Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay

107 441 1
Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  PHÙNG THỊ HẢI HẬU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NGHỆ AN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  PHÙNG THỊ HẢI HẬU VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NGHỆ AN HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THẾ KIỆT HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10 1.1. ĐẠO ĐỨC MỚI, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10 1.1.1. Đạo đức và đạo đức mới 10 1.1.2. Kinh tế thị trƣờng và sự biến đổi của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay 19 1.1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay 23 1.2. NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 27 1.2.1. Giáo dục tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, yêu gia đình, tinh thần tự hào dân tộc 28 1.2.2. Giáo dục đạo đức mới trong học tập, lao động 30 1.2.3. Giáo dục đạo đức mới trong tình bạn, tình yêu 32 1.2.4. Giáo dục ý thức đoàn kết tập thể cho học sinh 35 1.2.5. Bồi dƣỡng tinh thần nhân ái, lòng vị tha cho học sinh 36 Chƣơng 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NGHỆ AN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 38 2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA, LỊCH SỬ Ở NGHỆ AN ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 38 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội 38 2.1.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa, con ngƣời xứ Nghệ 41 2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NGHỆ AN HIỆN NAY 43 2.2.1. Những thành tựu của công tác giáo dục đạo đức mới ở các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Nghệ An 44 2.2.2. Những hạn chế của công tác giáo dục đạo đức mới ở các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Nghệ An 54 2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN 57 2.3.1. Nguyên nhân của thành tựu 57 2.3.2. Nguyên nhân của mặt hạn chế, yếu kém 62 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY 67 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN 67 3.1.1. Giáo dục phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông và nhằm mục tiêu xây dựng con ngƣời phát triển toàn diện (đức, trí, thể, mỹ) 67 3.1.2. Giáo dục đạo đức mới gắn liền với việc xây dựng môi trƣờng kinh tế, xã hội lành mạnh ở Nghệ An hiện nay 70 3.1.3. Bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức mới 74 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN 78 3.2.1. Xây dựng môi trƣờng học đƣờng lành mạnh để tác động tích cực đến giáo dục đạo đức mới cho học sinh 78 3.2.2. Đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông ở Nghệ An 80 3.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông 84 3.2.4. Phát huy tính tự giác, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh trung học phổ thông ở Nghệ An 87 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 101 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, điều chỉnh hành vi con ngƣời, là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử của xã hội và góp phần phản ánh sự tồn tại của đời sống tinh thần. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển xã hội. Song, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì đạo đức xã hội đang biến đổi và diễn biến phức tạp cả xu hƣớng tích cực và tiêu cực. Kinh tế thị trƣờng đã chi phối và thẩm thấu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó ảnh hƣởng rõ rệt nhất là đạo đức. Hiện nay có một thực tế đang diễn ra hết sức nhức nhối đó là bên cạnh những thành tựu của công cuộc đổi mới lại là sự suy đồi, xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức con ngƣời, nhất là thành niên, học sinh. Có lẽ hầu nhƣ không có ngày nào mà trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng lại không có những thông tin về vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức mà đối tƣợng là những thành niên, học sinh. Chúng ta vẫn luôn kỳ vọng một điều “tuổi trẻ là tƣơng lai của đất nƣớc”, nhƣng tƣơng lai đất nƣớc sẽ đi về đâu nếu chúng ta không thật sự nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và tìm ra các giải pháp hữu hiệu. Điều này cho thấy rằng việc quan tâm giáo dục đạo đức cho đối tƣợng thành niên, học sinh ở nƣớc ta là công việc vô cùng quan trọng, nhƣng hết sức khó khăn, đòi hỏi phải lý giải thêm để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hôm nay (trong đó có học sinh trung học phổ thông). Học sinh trung học phổ thông là những ngƣời tuổi đời còn rất trẻ, đang ở trong giai đoạn hình thành nhân cách, tâm sinh lý phát triển mạnh mẽ vì vậy rất cần đƣợc quan tâm định hƣớng, giáo dục về mặt đạo đức. Hơn nữa, ở độ tuổi này có một đặc thù đó là ngƣỡng cuối cùng của một cấp học, vì