Lãng phí trong việc sử dụng nguồn nhân lực ‘hậu xuất khẩu”

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam (Trang 33 - 35)

Nhờ nguồn thu nhập hàng tháng cao gấp nhiều lần trong nước, số lao động ở nước ngoài gửi về nước khoảng 1,6 tỷ USD/năm. Chưa có điều tra khảo sát chính thức về việc nguồn ngoại tệ thu được từ ngành công nghiệp

mới mẻ này được người lao động và gia đình họ sử dụng như thế nào, và cũng chưa biết có bao nhiêu lao động xuất khẩu trở về biết sử dụng kinh nghiệm làm ăn và những vốn tích luỹ được để tự tạo việc làm hoặc trở thành chủ doanh nghiệp, chủ trang trại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngoài ưu tiên cải thiện cuộc sống, xây dựng nhà cửa, mua đất đai, vật dụng gia đình,… chỉ có một số ít dùng nguồn vốn này để đầu tư sinh lợi, tự tạo việc làm hoặc làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trang trại. Mặt khác, do trở về nước không có việc làm và không được chính quyền, cơ quan chức năng tại địa phương tư vấn dùng nguồn vốn làm gì cho hiệu quả, nên nhiều người đã trở thành tay trắng sau vài năm về nước. Đây là một sự lãng phí rất lớn, bởi vì trước yêu cầu phát triển, mở rộng đầu tư, nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp trong nước đều thiếu nguồn nhân lực có trình độ. Để đào tạo được một lao động đạt trình độ kỹ thuật, tay nghề cao ở trong nước, nhà nước và người lao động phải đầu tư một số tiền khá lớn. Thế nhưng, nhiều năm qua nhiều địa phương hầu như chưa quan tâm và có chiến lược tái sử dụng nguồn nhân lực xuất khẩu trở về. Trừ một số ít lao động tái đăng ký đi nước ngoài làm việc, số đông còn lại chưa hội nhập vào thị trường lao động trong nước để phát huy các kỹ năng mà họ đã học hỏi được ở nước ngoài. Thực tế cho thấy, nếu được chính quyền, các cơ quan chức năng tại địa phương quan tâm bằng cách tư vấn, hoặc giới thiệu việc làm phù hợp với tay nghề, kỹ thuật, thì lực lượng lao động xuất khẩu từ nước ngoài về sẽ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam (Trang 33 - 35)