1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng

113 988 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 788,53 KB

Nội dung

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Hoạt ñộng các Tổ chức tín dụng TCTD luôn phải ñối phó với rất nhiều vấn ñề, mà quan trọng nhất là duy trì ñược thường xuyên tình trạng cân ñối gi

Trang 1

TRƯƠNG THỊ ANH TÚ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2010

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Am Hiểu

Hà Nội - 2010

Trang 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ RỦI RO TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY

7

1.1.1 Khái niệm “rủi ro”, các loại rủi ro cơ bản trong hoạt ñộng ngân hàng 7 1.1.2 Rủi ro trong hoạt ñộng cho vay của Tổ chức tín dụng 9

1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý rủi ro 24

1.3.1 Sự cần thiết ñiều chỉnh bằng pháp luật ñối với việc quản lý rủi ro tín dụng 29 1.3.2.Vai trò của pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng 32 1.3.3.Cơ sở ñể nâng cao vai trò của pháp luật ñối với quản lý rủi ro tín dụng 35

Trang 4

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam

2.1.1 Các tỷ lệ ñảm bảo an toàn trong hoạt ñộng của các TCTD 382.1.2 Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng cho vay ñầu tư kinh doanh chứng

2.1.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 47 2.1.4 Kiểm tra kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ 51

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các TCTD Việt

2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý rủi ro 65

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ RỦI

RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

69

3.1 Những cam kết chủ yếu trong lĩnh vực Ngân hàng khi Việt Nam gia nhập Tổ

chức thương mại thế giới (WTO) và tác ñộng ñối với Việt Nam trong lộ trình

hoàn thiện pháp luật về quản lý rủi ro

3.2 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước trên thế giới và bài

học ñối với Việt Nam

74

Trang 5

3.2.3 Bài học kinh nghiệm ñối với Việt Nam 84

3.3.1 Từng bước hoàn thiện pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn

3.3.2 Hoàn thiện Luật các tổ chức tín dụng và các quy ñịnh về tỷ lệ ñảm bảo an

toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 91 3.3.3 Ban hành quy ñịnh về khung quản trị rủi ro tối thiểu 95 3.3.4 Hoàn thiện pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng 97

3.4 Một số giải pháp ñối với các Tổ chức tín dụng ñể tăng cường hiệu quả

Trang 6

1

DANH MUC CHỮ VIẾT TẮT

WTO Tổ chức Thương mại thế giới ( Word Trade Organization)

HĐQT Hội ñồng quản trị

Trang 7

2

MỞ ĐẦU

1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Hoạt ñộng các Tổ chức tín dụng (TCTD) luôn phải ñối phó với rất nhiều vấn ñề,

mà quan trọng nhất là duy trì ñược thường xuyên tình trạng cân ñối giữa nhu cầu và khả năng có ñược nguồn vốn trong mọi ñiều kiện ñể ñảm bảo sự ổn ñịnh, vững chắc về tài chính cho TCTD và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng Muốn vậy, các nhà quản trị ngân hàng không thể không tập trung vào vấn ñề quản lý rủi ro khi muốn tối ña hoá lợi nhuận và ñưa ra ñược các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho chính mình Trên thực tế, rủi ro có thể xuất hiện tại tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng như: thanh toán, tín dụng, tiền gửi, ngoại tệ, ñầu tư Vì vậy, vấn ñề rủi ro luôn ñược các TCTD ñặc biệt chú trọng nghiên cứu, phân tích, thậm chí ngay cả khi nền kinh tế ñang rất ổn ñịnh

Hiệu quả kinh doanh của TCTD tùy thuộc vào năng lực quản lý rủi ro Hoạt ñộng tín dụng hiện ñang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60- 70% trong danh mục tài sản có Đặc biệt, nguồn tín dụng này ñang ñóng vai trò kênh dẫn vốn chủ ñạo cho các doanh nghiệp Nhờ những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện ñại nên trong một số năm gần ñây, tỷ lệ

nợ xấu trên tổng dư nợ của các TCTD tính theo tiêu chuẩn Việt Nam ñã giảm dần Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu nợ xấu năm 2002 vượt quá 20.000 tỉ ñồng (chiếm 7,2% tổng dư nợ), thì sang năm 2004 chỉ còn khoảng 13.000 tỉ ñồng Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại ñây,

số lượng nợ xấu tuyệt ñối lại tăng, năm 2005 khoảng 17.500 tỉ ñồng, nhưng tỷ lệ giảm xuống, chỉ còn 3,18% (trên 7% ñối với ngân hàng quốc doanh) do tổng dư nợ tăng cao [6] Bước sang năm 2008 – 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các Tổ chức tín dụng ngày càng thận trọng hơn với các khoản cho vay, tìm mọi cách giảm rủi ro trong quá trình cho vay; ñề phòng và miễn dịch với các dự án ñầu tư hay cho vay mà ở ñó các khoản nợ xấu, khó ñòi là cao; tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống hiện

Trang 8

3

ñã giảm ñáng kể so với thời ñiểm cuối năm 2008, ñầu năm 2009: tỷ lệ nợ xấu của

Vietcombank là 3%, của Eximbank chỉ còn trên 2% so với mức 4,71% cuối năm 2008 và 6% thời ñiểm ñầu năm 2009 Các ngân hàng khác như ACB, Sacombank cũng có tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp (ñều dưới 1%) Theo ñánh giá của ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, “với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống khoảng 2,46%, không

có vấn ñề gì ñáng lo ngại về sức khoẻ của hệ thống ngân hàng” [25]

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính và nền công nghiệp dịch

vụ tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ ñang ñòi hỏi ngành ngân hàng phải

có những cải cách mạnh mẽ ñể nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong từng hoạt ñộng dịch

vụ Việc gia nhập WTO ñã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh ñó, ñầu tư trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng ñặt ra nhiều thách thức và rủi ro ñối với các TCTD Việt Nam

Để ñảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần tăng

trưởng kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, ñáp ứng yêu cầu của Uỷ ban Basel về quản trị rủi ro trong hoạt ñộng Ngân hàng, gần ñây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) ñã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan ñến quản lý rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro Mặc dù trong chính sách cho vay của Việt Nam hiện nay ñã thể hiện ñược những ưu ñiểm như: luật hóa những nguyên tắc, ñiều kiện, loại hình và những ñiều khoản của một hợp ñồng tín dụng; quy ñịnh rõ những ñối tượng không

ñược cho vay, tỷ lệ giới hạn an toàn, tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có rủi ro quy ñổi;

quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay vốn hay thuê mua tài chính; phân ñịnh rõ trách nhiệm giữa các khâu thẩm ñịnh và khâu cho vay nhưng qua thực tế triển khai còn không ít lỗ hổng, ảnh hưởng trực tiếp ñến rủi ro tín dụng của hệ thống TCTD

Đặc biệt, sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian qua ñã tác ñộng làm tăng nhu cầu vay vốn ngân hàng ñể ñầu tư, kinh doanh chứng khoán; nguy cơ

Trang 9

4

rủi ro tín dụng ñối với các nhu cầu vốn ñầu tư, kinh doanh chứng khoán cũng tăng lên

do thị giá chứng khoán có sự biến ñộng theo xu hướng suy giảm

Nhận thức ñược vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của việc quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng của các TCTD, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 ñã chỉ rõ

yêu cầu và ñịnh hướng tăng cường an toàn hoạt ñộng ngân hàng "áp dụng ñầy ñủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng Tăng cường năng lực tự kiểm tra của các tổ chức tín dụng và công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, không ñể xảy ra ñổ vỡ tín dụng" Văn kiện Ðại hội X của Ðảng, một lần nữa công tác thanh tra, giám sát ngân hàng lại ñược nhấn mạnh "Cải cách hệ thống thanh tra, giám sát hoạt ñộng của các tổ chức tín dụng và toàn bộ thị trường tiền tệ"

Hoàn thiện pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt ñộng cho vay nhằm ñáp ứng yêu cầu cải cách pháp luật trong ñiều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền; bảo ñảm sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế là một yêu cầu cấp thiết Nghiên cứu về vấn ñề pháp luật quản lý rủi ro trong hoạt ñộng cho vay của các tổ chức tín dụng là một ñề tài mang tính thời sự và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn Vì vậy,

học viên thực hiện Luận văn thạc kỹ với ñề tài “Pháp luật về quản lý rủi ro trong

hoạt ñộng cho vay của các Tổ chức tín dụng” ñể góp phần vào việc nghiên cứu ñó

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NÀY Ở VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA

LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay ở nước ta, Ngân hàng nhà nước và các TCTD ñã tổ chức một số các hội thảo, buổi nói chuyện chuyên ñề về vấn ñề Quản lý rủi ro tín dụng, tiêu biểu như Hội thảo “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Hội thảo “Quản trị rủi ro, ñầu tư và xây dựng khuôn khổ pháp lý trong khu vực ngân hàng Việt Nam” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Tổ chức SECO (Thuỵ Sĩ)

tổ chức ngày 12/3/2007, Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của các ngân hàng trong ñiều kiện mới” do Học viện Tài chính tổ chức ngày 24/8/2007 và một số số chuyên

Trang 10

5

ñề về xử lý nợ xấu của các TCTD… Tuy nhiên, các Hội thảo chỉ tập trung vào việc phân

tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, ñưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá hoạt ñộng của TCTD Ngoài một số bài báo ñề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và ñầy ñủ về vấn ñề: Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt ñộng cho vay Ngoài ra, các sách báo viết về quản lý rủi ro tín dụng hầu hết ñều là của các tác giả nước ngoài Rất nhiều trong số này ñược viết bằng tiếng nước ngoài và chưa ñược dịch ra tiếng Việt Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách

có hệ thống về vấn ñề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Việc nghiên cứu ñề tài luận văn này vừa là sự kế thừa, phát triển các công trình trên nhưng cũng là cách tiếp cận mới về mặt khoa học và có ý nghĩa về mặt thực tiễn

3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Với ñề tài này, tác giả mong muốn: Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt ñộng cho vay; Phân tích thực trạng quy ñịnh và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý rủi ro, chỉ ra những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật này; trên cơ sở nghiên cứu thông lệ quốc tế và kinh nghiệm một số nước trên thế giới về quản lý rủi ro tín dụng, ñề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Đề tài ñi sâu nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý rủi

ro trong hoạt ñộng cho vay, tập trung vào pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng Các vấn

ñề về rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối trong hoạt ñộng cho vay ñược xem xét trong tương

quan với rủi ro ro tín dụng nhằm ñánh giá thực trạng pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt ñộng cho vay

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn ñược thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 1 Phương pháp phân tích, tổng hợp; 2 Phương pháp so sánh; 3 Phương pháp lịch sử;

4 Phương pháp thống kê xã hội học; 5 Các phương pháp của xã hội học pháp luật

Trang 11

6

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng Do đĩ, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, sinh viên và các tổ chức tín dụng Việt nam

- Luận văn đưa ra những kiến nghị để hồn thiện hệ thống pháp luật về quản lý rủi ro, đảm bảo phù hợp với thơng lệ quốc tế, do đĩ, đây cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp

- Luận văn cĩ ý nghĩa đối với bản thân học viên trong cơng tác của tại Cơng ty TNHH Một thành viên Cho thuê Tài chính Cơng nghiệp Tàu thủy – thành viên của Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt nam

6 CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm 03 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận pháp luật quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay;

Chương 2 Thực trạng Pháp luật Việt Nam về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay; Chương 3 Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp hồn thiện pháp luật về quản lý rủi ro

trong hoạt động cho vay

Trang 12

7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

1.1 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1.1.1 Khái niệm rủi ro, các loại rủi ro cơ bản trong hoạt ñộng ngân hàng

Hoạt ñộng ngân hàng với chức năng trung gian tài chính giữa người ñi vay và người cho vay, vì vậy luôn có tiềm ẩn nhiều rủi ro phát sinh từ nội bộ ngân hàng hoặc

do tác ñộng từ bên ngoài

Rủi ro là một yếu tố khách quan, cho nên người ta không thể nào loại trừ ñược hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những tác hại do chúng gây nên Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng là hai ñại lượng ñồng biến với nhau trong một phạm vi nhất ñịnh trong hoạt ñộng của các Tổ chức tín dụng

Có rất nhiều ñịnh nghĩa về rủi ro:

Theo quan ñiểm một học giả Mỹ, “ rủi ro là sự bất trắc có thể ño lường ñược”, “ rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể ño lường bằng xác suất” Như vậy,

ñối với Tổ chức tín dụng (TCTD), rủi ro có thể hiểu là mối ñe doạ bị tổn thất một phần

vốn của mình và không ñạt ñược thu nhập hay ñòi hỏi các khoản chi phí bổ sung ñể thực hiện các nghiệp vụ tài chính nhất ñịnh [19]

Rủi ro là những biến cố không mong ñợi khi xảy ra dẫn ñến sự tổn thất về tài sản của tổ chức tín dụng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí ñể có thể hoàn thành ñược một nghiệp vụ tài chính nhất ñịnh

Rủi ro là tập hợp các nhân tố bên trong và bên ngoài có thể cản trở ngân hàng thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình Rủi ro là những sự kiện không chắc chắn có thể dẫn

ñến những tổn thất hoặc lợi ích phát sinh từ các quyết ñịnh hoặc lựa chọn của ngân hàng

Trang 13

8

Các TCTD cần ñánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro- lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội ñạt ñược lợi ích xứng ñáng với mức rủi ro có thể chấp nhận

ñược Kinh nghiệm cho thấy không phải việc tránh né rủi ro mà chính là việc kiểm

soát, kiềm chế thậm chí chấp nhận rủi ro mới là ñiều kiện cần thiết ñể ñạt ñược kết quả tốt trong kinh doanh dựa trên cơ sở quản lý rủi ro hiệu quả

Có nhiều cách phân loại rủi ro, trong hoạt ñộng của các TCTD có thể phân thành

7 nhóm rủi ro cơ bản, ñó là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt ñộng (rủi ro tác nghiệp), rủi ro danh tiếng (rủi ro uy tín), rủi ro pháp lý (rủi ro tuân thủ) và rủi ro chiến lược [4] Các loại rủi ro này phản ánh thuật ngữ thông dụng trong ngành ngân hàng

- Rủi ro thị trường: là rủi ro tiềm ẩn xảy ra tại một TCTD khi có những biến

ñộng giá cả thị trường gây ảnh hưởng bất lợi ñến thu nhập hoặc vốn của TCTD

Rủi ro thị trường có nhiều hình thức nên ñược chia ra làm ba loại là rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, và rủi ro giá cả Ba loại này nằm trong khái niệm rộng về rủi ro thị trường cũng như phù hợp với cách thức ño lường rủi ro này trong nội bộ TCTD

Rủi ro lãi suất cũng có thể phân thành các loại nhỏ hơn, chính xác hơn ñể ñịnh

rõ nguồn gốc gây ra rủi ro lãi suất ở nội và ngoại bảng cân ñối của một TCTD

- Rủi ro thanh khoản: là rủi ro tiềm ẩn có tác ñộng xấu tới thu nhập hoặc vốn

phát sinh khi: i) Tổ chức tín dụng không có khả năng ñáp ứng các nghĩa vụ khi ñến hạn, hoặc ii) Tổ chức tín dụng có khả năng ñáp ứng nghĩa vụ khi ñến hạn nhưng phải chịu tổn thất lớn ñể thực hiện nghĩa vụ ñó

- Rủi ro hoạt ñộng là nguy cơ tổn thất phát sinh do các quy trình nội bộ không ñầy

ñủ hoặc bị lỗi, do con người, do các hệ thống hoặc do các sự kiện bên ngoài

- Rủi ro danh tiếng là rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng ñến thu nhập và vốn phát sinh từ

Trang 14

9

quan ñiểm tiêu cực của công chúng về hình ảnh, thương hiệu hoặc sản phẩm của TCTD;

- Rủi ro chiến lược là rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng ñến thu nhập và vốn phát sinh

từ chiến lược, việc thực hiện chiến lược không ñúng hoặc không có khả năng thích nghi với những thay ñổi trong môi trường kinh doanh

- Rủi ro tuân thủ là rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng ñến thu nhập và vốn phát sinh do

việc không tuân thủ pháp luật, quy ñịnh, quy chế, thông lệ tốt, chính sách và quy trình nội bộ hoặc các chuẩn mực ñạo ñức khác

- Rủi ro tín dụng: Đây là loại rủi ro dễ nhận thấy nhất liên quan ñến hoạt ñộng

cho vay của TCTD Phần này ñược nghiên cứu cụ thể tại phần 2 dưới dây

1.1.2 Rủi ro trong hoạt ñộng cho vay của Tổ chức tín dụng

Hiện nay hoạt ñộng cho vay hiểu theo nghĩa rộng (bao gồm cả nghiệp vụ cho vay và nghiệp vụ cho thuê tài chính, bảo lãnh) hay nói cách khác là hoạt ñộng tín dụng

là hoạt ñộng mang lại thu nhập chính cho các Tổ chức tín dụng Việt Nam Do ñó, trong các loại rủi ro, rủi ro trong hoạt ñộng cho vay là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất cho các Tổ chức tín dụng

Rủi ro trong hoạt ñộng cho vay của tổ chức tín dụng bao gồm tổng hợp các rủi

ro có thể xảy ra trong hoạt ñộng cho vay của Tổ chức tín dụng, bao gồm các loại rủi ro

cơ bản là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối

Trong phạm vi của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng

a Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo Joel Bessis trong quyển Risk Management in Banking, rủi ro tín dụng ñược

hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả ñược nợ hoặc sự giảm sút chất lượng của những khoản vay [26]

Trang 15

10

Tại cuốn quản trị ngân hàng thương mại của Peter S.Rose, rủi ro tín dụng ñược hiểu là: “một số tài sản của ngân hàng (ñặc biệt là khoản cho vay) giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của rủi ro tín dụng”[19]

Trong báo cáo thường niên của ngân hàng Hoàng gia Canada rủi ro tín dụng ñược

ñịnh nghĩa là rủi ro mất vốn do bên ñối tác không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Dưới góc ñộ kinh tế, rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra những tổn thất ñối với

Tổ chức tín dụng khi khách hàng vay không trả nợ ñúng hạn, không trả hoặc không trả

Trong “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro” của Ngân hàng nhà nước ñưa ra ñịnh nghĩa: Rủi ro tín dụng là rủi ro tiềm ẩn ñối với thu nhập hoặc vốn phát sinh khi người vay hoặc ñối tác không thực hiện ñúng ñiều khoản của hợp ñồng hoặc không thực hiện

ñầy ñủ như thỏa thuận tại ñiều khoản của hợp ñồng Định nghĩa này hàm chứa nhiều

khía cạnh hơn một ñịnh nghĩa truyền thống vốn cho rằng rủi ro tín dụng chỉ liên quan

ñến các hoạt ñộng cho vay Rủi ro tín dụng cũng phát sinh trong nhiều loại hoạt ñộng

ngân hàng, kể cả việc lựa chọn các sản phẩm cho danh mục ñầu tư, các TCTD ñại lý, các ñối tác kinh doanh sản phẩm phái sinh hay các ñối tác ngoại hối Rủi ro tín dụng cũng có thể phát sinh từ rủi ro quốc gia, cũng như phát sinh một cách gián tiếp thông qua hoạt ñộng bảo lãnh Rủi ro tín dụng tồn tại trên cả nội bảng và ngoại bảng cân ñối

Trang 16

- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu:

Các chuyên gia kinh tế ñều cho rằng hoạt ñộng kinh doanh ngân hàng thực chất

là quản lý rủi ro (chủ yếu là rủi ro tín dụng) ở mức ñộ phù hợp ñể ñạt ñược mức lợi nhuận tương ứng Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn ñến rủi ro,

ñặc biệt do không thể có ñược thông tin cân xứng về việc sử dụng vốn vay cho

hoạt ñộng kinh doanh của khách hàng vay, nên bất cứ khoản cho vay nào cũng tiềm

ẩn nguy cơ rủi ro ñối với hoạt ñộng tín dụng của các TCTD Vì vậy trong quá trình

cấp tín dụng cho khách hàng, các TCTD cần chủ ñộng có các biện pháp thích hợp ñể xác ñịnh rủi ro, ñịnh lượng rủi ro, quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro

- Rủi ro tín dụng có thể dự báo trước hoặc không thể dự báo:

Các rủi ro có thể dự báo trước: danh mục cho vay hay ñầu tư của một TCTD luôn luôn có một số khoản thất thoát tiềm tàng chưa ñược xác ñịnh Tuy nhiên, nếu giả ñịnh rằng các ñặc ñiểm chung của danh mục cho vay nhìn chung vẫn giống nhau trong một giai ñoạn hợp lý thì các TCTD có thể dự báo các khoản thất thoát này với

Trang 17

ñến toàn hệ thống ngân hàng

Hoạt ñộng ngân hàng liên quan ñến hoạt ñộng của các doanh nghiệp, vì vậy nếu một TCTD bị lâm vào tình trạng phá sản sẽ ảnh hưởng ñến tình hình sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp Khi ñó, sự rối loạn của các TCTD sẽ ảnh hưởng rất lớn

ñến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm,

thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn ñịnh

c Biểu hiện của rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng không những là nổi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một nước

mà cũng là nỗi ám ảnh chung của hệ thống tổ chức tín dụng trên thế giới Những bất ngờ luôn xẩy ra ngay cả ñối với các ngân hàng có ñội ngũ nhân sự giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó lường trước ñược rủi ro Vì thế nhận thức ñược rủi ro trong cho vay là những vấn ñề thời sự cho hệ thống ngân hàng

Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên:

- Những khách hàng phá sản, lừa ñảo, chây ỳ trong việc trả nợ là biểu hiện rõ nhất

Trang 18

Có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của các TCTD như:

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, trên vốn chủ sở hữu, trên quỹ dự phòng tổn thất

- Nợ ñáng nghi ngờ (có vấn ñề): khả năng chuyển thành nợ xấu cao

- Nợ không có tài sản bảo ñảm

d Nguyên nhân dẫn ñến rủi ro tín dụng

Theo nghiên cứu của ngân hàng Standard Chartered, nguyên nhân chủ yếu của các khoản nợ có vấn ñề, hay nguyên nhân chính dẫn ñến rủi ro tín dụng xuất phát từ khách hàng, ngân hàng và hoàn cảnh khách quan Trong ñó nguyên nhân từ phía khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 56%, kế tiếp là nguyên nhân từ phía ngân hàng chiếm khoảng 27%, số còn lại là từ nguyên nhân hoàn cảnh khách quan, trong ñó có môi trường pháp lý [6]

(i) Rủi ro tín dụng do nguyên nhân hoàn cảnh khách quan:

- Thứ nhất, Các yếu tố về môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp ñến rủi ro tín

dụng của các TCTD Việt Nam có thể ñịnh lượng ñược như: Sự biến ñộng của thị trường thế giới; Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế, sự tấn công

Trang 19

14

của hàng nhập lậu… Có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng toàn cầu ñã ảnh hưởng lớn ñến ngành tài chính ngân hàng Việt Nam từ cuối năm 2008 Theo ñánh giá của Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng tại cuộc hội thảo “Khủng hoảng tài chính quốc tế và phản ứng của ngành ngân hàng, tài chính, xuất nhập khẩu và doanh nghiệp Việt Nam” tổ chức ngày 28/10/2008, nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong nước năm 2008 dự báo khoảng 30.000 tỷ ñồng Đến cuối tháng 9/2008, nợ xấu ñã là 22.000 tỷ Với chính sách hỗ trợ lãi suất kích cầu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục kế hoạch kinh doanh ñể thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng của Chính phủ và những nỗ lực của bản thân các ngân hàng, rủi ro tín dụng ñã

dần ñược kiểm soát, ngành tài chính ngân hàng ñã dần phục hồi và phát triển

Thứ hai, Các yếu tố về môi trường pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân dẫn ñến rủi ro tín dụng

Dưới góc ñộ nghiên cứu vấn ñề pháp lý về rủi ro tín dụng, luận văn tập trung phân tích nguyên nhân về môi trường pháp lý dẫn ñến rủi ro tín dụng, cụ thể:

- Nhiều cản trở trong áp dụng thi hành luật pháp:

Hoạt ñộng tín dụng của các TCTD hiện nay chịu sự ñiều chỉnh, chi phối của khá nhiều luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng, không hợp lý, thiếu tính chặt chẽ và chưa thật sự hoàn chỉnh Trong khi ñó, Chính Phủ thường xuyên ban hành mới các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu, hoặc các quy ñịnh về ñất ñai, nhà ở…Khi một chính sách bị thay ñổi ñột ngột sẽ ảnh hưởng ñến hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng ñến kế hoạch, cũng như khả năng dự báo sức tiêu thụ trên thị trường của các doanh nghiệp Việc ñịnh hướng chiến lược sản xuất, kinh doanh không phù hợp, không chính xác sẽ dẫn ñến sản xuất cung vượt cầu, hàng hóa khó tiêu thụ, giá bán hạ, thua lỗ, khách hàng sẽ không ñảm bảo nguồn tiền trả nợ cho các TCTD Riêng về chính sách thuế giá trị gia tăng ñối với hoạt ñộng cho thuê tài chính cũng ñã là một trong những rào

Trang 20

15

cản ñể các Công ty Cho thuê Tài chính không thể cạnh tranh ñược với các TCTD khác,

do ñó, chỉ có thể tiếp cận với các khách hàng có chất lượng tín dụng trung bình và thấp

- Pháp luật về tài sản bảo ñảm gây những cản trở cho các TCTD trong việc ñánh giá, lựa chọn và xử lý tài sản bảo ñảm:

Quản trị danh mục TSBĐ là yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, và là mắc xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý các khoản nợ

có vấn ñề Tuy nhiên, việc giám sát, quản lý, ñánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục các TSBĐ mà một TCTD lựa chọn, xét ưu tiên nhận làm bảo ñảm tiền vay chưa ñược làm thường xuyên, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên

hồ sơ pháp lý, ñịnh kỳ ñánh giá lại giá trị ñể ñiều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung

Theo quy ñịnh của pháp luật, việc xác ñịnh giá trị TSBĐ do các bên thỏa thuận, hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác ñịnh trên cơ sở giá thị trường tại thời ñiểm xác ñịnh, có tham khảo ñến các loại giá như giá quy ñịnh của Nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá Tuy nhiên, trên thực tế, trừ những ñộng sản có giá trị lớn hàng tỷ ñồng, các TCTD mới thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn ñịnh giá, còn lại ña số việc ñịnh giá ñều do các bên thỏa thuận, và như vậy cho thấy giá trị TSBĐ ñược ñịnh giá còn mang tính chủ quan

Ngoài ra, về phương pháp ñịnh giá ñối với từng loại tài sản chưa ñược các TCTD sử dụng một cách thích hợp, dẫn ñến việc: nếu ñịnh giá thấp, khách hàng không hài lòng, nhưng nếu ñịnh giá cao, TCTD sẽ khó ñảm bảo khả năng thu hồi nợ vay và lãi vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, khi ñó buộc TCTD phải thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố

Kinh tế tăng trưởng cao trong vài năm trở lại ñây cùng với giá bất ñộng sản bị

ñẩy lên cao do ñầu cơ và vượt xa giá trị thực ñã làm nảy sinh tư tưởng lạm dụng vào

Trang 21

16

TSBĐ Sẽ rất rủi ro nếu cán bộ tín dụng quên rằng khoản vay cần phải ñược trả bằng chính dòng tiền tạo ra bởi phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán TSBĐ TSBĐ chỉ là sự ñảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến Tâm lý dựa chủ yếu vào TSBĐ sẽ làm giảm chất lượng thẩm ñịnh khoản vay nên sẽ không ñánh giá chính xác ñược hiệu quả và sự an toàn của khoản vay, dễ dẫn ñến việc cho vay những dự án rủi ro, khách hàng không uy tín Đây

là thực trạng ñáng lo ngại trong quan ñiểm cấp tín dụng hiện nay của các TCTD Từ sự lựa chọn không chắc chắn khách hàng tốt ñể cung cấp tín dụng nên ñể giảm bớt rủi ro, các TCTD ñã tính một phần rủi ro vào trong lãi vay ngân hàng, làm cho khách hàng vay tốt phải gánh chịu một mức lãi vay cao hơn mức ñáng ra họ ñược hưởng Đây cũng

là tâm lý thường thấy ở các TCTD của các nước ñang phát triển

Thông tin bất cân xứng về giá trị thực của TSBĐ giữa khách hàng và TCTD cũng

là vấn ñề cần ñược quan tâm Khi thế chấp, cầm cố tài sản chỉ có khách hàng biết rõ về hiện trạng của tài sản như sự hỏng hóc trong các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị, hoặc ngôi nhà rất khó bán do một số ñặc ñiểm ñặc biệt Trong khi ñó trình ñộ của cán bộ thường không ñáp ứng ñầy ñủ chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực nên không thể ñánh giá ñược chính xác hiện trạng của máy móc thiết bị cũng như nắm ñược những thông tin không tốt về ñất ñai, nhà ở; ñiều này ảnh hưởng rất lớn ñến giá trị mua bán của tài sản

Vì vậy, khi xảy ra rủi ro, việc phát mãi tài sản ñể thu hồi nợ gặp không ít khó khăn

Thêm vào ñó, cơ chế pháp lý về bảo ñảm tiền vay chưa rõ ràng, chịu sự ñiều chỉnh, chi phối của nhiều văn bản luật, dưới luật chồng chéo nhau, ñặc biệt ñối với TSBĐ là bất ñộng sản

Các vấn ñề liên quan ñến quá trình xử lý, phát mãi TSBĐ ñã gây cản trở không

ít cho các TCTD như:

 Việc các ngân hàng phải ñối mặt với những khó khăn trong thời gian trước khi

Trang 22

17

bán ñấu giá tài sản

 Trong việc phát mãi TSBĐ, các TCTD chưa có thực quyền trong việc bán, quản lý và khai thác tài sản thuộc quyền tiếp quản

 Sự phối hợp giữa cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án và chính quyền ñịa phương trong việc xử lý TSBĐ còn nhiều hạn chế, chưa ñồng bộ, chặt chẽ và kịp thời

 Việc xác ñịnh quyền sở hữu thực sự của khách hàng ñối với tài sản cũng là vấn

ñề khó khăn

 Vướng mắc khi TCTD nhận lại TSBĐ từ cơ quan thi hành án

 Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người mua, người nhận tài sản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn quá nhiêu khê

- Chưa có hiệu quả trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước: Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một trong những mục tiêu hoạt ñộng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là góp phần bảo ñảm an toàn hoạt ñộng

ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD)

Theo ñó, nhiệm vụ quan trọng của NHNN là thực hiện thanh tra, giám sát hoạt

ñộng ngân hàng Cùng với ñiều hành chính sách tiền tệ, thanh tra, giám sát ngân hàng

thật sự là trụ cột thứ hai ñể bảo ñảm NHNN thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt ñộng ngân hàng, thực hiện mục tiêu an toàn hệ thống các TCTD Từ ñó, tạo môi trường thuận lợi cho ổn ñịnh vĩ mô và tăng trưởng kinh tế Sự

an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt ñộng thương mại, ñầu tư, tài chính phát triển và thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế nhanh

Những thay ñổi về môi trường hoạt ñộng ngân hàng luôn ñi kèm theo những yêu cầu ñổi mới ñối với cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng ñể theo kịp sự phát triển của hệ thống ngân hàng và bảo ñảm quản lý, giám sát hữu hiệu các TCTD Theo ñánh

Trang 23

18

giá của Phó Thống ñốc Ngân hàng nhà nước Trần Minh Tuấn ñăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 08/3/2007, Hệ thống quản lý, giám sát ngân hàng Việt Nam ñang ñứng trước các nguy cơ, thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa tài chính, cụ thể là sự tụt hậu trong hội nhập quốc tế do hầu hết các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về thể chế và vận hành hệ thống giám sát tài chính - ngân hàng chưa

ñược tuân thủ; sự an toàn và toàn vẹn của hệ thống ngân hàng bị ñe dọa do sự gia

tăng rủi ro và tội phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, cấu trúc thể chế giám sát thị trường tài chính không phù hợp mức ñộ hội tụ và phát triển hợp nhất của thị trường tài chính trong nước Một số thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng ñã ñược áp dụng ở Việt Nam, song chưa ñồng bộ và không triệt ñể dẫn ñến cách nhìn nhận, ñánh giá hệ thống ngân hàng chưa phản ánh ñầy ñủ thực trạng tình hình

Mô hình tổ chức Thanh tra Ngân hàng và hệ thống pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng còn bất cập so với các thông lệ tốt và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Basel), nhất là so với yêu cầu thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro Theo kết quả khảo sát do Công ty Tư vấn Ernst & Young tiến hành năm 2006 ñể ñánh giá mức

ñộ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Ủy ban Giám

sát ngân hàng quốc tế Basel, có tới 19 trong số 25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, chủ yếu là các nguyên tắc liên quan ñến ñiều kiện tiên quyết bảo ñảm giám sát ngân hàng hữu hiệu

Nhận thức ñược vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng ñối với sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng trước những vận hội và thách thức ñối với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, Văn kiện Ðại hội X của Ðảng ñã nhấn mạnh cần thiết "Cải cách hệ thống thanh tra, giám sát hoạt ñộng của các tổ chức tín dụng và toàn bộ thị trường tiền tệ"

Hiện nay, Cơ quan thanh tra Giám sát Ngân hàng ñã ñược thành lập trên cơ sở

hệ thống Thanh tra Ngân hàng hiện nay, ñồng thời từng bước tạo tiền ñề ñể ñến sau

Trang 24

19

năm 2010 xây dựng ñược cơ quan giám sát tài chính tổng hợp thực hiện chức năng giám sát toàn bộ thị trường tài chính Cơ quan giám sát an toàn hoạt ñộng ngân hàng thật sự là cơ quan thanh tra, giám sát chuyên ngành ngân hàng, có sự ñộc lập, thống nhất hơn về hoạt ñộng nghiệp vụ và chỉ ñạo, ñiều hành công tác thanh tra, giám sát ngân hàng dưới sự quản lý của Thống ñốc NHNN

Thứ ba, Hệ thống thông tin quản lý còn yếu kém:

Cách ñây 10 năm, Việt Nam bị ñánh giá là có môi trường thông tin kém minh bạch và thiếu nguồn dữ liệu thông tin Đến nay môi trường thông tin ñã ñược cải thiện, các cơ quan thông tin sau một thời gian hoạt ñộng trong nền kinh tế thị trường ñã thu thập và lưu trữ ñược những thông tin tối thiểu cần thiết Một vài cơ quan thông tin ñang hoạt ñộng ở Việt Nam như Trung tâm Thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư, Trung tâm Thông tin của Tổng cục Thống kê, Trung tâm Đăng ký Giao dịch bảo ñảm của Bộ tư pháp, các trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC)

Trong ñó, kênh cung cấp thông tin về tình hình hoạt ñộng tín dụng tốt nhất ở Việt Nam hiện nay chính là trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của ngân hàng Nhà nước CIC ñã hoạt ñộng ñược hơn một thập niên, cung cấp kịp thời về tình hình tín dụng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém Việt Nam vẫn còn hạn chế trong khâu quản lý thông tin, cung cấp thông tin minh bạch, do ñó sẽ là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng Nếu các ngân hàng cạnh tranh bằng cách cố gắng chạy theo thành tích, tăng trưởng tín dụng trong ñiều kiện môi trường thông tin bất

ñối xứng thì không tránh khỏi nguy cơ nợ xấu gia tăng

Ngày 12/2/2010, Chính phủ ñã ban hành Nghị ñịnh số 10/2010/NĐ-CP về hoạt

ñộng thông tin tín dụng Mục ñích của hoạt ñộng thông tin tín dụng nhằm chia sẻ thông

tin giữa giữa các tổ chức cấp tín dụng ñể ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, góp phần bảo ñảm

an toàn hoạt ñộng ngân hàng; hỗ trợ tổ chức cấp tín dụng mở rộng và phát triển hoạt

Trang 25

20

ñộng tín dụng; hỗ trợ khách hàng vay trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ

chức cấp tín dụng, góp phần thúc ñẩy phát triển kinh tế Có thể nói, Nghị ñịnh về hoạt

ñộng thông tin tín dụng là khung pháp lý cho hoạt ñộng của các trung tâm thông tin tín

dụng do tư nhân thành lập vốn chưa có tiền lệ tại Việt Nam Tuy nhiên, với các quy

ñịnh ñể thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhận ñược quy ñịnh bởi nghị ñịnh,

việc ñầu tư ñể lập một công ty cung cấp thông tin tín dụng tư nhân không phải dễ dàng

Ngân hàng Nhà nước ñang trong quá trình lấy ý kiến ñể hoàn chỉnh thông tư hướng dẫn nghị ñịnh này, theo ñó CIC là ñơn vị ñược Thống ñốc Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành, sẽ phối hợp với cơ quan thanh tra giám sát, Cục công nghệ tin học ngân hàng, và Vụ pháp chế ñể cấp giấy chứng nhận cho các công ty xin thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân

(ii) Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ khách hàng vay:

Một trong những nguyên nhân chính dẫn ñến rủi ro tín dụng xuất phát từ phía khách hàng vay vốn Có thể thấy rõ rủi ro tín dụng xuất phát từ phía người vay vốn chia làm hai loại ñối tượng: (1) không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (2) không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Cũng không ít khách hàng ñể ñạt ñược mục tiêu vay vốn của mình ñã giả tạo hồ sơ, hợp ñồng mua bán vòng vo nhằm vay vốn ngân hàng

Điều ñó ñòi hỏi các TCTD nói chung, cán bộ tín dụng, thẩm ñịnh nói riêng phải làm tốt,

chính xác việc phân loại ñối tượng vay vốn, từ ñó có các biện pháp kiểm tra, ñôn ñốc, giúp ñỡ, hướng dẫn, phòng ngừa rủi ro tương ứng, hữu hiệu

(iii) Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía chính các TCTD:

Về chủ quan, khi nói ñến rủi ro tín dụng so nguyên nhân từ chính cácc TCTD, chúng ta thường ñề cập ñến rủi ro ñạo ñức của một số cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng của các TCTD ñó Tuy nhiên, khi xem xét, ñánh giá rủi ro tín dụng xuất phát từ chính các TCTD, cần phải nhìn nhận khách quan về các yếu tố, có thể chia làm 2 nhóm chính:

Trang 26

21

- Nhóm thuộc về cơ chế, chính sách của bản thân TCTD: Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học

- Nhóm thuộc về con người trong thẩm ñịnh và quyết ñịnh cho vay

Các yếu tố thuộc hai nhóm trên vừa có tính ñộc lập tương ñối, vừa quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau, có thể làm cho hoạt ñộng của TCTD giảm thiểu ñược rủi ro, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng ngân hàng Nhưng chúng cũng có thể gây ra những tổn thất, thậm chí rất lớn, dẫn tới phá sản của một hoặc một số TCTD Chẳng hạn sự yếu kém, thiếu ñồng bộ, thiếu nhất quán trong cơ chế, chính sách cho vay, dẫn tới tình trạng cán bộ quản lý của NHTM, hoặc người ñi vay lợi dụng, ñặc biệt nguy hại khi cán bộ nắm quyền lãnh ñạo, chi phối hoạt ñộng của NHTM bị sa sút phẩm chất ñạo

ñức nghề nghiệp Vụ án Epco- Minh Phụng là một trong những bài học lớn ñối với các

TCTD Việt Nam trong công tác quản lý rủi ro tín dụng

Sự tiếp cận các yếu tố, nguyên nhân gây rủi ro trên ñây giúp chúng ta nhìn nhận một cách ñầy ñủ, toàn diện, khách quan hơn, từ ñó có ñược ñề xuất phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của TCTD nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng một cách hữu ích, thiết thực hơn

Trang 27

22

e Mối liên hệ giữa Rủi ro tín dụng và các loại rủi ro [4]

1 Rủi ro thị trường → Rủi ro tín dụng Chi phí thanh tốn thay đổi khi tỷ giá

hối đối hoặc lãi suất thay đổi

2 Rủi ro thanh khoản ← → Rủi ro tín dụng Các khoản vay khơng được hồn trả

làm giảm vốn khả dụng

3 Rủi ro hoạt động → Rủi ro tín dụng Lỗi khi phân tích, phê duyệt, giải trình

hoặc theo dõi, giám sát

4 Rủi ro danh tiếng ← Rủi ro tín dụng Các khoản vay khơng được hồn trả,

dự trữ tăng lên, lợi nhuận giảm đi, danh tiếng xấu

5 Rủi ro chiến lược → Rủi ro tín dụng Kế hoạch tổng thể, mục tiêu chỉ tiêu

và tiêu chuẩn cho vay

6 Rủi ro tuân thủ ← → Rủi ro tín dụng Kết quả cho vay so với quy chế; quy

chế nội bộ/ bên ngồi thay đổi Tĩm lại, Rủi ro tín dụng cĩ thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân từ các nguyên nhân khách quan do nền kinh tế và các cơ quan quản lý Nhà nước đến các nguyên nhân chủ quan của chính bản thân các TCTD, và các nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn, Các biện pháp phịng chống rủi ro cĩ thể nằm trong tầm tay của các TCTD nhưng cũng cĩ những biện pháp vượt ngồi khả năng của riêngtừng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, cũng như định hướng mơ hình phát triển ở Việt Nam Tuy nhiên, trong phạm vi tầm tay của các TCTD, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong

Trang 28

23

suốt thời gian vay Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ quản

lý, cán bộ tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan ñến việc ñào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán

bộ trong quá trình xử lý công việc Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con ñường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như thành công một bước

1.2 QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Các nhà nghiên cứu và hoạt ñộng trong lĩnh vực ngân hàng ñều cho rằng ñối với các TCTD, quản trị kinh doanh chính là quản trị rủi ro, và quản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt ñộng quản trị ñiều hành của mỗi TCTD [20]

Quản lý rủi ro: hiểu một cách ñơn giản chính là quá trình các TCTD áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị kinh doanh của mình ñể xác ñịnh, ñịnh lượng, quản lý và kiểm soát rủi ro trong hoạt ñộng ñể:

- Bảo vệ ngân hàng trong việc tránh khỏi những thất bại, mất mát không dự tính trước

- Bảo ñảm mức ñộ rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu không vượt quá khả năng về vốn và tài chính

- Bảo ñảm không ảnh hưởng ñến khả năng cạnh tranh và khả năng tồn tại của ngân hàng

Các cơ chế quản lý rủi ro tín dụng cho hệ thống TCTDVN hiện ñang tiến dần

ñến với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, theo ñánh giá chung, có so sánh với các ngân

hàng hoạt ñộng ở một số nước ñiển hình trong khu vực thì các TCTDVN mới chỉ ở giai ñoạn ñầu của công tác quản lý rủi ro

Trang 29

24

Quản lý rủi ro là việc nhận diện và ñề ra các biện pháp nhằm hạn chế sự xuất hiện của rủi ro và những thiệt hại khi chúng phát sinh, ñồng thời xác ñịnh tương quan hợp lý giữa vốn tự có của ngân hàng với mức ñộ mạo hiểm có thể trong sử dụng vốn ngân hàng

Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy tất cả các loại rủi ro chủ yếu trên ñều có thể ñược nhận diện, ño lường ñể ñưa ra các dự báo kịp thời có tính cảnh báo, trên cơ sở

ñó xây dựng những phương án nhằm ngăn ngừa và hạn chế ñến mức thấp nhất các thiệt

hại rủi ro gây ra nếu các TCTD xây dựng ñược một hệ thống chính sách quản lý rủi ro một cách hiệu quả và nhận thức ñược

Quản lý rủi ro tín dụng gắn liền với quản lý và kinh doanh tín dụng, một trong những hoạt ñộng chủ ñạo của các TCTD Quản lý rủi ro tín dụng phải hướng vào việc

ñảm bảo hiệu quả của hoạt ñộng tín dụng và không ngừng nâng cao chiến lược hoạt ñộng tín dụng ngay cả trong những ñiều kiện thị trường ñầy biến ñộng, nguy cơ rủi ro

không ngừng gia tăng Nói một cách cụ thể hơn thì quản lý rủi ro tín dụng phải nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mức ñộ an toàn cho kinh doanh của mỗi TCTD bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt ñộng tín dụng khoa học và hiệu quả

Như trên ñã phân tích, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các TCTD nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan ñến vấn ñề nội tại của bản thân nền kinh tế ñang chuyển ñổi, ñang

ñịnh hướng mô hình phát triển ở Việt Nam

Trong thời gian qua, các TCTD ñã trải qua bao thăng trầm và tưởng chừng có lúc không thể trụ vững ñược vào những năm 1996- 1997, khi mà hàng loạt có vụ án kinh tế có liên quan ñến ngành ngân hàng, gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản hàng

Trang 30

25

ngàn tỷ ñồng, con người và ñặc biệt là uy tín của ngành ngân hàng trong nền kinh tế Những rủi ro tín dụng xảy ra trong giai ñoạn này cho dù có xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hay chủ quan ñều phản ánh rõ nét những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các TCTD Những biện pháp nhằm ngăn ngừa, quản lý rủi ro trong hoạt ñộng tín dụng chưa ñược các ngân hàng ñưa ra và thực hiện một cách ñầy

ñủ, triệt ñể, ñặc biệt là các biện pháp liên quan ñến yếu tố con người Nhận thức ñược ñúng ñắn sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng giúp các Tổ chức tín dụng, các cơ

quan nhà nước liên quan ñưa ra những quyết sách hợp lý ñể quản lý rủi ro hiệu quả

Thứ nhất, Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh ñặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế ñặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh ngày càng phát huy tác dụng Những rủi ro trong sản xuất - kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác ñộng ñến hiệu quả kinh doanh của các TCTD

Các Ngân hàng và các TCTD phi Ngân hàng trước hết là trung gian tài chính – Chúng ñứng giữa và “ñứng trong vòng vây” của 4 nhóm những người có vốn và cần vốn trong nền kinh tế gồm: Hộ gia ñình, Doanh nghiệp, Chín phủ và các nhà ñầu tư nước ngoài Sản phẩm mà các TCTD mua, bán, kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích Ngân hàng khác Trong hoạt ñộng tín dụng, cho dù hệ số an toàn vốn có ñạt tới 8% thì so với tài sản có, số vốn liếng của bản thân Ngân hàng chỉ là không ñáng kể (hoặc nói theo các nhà toán học thì có thể dùng cụm từ “vô cùng nhỏ bé”) Nói một cách ngắn gọn là: Hoạt ñộng kinh doanh của các TCTD là dùng uy tín ñể thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro ñể sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người “ñứng giữa” các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ Ngân hàng Hoạt ñộng kinh doanh của các TCTD do ñó bao gồm rất nhiều loại rủi ro Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng các Ngân hàng cần ñánh giá cơ hội kinh doanh dựa

Trang 31

26

trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng

đáng với mức rủi ro cĩ thể chấp nhận được Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro

mà Ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm sốt được chứ khơng thể chối bỏ rủi ro

Thứ hai, Hiệu quả kinh doanh của TCTD phụ thuộc vào mức độ rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cĩ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên khơng tránh khỏi rủi ro Chính vì vậy, hàng năm các TCTD được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch tốn vào chi phí Quy mơ quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng, và ngược lại Như vậy, hiệu quả kinh doanh của TCTD tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của doanh nghiệp

Cĩ rất nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng như khả năng dự báo, dự đốn tương lai, thơng tin về tín dụng, thế chấp tiền vay, việc trì hỗn nộp các báo cáo tài chính, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút; hồn trả

nợ vay khơng đúng hạn, lãi vay khơng thanh tốn theo định kỳ; thay đổi tổ chức, cơng nhân nghỉ việc, bán tài sản, các thảm hoạ thiên nhiên,…

Trong hoạt động kinh doanh, nếu các TCTD khơng xác định được mức độ chấp nhận rủi ro sẽ dẫn đến nguy cơ mất vốn và gặp phải các rủi ro tuân thủ khi vì mục đích lợi nhuận, các TCTD đầu tư và các khách hàng dưới chuẩn Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của các TCTD, làm cho khả năng thanh tốn của TCTD giảm sút Điều này đưa đến kết quả làm cho lợi nhuận suy giảm, thậm chí cĩ thể dẫn đến sự phá sản của các TCTD

Thứ ba, Quản lý rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của TCTD

Trong quản trị TCTD, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh

đạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt quan tâm Vì vậy, những nhà quản trị TCTD cần được trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thơng tin kinh tế cập nhật,

Trang 32

27

cĩ đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm sốt và kiểm tốn nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phịng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh – Theo đĩ, nhiều ý kiến khẳng định:”quản trị rủi ro là nghiệp vụ chủ đạo và là thước

đo năng lực “sống” hay là “chết” của một TCTD”

a Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng cĩ nghĩa là nhận biết và phân loại rủi ro, bản chất và đặc điểm của các hoạt động theo mức độ khơng chắc chắn cĩ trong mỗi hoạt động

Trước khi tiến hành quản lý rủi ro, rủi ro cần phải được nhận dạng Nhiệm vụ này

do HĐQT, Ban điều hành, Kiểm tốn nội bộ và Kiểm tốn độc lập thực hiện và trong một TCTD lớn nhiệm vụ này được thực hiện bởi các bộ phận quản lý rủi ro

b Đo lường và đánh giá rủi ro

Rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng cĩ nghĩa là xác định, đánh giá và lượng hĩa các rủi ro đã được nhận dạng

Các phương pháp đo lường rủi ro bao gồm đo lường giá trị danh nghĩa; tính theo phần trăm của tổng (vốn, tài sản cĩ, tiền gửi vv…), theo độ biến động; khả năng tổn thất, hoặc kết hợp các yếu tố này

Đo lường và đánh giá rủi ro cho phép Hội đồng quản trị thiết lập các chính

sách đối với các hoạt động cĩ rủi ro của TCTD, từ đĩ ban hành các quy trình quản

lý rủi ro thống nhất trong tồn hệ thống TCTD

c Giám sát và báo cáo rủi ro

Các rủi ro phải được đo lường, đánh giá và xem xét định kỳ để hiểu một cách thấu đáo về cách nhận biết rủi ro đang được sử dụng và để cĩ được dự đốn tốt hơn về

Trang 33

28

số tiền và hậu quả của các hoạt ñộng và các trạng thái rủi ro trong tương lai

Hệ thống thông tin quản lý bao gồm tất cả các báo cáo ñược lập và ñược TCTD sử dụng Nhiệm vụ giám sát yêu cầu HĐQT và Ban ñiều hành phải xem xét

hệ thống thông tin quản lý ở cấp tổng quát nhất ñể xác ñịnh xem các chính sách và chiến lược có ñược tuân thủ hay không

d Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro

Rủi ro trong hoạt ñộng ngân hàng ñược kiểm soát dựa trên việc sử dụng một cách thận trọng 3 yếu tố ñầu tiên (nhận dạng rủi ro; ño lường và ñánh giá rủi ro; giám sát và báo cáo rủi ro)

Hội ñồng quản trị và Ban ñiều hành tiến hành từng bước ñể giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi có thể có của các loại rủi ro mà Tổ chức tín dụng gặp phải Việc này

ñược tiến hành thông qua quan ñiểm chỉ ñạo và xem xét ñịnh kỳ các chiến lược, chính

sách, các giới hạn, các quy trình, thủ tục ñã ñược thiết lập ñầy ñủ tại các cấp trong hệ thống tổ chức; sử dụng các chuyên gia khi cần thiết; Giám sát thường xuyên hệ thống thông tin quản lý; và thực hiện một hệ thống kiểm soát nội bộ toàn diện

Hệ thống kiểm soát nội bộ ñược Ban ñiều hành thiết lập thông qua các quy trình hoạt ñộng ñể ñảm bảo các giao dịch ñược hạch toán ñầy ñủ, ñảm bảo các giao dịch có rủi ro ñược xem xét thích hợp và ñảm bảo chắc chắn rằng chính sách và chiến lược do Hội ñồng quản trị thiết lập ñược tôn trọng Bộ phận kiểm toán nội bộ

là một bộ phận ñộc lập ñể kiểm tra hiệu lực của các chính sách, quy trình, hệ thống

kế toán, hệ thống thông tin quản lý và kiểm soát nội bộ của Tổ chức tín dụng

1.2.4 Nguyên tắc quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là một quá trình quan trọng ñược dựa trên cơ sở kết hợp lý thuyết xác suất và lý thuyết rủi ro Nó phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng – trên mức ñộ vi mô và của Ngân hàng Nhà nước – trên mức ñộ vĩ mô

Trang 34

29

Quản lý rủi ro ngân hàng ñược dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong ñó bao gồm một số nguyên tắc cơ bản:

- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro

- Nguyên tắc ñiều hành rủi ro cho phép

- Nguyên tắc quản lý ñộc lập các rủi ro riêng biệt

- Nguyên tắc phù hợp giữa mức ñộ rủi ro cho phép và mức ñộ thu nhập

- Nguyên tắc phù hợp giữa mức ñộ rủi ro cho phép và khả năng tài chính

- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế

- Nguyên tắc hợp lý về thời gian

- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng

- Nguyên tắc chuyển ñẩy các loại rủi ro không cho phép

Chín nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro là cơ sở ñể từ ñó mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt Chính sách quản trị rủi ro ngân hàng phải ñược xem là một cấu phần trong chiến lược hoạt ñộng chung của ngân hàng và nó ñòi hỏi phải xây dựng ñược một hệ thống phòng chống từ xa, ñưa ra

ñược giải pháp nhằm ñiều tiết các tác ñộng xấu ñến tình hình tài chính của ngân hàng

1.3.1 Sự cần thiết ñiều chỉnh bằng pháp luật ñối với việc quản lý rủi ro tín dụng

Trong ñời sống xã hội, pháp luật có vai trò ñặc biệt quan trọng Nó là phương tiện không thể thiếu bảo ñảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ tín dụng ngân hàng nói riêng Pháp luật không chỉ là một công

cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức ñạo ñức, làm lành mạnh hoá ñời sống xã hội và góp phần bồi ñắp nên những giá

Trang 35

30

trị mới Đặc biệt, trong công cuộc ñổi mới ñất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật ñược ñặt ra như một tất yếu khách quan Điều ñó không chỉ nhằm mục ñích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng ñến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính

Trong lĩnh vực ngân hàng, hệ thống các TCTD có ñược an toàn, lành mạnh hay không, rủi ro tín dụng có ñược kiểm soát hay không là kết quả tác ñộng của nhiều yếu

tố khác nhau, trong ñó vai trò của pháp luật là hết sức quan trọng, thể hiện vai trò và trách nhiệm của Nhà nước trong việc quản lý, ñiều tiết hệ thống ngân hàng và bảo ñảm

kỷ cương pháp luật trong hoạt ñộng ngân hàng

Hệ thống pháp lý ñược coi là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng

ñến việc kiểm soát rủi ro của TCTD Một hệ thống các quy ñịnh có tính khả thi, chặt

chẽ và tương thích với các chuẩn mực quốc tế là cơ sở cần thiết nhằm ñảm bảo khả năng kiểm soát tốt hơn ñối với các rủi ro Bên cạnh ñó, sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ñối với hoạt ñộng của TCTD cũng mang ý nghĩa to lớn, nhằm ngănchặn ngay từ ñầu những nguy cơ xảy ra rủi ro, ñặc biệt là những rủi ro có tính hệ thống, ñồng thời bằng lợi thế thông tin của mình, NHNN có thể ñưa ra các khuyến nghị hữu ích hoặc các mệnh lệnh ñể yêu cầu TCTD phải tuân thủ

Việc quản lý rủi ro nói chung, quản lý rủi ro tín dụng như trên ñã phân tích là công cụ ñể bảo vệ TCTD trong việc tránh khỏi những thất bại, mất mát không dự tính trước Xuất phát từ ñặc ñiểm của hoạt ñộng của các TCTD và vai trò của công tác quản lý rủi ro ñối với hoạt ñộng cho vay của TCTD, các quan hệ xã hội trong việc quản lý rủi ro cần thiết phải có sự ñiều chỉnh của pháp luật

Hoạt ñộng cho vay của các TCTD là quan hệ xã hội ñặc thù, kinh doanh trên cơ

sở rủi ro Chấp nhận và quản lý rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng Để ñạt ñược lợi nhuận cao, thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cao sức cạnh

Trang 36

31

tranh, các TCTD luôn tìm cách mở rộng hoạt ñộng tín dụng, cung ứng nhiều hơn các dịch vụ phục vụ cho khách hàng, nhưng song song ñó các TCTD cũng phải ñối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng nhiều hơn Các NHTM do không thu hồi ñược các khoản

nợ và lãi ñến hạn, dẫn ñến mất khả năng thanh toán, nếu nghiêm trọng và kéo dài dễ gây hiệu ứng phản ứng dây chuyền, ñe dọa ñến hàng loạt các TCTD khác do khách hàng ñua nhau rút tiền gửi, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng tài chính, tiền tệ

Bài học về sự ñổ vỡ hàng loạt các hợp tác xã tín dụng trong những năm

1989-1990 ở nước ta, Chính Phủ ñã phải bỏ ra hàng trăm tỷ ñồng ñể ổn ñịnh tình hình kinh

tế và an ninh xã hội; nhìn rộng hơn là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực

Đông Nam Á vào những năm 1997-1998, Chính Phủ nhiều nước và các tổ chức tài

chính quốc tế ñã phải dốc hầu bao ñể cứu nguy các NHTM, cơ cấu lại các NHTM, quyết ñịnh giải thể, sáp nhập các NHTM ñể ñảm bảo khả năng thanh toán, duy trì mở rộng tín dụng nhằm phục hồi kinh tế các nước gặp khủng hoảng

Hơn nữa, với vai trò là trung gian tài chính có chức năng: Nhận tiền gửi của dân cư, tài chính kinh tế, tài chính tín dụng… và cho vay lại các thành phần kinh tế với lãi suất thích hợp, rủi ro tín dụng có tác ñộng mạnh ñối với cộng ñồng và nền kinh

tế nói chung Pháp luật cần có sự can thiệp hợp lý ñể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng, góp phần ñảm bảo lợi ích của cộng ñồng, kiểm soát các phản

ứng mang tính dây chuyền của hệ thống tài chính

Quản lý rủi ro tín dụng tốt là tiền ñề ñể các TCTD giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng tín dụng và từ ñó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường Chỉ có quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả các TCTD mới tồn tại và phát triển bền vững Trong khi không phải tất cả các TCTD ñều hiểu rõ về tầm quan trọng của quản lý rủi ro Do ñó, quản

lý rủi ro tín dụng không thể vận hành và từng bước trở thành ñòn bẩy ñể phát triển của các TCTD nếu không có một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt ñộng của nó

Trang 37

Pháp luật là công cụ rất hữu hiệu nâng cao vai trò, trách nhiệm của các TCTD trong việc quản lý rủi ro

Hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua ñã không ngừng ñược củng cố, song do vẫn ñang trong quá trình tái cơ cấu nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt ñộng, ñặc biệt là quản lý rủi ro Rủi ro tín dụng là nỗi lo thường trực của các ngân hàng thương mại [14] Chỉ một sự cố nghiêm trọng nào ñó xảy ra ñối với một hoặc một số ngân hàng, tổ chức tài chính của một quốc gia thì ngay lập tức sẽ có ảnh hưởng dây chuyền tới các tổ chức ngân hàng, tài chính khác của quốc gia ñó, thậm chí

là cả các nước khác trong khu vực Vì vậy, ñòi hỏi khách quan ñối với các ngân hàng

và tổ chức tài chính là phải nắm bắt kịp thời những thách thức tiềm tàng về mọi hoạt

ñộng của nền kinh tế và ñặc biệt là thách thức trực tiếp ñối với hoạt ñộng tài chính

ngân hàng ñể tìm ra những giải pháp, công cụ thích hợp nhằm khống chế, quản lý có hiệu quả những tác ñộng tiêu cực của những thách thức ñó

Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả các TCTD ñều quan tâm ñến công tác quản

lý rủi ro nói chung, quản lý rủi ro nói chung Quản lý rủi ro vẫn là chức năng phụ trợ

ñối với các TCTD

Trang 38

33

Xuất phát từ những thuộc tính cơ bản của pháp luật, cho nên pháp luật ñã thể hiện những ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các quy phạm khác trong xã hội trong việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các TCTD trong việc quản lý rủi ro, ñặc biệt các nhà quản trị, ñiều hành Với việc quy ñịnh trách nhiệm của Hội ñồng quản trị, Ban ñiều hành trong việc xây dựng chiến lược, chính sách quản lý rủi ro, các quy ñịnh của pháp luật không chỉ là yêu cầu mang tính chất mệnh lệnh bắt buộc mà ñã từng bước hướng các nhà quản trị, ñiều hành TCTD có cách nhìn toàn diện ñối với việc quản lý rủi ro, từng bước thay

ñổi cơ cấu quản lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tế TCTD

Pháp luật tạo ra những ñảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả, ngăn ngừa các TCTD làm ăn mạo hiểm

Thiên chức của pháp luật là phải ñiều chỉnh các quan hệ trên thị trường sao cho

ñảm bảo ñược các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, ñặc biệt là vấn ñề hạn chế rủi ro,

tạo sự minh bạch trong hoạt ñộng cho vay của các TCTD

Các quy ñịnh của pháp luật về quyền tự chủ cho vay của các TCTD, giới hạn tín dụng, các tỷ lệ an toàn trong hoạt ñộng của các TCTD khiến cho các nhà quan trị ngân hàng phải cân nhắc trước một quyết ñịnh cho vay của mình ñể ñảm bảo lợi nhuận kinh doanh nhưng không vợt qua các giới hạn của pháp luât

Trong thời gian qua, Ngân hàng nhà nước liên tục ban hành các quy ñịnh thắt chặt

về nghiệp vụ cho vay ñầu tư chứng khoán và ñầu tư bất ñộng sản Các quy ñịnh này ñã gặp phải không ít phản ứng của thị trường Tuy nhiên, có thể nói các quy ñịnh này là cần thiết trong việc hạn chế rủi ro tín dụng mang tính hệ thống mặc dù chưa thực sự phù hợp

Pháp luật là hệ thống cảnh báo sớm ñể các TCTD nhận thức và chấp nhận rủi

ro, trên cơ sở ñó quản trị rủi ro hiệu quả

Bằng việc quy ñịnh các tỷ lệ ñảm bảo an toàn trong hoạt ñộng, các quy ñịnh của pháp luật yêu cầu của TCTD xây dựng các kịch bản rủi ro, từ ñó chuẩn bị các phương án,

Trang 39

b Đối với nền kinh tế nĩi chung:

Pháp luật về quản lý rủi ro gĩp phần thực hiện mục tiêu an tồn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng

Việc xây dựng và kiện tồn hệ thống pháp luật quản lý rủi ro sẽ làm gia tăng tính chủ động trong kế hoạch kinh doanh của các tổ chức tín dụng, qua đĩ nâng cao tính ổn định cho từng tổ chức tín dụng nĩi riêng và tồn hệ thống nĩi chung

Chính vì vậy, pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng đặc biệt được chú trọng xây dựng và áp dụng phổ biến tại hầu hết các quốc gia phát triển, và cả ở những nền kinh tế

đang phát triển và chuyển đổi Một hệ thống pháp luật về quản lý rủi ro hồn chỉnh với

các biện pháp xử lý tình trạng rủi ro tín dụng đồng bộ sẽ cho phép các tổ chức tín dụng chủ động quản lý rủi ro và lành mạnh hố hoạt động tín dụng ngân hàng

Pháp luật về quản lý rủi ro gĩp phần tạo dựng và duy trì niềm tin của nhà đầu tư, gĩp phần nâng cao tính ổn định và nhịp độ phát triển của nền kinh tế Hệ thống pháp luật

về quản lý rủi ro hiệu quả, minh bạch và cĩ thể dự đốn được sẽ gĩp phần tạo dựng và duy trì niềm tin của nhà đầu tư qua đĩ huy động nhiều vốn đầu tư hơn cho nền kinh tế

Trang 40

35

Pháp luật về quản lý rủi ro tạo ra tiền ñề pháp lý vững chắc ñể ổn ñịnh các quan

hệ kinh tế, góp phần ñấu tranh và phòng chống một cách có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường

Ngoài vai trò củng cố, tăng cường quyền lực và phương tiện quản lý kinh tế của nhà nước, một hệ thống pháp luật về quản lý rủi ro phù hợp sẽ còn là tiền ñề vững chắc cho mọi thành phần kinh tế yên tâm trong hoạt ñộng và chủ ñộng tập trung tiềm lực kinh tế vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ Đồng thời, nó còn là cơ sở pháp lý ñể xử lý các tranh chấp nảy sinh một cách hiệu quả, minh bạch, bình ñẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế Do ñó, pháp luật về quản lý rủi ro cần thiết phải ñiều chỉnh phù hợp theo diễn biến thị trường

Để nâng cao vai trò của pháp luật ñối với quản lý rủi ro tín dụng nói riêng, hoạt ñộng cho vay của các tổ chức tín dụng nói chung không chỉ cần một hệ thống pháp luật ñầy ñủ, tiên tiên mà còn cần có các biện pháp ñể ñưa pháp luật vào ñời sống, trở thành

công cụ quản lý của các Tổ chức tín dụng Hay nói cách khác, ñể pháp luật thực sự phát huy vai trò ñiều chỉnh công tác quản lý rủi ro cần có sự kết hợp giữa công tác xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật

Xây dựng pháp luật hiểu một cách ñơn giản, là việc ñặt ra các quy tắc pháp lý làm chuẩn mực cho cách xử sự của công dân, tổ chức (quy phạm pháp luật) theo các phương thức khác nhau và thể hiện chúng dưới những hình thức của pháp luật; có thể

là tập quán, tiền lệ pháp hay văn bản quy phạm pháp luật Là một hoạt ñộng nhà nước, xây dựng pháp luật ñược bắt ñầu từ khâu hoạch ñịnh chính sách pháp luật, nhằm xác

ñịnh mục tiêu, quan ñiểm, nguyên tắc xử lý các quan hệ cần ñiều chỉnh pháp luật

Thực hiện pháp luật – xét trong quy trình "quản lý nhà nước bằng pháp luật", là

sự tiếp nối xây dựng pháp luật, gồm toàn bộ các hoạt ñộng nhằm ñưa các quy phạm

Ngày đăng: 10/07/2015, 12:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Nam Bách (2007), "Quản lý tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Quốc tế”, Tạp chí thị trường Tài chính – Tiền tệ, số 1+2/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Quốc tế
Tác giả: Trần Nam Bách
Năm: 2007
3. Nguyễn Văn Bỡnh (2007), “Một số thỏch thức ủối với hệ thống thanh tra, giỏm sỏt ngân hàng trong tình hình mới”, Tạp chí Ngân hàng, số 01/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số thỏch thức ủối với hệ thống thanh tra, giỏm sỏt ngân hàng trong tình hình mới”, "Tạp chí Ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Văn Bỡnh
Năm: 2007
4. Cơ quan thanh tra Giám sát Ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2009), Sổ tay “Thanh tra Ngân hàng trên cơ sở rủi ro” – Dự án cải cách Ngân hàng CIDA/NHNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay “Thanh tra Ngân hàng trên cơ sở rủi ro”
Tác giả: Cơ quan thanh tra Giám sát Ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Năm: 2009
5. ThS. Trần Vũ Hải (2007), "Một số vấn ủề phỏp lý về quản lý rủi ro tớn dụng", Tạp chí Luật học, Số 12/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn ủề phỏp lý về quản lý rủi ro tớn dụng
Tác giả: ThS. Trần Vũ Hải
Năm: 2007
6. Học viện tài chớnh (8/2009), Hội thảo “Nõng cao hiệu quả hoạt ủộng của cỏc ngõn hàng trong ủiều kiện mới”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao hiệu quả hoạt ủộng của cỏc ngõn hàng trong ủiều kiện mới
7. Lờ Văn Hựng (2007), “Rủi ro trong hoạt ủộng tớn dụng ngõn hàng – nhỡn từ gúc ủộ ủạo ủức”, Tạp chớ ngõn hàng, số 16/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rủi ro trong hoạt ủộng tớn dụng ngõn hàng – nhỡn từ gúc ủộ ủạo ủức”, "Tạp chớ ngõn hàng
Tác giả: Lờ Văn Hựng
Năm: 2007
8. Trịnh Thị Thanh Huyền (2009), “Hệ thống ngân hàng Việt nam năm 2009 và những bài toỏn ủặt ra cho năm 2010”, ủăng trờn Website của Ngõn hàng nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hệ thống ngân hàng Việt nam năm 2009 và những bài toỏn ủặt ra cho năm 2010”
Tác giả: Trịnh Thị Thanh Huyền
Năm: 2009
9. Ngụ Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện phỏp luật về hoạt ủộng của Ngõn hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện phỏp luật về hoạt ủộng của Ngõn hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Ngụ Quốc Kỳ
Nhà XB: NXB Tư Pháp
Năm: 2005
10. TS Nguyễn Đại Lai (2006), “ Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của ủy Ban Basel về Thanh tra- Giỏm sỏt Ngõn hàng”, ủăng trờn Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của ủy Ban Basel về Thanh tra- Giỏm sỏt Ngõn hàng
Tác giả: TS Nguyễn Đại Lai
Năm: 2006
11. Nguyễn Thị Thùy Linh (2006), Ứng dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Thư viện trường Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Linh
Năm: 2006
12. Trần Luyện (2007), “Để hạn chế rủi ro trong cho vay của các Tổ chức tín dụng", Tạp chí Ngân hàng số 2/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để hạn chế rủi ro trong cho vay của các Tổ chức tín dụng
Tác giả: Trần Luyện
Năm: 2007
13. Hoàng Minh (2007), “Hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ trước yêu cầu hội nhập của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng, số 8/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ trước yêu cầu hội nhập của các ngân hàng thương mại”, "Tạp chí ngân hàng
Tác giả: Hoàng Minh
Năm: 2007
14. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2005), Tài liệu Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong hoạt ủộng ngõn hàng", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong hoạt ủộng ngõn hàng
Tác giả: Ngân hàng nhà nước Việt nam
Năm: 2005
15. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2006), Tài liệu Hội thảo "Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Năm: 2006
16. Ngõn hàng nhà nước Việt Nam (2007), Tài liệu Hội thảo “Quản trị rủi ro, ủầu tư và xây dựng khuôn khổ pháp lý trong khu vực ngân hàng Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản trị rủi ro, ủầu tư và xây dựng khuôn khổ pháp lý trong khu vực ngân hàng Việt Nam
Tác giả: Ngõn hàng nhà nước Việt Nam
Năm: 2007
17. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2006), “Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO- Phần liên quan tới lĩnh vực ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng số 23, tháng 12/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO- Phần liên quan tới lĩnh vực ngân hàng”, "Tạp chí Ngân hàng
Tác giả: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Năm: 2006
18. Ngõn hàng nhà nước Việt Nam (2006), Đỏnh giỏ rủi ro tớn dụng và ủỏnh giỏ ủối với vốn vay, Ủy ban Basel về thanh tra giám sát ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỏnh giỏ rủi ro tớn dụng và ủỏnh giỏ ủối với vốn vay
Tác giả: Ngõn hàng nhà nước Việt Nam
Năm: 2006
19. Ngân hàng nhà nước Việt Nam – JICA (2009), Tài liệu Hội thảo về “Quản lý rủi ro thị trường và Tín dụng”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý rủi ro thị trường và Tín dụng
Tác giả: Ngân hàng nhà nước Việt Nam – JICA
Năm: 2009
20. Peter S. Rose ; Dịch: Nguyễn Huy Hoàng (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Peter S. Rose ; Dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
21. Trần Thị Băng Tâm (2007), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ ngân hàng quốc tế”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ ngân hàng quốc tế
Tác giả: Trần Thị Băng Tâm
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w