và
các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu giáo dục Trong hoạt động quản lý các trường THCS, quản lý công tác TTCM là một nội dung công việc quan trọng đối với lãnh đạo Phòng GD&ĐT TT nói chung và TTCM nói riêng là một chức năng của quá trình quản lý, nhưng xét ở góc độ
khác thì nó lại là đối tượng của hoạt động quản lý Để thực hiện tốt việc quản lý công
tác TTCM ở trường THCS, đòi hỏi người lãnh đạo phải thực hiện đầy đủ các chức
năng quản lý, cụ thể bao gồm những nội dung sẽ được đề cập dưới đây
1.4.1 Lập kế hoạch công tác TTCM trường THCS
Trang 32các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận nhằm xác định mục tiêu, chương trình hành động, biện pháp thực hiện và các điều kiện cần thiết để hoàn thành mục tiêu dé ra
Lập kế hoạch công tác TTCM có liên quan tới rat nhiều vấn đề như mục tiêu
TTCM, nội dung TT, hình thức TT, phương pháp TT, các điều kiện (nhân lực, vật
lực, tài lực) đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động của công tác TT Khi lập kế
hoạch cần thực hiện các bước: Xác định các căn cứ lập kế hoạch; Phân tích thực trạng công tác TT; Xác định mục tiêu bồi dưỡng; Xác định các nội dung công việc
(nôi dung kế hoạch) và phân công thực hiện; Xác định các nguồn lực thực hiện
(nhân lực, vật lực, tài lực); Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá công tác TT của đơn vị
'Kế hoạch TTCM bao gồm các nội dung cụ thể:
~ Cơng tác TT tồn diện, TT chuyên đề
lệc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, việc đổi mới kiểm tra
đánh giá; chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; đánh giá chuẩn GV - Việc
thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường
~ Việc thực hiện dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường
~ TT chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuân quốc gia
1.4.2 Tổ chức xây dựng lực lượng TTCM trường THCS
Ké hoạch TTCM năm học là kế hoạch TT các hoạt động của các bộ phận, cá
nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường Cần sắp xếp
một cách hệ thống, khoa học toàn bộ nội dung TT từng hoạt động
Lãnh đạo các trường cần tổ chức lịch công tác khoa học giúp các thành viên
trong nhà trường có thể tiến hành tự kiểm tra dé chuẩn bị cho việc TT nhà trường
Để công tác TT đạt hiệu quả đòi hỏi chuẩn bị tốt về chuẩn TT, phương pháp
TT, kỹ năng TT của người TT để tránh được việc “đối phó” với TT
~ Tổ chức các điều kiện, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động bồi dưỡng
~ Xác định các tiêu chi dé thực hiện TTCM ~ Chuẩn bị nguồn kinh phí cho công tác TTCM
Trang 33Chỉ đạo việc thực hiện công tác TTCM theo kế hoạch đã có nhằm thực hiện
hiệu quả các nội dung và tiêu chí thanh tra Trong quá trình thực hiện kế hoạch
TTCM cần thường xuyên quan tâm, khích lệ mọi người cùng cố gắng làm việc để
hoàn thành nhiệm vụ được giao Nếu việc lập kế hoạch TTCM cần xác định được
mục tiêu, việc tổ chức huy động được các nguồn lực để chuyền kế hoạch thành hành
đông thì sự chỉ đạo giúp đảm bảo công tác TTCM đi đúng hướng, đạt được kết quả mong đợi, phát huy được tài năng, năng lực, nhiệt tình của đội ngũ nhằm hoàn thành kế hoạch công tác TTCM Như vậy, công tác chỉ đạo có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý nói chung và quản lý công tác TTCM nói riêng
Các nội dung cơ bản sau cân quan tâm chỉ đạo:
- Ra các quyết định về TT (quyết định thành lập Ban TTCM, xác định
dung, phương pháp, hình thức TT ), phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành
