Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam

47 491 0
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành một hoạt động kinh tế xã hội quan trọng góp phần phát triển kinh tế nước ta. Đây là một lối đi bền vững được nhà nước cũng như người dân hết sức quan tâm. Trải qua hơn 20 năm ra đời và phát triển, hoạt động xuất khẩu lao động nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước, tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn nhiều các hạn chế như về đội ngũ cán bộ quản lý ,công tác đào tạo, giáo dục định hướng, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu,...dẫn đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam chưa cao. Làm sao để đưa hoạt động xuất khẩu lao động thực sự trở thành một trong bốn ngành kinh tế quan trọng của cả nước, xứng tầm với vị thế vốn có của nó là một vấn đề không hề đơn giản, cần sự chung tay của các nhà quản lý, doanh nghiệp và người lao động xuất khẩu để giải quyết vấn đề trên. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam là đề tài nghiên cứu lần này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ ÁN MÔN HỌC ĐỀ ÁN "NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM" Họ tên : Trần Thu Thảo Mã sinh viên : 11123643 Lớp : Kinh tế quốc tế 54c Trường : Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội - 2015 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU I. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành một hoạt động kinh tế- xã hội quan trọng góp phần phát triển kinh tế nước ta. Đây là một lối đi bền vững được nhà nước cũng như người dân hết sức quan tâm. Trải qua hơn 20 năm ra đời và phát triển, hoạt động xuất khẩu lao động nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước, tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn nhiều các hạn chế như về đội ngũ cán bộ quản lý ,công tác đào tạo, giáo dục định hướng, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, dẫn đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam chưa cao. Làm sao để đưa hoạt động xuất khẩu lao động thực sự trở thành một trong bốn ngành kinh tế quan trọng của cả nước, xứng tầm với vị thế vốn có của nó là một vấn đề không hề đơn giản, cần sự chung tay của các nhà quản lý, doanh nghiệp và người lao động xuất khẩu để giải quyết vấn đề trên. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam" là đề tài nghiên cứu lần này. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Đề án sẽ hướng tới làm rõ các nội dung sau : + Hệ thống hóa cơ sở luận bàn về xuất khẩu lao động và hiệu quả xuất khẩu lao động. + Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta trong những năm gần đây (từ năm 2006-2015), các điểm được và chưa được trong công tác thực hiện. + Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: 5 Đề án tập trung nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2015 trên phạm vi cả nước. 4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp như thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp một cách logic, có kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học trước đây để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. 5. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề án có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả xuất khẩu trong quá trình hội nhập - Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam từ 2006-2015. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn tới. 6 II. NỘI DUNG 3 CHƯƠNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1.1 Các khái niệm liên quan đến xuất khẩu lao động 1.1.1.1. Nguồn nhân lực Tùy theo cách tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực có thể khác nhau, do đó, quy mô nguồn nhân lực cũng khác nhau. Ở đây, chúng ta sẽ tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người và giới hạn độ tuổi lao động: nguồn nhân lực gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không. 1.1.1.2. Nguồn lao động Nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động. 1.1.1.3. Nguồn lao động xuất khẩu Ở nước ta, người đi xuất khẩu lao động (người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, như sau :”Người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định”. 1.1.1.4. Xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động là hoạt động mua_bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài. + Hoạt động mua bán: thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền 7 lương (tiền công). + Hàng hóa sức lao động nội địa: muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài. + Người sử dụng lao động nước ngoài: là chính phủ nước ngoài hay các tổ chức, cơ quan kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước. 1.1.1.5. Thị trường xuất khẩu lao động Thị trường xuất khẩu lao động đối với một quốc gia là một nước (vùng lãnh thổ) hoặc nhiều nước khác mà nước đó có thể đưa lao động của mình sang làm việc một cách hợp pháp. Cung về lao động xuất khẩu là khả năng nước đó có thể đáp ứng được một số lượng lao động thỏa mãn yêu cầu của thị trường xuất khẩu lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Còn cầu về lao động xuất khẩu là khả năng tiếp nhận của một nước (vùng lãnh thổ) hoặc một số nước khác đối với lao động của nước đó. 1.1.2 Các hình thức xuất khẩu lao động Hình thức xuất khẩu lao động: là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định. Ở Việt Nam cho đến nay đã tồn tại một số hình thức sau: a) Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: xuất khẩu lao động chủ yếu thông qua các hiệp định liên chính phủ và nghị định thư; b) Bước sang thời kỳ mới_ thời kỳ xuất khẩu lao động chịu tác động của thị trường thì nó bao gồm các hình thức sau: - Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài. Nội dung: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động. Đặc điểm: + Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạo đến đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài; 8 + Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra; + Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận; + Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài; + Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm. - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài. Nội dung: Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đặc điểm: + Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh_ liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài; + Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra; + Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong nước; + Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động đi nước ngoài, quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo các quyền lợi của người lao động ở nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định; + Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài. - Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài. Hình thức này ở Việt Nam còn rất ít vì nó đòi hỏi người lao động phải 9 có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác. 1.1.3. Nội dung của xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động gồm hai nội dung: + Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: + Xuất khẩu lao động tại chỗ (XKLĐ nội biên): người lao động trong nước làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet. Do sự giới hạn phạm vi đề án em xin được đề cập đếnvấn đề xuất khẩu lao động tương ứng với nội dung 1_ đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc như lao động phổ thông, sản xuất, giúp việc,…(những công việc ít đòi hỏi về trình độ chuyên môn); chuyên gia; tu nghiệp sinh. Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên từ bậc đại học trở lên. Tu nghiệp sinh (TNS): (Mới chỉ có ở Nhật Bản, Hàn Quốc) chỉ những người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập khẩu lao động và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải được hợp pháp hoá dưới hình thức TNS nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo tiếp tục về trình độ chuyên môn kỹ thuật. 1.1.4 Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu lao động 1.1.4.1 Đặc điểm của xuất khẩu lao động a. Hoạt động kinh tế mang tính xã hội cao Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế mang tầm vi mô và vĩ mô. Đây là hoạt động đem lại lợi ích cho cả hai bên tham gia. Ở tầm vi mô, bên cung là người lao dộng mà đại diện của họ là các tổ chức kinh tế làm công tác xuất khẩu lao động, bên cầu là người sử dụng lao động nước ngoài. Còn ở tầm vĩ mô, bên cung là nước xuất khẩu lao động, bên cầu là nước tiếp nhận lao động. Nhưng dù xem xét ở góc độ nào thì mục tiêu cuối cùng của cả bên cung 10 [...]... tác về lao động sẽ tạo điều kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác khác 1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để 12 đạt được hiệu quả đó Có hai loại hiệu quả là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả. .. tâm bằng cách tư vấn, hoặc giới thiệu việc làm phù hợp với tay nghề, kỹ thuật, thì lực lượng lao động xuất khẩu từ nước ngoài về sẽ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương 34 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUÁT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG CHO VIỆC “NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM 3.1.1 Bối cảnh nền kinh tế... lượng lao động xuất khẩu lao động qua các năm tăng một cách đều đặn Theo báo cáo 8 tháng năm 2009 của Cục quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động đi xuất khẩu lao động đạt 45.634 người tương đương với 50,2% so với định mức đặt ra của năm 2009 Năm 2011, tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài theo số liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước là 81.475 người Theo thống kê của Hiệp hội Xuất. .. sẽ góp phần làm giảm chi phí trong hoạt động xuất khẩu lao động cũng như thuận lợi trong quá trình đưa lao động đi và nhận lao động về Vì thế hoạt động xuất khẩu lao động sẽ diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn 1.2.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan Bao gồm hệ thống các quan điểm, chính sách và chủ trương của nhà nước về hoạt đông xuất khẩu lao động Nếu coi trọng xuất khẩu lao động, xác định đúng vị trí của nó... các loại ngoại tệ, giảm rủi ro trong xuất khẩu lao động và nó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của quốc gia đó 1.1.4.2 Vai trò của xuất khẩu lao động a Về mặt kinh tế Xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế Trước tiên, xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng... xảy ra thì hoạt động xuất khẩu lao động cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn - Chính trị cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu lao động Nếu nước tiếp nhận có tình hình chính trị không ổn đình thì họ có thể cũng không có nhu cầu tiếp nhận thêm lao động và nước xuất khẩu lao động cũng không muốn đưa người lao động của mình tới đó - Sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu lao động khác Sự cạnh tranh này mang tác động hai... từ năm 2006 đến nay, ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam đã có những tín hiệu đáng mừng Tính đến cuối năm 2008, theo số liệu tổng hợp của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động xuất khẩu của Việt Nam tại tất cả các thị trường là 554.685 người Từ năm 2006 đến 2008, trung bình mỗi năm có hơn 83.000 lao động xuất khẩu sang nước ngoài, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm... kinh tế là hiệu quả đạt được về mặt kinh tế, còn hiệu quả xã hội là hiệu quả đạt được về mặt xã hội Đây là khái niệm chung để đánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì việc đánh giá hiệu quả không đơn giản chút nào, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động như sau: 1.2.1.1 Lợi ích kinh tế đạt được - Lượng lao động được... những tín hiệu đáng mừng cho người lao động xuất khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động 2.3.1.2 Lợi thế về cung lao động và chi phí nhân công Do có lợi thế về cung lao động và chi phí nhân công, nên tính hấp dẫn 30 của thị trường lao động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng lớn Điều này được thể hiện qua sự đánh giá thị trường lao động Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, nhiệt tình, dễ tiếp thu công nghệ... thuê lao động cơ bản thích tuyển dụng lao động Việt Nam hơn bởi ngoài tính cần cù, lao động Việt Nam ít yêu sách hơn, phong tục, tín ngưỡng và văn hóa cũng tương đồng hơn, phù hợp làm giúp việc trong gia đình họ hơn so với lao động Philíppin và Inđônêxia 2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (2006-2015) 2.2.1 Xét về lượng lao động xuất khẩu Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ với . bộ quản lý ,công tác đào tạo, giáo dục định hướng, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, dẫn đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam chưa cao. Làm sao để đưa hoạt động xuất khẩu lao. trò của xuất khẩu lao động 1.1.4.1 Đặc điểm của xuất khẩu lao động a. Hoạt động kinh tế mang tính xã hội cao Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế mang tầm vi mô và vĩ mô. Đây là hoạt động đem. hiệu quả xuất khẩu trong quá trình hội nhập - Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam từ 2006-2015. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu xuất khẩu lao động của Việt Nam trong

Ngày đăng: 13/07/2015, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan