của thị trường lao động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng lớn. Điều này được thể hiện qua sự đánh giá thị trường lao động Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, nhiệt tình, dễ tiếp thu công nghệ mới. Tỷ lệ người biết chữ trong tổng số lực lượng lao động của Việt nam nói chung tương đối cao so với nhiều nước có thu nhập tương đương trên thế giới, và có xu hướng tăng lên. 50% lao động đã tốt nghiệp THCS và THPT. Thứ hai, chi phí nhân công của Việt Nam được đánh giá là rẻ so với cả khu vực và thế giới. Nhờ những lợi thế đó, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Bên cạnh những thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, từ năm 2007, người lao động Việt Nam sẽ có cơ hội được sang làm việc tại những thị trường còn rất mới mẻ như Canada, Mỹ, Úc, ... Tuy nhiên, đây là những nơi đòi hỏi khá khắt khe trình độ, tay nghề lao động. Bộ Lao động- Thương binh, Xã hội cho biết, việc đưa lao động sang các thị trường này sẽ thí điểm một bước trong năm 2007; nếu điều kiện thuận lợi, phía đối tác tin tưởng sẽ mở rộng trong các năm tiếp theo với số lao động lên tới hàng nghìn người. Việc sang làm việc tại những nước cách xa Việt Nam như Mỹ, Canada, Úc cũng gây một số khó khăn cho người lao động, như tốn kém chi phí đi lại đối với người lao động, điều kiện khí hậu, môi trường sản xuất, kinh doanh, có nhiều điểm khác biệt, nhưng đây là xu hướng phù hợp lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội cho người lao động trong nước có điều kiện tăng thu nhập.