Pháp luật tài nguyên nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường

94 828 1
Pháp luật tài nguyên nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT * NGUYỄN THỊ PHƯƠNG PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT * NGUYỄN THỊ PHƯƠNG PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ QUANG HÀ NỘI - 2010 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 6 MỞ ĐẦU 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN NƢỚC VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC 12 1.1. Tài nguyên nước của Việt Nam - Nguồn tài nguyên hữu hạn và ngày càng khan hiếm 12 1.1.1. Khái niệm tài nguyên nước 12 1.1.2. Hiện trạng tài nguyên nước của Việt Nam 13 1.1.3. Tài nguyên nước Việt Nam và yêu cầu phát triển bền vững 18 1.2. Pháp luật tài nguyên nước - Công cụ hữu hiệu để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường21 1.2.1. Pháp luật tài nguyên nước - Lĩnh vực pháp luật mới 21 1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản 23 1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật tài nguyên nước 26 1.3. Tham khảo pháp luật về tài nguyên nước của một số quốc gia trên thế giới 28 1.3.1. Pháp luật về tài nguyên nước của Hà Lan 28 1.3.2. Pháp luật về tài nguyên nước của Trung Quốc 29 Kết luận Chương 1 31 CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC VIỆT NAM 32 2.1. Vai trò của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay 32 2.1.1. Thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước 32 2 2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước 38 2.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước 50 2.1.1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước 51 2.1.2. Quyền của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước 52 2.1.3. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước 53 2.3. Trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước 56 2.3.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về tài nguyên nước 56 2.3.2. Trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước 57 Kết luận Chương 2 61 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC VIỆT NAM 62 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tài nguyên nước 62 3.1.1. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước 62 3.1.2. Thực thi pháp luật tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân 65 3.2. Những tồn tại của hệ thống pháp luật tài nguyên nước Việt Nam 69 3.2.1. Pháp luật tài nguyên nước chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước 70 3.2.2. Chậm ban hành văn bản để tổ chức quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông 71 3.2.3. Một số văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước không đồng bộ và thiếu tính khả thi 72 3.2.4. Thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước chưa đầy đủ, chính xác, đồng bộ, việc chia sẻ thông tin, dữ liệu còn nhiều hạn chế 74 3 3.2.5. Thiếu văn bản hướng dẫn về điều tra cơ bản tài nguyên nước 74 3.2.6. Pháp luật tài nguyên nước chưa coi trọng đúng mức chính sách kinh tế, tài chính trong quản lý tài nguyên nước 75 3.2.7. Phát triển thủy điện thiếu quy hoạch, thiếu quy trình vận hành liên hồ chứa đã gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế-xã hội và môi trường 77 3.3. Kiến nghị phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật tài nguyên nước ở Việt Nam 79 3.3.1. Thu hẹp đối tượng được miễn thuế tài nguyên đối với tài nguyên nước 79 3.3.2. Coi giấy phép về tài nguyên nước là tài sản 80 3.3.3. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Bộ TN&MT với các Bộ, ngành khác 82 3.3.4. Quy định tiêu chí xác định thiệt hại 83 3.3.5. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên nước 84 Kết luận Chương 3 86 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP: Chính phủ Nxb: Nhà xuất bản NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TNN: Tài nguyên nước TN&MT: Tài nguyên và Môi trường Tr: Trang UBND: Ủy ban nhân dân 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước trước và sau khi thành lập Bộ TN&MT…………………………………… ………….… 35 Bảng 3.1. Tổng hợp các loại giấy phép về tài nguyên nước…… …….64 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 1.1. Chất lượng nước sông (BOD) và chỉ số hệ động thực vật 17 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động 67 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, phát triển thuỷ điện, giao thông thuỷ và các ngành kinh tế khác. Nhưng tài nguyên nước lại có hạn và dễ bị tổn thương. Trong những thập niên qua, việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước đã có những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong một thời gian dài chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khoẻ và môi trường, chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, dẫn đến tài nguyên nước của nước ta đã có những biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng; tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn khá phổ biến [13]. Trong khi đó, nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế không ngừng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng, cân bằng nước giữa cung và cầu nhiều lúc, nhiều nơi không bảo đảm và đã trở thành áp lực lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện dân số gia tăng, biến đổi khí hậu diễn biến ngày một phức tạp. Tình hình đó đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Tuy nhiên, những văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước dù tương đối nhiều về số lượng, nhưng chất lượng lại không cao. Có văn bản tuy được ban hành khá sớm nhưng hầu như không được áp dụng trong thực tế, nhiều văn bản hiện hành còn chồng chéo, không hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tài nguyên nước Việt Nam ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của pháp luật tài nguyên nước nhưng hiện vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về vấn đề này mà chỉ có một Đề tài cấp Bộ 8 “Đánh giá tình hình thực thi Luật Tài nguyên nước phục vụ sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước”. Nhưng đề tài này cũng chưa đưa ra được bức tranh tổng thể về pháp luật tài nguyên nước Việt Nam và đề xuất phương hướng hoàn thiện. Mặc dù, Luật Tài nguyên nước đã được Bộ Thủy lợi soạn thảo từ năm 1988 nhưng phải mất đến mười năm Luật này mới được thông qua vào ngày 20/5/1998 tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khoá X và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ 1998 đến 2002 công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước không được chú trọng, trong thời gian này Chính phủ cũng mới chỉ ban hành được một Nghị định hướng dẫn thi hành. Phải cho đến khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập (tháng 11/2002) thì công tác này mới dần được quan tâm đúng mức. Từ đó đến nay, Chính phủ cũng đã ban hành được 05 Nghị định và Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn giúp cho Luật Tài nguyên nước thực thi có hiệu quả hơn, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Trong những năm qua, việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước tuy đã có những kết quả tích cực, nhưng trong thực tiễn tổ chức thực hiện đã cho thấy pháp luật về tài nguyên nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là những nội dung về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không còn phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng pháp luật về tài nguyên nước, tìm ra nguyên nhân dẫn tới việc thực thi pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tài nguyên nước ở nước ta hiện nay là hết sức cần thiết. Thêm vào đó, vấn đề cấp phép về tài nguyên nước tuy đã và đang được triển khai khá mạnh mẽ ở cả Trung ương và địa phương nhưng vẫn còn một số điểm bất cập, chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Hơn nữa, xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi hệ thống cấp phép về tài nguyên nước phải được hoàn thiện hơn để tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp. Việc cho phép tổ chức, cá nhân chuyển nhượng giấy phép về tài nguyên nước và coi giấy phép đó là tài sản thuộc sản nghiệp của tổ [...]... nhà nước về tài nguyên nước là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Đây chính là lý do luận chứng cho việc tôi quyết định lựa chọn đề tài Pháp luật tài nguyên nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường làm Luận văn thạc sĩ luật học của mình 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Mặc dù, Luật Tài nguyên nước đã được ban hành từ khá sớm nhưng những nghiên cứu về pháp luật tài nguyên. .. quan tài nguyên nước Việt Nam; - Tiếp cận, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn những nội dung cơ bản của pháp luật tài nguyên nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang hoàn chỉnh và từng bước hội nhập với khu vực và thế giới; - Những kết quả đạt được, những nội dung còn hạn chế, bất cập của pháp luật tài nguyên nước; - Kiến nghị phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật tài nguyên. .. cứu một cách toàn diện pháp luật tài nguyên nước Việt Nam Luận văn dự kiến đạt được: - Lý luận về tài nguyên nước, pháp luật tài nguyên nước, các khái niệm, nội hàm… làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu ở phần sau - Thực trạng pháp luật tài nguyên nước ở Việt Nam, các phân tích, luận giải chuyên sâu… - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật tài nguyên nước 6 Kết cấu của Luận... nguyên nước 4 Phạm vi, cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Tài nguyên nước năm 1998 và một số văn bản dưới luật về tài nguyên nước như một lĩnh vực pháp luật mới hình thành ở Việt Nam Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo nội dung các quy định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế có liên quan đến tài nguyên. .. nước đến nay còn rất ít, chưa có đề tài nào đánh giá tổng thể về pháp luật tài nguyên nước Việt Nam mà chỉ nghiên cứu một trong những khía cạnh nhất định Liên quan đến đề tài này, có đề tài: Pháp luật bảo vệ nguồn nước ở Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của học viên Đinh Công Tuấn, cao học khoá 8 (niên khoá 2000 - 2003 Trường Đại học Luật Hà Nội) và đề tài: Luật Tài nguyên nước Việt. .. lượng, bảo đảm công bằng và có sự tham gia của tất cả các đối tượng liên quan 1.2 Pháp luật tài nguyên nước - Công cụ hữu hiệu để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường 1.2.1 Pháp luật tài nguyên nƣớc - Lĩnh vực pháp luật mới Khái niệm quản lý nhà nước về TNN ở Việt Nam xuất hiện khá sớm, ngay từ năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước tại Nghị định... luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chƣơng 1 Tổng quan tài nguyên nƣớc Việt Nam và vai trò của pháp luật trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc Chƣơng 2 Pháp luật tài nguyên nƣớc Việt Nam Chƣơng 3 Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật tài nguyên nƣớc Việt Nam Bằng vốn kiến thức đã được trang bị ở nhà trường, nỗ... toàn diện hệ thống pháp luật về tài nguyên nước Do đó, nó còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành 11 CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN NƢỚC VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC 1.1 Tài nguyên nƣớc của Việt Nam - Nguồn tài nguyên hữu hạn và... thống pháp luật về sở hữu đối với các loại tài sản mới như cổ phiếu, trái phiếu, sở hữu trí tuệ, tài nguyên nước và khoáng sản” Trong khi tài nguyên nước bị suy thoái cả về chất và lượng thì chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước lại chưa đủ sức răn đe khiến nhiều doanh nghiệp coi thường pháp luật, chấp nhận “nộp phạt” mà không thực hiện theo quy định Những tội phạm về tài nguyên. .. chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác 2 "Nước mặt" là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo 3 "Nước dưới đất" là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất." Ngoài ra, còn có những nguồn nước khác thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác như nước khoáng và nước nóng thiên nhiên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật khoáng sản Nước biển, nước . 1.2. Pháp luật tài nguyên nước - Công cụ hữu hiệu để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường2 1 1.2.1. Pháp luật tài nguyên nước - Lĩnh vực pháp. chọn đề tài Pháp luật tài nguyên nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường làm Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mặc dù, Luật Tài nguyên nước đã. THỐNG PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC VIỆT NAM 62 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về tài nguyên nước 62 3.1.1. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước 62 3.1.2. Thực thi pháp luật tài nguyên nước

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

  • 1.1. Tài nguyên nước của Việt Nam - Nguồn tài nguyên hữu hạn và ngày càng khan hiếm

  • 1.1.1. Khái niệm tài nguyên nước

  • 1.1.2. Hiện trạng tài nguyên nước của Việt Nam

  • 1.1.3. Tài nguyên nước Việt Nam và yêu cầu phát triển bền vững

  • 1.2.1. Pháp luật tài nguyên nước - Lĩnh vực pháp luật mới

  • 1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản

  • 1.3. Tham khảo pháp luật về tài nguyên nước của một số quốc gia trên thế giới

  • 1.3.1. Pháp luật về tài nguyên nước của Hà Lan

  • 1.3.2. Pháp luật về tài nguyên nước của Trung Quốc

  • CHƯƠNG 2 - PHÁP LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

  • 2.1. Vai trò của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay

  • 2.1.1. Thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước

  • 2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước

  • 2.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan