Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam (Trang 39 - 43)

3.2.1.1 Đổi mới cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho xuất khẩu lao động Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, tham gia cung ứng lao động kỹ thuật cho xuất khẩu và có cơ chế nhận lại họ vào làm việc sau khi hoàn thành hợp đồng về nước.

Các cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu được ưu đãi về thuế sử dụng đất, ưu đãi tín dụng và được thu phí theo quy định.

Doanh nghiệp XKLĐ được liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài nước hoặc tự đào tạo nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng ký kết với đối tác.

Theo đề án quy hoạch dạy nghề lao động xuất khẩu đến năm 2010, các doanh nghiệp XKLĐ được phép đào tạo trước 30% trong tổng số lao động đi XKLĐ hàng năm để tạo nguồn lao động dự trữ. Quy định này tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động liên kết với các trường dạy nghề đào tạo tay nghề cho nguồn lao động.

Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 24-9-2009 với mục tiêu “Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng người lao động (NLĐ) ở các huyện nghèo tham gia XKLĐ, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững”. Sau hơn năm năm thực hiện Đề án đã khẳng định chủ trương đưa lao động các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài là hoàn toàn đúng đắn và khả thi. Lao động các huyện nghèo có thể đến làm việc tại tất cả các thị trường, từ thị trường dễ tính đến thị trường có yêu cầu cao về chất lượng lao động như Nhật Bản, Hàn Quốc.

3.2.1.2. Xây dựng, bổ sung, nâng cấp các cơ sơ đào tạo chất lượng, tay nghề lao động xuất khẩu

Khuyến khích các cơ sở dạy nghề trong đó có các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp XKLĐ thuộc các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nhân lực kỹ thuật và các ngành nghề thị trường lao động đang có nhu cầu.

Lựa chọn 10 trường dạy nghề trong số các trường trọng điểm để làm nòng cốt trong việc tạo nguồn, đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề theo modul, linh hoạt, thích ứng với từng hợp đồng lao động; tăng thời lượng dạy ngoại ngữ và rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp trong giáo dục định hướng.

Đổi mới phương pháp dạy nghề, ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến, gắn liền đào tạo tại cơ sở dạy nghề với các cơ sở sản xuất có nhu cầu lao động để tương thích với yêu cầu của thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam.

Tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề, đào tạo giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực tập, khảo sát thực tiễn ở các nước tiếp nhận lao động.

3.2.1.3. Xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động nước ngoài Xây dựng và mở rộng các đầu mối thông tin đặt tại Bộ Lao động Thương binh xã hội, các cơ sở dạy nghề chính, các doanh nghiệp XKLĐ, các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài…để người lao động xuất khẩu và doanh nghiệp XKLĐ có thể dễ dàng tiếp cận được các thông tin cần thiết.

Các đầu mối thông tin này phải đáp ứng được các nhiệm vụ:

Cập nhật và cung cấp thông tin có liên quan đến cầu lao động của thị trường ngoài nước tới các doanh nghiệp XKLĐ, các cơ sở đào tạo và người lao động.

Cung cấp thông tin về cơ sở dạy nghề, nội dung chương trình dạy nghề tới người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3.2.1.4. Làm tôt công tác Marketting trong xuất khẩu lao động

Khâu này chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và có thể có sự trợ giúp của nhà nước. Bao gồm hai nội dung chủ yếu là: nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động và quảng bá hàng hoá sức lao động Việt Nam ra thị trường lao động quốc tế.

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu lao động:

Là khâu trọng yếu của hoạt động Marketting nhằm mục đích tìm hiểu rừ cỏc cơ hội và thỏch thức đang chờ đún ở thị trường đang nghiờn cứu. Qua đó cho biết nên tiến vào thị trường nào là có lợi nhất và cách tiếp cận sao cho thành công nhất. Muốn vậy cần thực hiện các bước sau:

+ Sử dụng triệt để thông tin thị trường lao động nước ngoài mà nhà nước cung cấp đồng thời tự khai thác thêm nếu có thể. Khâu này doanh nghiệp xuất khẩu lao động nên chủ động vì nhà nước cung cấp thông tin dù đầy đủ đến đâu cũng không thể bao quát hết tình hình thực tế đang diễn ra.

Mặt khác, thông tin cũng là một vũ khí cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cho nên doanh nghiệp càng có nhiều thông tin bí mật thì sức cạnh tranh càng cao.

Và lấy thông tin như thế nào, từ đâu (trừ nguồn từ nhà nước) thì mỗi doanh nghiệp sẽ có cách làm khác nhau.

+ Phân tích các thông tin có được bằng các phương pháp tin cậy và đánh giá các kết quả rồi cho kết luận. ở Việt Nam hiện nay chưa có những trung tâm chuyên về thực hiện các công việc trên cho nên rất có thể để thực hiện công việc trên các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải thuê chuyên gia nước ngoài hoặc chuyên gia trong nước có kinh nghiệm nhưng nếu vậy thì chi phí phải nộp của người lao động sẽ rất lớn. Vì thế nhà nước nên nghiên cứu có phương án xây dựng thí điểm sự hoạt động của một vài trung tâm chuyên hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác phân tích thông tin. Sau đó, dưới sức ép của cầu trong lĩnh vực này cùng với sự chỉ đạo của nhà nước thì các trung tâm

dạng này tự khắc sẽ phát triển.

+ Xây dựng các chiến lược, sách lược cho hoạt động xuất khẩu lao động và các biện pháp tiến hành cho phù hợp với điều kiện cụ thể, dựa trên cơ sở các kết quả đã phân tích. Đây là một bước rất quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Quảng bá hàng hoá sức lao động Việt Nam ra thị trường lao động quốc tế.

Đây chính là việc xây dựng thương hiệu cho hàng hoá sức lao động Việt Nam. Các biện pháp cụ thể như sau:

+ Tuyển chọn thật kỹ, đào tạo kỹ trước khi đưa lao động đi.

Muốn vậy, bản thân doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải chủ động trong việc cung cấp nguồn lao động nghĩa là luôn có sẵn trong tay lực lượng lao động có trình độ sẵn sàng đi xuất khẩu lao động bất cứ lúc nào.

+ Có biện pháp quản lý chặt chẽ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Để thực hiện được điều này cần có sự phối chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đại sứ quán của Việt Nam tại quốc gia đó, cục hợp tác với nước ngoài và gia đình người lao động đi xuất khẩu lao động. Cần có những biện pháp xử phạt hành chính và tài chính thật nghiêm để phạt những người lao động đi xuất khẩu vô kỷ luật, vi phạm luật pháp nước ngoài.

+ Có các biện pháp để người sử dụng nước ngoài tin và quen dùng lao động Việt Nam.

Đối với từng thị trường có những đặc điểm riêng nên cần căn cứ vào đó để giáo dục ý thức của người lao động đi xuất khẩu để họ có những hành vi cư xử phù hợp, không làm mất lòng người sử dụng lao động thậm chí là còn phải gây được thiện cảm với người sử dụng lao động.

+ Có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho lao động Việt Nam tránh xảy ra tranh chấp gây thiệt hại cho các bên. Chúng ta rất cần lấy lòng của người sử dụng lao động nước ngoài nhưng không phải vì thế mà chúng ta nhân nhượng cho những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động, xâm phạm đến danh dự của người lao động. Vì thế doanh nghiệp cần lưu ý

điều này khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài. Để doanh nghiệp bảo vệ lợi ích cho người lao động tránh vì lợi nhuận mà bán rẻ lao động trong nước thỡ nhà nước cần cú những quy định luật phỏp rừ ràng về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w