viên trong Ban TT Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng TT hoàn thành các nhiệm vụ: TT, đánh gid, tu van, thúc đẩy Tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tình thần để giúp đội ngũ làm công tác TTCM thực hi
phối hợp các phương pháp, hình thức TT đối với mỗi nội dung TT cụ thể Vận dụng
linh hoạt, hợp lý các cơ chế TT nhằm nâng cao hiệu quả của công tác TTCM Điều
tốt nhiệm vụ Sử dụng và
chỉnh kịp thời những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác TT, đồng thời khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác TTCM
~ Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, thành viên làm công tác TTCM thực hiện tốt kế hoạch TT, thúc đây các nhà trường thường xuyên thực hiện tự kiểm tra Khuyến khích tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong trường
~ Tổ chức quán triệt kế hoạch TT, quy chế hoạt động của Ban TTCM; bàn các
biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành
viên của Ban, tổ chức tập huần những nội dung cần thiết, thống nhất phương pháp tiền
hành Chuẩn bị đầy đủ văn bản về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan
đến nội dung TT Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chat
cần thiết khác phục vụ hoạt động TTCM
Trang 34hoạch thực hiện chỉ tiết của mình, trình Trưởng ban trước khi triển khai TT Kế hoạch phải nêu rõ nội dung công việc, phương pháp tiến hành, thời gian thực hiện Tổ chức
nghiên cứu thông tin về đối tượng TT Thông báo kế hoạch và yêu cầu đối tượng TT
chuẩn bị và báo cáo Ban TTCM nội dung liên quan
Nội dung quan trọng tiếp theo trong việc triển khai TTCM đó là xây dựng
chuẩn TT và tiến hành tổ chức TT Việc xây dựng chuẩn TT là yêu cầu tắt yếu trước kh
từng hoạt động để có thể đo lường, đánh giá hoạt động của các thành viên và các điều
liền hành TT Người TT phải xây dựng chuẩn TT phù hợp với từng nhiệm vụ, kiện cho các hoạt động của nhà trường Chuẩn bao gồm hai yếu tố: định tính và định
lượng Những cơ sở để xây dựng chuẩn TTCM trường học là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành có liên quan Vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành để tiến hành xây dựng quy trình thực hiện các công việc, các thủ tục hoạt động các quy chế, quy định trong nhà trường là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà trường Quy trình hoạt động được xây dựng cụ thể, rõ ring, áp dụng đúng văn bản pháp luật sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động của nhà trường cũng như công tác kiểm tra, TT [12, tr.24]
1.4.4 Tổng kết, đánh giá, điều chỉnh công tác TTCM trường THCS Theo lý thuyết hệ thống, kiểm tra (bao gồm cả TT) chính là thiết lập mối
quan hệ ngược trong quản lý Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống
nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chinh và khuyến khích Nhờ có kiểm tra mà nhà quản lý có được thông tin để đánh giá thành tựu công việc, uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu
'Việc đánh giá kết quả công tác TTCM trường THCS cũng nhằm phát hiện những lỗ hồng, sự bất hợp lý, thiếu thực tế của quá trình thanh tra, để từ đó nâng, cao chất lượng công tác TTCM
Sử dụng kết quả TTCM là khâu kết thúc của chu trình công tác TTCM Sau TT, sau cuộc họp công bố kết quả TTCM của Đoàn TT, HT cần tổ chức hội nghị, họp
tổng kết, điều chỉnh, đánh giá và rút kinh nghiệm về tình hình thực hiện nhiệm vụ của
Trang 35nghiêm túc rà soát lại toàn bộ các hoạt động, so sánh với mục tiêu đề ra đề đánh giá hiệu quả công việc đã thực hiện, từ đó đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác trong thời gian tiếp theo Căn cứ kết luận TTCM, lãnh đạo nhà trường có chỉ
đạo cụ thể nhằm khen thưởng, động viên hoạt động của đơn vị, cá nhân cũng như có
sự nhắc nhớ, điều chỉnh kịp thời những hạn chế, khiếm khuyết Chỉ đạo các kế hoạch,
giải pháp trọng tâm trong nội dung công tác kiểm tra
tiếp theo Đồng thời tham mưu với Phòng GD&ĐT đề nâng cao hiệu quả TTCM
1.4.5 Khen thưởng hoạt động TTCM
'Khen thưởng cần thực hiện kịp thời nhằm động viên khuyến khích, nhân điển
bộ của nhà trường thời gian
hình tập thể, cá nhân làm tốt công tác TTCM, đồng thời khích lệ các cá nhân có
sáng kiến, phát huy sáng tạo trong công tác TTCM
Nhà quản lý cần quan tâm đặc biệt đến chính sách quản lý, có chế độ hợp lý
động viên khuyến khích đội ngũ làm công tác TT,
Một yếu tố hạn chế công tác TTCM là vấn đề trang bị về tài liệu, cơ sở vật
chất, cơ chế quản lý, tài chính Để đảm bảo triển khai tiếp theo công tác TTCM đạt
hiệu quả cao, cin xem xét các đề xuất, kiến nghị từ các thành viên thực hiện, quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, đảo tạo nâng cao năng lực viên chức làm công tác TT, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên TT
Cùng với việc củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác TTCM, cần quan tâm xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong các tập thể sư phạm,
làm cho mọi người tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường để đem hết nhiệt
huyết cống hiến cho sự phát triển chung của đơn vị
1.4.6 Sử dụng và lưu trữ kết quả công tác TTCM trường THCS
'Như đã đề cập ở trên, nguyên tắc của TTCM là công tác TT phải dẫn đến hành
động, thúc đẩy đổi mới công tác chuyên môn trong các nhà trường Sau mỗi đợt TTCM, căn cứ tình hình thực tế qua TT, dựa vào biên bản kết luận TT, HT và cán bộ
các bộ phận cần thực hiện nghiêm túc việc tập hợp, theo dõi và xử lý các nội dung kiến nghị của Đoàn TT, đồng thời lưu trữ kết quả TTCM theo quy định đẻ phục vụ
Trang 36a Sit dung két qué TTCM
~ Sử dụng kết quả TTCM để tạo ra sự chuyển biến trong nhà trường: Căn cứ
kết quả TTCM, căn cứ kết luận qua thực tế thanh tra và những thông tin có được về công tác quản lý, lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THCS cần phân
tích, đánh giá những điềm mạnh, điểm yếu, những nội dung tồn tại có tính hệ thống
của các đơn vị, bộ phận, cá nhân đề có kế hoạch giúp đỡ, tu van, diéu chỉnh kịp thời
những tồn tai, đồng thời phát huy, nhân rộng những ưu điểm, những điển hình tiên tiền
với mục đích tạo ra và thúc đẩy sự chuyển biến tích cực cho từng cá nhân, bộ phận và cả tập thể nhà trường Đây có thể xem là công việc ưu tiên thường xuyên nhằm sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả kết quả của công tác TTCM
~ Tập hợp các kiến nghị gửi lên cấp trên: Trong thực tế TTCM sẽ phát hiện
được những văn bản quy định, chính sách, chế độ, quy chế CM không phù hợp với
tình hình thực tế Ban TT cần tập hợp, báo cáo kiến nghị đến cơ quan cấp trên đề xem xét và điều chỉnh kịp thời Đây vừa là nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ làm công tác
thanh tra, vừa là trách nhiệm của CBQL các cấp trong hệ thống QLGD Công tác tham
mưu với các cấp QLGD nếu được quan tâm sẽ góp phần tạo sự tin tưởng của tập thẻ
cán bộ, GV, NV nhà trường, giúp các thành viên thấy rõ được những lợi ích của công tác TTCM trong nhà trường, từ đó thêm tích cực, tự giác trong công việc
~ Tập hợp và xử lý các ý kiến của người được TT: Để tạo điều kiện phản hồi
thông tin hai chiều rõ rằng, cụ thể từ phía người TT và người được TT, Ban TTCM
cần tạo ra các kênh thông tin để người được TT phản hồi, kiến nghị, đề xuất với Ban TTCM vẻ kết quả TT Các kênh này có thê sử dụng các biên bản TT, các phương tiện thông tin, các hình thức trao đổi khác Việc thu thập thông tin phản hồi phải được thực
hiện trên tỉnh thần cầu thị, lắng nghe và tôn trọng để đánh giá đúng bản chất sự việc
Phòng GD&ĐT, nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo, tư vấn, điều chỉnh phù hợp, tạo
ra sự đồng thuận trong đội ngũ
~ Tập hợp thông tin kết quả xử lý TT liên quan đến các hội đông, tổ chức trong
Trang 37Hội đồng Thi đua, khen thưởng, các tổ chức đoàn thể chính trị trong nhà trường đề
cung cấp thông tin cho các bên liên quan, đảm bảo theo yêu cầu công khai của Quy
chế Dân chủ nhà trường, giúp các hội đồng, tổ chức trong nhà trường có cơ sở, có
thông tin để tổ chức thực hiện tốt công việc
~ Công khai kết quả TT với tập thể sư phạm nhà trường: Công khai kết quả TT
trong Hội đồng Sư phạm để tập thể sư phạm có nhận thức đúng đắn, nắm rõ kết quả công việc của từng bộ phận, hoạt động của tồn trường Những cơng việc còn han ché, những vấn đề sai phạm qua quá trình TT đã phát hiện cần được nêu rõ để rút kinh
nghiệm, tô chức điều chỉnh
Việc công khai cũng là công nhận kết quả TT, xác định giá trị của việc TT, xác
định kết quả lao động của người TT, góp phần nâng cao hiệu quả TT
“Trong công khai kết quả TT, cẳn tuyên dương người tốt, việc tốt, chú trọng phổ
biến những kinh nghiệm tốt, làm cho những kinh nghiệm đó được phổ biến và áp dung
rộng rãi trong các tập thê sư phạm Đối với việc làm chưa tốt cũ cá nhân, bộ phận cần
nêu đánh giá rõ rằng, cu thé va quan trọng hơn là phân tích nguyên nhân, để ra những biện pháp để khắc phục, thời hạn khắc phục, phân công người hỗ trợ, giúp đỡ và theo
dõi, kiểm tra hiệu quả khắc phục b Lưu trữ kết quả TTCM
Hồ sơ TTCM trường học là một trong những hồ sơ quan trọng trong nhà trường, là cơ sở để tổ chức quản lý các hoạt động của nhà trường, là một trong những nguồn minh chứng để đánh giá tập thé su phạm, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, xử lý các vụ việc liên quan đến cán bộ, GV, NV, HS Hồ sơ TTCM còn là dữ liệu
quan trọng phục vụ cho công tác đánh giá, thi đua khen thưởng, quy hoạch, luân
chuyển, đề bạt cán bộ Phong GD&DT và trường THCS cần đầu tư thiết lập các loại
hồ sơ lưu trữ liên quan đến công tác TTCM và kiểm tra nội bộ nhà trường theo quy định; quản lý chặt chẽ, khai thác hiệu quả hồ sơ TTCM Trong quá trình quản lý lưu
trữ, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính chính xác, khách quan: Hồ sơ TTCM phải phản ánh trung thực hoạt
Trang 38đối với đối tượng TT Đảm bảo các thủ tục pháp lý của hồ sơ TT
~ Tính toàn diện: Hồ sơ TT phải phản ánh đầy đủ các nội dung đã TT
~ Rõ ràng, cụ thể: Trong hồ sơ TT phải sử dụng văn phong hành chính Diễn ngôn trong hồ sơ TT phải ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, rõ ràng, đơn nghĩa để mọi người đọc đều hiểu đúng, không hiểu khác nhau, đồng thời các ý trong một hồ sơ
không mâu thuẫn nhau Hồ sơ TT phải sử dụng ngôn ngữ chính thức của cả nước,
không dùng tiếng địa phương, không viết tắt
~ Tính nhân văn: TT là đề giúp đỡ đ
nhân đạo cao cả của hoạt động TT
tượng TT làm việc tốt hơn Đó là tính
vậy hồ sơ TT không chỉ nêu lên những wu di:
cần phát huy, nhược điểm, thiếu sót cần khắc phục, điều chinh mà trong hồ sơ TT phải
đưa ra các kiến nghị cụ thê và có tính xây dựng đẻ giúp đỡ đói tượng TT cải thiện hoạt
động của mình theo hướng ngày càng tốt hơn
Hiện nay, hồ sơ TTCM cùng với hồ sơ công tác kiểm tra nội bộ hàng năm của
nhà trường THCS chiếm một khói lượng lớn Do việc đầu tư CSVC cho công tác lưu
trữ bảo quản hiện còn bắt cập nên việc lưu trữ, sử dụng hồ sơ TTCM trong thời gian
dài để đánh giá cả một quá trình của cá nhân, tập thể chưa đáp ứng được yêu cầu Có
thể xem xét việc ứng dụng CNTT trong việc số hóa, lưu trữ và quản lý trực tiếp hồ sơ TTCM trên hệ thống máy tính để đảm bảo việc lưu trữ, chia sẻ và sử dụng kết quả
trong nhiều năm và việc đánh giá cá nhân, tập thể s toàn diện và chính xác hơn TIEU KET CHUONG 1
Chương | da trinh bay cdc van dé ly lun co ban vé céng tic TTCM trường
THCS Kế thừa nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả luận văn đã làm rõ các
khái niệm công cụ của đề tài Các vấn đề lý luận nền tảng của hoạt động TTCM
trường THCS như vị trí, vai trò của công tác TTCM, nội dung công tác TTCM và trình tự thực hiện công tác TTCM trường THCS đã được phân tích rõ Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày khái quát các nội dung lý luận về quản lý công tác TTCM
trường THCS, bao gồm: Lập kế hoạch công tác TTCM trường THCS; Tổ chức xây
Trang 39THCS; Tổng kết, đánh giá, điều chinh công tác TTCM trường THCS; Sử dụng và
lưu trữ kết quả công tác TTCM trường THCS
Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng, định hướng để tác giả tiến
hành khảo sát thực trạng quản lý công tác TTCM trường THCS trên địa bàn huyện
Trang 40CHUONG 2
THUC TRANG QUAN LY CONG TAC THANH TRA
CHUYEN MON CAC TRUONG TRUNG HQC CO SO
TREN DIA BAN HUYEN SON HA, TINH QUANG NGAI 2.1 KHÁI LUQC VE TINH HINH KINH TE - XA HOI VA GIAO DUC
HUYEN SON HA, TINH QUANG NGAI
2.1.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội
Sơn Hà là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 751,92
kmẺ (đứng thứ hai về diện tích của tỉnh sau huyện Ba Tơ), cách thành phố Quảng
Ngai 50 km về phía Tây; cách cảng biển nước sâu và khu kinh tế Dung Quất 75 km
Sơn Hà có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía đông giáp huyện Minh Long và Tư Nghĩa, tây giáp huyện Sơn Tây, nam giáp huyện Ba Tơ và tỉnh Kon Tum, bắc giáp huyện Trà Bồng, Tây Trả và Sơn Tịnh
Dân số toàn huyện có 67.560 người, 15.724 hộ, gồm 04 dân tộc: Hrê, Kinh,
Kor, Ca dong Lực lượng lao động của huyện có 36,6 nghìn người Tỷ trọng lao
động phi nông nghiệp trong tổng số lao động của huyện vẫn còn khá khiêm tốn
Tính đến năm 2008, chỉ có 11,5% lao động làm việc trong khu vực phi nông nghiệp, còn lại 88,5% là lao động nông nghiệp Nhìn chung nguồn lao động của huyện còn yếu về chất lượng: trình độ dân trí thấp; thể lực của dân cư chưa mạnh, suy dinh
dưỡng cao, các chỉ số về thê lực như chiều cao, cân nặng vẫn còn ở mức thấp hơn
mức trung bình, Đồng bào dân tộc rất cần cù, kiên nhẫn, khéo tay, biết săn bắn giỏi,
biệt làm nhà sàn, đệt vải nhưng trình độ thâm canh, tập quán canh tác còn lạc hậu,
năng suất thấp; chưa có sẵn đội ngũ lao động lành nghề phù hợp cho phát triển
trong tương lai Lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông với các công việc thủ
công, giản đơn Những năm gần đây, nền kinh tế của huyện đã có mức tăng trưởng
vượt bậc Bình quân giai đoạn 2010 đến năm 2015 đạt: 11% Cơ cấu kinh tế có