2007-2010 Các thị trường Số lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam (Trang 25 - 27)

Các thị trường Số lao động (người) Chiếm tỷ lệ (%) Đài Loan 89.887 38,58 Malaysia 39.817 17,09 Hàn Quốc 39.382 16,90 Nhật Bản 19.590 8,41

Khu vực Trung Đông 32.196 13,82

Khu vực châu Phi 12.092 5,20

Nguồn: Bộ Lao động – Thương Binh và Xã Hội

Có thể thấy rằng, trong thời gian qua Đài Loan vẫn luôn là thị trường xuất khẩu lao động chủ lực của Việt Nam, cùng với đó Malaysia và Trung Đông cũng là hai thị trường mà các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng cao trong thời gian tới. Bước sang năm 2011, xét về lượng tiếp nhận thì lao động Việt Nam nhiều nhất tại Đài Loan, sau đó là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Ả Rập Saudi, Lào, Campuchia,...Trong số đó lao động nữ chiếm gần 50%, chủ yếu làm trong ngành phục vụ cá nhân và xã hội và công nghiệp. Một số thị trường khác như Brunei, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đang được mở rộng. Các quốc gia phát triển có thu nhập cao như Úc, Mỹ, Canada, Phần Lan và Ý cũng là mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam hướng đến.

Bảng 2.3. Thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu Việt Nam phân theo khu vực năm 2004 Thị trường Số lao động (người) Chiếm tỷ lệ (%) Khu vực Đông Bắc Á 91.648 85,78%

Khu vực Đông Nam Á 5.481 5,13%

Khu vực Trung Đông và Bắc Phi 5.968 5,58%

Các khu vực khác 2.059 1,93%

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước.

Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, năm 2014, thị trưởng tiếp nhận lao động xuất khẩu của Việt Nam phân theo khu vực đứng đầu là khu vực Đông Bắc Á. Trong đó, số lao động đi làm việc tại Đài Loan là

62.124 người, chiếm 67,78% số lao động đưa đi trong khu vực này và 58,15% so với tổng số lao động đưa đi trong năm 2014. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 5.177 người. Riêng tháng 12 Đài Loan tiếp nhận 4.301 người tăng 8,28% so với tháng 11. Lao động đưa đi Nhật Bản: 19.766 người, tăng gần gấp 2 lần số lao động đưa đi năm 2013, bình quân mỗi tháng đi được 1.647 người. Trong tháng 12 con số này là 1.547người. Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 7.242 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 603 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN tăng gần 33% so với năm 2013. Lao động đi làm việc tại Ma Cao là 2.516 người, tăng 1% so với năm 2013.

+ Thị trường khu vực Đông Nam Á: Trong đó lao động sang làm việc tại Lào là 200 người; Cămpuchia: 50 người; và Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 5.139 người, chiếm 93,76% số lao động đưa đi trong khu vực này . Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 428 lao động. Tuy nhiên, quy mô tiếp nhận lao động VN tại Malaysia tiếp tục giảm và trong năm 2014 số lao động cung ứng giảm 32% so với năm 2013. Thị trường Singapor đã tiếp nhận 92 lao động, giảm 38,25% so với năm 2013. Đây là thị trường đòi hỏi người lao động không chỉ có tay nghề cao mà cả có trình độ tốt về ngoại ngữ.

+ Thị trường các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi: Trong năm 2014 các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho ba thị trường có số lượng đáng kể, đó là: UAE với 831người, giảm gần 60% ; Quatar 850 người và Ả Rập Xê-Út: 4.191, tăng 146% % so với năm 2013. Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 1.684 người, chiếm 1,58% tổng số lao động đưa đi, tăng 19,86% so với năm 2013.Trong đó, thị trường Lybia tiếp nhận 1.005 người, do nội chiến số lao động này đã trở về nước ; Algiêri: 547 người, tăng gần 3,5 lần so với năm 2013 và Angola: 132 lao động.

+ Thị trường khu vực khác: Lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 2.059 người, chiếm 1,93% tổng số lao động đưa đi. Trong đó thị trường Bêlarusia tiếp nhận 774 người tăng 92,06%; Liên bang Nga : 253

người giảm 46,84% so với năm 2013. Đáng lưu ý trong năm 2014, một số doanh nghiệp đã xúc tiến đưa lao động vào thị trường mới như Newzealand : 100 người ; Italia : 79 người và Hoa kỳ : 55 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.

Nếu trong năm 2014 có 29 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, thì chỉ có 7 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên, bao gồm thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê- Út, Ma Cao và Lybia. Tóm lại trong năm 2014, các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam vẫn tập trung vào các nước (lãnh thổ) thuộc khu vực Đông Bắc Á. Thị trường khu vực Trung Đông có xu hướng tăng so với các thị trường tiếp nhận lao động khu vưc Đông Nam Á- Đây là một nét khác biệt so với các năm trước đây và có lẽ cũng sẽ là xu hướng vận động của thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm 2015.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam (Trang 25 - 27)