0
Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 36 -39 )

- Hướng tới thị trường xuất khẩu lao động có thu nhập cao

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, cùng với việc duy trì phát triển các thị trường truyền thống, một số thị trường mới với mức thu nhập cao như: Nhật Bản, các nước Trung Đông sẽ mở rộng hơn, tạo điều kiện phát triển việc làm cho người lao động.. Thực tế, nhu cầu tiếp nhận lao động trình độ cao của các quốc gia vẫn luôn có, tuy nhiên lao động Việt Nam không có nhiều cơ hội, do chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, tay nghề, và ngoại ngữ. Có thể nói, năm 2015, công tác xuất khẩu lao động đang hướng đến mở rộng các thị trường có thu nhập tốt cho người lao động, ưu tiên lao động qua đào tạo, có trình độ, đặt mục tiêu đưa khoảng 2.300 lao động sang làm việc ở nước ngoài. Lấy ví dụ như ở thị trường Đức, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, cơ quan chuyên môn đã kết thúc việc tuyển chọn ứng viên cho khóa 2 của chương trình thí điểm “Đào tạo điều dưỡng viên đến từ Việt Nam” cho năm 2015. Hiện tại, có 125 ứng viên phù hợp đã được tuyển chọn để đưa sang Đức đào tạo. Trong 2 năm học chuyên môn tại Đức, học viên điều dưỡng viên người Việt sẽ được bố trí chỗ ở miễn phí và được hưởng mức học bổng 1.800 - 2.000 EUR/tháng, tương đương 50 - 55 triệu đồng. Đây là mức thu nhập đáng mơ ước của nhiều lao động đi xuất khẩu.

- Chú trọng vào nguồn xuất khẩu lao động chất lượng cao

Thực tế cho thấy, 2 năm trở lại đây, lao động trình độ cao của Việt Nam, đặc biệt là lao động trong ngành điều dưỡng, hộ lý, có nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài hơn khi Cục Quản lý lao động ngoài nước trực tiếp thực hiện 2 chương trình hợp tác với Nhật Bản và Đức trong tuyển chọn, đào tạo và đưa các ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại hai quốc gia này. Đánh giá về tiềm năng của thị trường lao động năm 2015, nhiều chuyên gia khẳng định, với dấu ấn từ năm 2014 (đã đưa được hơn 100 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài) sẽ tạo đà rất lớn cho thị trường xuất khẩu lao động trong năm 2015. Đáng chú ý, cánh cửa xuất khẩu nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ rộng mở hơn với lao động Việt Nam. Điển hình là thị trường Nhật Bản, nếu như trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may, thời gian gần đây, Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may; trong đó, nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước Tống Hải Nam cho biết: hiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang triển khai Dự án Hỗ trợ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có chương trình Hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao đi làm việc ở nước ngoài theo Thỏa thuận quốc gia hoặc theo các hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài.

Bên cạnh đó, cùng với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo sẽ gia tăng. Trước mắt, trong năm có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn

hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. Số người lao động Việt Nam trong 8 ngành nghề nói trên hoặc có trình độ, bằng cấp đạt tiêu chuẩn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các nước trong khối, đồng thời có điều kiện dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc tận dụng những cơ hội này. Vì vậy, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc đối tượng này dự báo sẽ có sự gia tăng trong năm 2015.

- Nghiên cứu phát triển các thị trường mới, đồng thời củng cố các thị trường truyền thống.

Bên cạnh việc duy trì củng cố các thị trường truyền thống như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,….những thị trường có số lượng lao động đến và làm việc chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam thì việc tìm kiếm các thị trường mới là một cũng là một đề xuất rất đáng quan tâm. Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Đào Công Hải, năm 2012, cục tiếp tục mở thêm một số thị trường mới ở châu Âu như Slovakia, Bungaria, Rumania, Ba Lan... là những nơi cần lao động có nghề, có triển vọng phát triển nếu Việt Nam có nguồn lao động phù hợp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng đã bắt đầu đưa lao động hái quả thời vụ sang làm việc tại Phần Lan, Thụy Điển, tuy nhiên, số lượng chưa nhiều. Ngoài ra, một số thị trường cũng đang có nhu cầu lớn về đội ngũ chuyên gia. Hiện, có 80 chuyên gia giáo dục làm việc tại các cơ sở đào tạo của Angola, 200 chuyên gia y tế làm việc tại Algeria, Mozambique và Angola, 65 chuyên gia nông nghiệp làm việc tại một số quốc gia châu Phi trong khuôn khổ hợp tác 3 bên giữa Việt Nam - FAO và các nước này. Đây được xem là một bước đổi mới cần thiết khi các thị trường truyền thống đã bão hòa và người lao động cần tiếp xúc với những thị trường có nhiều triển vọng hơn về điều kiện làm việc và thu nhập.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 36 -39 )

×