vậy ngoài việc cung cấp, trang bị cho các em về kiến thức văn hóa thì nhiệm vụ hết sức 2 quan trọng đó là cần phải trang bị cho các em hành trang đạo đức để các em chủ động ứng xử chuẩn mực trƣớc những môi trƣờng mới với nhiều bỡ ngỡ và phức tạp. Nghệ An là một trong những tỉnh thành có bề dày lịch sử phát triển về chính trị, văn hóa, kinh tế, là vùng đất “địa linh nhân kiệt” của cả nuớc. Nghệ An cũng là mảnh đất nổi tiếng với nhiều truyền thống tốt đẹp: yêu nƣớc, anh dũng, đoàn kết, nhân ái, cần cù, hiếu học, thông minh, sáng tạo… Những truyền thống quý báu này đã và đang đƣợc kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, những năm gần đây dƣới tác động của kinh tế thị trƣờng, một số trƣờng trung học phổ thông bên cạnh mặt tích cực, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đang biến động sâu sắc cả hai khuynh hƣớng tích cực và tiêu cực, những giá trị đạo đức mới đang định hình. Trong một số trƣờng trung học phổ thông, tình trạng học sinh bỏ học, đánh nhau có tổ chức (kể cả học sinh nữ), trộm cắp… đã diễn ra ngày càng nhiều và với tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm, thậm chí có một số trƣờng hợp đã gây bức xúc cho dƣ luận cả nƣớc. Việc vi phạm đạo đức của học sinh trung học phổ thông là một hiện tƣợng xã hội rất đáng lo ngại, vì nó không chỉ ảnh hƣởng tiêu cực đến đối tƣợng vi phạm, nạn nhân mà còn ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả giáo dục đạo đức của nhà trƣờng. Xuất phát từ những cấp bách và yêu cầu về thực tiễn trên đây, tôi chọn đề tài “Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nghệ An hiện nay” nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu Đạo đức đã, đang là vấn đề hết sức nhức nhối và là một trong những mối quan tâm hàng đầu của dƣ luận cả nƣớc. Có rất nhiều sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học tập trung nghiên cứu về thực trạng đạo đức và tìm ra các giải pháp nhằm điều chỉnh, định hƣớng những giá trị đạo đức chuẩn mực cho con ngƣời, tiêu biểu nhƣ: 3 - Các tài liệu nước ngoài: + Hoàng Ngọc Hiến biên dịch của Francois Jullien (2000), “Xác lập cơ sở cho đạo đức”, Nxb Đà Nẵng. Tác phẩm đã làm nổi bật đƣợc quan hệ cũng nhƣ trách nhiệm của hai loại quan hệ đạo đức là: quan hệ đạo đức của cá nhân với ngƣời khác và quan hệ đạo đức của cá nhân với chính bản thân mình. + G. Brandzeladze, “Đạo đức học - Thử trình bày một hệ thống đạo đức Mácxít”, nhiều hiện tƣợng đạo đức và vai trò của đạo đức đã đƣợc làm sáng rõ. - Các tài liệu trong nước: + Vũ Khiêu (1974), “Đạo đức mới”, Nxb Khoa học Xã hội, bàn về yêu cầu cấp thiết phải xóa bỏ những tƣ tƣởng đạo đức cũ đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với tình hình thời đại mới. Từ đó đặt ra yêu cầu xây dựng đạo đức mới với những nội dung và nguyên tắc rất cụ thể. + Trần Văn Giàu (1980), “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Nxb Khoa học Xã hội. Tác phẩm đã nêu lên một hệ những giá trị đạo đức truyền thống quý báu, căn bản của dân tộc Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp để kế thừa có chọn lọc, phát huy truyền thống tinh hoa này trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, giữ nƣớc. + Tƣơng Lai (1983),“Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới”, Nxb Sự thật, Hà Nội. Tác phẩm này cũng bàn về vấn đề yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới, trong đó nhấn mạnh đến việc phải chủ động và luôn tích cực của mỗi cá nhân để đáp ứng đƣợc yêu cầu thời đại mới. + Nguyễn Chí Mỳ chủ biên (1999), “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặt đạo đức trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế, các tác giả đã làm rõ đƣợc sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Từ đó các tác giả vạch ra những định hƣớng và biện pháp để đảm bảo tính nguyên tắc của các nhân tố đạo đức. 4 + Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (2008), “Giáo trình đạo đức học”, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. Trong tác phẩm này vấn đề đạo đức, giáo dục đạo đức đã đƣợc làm sáng tỏ trên những nét cơ bản. + Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Kiểm (2008), “Lý luận dạy học ở trường trung học cơ sở”, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội nêu những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học, phuơng pháp, hình thức tổ chức dạy học ở truờng trung học cơ sở. + Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Thế Kiệt đồng chủ biên (2009), “Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Giáo trình đã phân tích về nguồn gốc, khái niệm, bản chất, vai trò, các phạm trù, nguyên tắc cơ bản của đạo đức, đạo đức mới. Đồng thời chú trọng phân tích đạo đức trong nền kinh tế thị trƣờng, từ đó làm nổi bật lên mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức với nền kinh tế thị trƣờng. + Phạm Khắc Chƣơng chủ biên (2010), “Đạo đức học”, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. Tác phẩm đã bàn đến bản chất của quá trình giáo dục đạo đức mới và biện pháp giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông nói chung. - Một số đề tài dưới dạng luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này như: + Nguyễn Minh Hồng (1996), “Nâng cao tính tự giác trong quá trình hình thành và phát triển đạo đức mới của người sinh viên sư phạm mẫu giáo Việt Nam hiện nay”, luận văn Thạc sĩ khoa học Triết học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn này đã tập trung làm rõ đƣợc tính tất yếu cũng nhƣ đã đƣa ra đƣợc một số biện pháp cơ bản để nâng cao tính tự giác trong quá trình hình thành, phát triển đạo đức mới của ngƣời sinh viên sƣ phạm mẫu giáo. + Lê Thị Thủy (2001), “Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con nguời Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay”, luận án tiến sĩ Triết học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 5 Tác giả luận văn làm rõ vai trò của đạo đức trong việc hình thành nhân cách và đƣa ra đuợc một số định huớng, giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. + Đỗ Tuyết Bảo (2001), “Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay”, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả luận án đã phân tích rất rõ thực trạng đạo đức, giáo dục đạo đức trong điều kiện đổi mới hiện nay ở một số trƣờng trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời phân tích đƣợc tác động của nền kinh tế thị trƣờng đến thực trạng đó, từ đó tác giả đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho các trƣờng trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. + Nguyễn Thị Mai Lan (2009), “Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông”, luận án tiến sĩ Tâm lý học. Luận án xây dựng cơ sở lý luận về định hƣớng giá trị nhân cách và khảo sát thực trạng định hƣớng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông; đồng thời tác giả đã phân tích các yếu tố tác động đến định hƣớng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông, từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc giáo dục định hƣớng giá trị nhân cách cho học sinh trung học phổ thông hiện nay. + Nguyễn Xuân Thanh (2009), “Giáo dục lòng nhân nghĩa cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay”, luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục lòng nhân nghĩa cho học sinh trung học phổ thông, trên cơ sở đó xác định hệ thống các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao kết quả giáo dục lòng nhân nghĩa cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. + Mạc Đình Huấn (2011),“Lối sống thanh niên huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước”, luận văn thạc sĩ. Từ việc làm rõ đƣợc lối sống của thanh niên huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phƣớc, tác giả luận văn đã chỉ ra đƣợc những mặt tích cực cũng nhƣ yếu kém trong lối sống, nhân cách của thanh niên huyện Bù 6 Đốp tỉnh Bình Phƣớc, từ đó đề xuất đƣợc những giải pháp cụ thể nhằm phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế trong lối sống, nhân cách cho thanh niên huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phƣớc. + Trần Sỹ Phán (2011), “Vấn đề định hướng giá trị đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay”, đề tài khoa học cấp cơ sở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ đƣợc nội dung, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cũng nhƣ đề xuất đƣợc một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lƣợng đạo đức, công tác giáo dục đạo đức cho con ngƣời nói chung và cho một số đối tƣợng cụ thể ở một không gian, thời gian nhất định, là tài liệu hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu vấn đề đạo đức và công tác giáo dục đạo đức. Đối với tỉnh Nghệ An, với đặc thù là tỉnh có bề dày về truyền thống hiếu học, đã có khá nhiều sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học… đề cập đến vấn đề hệ thống giáo dục và thực trạng đạo đức của học sinh, sinh viên các trƣờng trong tỉnh cũng nhƣ vạch ra một số giải pháp để nâng cao, hoàn thiện tri thức, nhân cách cho ngƣời học sinh, sinh viên, chẳng hạn: Nguyễn Thị Hƣơng (2010), “Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho sinh viên ở Nghệ An trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay”, luận văn thạc sĩ Triết học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả luận văn đã nêu lên đƣợc tầm quan trọng, yêu cầu của việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng đồng thời đƣa ra đƣợc những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho sinh viên Nghệ An trong điều kiện hiện nay. Với mong muốn tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề đạo đức và công tác giáo dục đạo đức, từ đó đƣa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác giáo dục đạo đức ở tỉnh Nghệ An, học viên đã lựa chọn đề tài này làm luận văn nghiên cứu. [...]... dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay - Đánh giá thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức mới trong các trƣờng trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trƣờng tại tỉnh Nghệ An hiện nay - Đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh. .. thông trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay Chuơng 2 Giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông ở Nghệ An hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân Chƣơng 3 Phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Nghệ An hiện nay 9 Chƣơng 1 TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC... TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 ĐẠO ĐỨC MỚI, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1.1 Đạo đức và đạo đức mới 1.1.1.1 Đạo đức Với tƣ cách là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng, những tƣ tƣởng đạo đức đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trƣớc đây trong các học thuyết... kinh tế thị trƣờng ở Nghệ An hiện nay 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Nghệ An hiện nay * Phạm vi nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề nêu trên, luận văn giới hạn tập trung vào các trƣờng trung học phổ thông ở tỉnh Nghệ An từ năm 1986 đến nay 5 Cơ sở lý... dung cơ bản của đạo đức mới 1.1.2 Kinh tế thị trường và sự biến đổi của đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 1.1.2.1 Kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế với các quan hệ kinh tế, hoạt động kinh tế đƣợc thực hiện thông qua thị trƣờng; là nền kinh tế vận động theo các quy luật thị trƣờng trong đó, quy... việc giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 1.1.3.1 Đặc điểm học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam hiện nay Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đã bƣớc vào tuổi thanh niên, so với học sinh trung học cơ sở thì nhiều mặt ở lứa tuổi này đã phát triển và trƣởng thành hơn nhiều Cấu trúc chức năng của các cơ quan trong cơ thể các em... lực phát triển nhân cách đạo đức cho mỗi thanh niên, học sinh Thứ tư, giáo dục đạo đức mới đồng thời giúp cho học sinh trung học phổ thông khắc phục những giá trị đạo đức tiêu cực do ảnh hƣởng của kinh tế thị trƣờng Trong điều kiện môi trƣờng giáo dục trung học phổ thông ở nƣớc ta hiện nay khi các em chủ yếu đƣợc trang bị kiến thức các môn văn hóa mà ít có cơ hội đƣợc giáo dục, tìm hiểu về pháp luật... pháp điều tra xã hội học để tổng kết thực tiễn về thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức mới ở các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Nghệ An hiện nay 6 Đóng góp mới của đề tài - Góp phần làm rõ thêm nội dung và những đặc điểm của giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông từ hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của triết học Mác-Lênin - Phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức mới. .. quan trọng và thực trạng giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Nghệ An, từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho đối tƣợng này ở Nghệ An hiện nay * Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Làm rõ tầm quan trọng, nội dung của giáo. .. đúng động cơ, thái độ học tập, có hƣớng phấn đấu, rèn luyện trở thành ngƣời có tài đức, sống có ích, có ý nghĩa cho bản thân, gia đình và xã hội 1.2 NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngày nay, trong điều kiện đất nƣớc ta đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì đạo đức vừa là mục tiêu, . HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10 1.1. ĐẠO ĐỨC MỚI, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐIỀU. quan trọng của việc giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay 23 1.2. NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC. QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY 67 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NGHỆ AN 67 3.1.1. Giáo dục

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1.1. Đạo đức và đạo đức mới

  • 1.2.2. Giáo dục đạo đức mới trong học tập, lao động

  • 1.2.3. Giáo dục đạo đức mới trong tình bạn, tình yêu

  • 1.2.4. Giáo dục ý thức đoàn kết tập thể cho học sinh

  • 1.2.5. Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, lòng vị tha cho học sinh

  • 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

  • 2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN

  • 2.3.1. Nguyên nhân của thành tựu

  • 2.3.2. Nguyên nhân của mặt hạn chế, yếu kém

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan