Xét về ngành nghề sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam (Trang 27 - 29)

Ngành nghề mà chúng ta có sử dụng nhiều lao động xuất khẩu cũng chỉ hạn chế như ngành xây dựng, vận tải biển, khán hộ công và giúp việc gia đình, thuyền viên tàu cá, dệt may…; trong khi đó các ngành nghề đòi hỏi tay nghề và trình độ như các ngành công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng… thì số lượng lao động của Việt Nam còn khiêm tốn.

Bảng 2.4. Số liệu về cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010*

NGÀNH NGHỀ SỐ LAO ĐỘNG

Công nghiệp 512520

công nghiệp nặng 128920

công nghiệp nhẹ 383600

Xây dựng và vật liệu xây dựng 45896

Dịch vụ 25869

Nông ngiệp 21583

Lâm nghiệp 13589

Các ngành khác 89027

(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) (* số liệu bao gồm cả số liệu dự kiến cho năm 2010)

Cơ cấu lao động xuất khẩu của nước ta đã có nhiều sự thay đổi. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành nghề, lĩnh vực là khá rõ, ở thời kỳ này lao động nước ta tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng. Đặc biệt các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp đã được các doanh nghiệp nước ta tập trung khai thác. Sở dĩ các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp có số lao động nước ta tham gia nhiều là vì những lĩnh vực này không đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật và phù hợp với trình độ lao động của lao động Việt Nam.

Các công việc chủ yếu mà lao động Việt Nam đảm nhận tại một số thị trường chủ yếu như:

+ Thị trường Đài Loan: nhìn chung thị trường này có nhu cầu tiếp nhận lao động trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, giúp việc gia đình, thuyền viên,…Yêu cầu lao động phải có tay nghề nhưng chỉ ở mức trung bình, không yêu cầu cao về tay nghề, tuy nhiên ngoại ngữ tốt sẽ là một lợi thế đối với người lao động. Tính đến nay, Việt Nam là một trong 4 quốc gia có nhiều lao động đang làm việc tại Đài Loan (sau In-đô-nê-sia, Thái Lan và Phi-lip-pin), chiếm khoảng 19% thị phần lao động nước ngoài. Với cơ cấu ngành nghề: 56,44% lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo; 42% lao động làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình; 1,56% lao động làm việc trong các lĩnh vực khác như xây dựng, thuyền viên,…

+ Thị trường Hàn Quốc: lao động Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm việc trong ngành sản xuất chế tạo như điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo, may,…, một số nhỏ làm việc trong ngành xây dựng, thủy sản, nông nghiệp.

+ Thị trường Malaysia: Malaysia có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài lớn, trong đó có Việt Nam trong các ngành điện tử, sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và giúp việc gia đình, tuy nhiên không đòi hỏi nhiều

về trình độ tay nghề cũng như ngoại ngữ. Nhìn chung đây là một thị trường tương đối dễ tính, phù hợp với lao động Việt Nam và chi phí xuất cảnh thấp, về địa lý gần với Việt Nam, nếu có phát sinh xảy ra thì dễ giải quyết và chi phí đi lại ít tốn kém.

+ Thị trường Nhật Bản: Nhu cầu tuyển dụng lớn nhất của thị trường Nhật Bản đối với lao động Việt Nam là thực tập sinh kỹ năng vừa học vừa làm trong thời gian tối đa là 3 năm. Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may. Trong khoảng 3 năm gần đây, Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may; trong đó, nhu cầu với các ngành xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh. Ngoài ra, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020, từ 2015 đến 2020 Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về nước trước đây. Thời gian tới, các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của thị trường Nhật Bản dự kiến là xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm. Ngoài thực tập sinh, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý. Đây cũng là những cơ hội để lao động Việt Nam có thể sang làm việc và học tập tại Nhật Bản.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thanh Hòa, việc ưu tiên, đẩy mạnh đưa lao động có trình độ, lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài luôn là chủ trương của Nhà nước. Bước sang năm 2015, bên cạnh phát triển các thị trường lớn, Việt Nam sẽ đẩy mạnh đưa lao động đi châu Phi và Trung Đông bằng việc ký kết thỏa thuận trong một số lĩnh vực với Angola và Saudi Arabia, tạo điều kiện phát triển việc làm an toàn, thu nhập cao cho lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam (Trang 27 - 29)